Đau cổ tay trái hoặc cổ tay phải có phải là viêm khớp dạng thấp?
Đau cổ tay là bệnh gì vậy bác sĩ là câu hỏi rất thường gặp gửi đến cho hoidapbacsi. Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa cơ-xương-khớp, viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân thường gặp của chứng bệnh đau cổ tay. Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Hỏi bác sĩ: Đau khớp cổ tay, uống thuốc gì?
E đang bị đau khớp cổ tay trái, đau lan xuống ngón tay cái đã gần 4 tháng. Mỗi lần làm mạnh tay hay làm việc để tay hơi nghiêng, với đồ vật hay cầm nắm vật nặng tay rất đau. Mong bác sĩ cho biết nên uống thuốc gì hay nên đi châm cứu ạ, hiện tại em chỉ biết mỗi tối chườm đá nhưng em lo là ngón tay cái trở nên yếu nếu không được dùng thường xuyên. Xin bác sĩ vui lòng giúp đỡ, chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo như bạn kể có lẽ bạn bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh hệ thống ảnh hưởng lên các khớp có màng hoạt dịch, nguyên nhân không rõ. Khi xảy ra ở bàn tay được gọi dưới tên viêm khớp bàn tay (arthritis of the hand).
Tất cả sinh bệnh học của bệnh này cũng như sự biến dạng khớp, hư khớp là do sự biến đổi của màng hoạt dịch khớp. Sụn khớp bị hủy hoại do màng hoạt dịch bị viêm thấp và ngay cả xương dưới sụn cũng bị tấn công. Bệnh hay xảy ra ở khớp bàn ngón tay và cổ tay với các triệu chứng như đau khớp cổ tay, bàn, ngón tay, sưng, nóng, đỏ, đau là triệu chứng hay gặp. Ngoài ra bệnh còn có thể tấn công màng bao gân duỗi hoặc gấp gây ra sự mất cân bằng của xương, khớp và dây chằng ở bàn tay.
Khám bệnh thường thấy khớp đã nêu trên sưng theo kiểu hình thoi, một số khớp bị nặng hơn khớp khác. Hạn chế vận động do đau và sưng. Bệnh lâu ngày có thể có nốt thấp.
Theo chúng tôi bạn nên khám chuyên khoa khớp để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh từ đó bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tư vấn cho bạn.
Bạn không nên tự ý điều trị vì thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khoẻ như viêm loét dạ dày tá tràng, thủng ổ loét dạ dày tá tràng…
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Tìm hiểu về đau cơ ở cổ tay
Nguyên nhân đau cơ ở cổ tay
– Đau do chấn thương, va đập khiến các dây chằng, gân ở cổ tay bị giãn đột ngột hoặc rách. Các tổn thương thường gặp là viêm gân, bong gân hay rách dây chằng.
– Người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng có thể gây đau cổ tay.
– Nguyên nhân đau cơ ở cổ tay còn do tập luyện quá sức hoặc người mới chơi thể thao (cầu lông, tennis,…) cũng có thể gặp phải.
– Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải sử dụng bàn tay, cổ tay, ngón tay nhiều như đánh máy, nhân viên văn phòng,… dễ bị đau cổ tay, đây còn được gọi là hội chứng ống cổ tay.
– Đau cơ ở cổ tay còn liên quan đến các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp…
Khắc phục đau cơ ở cổ tay
– Khi bị đau cổ tay, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, để cổ tay ở tư thế thả lỏng. Người bệnh có thể mang nẹp để bất động cổ tay và bàn tay. Nẹp giúp bàn tay được nghỉ ngơi, giúp giảm các triệu chứng viêm.
– Người bệnh không nên vận động mạnh, không thực hiện các động tác lắp đi lặp lại như nắm, duỗi, xoay cổ tay… khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
– Nếu đau cổ tay kéo dài, người bệnh nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, ngừng tất cả các động tác có thể gây đau cho cổ tay.
Tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị đau cơ ở cổ tay là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
– Bên cạnh đó, người bệnh nên tập luyện phục hồi chức năng với mục đích giảm hoặc loại trừ nguyên nhân viêm gân. Cần tập luyện nhẹ nhàng để các cơn đau không tái phát.
Bài tập giảm đau khớp cổ tay tại nhà
Để ngăn ngừa và giảm viêm đau khớp, thoái hóa khớp bàn tay bạn có thể thực hiện các bài tập tay dưới đây hàng ngày. Đây là một phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay, cổ tay tại nhà dễ dàng và hiệu quả.
Bài 1: Nắm bàn tay
Bạn có thể làm bài tập này dễ dàng bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy cứng. bắt đầu bằng cách giữ tay trái của bạn lên thẳng. Sau đó, từ từ uốn cong tay của bạn thành nắm tay, đặt ngón tay cái bên ngoài bàn tay của bạn. Nhẹ nhàng, đừng siết chặt bàn tay. Mở tay của bạn đến khi các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện 10 lần với bàn tay trái, sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.
Bài 2: Uốn ngón tay
Bắt đầu ở vị trí tương tự bài tập trước. Bàn tay trái, bàn tay trái đưa lên thẳng. Uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ nó một vài giây. Duỗi ngón tay cái trở lại. Sau đó uốn cong ngón tay trỏ xuống lòng bàn tay. Giữ vài giây. Duỗi trở lại. Lặp lại với mỗi ngón tay trên bàn tay. Sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.
Bài 3: Uốn cong ngón tay cái
Đầu tiên, nắm tay trái của bạn lên thẳng. Sau đó uốn cong ngón tay cái vào phía trong lòng bàn tay, giữ cho nó chạm vào gốc ngón út. Nếu bạn không uốn được như thế, đừng lo lắng. Cứ uốn hết mức bạn có thể. Giữ như thế trong một vài giây, đưa ngón cái trở về, lặp lại 10 lần rồi thực hiện với bàn tay phải.
Bài 4: Làm tay chữ "O"
Bắt đầu với bàn tay trái chỉ thẳng lên, sau đó nắm tay vào, các ngón tay hình thành dạng chữ "O". Giữ trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay. Lặp lại bài tập này vài lần trong ngày. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.
Bài 5: Uốn cong ngón tay với bàn
Đặt cạnh bàn tay trái của bạn trên bàn, ngón cái chỉ lên. Giữ ngón tay cái của bạn trong cùng vị trí, uốn cong bốn ngón tay vào trong cho đến khi bàn tay bạn hình thành một chữ "L". Giữ vài giây, sau đó duỗi thẳng ngón tay cái của bạn để di chuyển chúng về vị trí ban đầu. lặp lại 10 lần, sau đó làm cùng một trình tự với bàn tay phải.
Bài 6: Kéo ngón tay
Đặt bàn tay trái của bạn bằng phẳng trên bàn, lòng bàn tay úp xuống. Bắt đầu với ngón tay cái, kéo nó ra khỏi bảng từ từ. Giữ vài giây, thả ra. Lặp lại với các ngón khác. Lặp lại toàn bộ quá trình với bàn tay phải.
Bài 7: Căng cổ tay
Đừng quên cổ tay, nó rất dễ bị đau và viêm, giữ cánh tay phải với lòng bàn tay úp xuống. Bàn tay trái nhẹ nhàng nhấn xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay. Giữ một vài giây. Lặp lại 10 lần. Lặp lại toàn bộ trình tự với bàn tay trái.
Với 7 bài tập trên đây sẽ giúp các bạn đang bị hành hạ bởi chứng đau cổ tay giảm bớt các triệu chứng đau. Nếu tập thường xuyên các bạn sẽ thấy thoải mái nơi cổ tay, bàn tay và các cơn đau giảm hẳn. Với chứng bệnh cơ xương khớp không gì bằng tập vật lý trị liệu, các bạn hãy ghi nhớ nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét