Kết quả khảo sát tại nhiều chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhiều mẫu rau có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, vượt ngưỡng cho phép.
Ông Lâm Quốc Hùng - Trường phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết, 40/120 mẫu rau được lấy tại một số chợ ở Hà Nội có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm khảo sát tại nhiều chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhiều mẫu rau có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, vượt ngưỡng cho phép khoảng 10%.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không dùng
Cụ thể: Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12.2014, cơ quan này đã lấy nhiều mẫu rau tại 150 quầy kinh doanh ở chợ Dịch Vọng Hậu, Minh Khai, La Khê, Long Biên, Đền Lừ, chợ đêm Hợp tác xã Văn Quán.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, 13/120 mẫu xét nghiệm định lượng xác định có tồn dư hóa chất Carbofuran (thuốc sâu hữu cơ, độc với con người) vượt giới hạn cho phép (chiếm 10,83%); 12/120 mẫu (10%) có tồn dư hóa chất Cypermethrin (thuốc trừ sâu diệt ruồi, muỗi, kiến gián, có hại với sức khỏe con người); Có 9/120 mẫu rau tồn dư cùng lúc cả hai loại hóa chất trên (chiếm 7,5%).
Cũng theo ông Lâm Quốc Hùng, trong số 40 mẫu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, có 14/40 là rau muống; 21/40 là rau ngót và 5/40 mẫu rau mồng tơi. Trong số 40 mẫu rau có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu sản xuất tại tỉnh khác.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, rau đã qua sơ chế như ngâm, rửa dưới vòi nước sạch hay khi nấu chín, ảnh hưởng của tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hầu như không còn. Tuy nhiên, người dân khi dùng rau không nên có tâm lý đã là rau sạch có thể sử dụng luôn mà không qua sơ chế ngâm rửa.
"Nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn cho người hoặc gia súc", ông Hùng nói.
Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Trước công bố giật mình về kết quả xét nghiệm hóa chất trong rau bán ở chợ, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có chất lượng, hình thức đúng như đặc tính;
Người dân nên sử dụng rau phù hợp mùa, hạn chế ăn rau, củ trái mùa; chọn rau tươi không dập nát, không có mùi lạ, và nên mua tại các cửa hàng rau an toàn, các cơ sở cung cấp rau theo hợp đồng hoặc các nơi bán rau cố định có cam kết bảo đảm an toàn tại cửa hàng có kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau sạch an toàn.
Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau sống
Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị như: xà lách, rau muống, cải xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…). Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Tuy nhiên, rau sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng không đúng cách.
Dễ nhiễm ký sinh trùng
Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Chế biến bảo đảm vệ sinh khi ăn món rau sống. |
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.
Theo kết quả nghiên cứu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 -100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%. Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như rau xà lách xoong, cải xanh, rau cải cúc rau má. Số còn lại như: xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%. Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.
Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%.
Ăn rau sống thế nào cho đúng?
Để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Vì theo các nghiên cứu, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Như vậy nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn.
Nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm không nên ăn rau sống.
Theo Bác sĩ Hồng Hạnh /Sức khỏe & Đời sống
GiadinhNet- Cho rau ngậm thuốc "kích phọt" đã thành "bí quyết" chăm rau phát triển nhanh của những người nông dân lóa mắt vì lợi và những gian thương bất chấp hậu quả chỉ vì tiền.
Dưới đây là những diếu hiệu nhận diện các loại rau, củ ngậm thuốc "kích phọt".
Giá đỗ, có màu trắng tinh, thân tròn lẳn, ít rễ trông khá bắt mắt được nhiều người chọn mua nhưng thực chất đây là những cọng giá bị tưới thuốc kích phọt khi vừa mới nảy mầm.
Rau cải, các loại rau cải thân mọng nước, bóp tay vào phần muốn thân mềm dễ dập, lá xanh mướt không xuất hiện bất cứ đốm sâu nào là rau "dính hóa chất". Rau cải sạch thần thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu vì theo kinh nghiệm của người nông dân đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất.
Rau cải non nuột nà dễ bị phun thuốc kích phọt - Ảnh minh họa
Rau muống, thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất. Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đên, thên rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.
Rau muống non bất thường- Ảnh minh họa
Rau bí, người tiêu dùng nên cảnh giác trước những ngọn rau bí non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ. Rau bó sạch là rau thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên.
Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 20- 30cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.
Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu ván…) nhìn quả non bóng nhẫy, ít lông tơ, bẻ tháy giòn tan là loại quả đậu ngậm nhiều hóa chất. Đậu sạch thường đanh quả, có vết sâu bệnh, màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải.
Mướp đắng, nên tránh xa những loại quả màu xanh đậm, mướt, thân phình to, các múi quả bóng loáng.
Kỳ An/Báo Gia đình và Xã hội
7/25 mẫu rau ngót, 2/25 mẫu mướp đắng vừa bị phát hiện nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép.
Thông tin được Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNT công bố ngày 8/7 trong cuộc họp giao ban về chất lượng vật tư nông nghiệp. Thông tin gây lo lắng rất nhiều cho người dân trong bối cảnh gần đây rất nhiều loại nông sản được tiêu thụ ở thị trường trong nước (bao gồm cả nhập khẩu) có nhiễm chất độc hại như khoai tây, gừng, cá tầm…
Phát hiện tại Hà Nội và TP HCM
Trong 25 mẫu rau ngót được lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn ở Hà Nội và TP HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
Còn lại 8/25 mẫu bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng dưới ngưỡng cho phép.
Nhận định về kết quả kiểm tra này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNT cho hay, đây là loại rau được người dân trong nước sử dụng hàng ngày nhưng lại có nguy cơ rất cao về mất an toàn thực phẩm.
Ngoài rau ngót, lần kiểm tra này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại Hà Nội và TP HCM nhiễm thuốc trừ sâu.
Cụ thể, 2/25 mẫu mướp đắng được kiểm tra có phát hiện thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép, 8/25 mẫu có phát hiện nhưng nằm trong ngưỡng cho phép.
Nhìn nhận vấn đề, ông Nguyễn Đồng Quảng, Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT cho hay, nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm thuốc trừ sâu trên rau ngót, mướp đắng nói riêng và nhiều loại rau quả trong thời gian qua là do việc áp dụng quy trình, sự kiểm tra, giám sát của khuyến nông chưa sâu sát đến hoạt động sản xuất của nông dân. Người nông dân có thói quen dù không có sâu bệnh cũng phun thuốc. "Rất nhiều nơi, chưa đến ngưỡng phải phun nhưng dân vẫn cứ phun, vừa làm tăng chi phí, vừa nguy cơ với chất lượng nông sản", ông Quảng nói.
Người dân lo lắng
Thông tin mới công bố khiến cho nhiều người dân thấy rất lo lắng bởi rau ngót là một trong những loại rau hay được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Hơn nữa, tỷ lệ mẫu rau ngót phát hiện nhiễm thuốc trừ sâu lại khá cao, chiếm tới hơn ¼ tổng số mẫu xét nghiệm.
Chị Hoàng Tú Anh, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, mùa hè nhà chị rất thích ăn rau ngót và hay ăn vì nó thích hợp để nấu nhiều món canh và nấu kèm với canh miến, canh bánh đa rất dễ ăn. Nhất là trong những ngày trời nóng, có tuần, chị nấu tới ba bữa canh rau ngót và đều được cả nhà ưa thích. Vì vậy, trước thông tin trên, chị Tú Anh tỏ ra rất lo lắng. Chị Tú Anh nói: "Tạm thời tôi sẽ tránh ăn loại rau này, mua rau cải ăn thay. Nhưng từ trước đến nay, các loại rau cải cũng là nhóm có nhiều thuốc trừ sâu nhất nên cũng không thấy yên tâm. Tôi cảm thấy hoang mang quá"
Chị Nguyễn Thị Lan, nhà ở quận Ba Đình, Hà Nội cũng bày tỏ sự lo lắng của mình: "Từ trước đến nay tôi cứ nghĩ rau ngót và mướp đắng khá an toàn, ai dè cũng lại phát hiện ra thuốc sâu. Thời buổi này, thật không còn biết ăn gì để yên tâm nữa".
Rau ăn lá là nhóm nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu cao
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, kết quả giám sát về tình hình tồn dư hóa chất trên rau, quả từ năm 2008 đến nay thì nhóm rau ăn lá có nguy cơ mất an toàn thực phẩm hơn rau ăn quả.
Trong đó, các loại rau có nguy cơ cao là rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ. Loại rau, củ có ít nguy cơ nhất là bí xanh, bí đỏ.
Đối với nhóm hoa quả tươi thì nho tươi là loại quả có nguy cơ cao nhất. Kế tiếp nho là dưa lê, chuối. Nhóm có nguy cơ thấp nhất lại là cam và xoài.
Ngày 3 Tháng 6, 2010 | 08:41 AM
"Điểm danh" các rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu
Nếu bạn đang ăn món rau cần tây "phi hữu cơ" (có dùng phân bón, thuốc trừ sâu), cơ thể bạn có thể đã phải tiêu hóa thêm tới 67 loại thuốc trừ sâu.
Thuốc trừ sâu là gì?
Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng. Theo khảo sát, 45% vụ mùa trên toàn thế giới có thể bị đe dọa mất trắng do các yếu tố kể trên và vì thế nông dân phải tính tới việc dùng thuốc trừ sâu.
Một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có gây hại cho cơ thể?
Theo khuyến nghị chính thức của Chính phủ Mỹ: việc nạp một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.
Một số bác sĩ cảnh báo rằng sự tăng trưởng của não bộ trẻ em có thể bị tổn thương do thuốc trừ sâu trong thực phẩm. "Não bộ của một đứa trẻ phát triển rất nhanh, với tốc độ phi thường, và nếu thuốc trừ sâu vào được não, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng não bộ", BS Phillip Landrigan, chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ), nói.
Có thể rửa trôi thuốc trừ sâu?
Không hẳn. Các thử nghiệm cho thấy có một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng và vì thế không thể rửa sạch.
"Rửa không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể", BS Landrigan khuyên.
giadinh.net.vn - Ngày 19 Tháng 7, 2013 | 08:25 AM
Rau trái mùa: Sản phẩm 'công nghệ' phun hóa chất
Để các loại rau trái mùa như xà lách, rau cải, rau dền… vẫn xanh tốt, người nông dân buộc phải sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, tăng trưởng, trừ sâu vô tội vạ.
Những ruộng rau xanh mướt nhưng phía sau là quá trình trồng đáng quan ngại. |
Trò chuyện với chúng tôi, một người phụ nữ tên Tường nói: "Rau trái mùa bao giờ cũng được giá hơn, vả lại do nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng thôi chứ hiện nay rau gì chả trồng được, thậm chí mùa hè còn trồng được cả xu hào và cải bắp nữa là".
Tại một ruộng rau xà lách khác đang thu hoạch, chúng tôi quan sát có khá nhiều vỏ thuốc trừ sâu vứt vương vãi khắp nơi thuộc các nhãn hiệu như: Sha chong Shuang; Marshal; Emaben… tất cả các nhãn mác đều cảnh báo với dòng chữ: cực độc, độ độc cao, độ độc mạnh…
Dù mới bơm thuốc sâu đã 4 ngày nhưng trên lá rau thuốc vẫn bám trắng xóa, phía đầu ruộng người ta đang tiến hành thu hoạch.
Theo lời một người nông dân thì nhiều gia đình trước khi thu hoạch rau khoảng 3-4 ngày sẽ tiến hành phun thuốc trừ sâu. Thật vây, khi quan sát kỹ những chiếc lá cải thì cặn thuốc trừ sâu trắng xóa vẫn còn bám trên những lá rau.
Càng non, xanh mơn mởn càng độc
Không chỉ các loại rau trái mùa mà các loại rau khác như: Rau muống, mồng tơi, rau ngót, rau dền hay một số loại rau thơm đúng mùa cũng được người dân "tắm" bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ quy trình.
"Thường thì một lần phun phải kết hợp nhiều loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… để rau vừa không bị sâu vừa tạo độ xanh non cho rau. Sau khi bơm thuốc chỉ cần 3-4 ngày rau sẽ xanh tươi và nom bắt mắt", một người dân tại xã Tây Tựu cho biết.
Khi chúng tôi hỏi về những luống rau xanh mướt ấy liệu khi đến tay người tiêu dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì mọi người đều khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng: phun thuốc vài ngày mưa gió sẽ cuốn hết thuốc đi rồi, hơn nữa khi về người ta cũng rửa mấy lần nên chắc chắn sẽ chẳng ảnh hưởng gì cả?!
Chúng ta vẫn thường an ủi nhau rằng "thời này ăn cái gì cũng độc" và câu nói này khá đúng, nhưng vẫn phải "nhắm mắt cho qua" vì không có nhiều sản phẩm để thay thế. Và như thế những người sản xuất thực phẩm nói chung và cụ thể ở đây là người trồng rau vẫn vô tư và tiếp tục đầu độc hàng triệu người dân Thủ đô.
Mỗi ngày, người Hà Nội tiêu thụ hàng tấn rau xanh nhưng chắc chắn trong số đó lượng rau sạch chỉ nằm ở một con số khiêm tốn. Bằng chứng cho điều này là những con số về lượng rau tồn dư kim loại nặng, chứa vi sinh vật có hại, tồn dư chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định mà các cơ quan chức năng đã cảnh báo lâu nay.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT công bố ngày 8/7 vừa qua trong số 25 mẫu rau ngót lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội và TP.HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Ngoài rau ngót, trong lần kiểm tra lần này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại hai thành phố lớn có nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Afamily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét