Trang

6 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh tật

news.zing.vn - 16:00 09/10/2015

Bạn thường xuyên bị tê chân, chuột rút hay gặp khó khăn khi đi bộ nhiều? Hãy kiểm tra các biểu hiện cụ thể và sớm xác định tình trạng sức khỏe của bản thân.

1. Ngón cái sưng to

Ngón chân cái sưng to và đau có thể là dấu hiệu của bệnh gout. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở đàn ông thừa cân, thường xuyên ăn nhiều protein và những người uống ít nước. Bệnh gout có thể chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống và luyện tập

2. Bàn chân lạnh

6 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh tật
Bàn chân thường xuyên lạnh toát là dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp. Ảnh: Boldsky.

Nhiều người thường xuyên cảm thấy bàn chân lạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể thiếu máu, suy tuyến giáp. Bộ phận này có vai trò điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Vì vậy, sự suy giảm chức năng hệ tuần hoàn hoặc tuyến giáp khiến máu ít lưu thông tới bàn chân so với các bộ phận cơ thể khác. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm, massage chân và giữ ấm vào mùa đông.

3. Viêm loét ở bàn chân

Nếu bàn chân bạn xuất hiện các nốt mẩn đỏ, và viêm loét và chúng rất lâu lành, bạn nên đi kiểm tra đường huyết để xác định tình trạng sức khỏe. Viêm da, mẩn đỏ và thường xuyên tê chân là dấu hiệu của mạch máu ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là vấn đề tuần hoàn phổ biến, trong đó động mạch thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến tay chân. Bệnh khiến các chi (nhất là 2 chân) không nhận được đủ lưu lượng máu để theo kịp với nhu cầu, dẫn đến các triệu chứng, đặc biệt là chân đau khi đi bộ (claudication).

Bệnh động mạch ngoại biên là dấu hiệu xơ vữa động mạch và bệnh về hệ tuần hoàn. Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim và não, cũng như đôi chân. Thông thường, bạn có thể tự điều trị bệnh thành công do bỏ thuốc lá, tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

4. Ngón chân bị mốc

Rỗ móng chân và vùng da xung quang là dấu hiệu của bệnh vẩy nến - căn bệnh mãn tính do sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch gây ra. Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi, bạn có thể dùng thuốc đặc trị kèm kem bôi da để hạn chế dấu hiệu của bệnh.

5. Đau khớp ngón chân

Khi các khớp ngón chân của bạn thương xuyên đau nhức kèm theo sưng và cứng khớp, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp. Tỷ lệ phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 4 lần so với nam giới.

6. Chân thường xuyên bị chuột rút

Chuột rút xảy ra khi cơ căng đột ngột hoặc bị mất nước. Cách giảm đau là uốn cong, xoa bóp chân để các cơ thư giãn. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống sữa nóng trước khi ngủ. Nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể.

Thu Hoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét