Trang

5 giây giúp bạn đánh giá nguy cơ ung thư phổi

5 giây giúp bạn đánh giá nguy cơ ung thư phổi

Chỉ cần 5 giây quan sát ngón tay, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc ung thư phổi hay không.

Đừng nghĩ rằng bạn sẽ không bị ung thư phổi nếu không hút thuốc. Theo tờ EDH, một nửa số bệnh nhân ung thư phổi ở Đài Loan không nghiện ma túy và hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi nữ chưa bao giờ hút thuốc.

Ung thư phổi có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở đầu ngón tay, gọi là dùi trống. Cụ thể, những người mắc bệnh này sẽ bị sưng tấy ở đầu ngón tay, cả phần chân móng vốn dĩ hơi lõm cũng sẽ sưng lên. Đó là một trong số ít dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Nếu cảm thấy khó xác định ngón tay dùi trống là gì, bạn có thể dùng một bài kiểm tra nhỏ để giúp nhận biết.

Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ thấy một khoảng trống hình kim cương giữa hai móng. Ảnh: Xinhua

Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ thấy một khoảng trống hình kim cương giữa hai móng. Ảnh: Xinhua

Phương pháp này được bác sĩ y học gia đình Liu Yanzi, Đài Loan chia sẻ. Bạn hãy thử ghép các đốt xương đầu tiên của hai ngón tay lại với nhau. Nếu bình thường, bạn có thể thấy khoảng cách giữa các đốt ngón tay gần nhau, nhưng đối với những người có vấn đề sức khỏe, do các đốt xương sưng lên nên hai ngón tay sẽ gần nhau hơn và sẽ không có khoảng cách giữa các móng tay.

Hầu hết tình trạng ngón tay dùi trống là do các bệnh về phổi. Cần đặc biệt chú ý khi tình trạng ngón tay dùi trống xảy ra ở cả hai bên hoặc ở nhiều ngón tay. Tình trạng ngón tay dùi trống là do sự tăng sinh bất thường của mô xương, mô liên kết ở đầu ngón tay và ngón chân. Nếu bị sưng tấy ở một ngón tay, đó có thể là bệnh viêm khớp thoái hóa cục bộ. Tuy nhiên, nếu móng tay bị sưng ở cả hai bên hoặc nếu nhiều ngón tay bị sưng thì bạn phải nhanh chóng chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình.

Hình ảnh ngón tay dùi trống của người mắc các bệnh về phổi. Ảnh: Wikipedia

Hình ảnh ngón tay dùi trống của người mắc các bệnh về phổi. Ảnh: Wikipedia

Đồng thời, ngón tay dùi trống không phải là dấu hiệu duy nhất của ung thư phổi. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, ho có đờm có máu, ho kéo dài hơn ba tuần và đau không rõ nguyên nhân (đau đầu, đau ngực, đau vai, đau xương...). Điều đáng nói là căn bệnh này thường được phát hiện ở giai đoạn đã muộn. Do đó, người trên 40 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người hay hút thuốc lá, có người nhà mắc bệnh này, thường xuyên tiếp xúc với khói dầu, làm việc trên công trường.

Nếu ung thư phổi có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 100%. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 60% đến 80%. Đến giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn dưới 20%. Do đó, việc sàng lọc ung thư phổi là rất quan trọng.

>> Xem thêm bốn món ăn có khả năng gây ung thư

Hằng Trần (Theo EDH)


Nguồn
https://ngoisao.vnexpress.net/5-giay-giup-ban-danh-gia-nguy-co-ung-thu-phoi-4751092.html

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai

Lò vi sóng là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình song không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng.

Nhắc đến những thiết bị, đồ gia dụng nhà bếp của các gia đình hiện đại ngày nay, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên lò vi sóng. Thiết bị này có chức năng chính là hâm nóng thực phẩm, đồ uống bằng sóng vi ba. Một số món ăn thậm chí không cần xử lý trên bếp mà chỉ cần đưa vào lò vi sóng là đã có thể mang tới bàn ăn của gia đình.

Nhờ có công dụng như trên, lò vi sóng giúp công việc nấu nướng được tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Tuy nhiên khi dùng thiết bị, có một băn khoăn được nhiều người đặt ra, đó là: Các loại hộp giấy, bát giấy thường thấy ở các loại đồ ăn mua mang về hay đặt giao hàng, liệu có thể quay được trong lò vi sóng không? Dưới đây là lời giải đáp của các chuyên gia.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Theo các chuyên gia, hộp giấy hay cụ thể là các loại hộp giấy dùng một lần, thường được dùng để đựng thức ăn mang đi, thức ăn được giao hàng, tốt nhất không nên được quay trong lò vi sóng. Điều này là bởi các chất liệu làm nên chiếc hộp giấy đó và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người sử dụng.

Cụ thể, các chuyên gia giải thích rằng, trong thành phần làm nên các loại hộp giấy như hộp cơm, hộp súp hay hộp pizza đều có thể chứa các chất như syrofom. Đây vốn là các chất nhựa. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và sóng vi ba bên trong lò vi sóng, các chất này có thể bị thôi ra, nhiễm vào thực phẩm từ đó không an toàn với sức khoẻ con người.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ


Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa cũng được chỉ ra đó là do hộp giấy cũng được tạo thành bởi phần trăm giấy lớn. Đây lại là một dạng nguyên liệu dễ cháy, bởi vậy lại càng không an toàn khi cho vào lò vi sóng.

Tuy nhiên, cũng không hẳn là mọi loại hộp giấy, hộp bìa đều không thể xử lý với lò vi sóng. Trên thị trường hiện nay vẫn còn một số ít các loại hộp đựng giấy an toàn để quay trong thiết bị. Người dùng có thể nhìn vào ký hiệu bên dưới đáy hoặc trên thân của hộp giấy. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù được cho phép thì các hộp giấy này cũng có giới hạn nhất định về cả nhiệt độ và thời gian.

Cụ thể, chuyên trang Taste of Home đưa ra lời khuyên, các loại hộp giấy dày và bìa cứng như hộp pizza chỉ nên cho vào lò vi sóng từ 60 đến 120 giây và người dùng cần kiểm tra mỗi 30 giây 1 lần để giảm nguy cơ hộp quá nóng. Nhiệt độ cũng chỉ nên để ở mức thấp nhất.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 3.

Số ít các loại hộp giấy có thể cho vào lò vi sóng, tuy nhiên có thời gian và mức nhiệt cụ thể (Ảnh Taste of Home)

Cuối cùng, Justin Boucher, Giám đốc điều hành của Diễn đàn Bao bì Thực phẩm Mỹ nhấn mạnh rằng, bản thân các nhà sản xuất vật liệu thường hiếm khi tiết lộ chính xác thành phần hoá hoc của các nguyên liệu tạo ra các thành phẩm mà họ đưa ra thị trường. Bởi vậy hãy hạn chế tối đa việc cho hộp giấy vào lò vi sóng. Nếu có bất kỳ nhu cầu hâm nóng thực phẩm nào, hãy cho ra các loại bát/đĩa phù hợp.

Những thứ không nên cho vào lò vi sóng

Bên cạnh các loại hộp, bát giấy, dưới đây là một số đồ dùng nguyên vật liệu khác cũng được khuyến cáo tốt nhất không nên cho vào lò vi sóng mà người dùng nên lưu ý.

1. Vật dụng bằng kim loại

Như đã nói, lò vi sóng sử dụng sóng vi ba để hâm nóng thực phẩm. Loại sóng này không phù hợp với các vật dụng kim loại bởi khi tiếp xúc, sóng vi ba sẽ phản xạ lại vào thành lò. Từ đò, nhiệt độ bên trong thiết bị sẽ vô tình đẩy lên rất cao, nguy cơ dẫn đến cháy nổ hoặc hư hỏng thiết bị nghiêm trọng.

Bởi vậy, các loại bát, đĩa hộp làm bằng kim loại hay có hoa văn kim loại đều không phù hợp để cho vào lò vi sóng. Giấy bạc cũng được xét vào diện có thành phần kim loại và không thể quay với lò vi sóng.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ


2. Hộp nhựa, xốp không an toàn

Cũng tương tự như hộp giấy, hộp nhựa hay hộp xốp cũng thường được sử dụng để đựng thực phẩm. Và nhiều người dùng mặc định rằng có thể cho chúng vào lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, các loại nhựa hay xốp dùng một lần vô cùng nguy hiểm khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Chúng có thể thôi ra những chất không an toàn, nhiễm vào thực phẩm của con người. Với hộp xốp, tuyệt đối không cho vào lò vi sóng. Còn hộp nhựa, chỉ cho vào thiết bị nếu hộp nhựa là loại chất lượng cao, có ký hiệu nhựa số 5, nhựa PP hoặc có ký hiệu lò vi sóng.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ


3. Trứng nguyên vỏ, hải sản vỏ cứng

Nếu cho trứng hay hải sản còn nguyên phần vỏ cứng vào lò vi sóng, người dùng sẽ phải nhận lại hậu quả là quả trứng, hải sản văng tung toé, thậm chí là có những tiếng nổ bên trong thiết bị. Bởi sóng vi ba không thể xuyên qua lớp vỏ cứng, nó sẽ phản xạ lại vào thành lò. Bởi vậy nếu muốn quay trứng hay hải sản, người dùng hãy đảm bảo bóc lớp vỏ ra.

4. Nước sốt

Nướt sốt cũng nằm trong danh sách những thứ không nên cho vào lò vi sóng bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây mất vệ sinh cho thiết bị. Nhiệt độ cao sẽ làm các phân tử trong nước sốt giãn nở, không tạo bọt nhưng lại bắn tung toé ra xung quanh. Đặc biệt, khi người dùng lấy từ trong lò vi sóng ra, nước sốt nóng có thể gây bỏng.

Hộp giấy, bát giấy có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra rất nhiều người đang hiểu sai- Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ


Vì vậy nếu vẫn muốn quay nước sốt nóng với lò ví sóng, hãy cho vào các loại hộp đậy nắp hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm phù hợp.


Nguồn
https://soha.vn/hop-giay-bat-giay-co-quay-duoc-trong-lo-vi-song-khong-thi-ra-rat-nhieu-nguoi-dang-hieu-sai-198240529142459728.htm

Sốc nhiệt nắng hè: Nam thanh niên nguy kịch sau 2 giờ đi xe máy từ Hà Nội về quê giữa trời nắng

Nam thanh niên nguy kịch sau 2 giờ đi xe máy từ Hà Nội về quê giữa trời nắng

Sau hơn 2 giờ đi xe máy từ Hà Nội về quê Phú Thọ giữa trưa nắng, nam thanh niên 21 tuổi đau đầu dữ dội, người nóng như than, sau đó ý thức giảm dần, gọi hỏi không biết.

Sự việc xảy ra hôm 27/4, thời điểm nhiều địa phương trong cả nước nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao từ 39-42 độ C. 

Người bệnh được đưa vào cấp cứu ban đầu tại một trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 5 điểm (là một công cụ đánh giá ý thức của bệnh nhân sau chấn thương não cấp tính), thở qua bóp bóng, co giật toàn thân, nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Lập tức, thầy thuốc đã thực hiện các biện pháp hồi sức và kiểm tra toàn diện để loại trừ tình trạng bất thường não, mạch não và các nguyên nhân khác. Qua kết quả kiểm tra xác định người bệnh bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ tử vong cao (30-40%).

Sau khi hội chẩn trong khoa, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để kiểm soát nhiệt độ cơ thể và các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, dùng thuốc vận mạch, lọc máu, bù nước, điện giải… nhằm điều chỉnh các rối loạn do tình trạng sốc và tăng thân nhiệt gây ra.

Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc máu và phối hợp các biện pháp điều trị cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Sau 22 ngày điều trị, hiện người bệnh đã được ra viện.

benhnhansocnhiet.jpg
Thầy thuốc khám cho nam bệnh nhân sau khi được rút máy thở. Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ, sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn,… dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.

Hiện tượng này thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột được hấp thụ từ bên ngoài cơ thể tại nơi làm việc hoặc trong môi trường nắng nóng thời gian dài. Nếu không được điều trị nhanh chóng, đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt

- Có dấu hiệu kiệt sức

- Nhiệt độ tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn

- Cảm thấy rất nóng và khô

- Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng

- Thở gấp, nhanh hoặc hụt hơi

- Dần mất tỉnh táo

- Lên cơn co giật

- Không phản ứng

Cấp cứu bệnh nhân sốc nhiệt ngoài bệnh viện

Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức nội và chống độc, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngay lập tức phải hạ thân nhiệt và hỗ trợ suy chức năng các cơ quan là 2 điều cốt lõi trong cấp cứu và điều trị.

Người cấp cứu cần đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, chuyển tới nơi bóng râm, mát, cởi bỏ quần áo, ngay lập tức hạ thân nhiệt bằng các cách sau:

- Đặt bệnh nhân trong phòng lạnh 20-22 độ C và quạt

- Xối nước lạnh 25-30 độ C vào bệnh nhân hoặc phủ gạc ướt, lạnh 20-25 độ C vào bệnh nhân và quạt, có thể ngâm bệnh nhân vào nước lạnh 20-25 độ C, để đầu trên mặt nước, theo dõi sát chức năng sống.

- Đặt các túi chườm đá vào vùng bẹn, nách, cổ.

Việc hạ thân nhiệt bệnh nhân bằng mọi cách cần được thực hiện, tuy nhiên không được gây cản trở việc vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, có thể vận chuyển bằng xe có điều hòa nhiệt độ hoặc mở cửa sổ, vừa vận chuyển vừa hạ nhiệt bệnh nhân.


Nguồn
https://vietnamnet.vn/nam-thanh-nien-nguy-kich-sau-2-gio-di-xe-may-tu-ha-noi-ve-que-giua-troi-nang-2285430.html

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải

Nhà bếp là nơi bạn nấu những bữa cơm ngon cho gia đình, để cả nhà quây quần đầm ấm. Nhưng nhà bếp cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nếu không chú ý một số chi tiết có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho bạn và gia đình.

Có thể bạn đang nghĩ, "tôi ăn uống lành mạnh hàng ngày, sao lại bị ung thư?". Trên thực tế, không chỉ những gì bạn ăn mà phương pháp và thói quen nấu nướng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe. Một số điều tưởng chừng không đáng kể lại có thể là thủ phạm khiến bạn mắc bệnh ung thư.

4 thói quen xấu trong nhà bếp có thể dẫn đến ung thư cho cả gia đình

1. Không bật máy hút mùi hoặc tắt máy hút mùi quá sớm

Khi nấu ăn, bạn cảm thấy khó chịu vì khói bốc lên quá nhiều nhưng lười bật máy hút mùi, hoặc tắt ngay khi vừa nấu xong. Nếu vậy, bạn hãy cẩn thận vì điều này có thể khiến và gia đình mắc ung thư phổi.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

Máy hút mùi là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên, nhiều người lại coi nó như vật trang trí, hiếm khi bật trong lúc nấu nướng. Khói bếp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt, hiện nay nhiều gia đình có thói quen đóng cửa bếp khi nấu thì vấn đề ô nhiễm không khí do khói gây ra càng nghiêm trọng hơn.

Tiếp xúc lâu dài với khói dầu có thể gây viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản... nặng hơn là bệnh ung thư phổi.

2. Sử dụng nồi nhôm để nấu ăn

Nồi nhôm nhẹ, rẻ và tiện lợi cho việc nấu nướng. Nhưng bạn có biết, nồi chảo nhôm có thể khiến bạn và gia đình mắc bệnh Alzheimer? Nhôm sẽ tích tụ trong cơ thể con người, gây tổn hại cho thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc.

Nồi chảo nhôm sẽ giải phóng các ion nhôm trong điều kiện nhiệt độ, môi trường axit hoặc kiềm cao, xâm nhập qua thức ăn, đi vào cơ thể con người.

Đặc biệt, việc sử dụng nồi nhôm nấu những thực phẩm có tính axit hoặc kiềm như giấm, cà chua, chanh, rau bina... sẽ đẩy nhanh quá trình hòa tan nhôm, tăng lượng nhôm nạp vào cơ thể.

Chị em nên dùng nồi làm bằng chất liệu an toàn hơn như nồi inox, nồi sứ, nồi gang. Chúng sẽ không thải ra chất độc hại, không ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như mùi vị thực phẩm.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải - Ảnh 2.

3. Bọc thực phẩm trong túi nilon rồi hâm nóng

Nhiều người cho rằng, bọc thực phẩm trong túi nilon rồi hâm nóng sẽ giữ được độ ẩm, hương vị món ăn. Nhưng bạn có biết, điều này có thể khiến bạn và gia đình đối mặt bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Túi nhựa được làm từ polyetylen, polypropylen và các loại nhựa tổng hợp khác. Ở nhiệt độ cao, chúng giải phóng một số chất có hại như bisphenol A, phthalates... Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bisphenol A có thể thúc đẩy sự tăng sinh và xâm lấn của các tế bào ung thư vú. Phthalates có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới và sức khỏe tuyến tiền liệt.

Do đó không nên bọc thực phẩm trong túi nilon để hâm nóng, đặc biệt là trong lò vi sóng. Nhiệt độ làm nóng của lò vi sóng rất cao, đẩy nhanh quá trình phân hủy túi nilon, thải ra nhiều chất độc hại hơn.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải - Ảnh 3.

4. Rửa rau bằng nước rửa chén

Nước rửa chén là một chất tẩy rửa tổng hợp về mặt hóa học, có chứa một số chất hoạt động bề mặt, hương liệu, chất tạo màu và các thành phần khác. Những thành phần này sẽ đọng lại trên bát đĩa khi thức ăn đi vào cơ thể con người sẽ gây kích ứng, tổn thương hệ tiêu hóa và gây ra bệnh dạ dày, niêm mạc.

Các triệu chứng như viêm, loét và chảy máu ở dạ dày có thể gây ung thư dạ dày hoặc ruột về lâu dài. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất hoạt động bề mặt trong nước rửa chén có thể phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày và pepsin bào mòn thành dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.

Khuyến cáo mọi người không nên dùng nước rửa chén để rửa rau. Hãy rửa lại nhiều lần bằng nước sạch hoặc ngâm chúng trong các dung dịch tự nhiên như nước muối, giấm, nước baking soda… Các dung dịch này có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn trên rau quả, không gây hại cho cơ thể con người.

(Nguồn: 163, Health)


Nguồn
https://kenh14.vn/4-thoi-quen-xau-trong-bep-som-muon-dan-den-ung-thu-du-ban-an-uong-lanh-manh-so-1-rat-nhieu-nguoi-mac-phai-20240526093654852.chn

Sau khi ăn tối, tuyệt đối không làm 3 việc này để tránh nguy cơ đột quỵ

Sau khi ăn tối, tuyệt đối không làm 3 việc này để tránh nguy cơ đột quỵ

( PHUNUTODAY ) - Hãy ghi nhớ 3 việc tránh làm sau khi ăn đã được liệt kê ở phía trên, nhằm hạn chế tối đa các mối nguy đối với cơ thể, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, hãy thay đổi lại một lối sống lành mạnh bằng cách thực hiện theo 3 thói quen sau đây sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ đột quỵ xảy ra - đặc biệt là với những ai đang có sẵn các loại bệnh nền:

1. Tuyệt đối không tắm ngay sau khi ăn tối

Tắm ngay sau khi ăn được xem là thói quen quen thuộc của nhiều người Việt ta, nhưng đây cũng chính là "sát thủ thầm lặng" mà ít ai biết đến.

Khi tắm, nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ tăng cao hơn so với những lúc thông thường, đồng thời các mạch máu ngoài da giãn nở và máu sẽ lưu thông mạnh hơn đến các chi để giúp điều hòa nhiệt độ. Vì vậy, lượng máu ở các cơ quan tiêu hóa sẽ bị giảm mạnh, làm quá trình tiêu hóa bị trì trệ, các thức ăn không được phân hủy và khó hấp thụ được dưỡng chất.

Không những thế, với những ai có sẵn các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp... thì lại càng nguy hiểm vì nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim là cực kỳ cao.

 Tuyệt đối không tắm ngay sau khi ăn. (Ảnh minh họa)

Tuyệt đối không tắm ngay sau khi ăn. (Ảnh minh họa)

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy tắm trước khi ăn. Nếu muốn tắm sau khi ăn thì nên chờ khoảng 1-2 tiếng để thức ăn được tiêu hoá hết

2. Đi ngủ ngay sau khi ăn

Việc bạn muốn nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn xong là do não của bạn đang bị giảm lưu lượng máu, do máu lúc này tập trung để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời cũng tăng cường tham gia vận chuyển và phân phối chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Đó là lý do làm ta cảm thấy mệt mỏi và dễ bị buồn ngủ.

Tuy nhiên, mọi người nên cố gắng chờ từ 2 - 3 tiếng sau khi ăn mới nên nằm hoặc đi ngủ để bảo đảm thức ăn đã được tiêu hoá hết.

Vì sau khi ăn, máu và các cơ quan tiêu hóa đang tiến hành phân hủy, hấp thụ chất dinh dưỡng, nếu bạn ngủ sẽ khiến các hoạt động này dừng lại và thức ăn không được tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, phình bụng…

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngủ sau khi ăn thường xuyên càng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Hút thuốc lá sau khi ăn

Các chuyên gia y tế khẳng định, một điếu thuốc sau khi ăn xong sẽ bằng việc bạn hút 10 điếu thuốc liên tục lúc bình thường.

Tác hại của thuốc lá kinh khủng hơn những gì ta tưởng tượng, hút thuốc lá sau bữa ăn sẽ làm tăng gấp đôi tác hại của nicotine đối với sức khỏe, lúc này máu đang hoạt động cực nhanh để hấp thu chất dinh dưỡng nên các chất độc sẽ xâm nhập vào máu nhanh hơn và gấp nhiều lần hơn, làm hạn chế hấp thu các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin B, C…

Và nó cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nhiều đến tim mạch chúng ta, thông qua việc cản trở/ làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên tim. Đồng thời, nó cũng góp phần gây tích tụ các mảng bám ở động mạch (xơ vữa động mạch) và dẫn đến biến chứng đột quỵ.


Nguồn
https://phunutoday.vn/sau-khi-an-toi-tuyet-doi-khong-lam-3-viec-nay-de-tranh-nguy-co-dot-quy-d416454.html

Sau ăn, đừng ngồi mà hãy dành 2 phút để làm 1 việc: Đường huyết hạ, huyết áp ổn định, tim mạch ‘cảm ơn’

Sau ăn, đừng ngồi mà hãy dành 2 phút để làm 1 việc: Đường huyết hạ, huyết áp ổn định, tim mạch 'cảm ơn'

Dù chỉ kéo dài trong vài phút ngắn ngủi nhưng hoạt động này lại có tác động bất ngờ trong việc hạ đường huyết, huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chuyên trang sức khỏe Health đăng tải kết quả của một phân tích tổng hợp cho thấy, chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng từ 2 - 5 phút sau ăn có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Không chỉ đường huyết, mức huyết áp, sức khỏe tim mạch và tiêu hóa cũng được cải thiện đáng kể chỉ bằng hành động đơn giản này.

Để có được kết quả trên, các nhà khoa học của Đại học Limerick (Ireland) đã tiến hành phân tích 7 nghiên cứu khác nhau. Thành quả của họ được đăng tải trên tạp chí Sports Medicine.

Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết như thế nào?

Sau ăn, đừng ngồi mà hãy dành 2 phút để làm 1 việc: Đường huyết hạ, huyết áp ổn định, tim mạch 'cảm ơn'- Ảnh 1.

Đi bộ sau ăn giúp hạ đường huyết (Ảnh minh họa)

Thông thường, sau các bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chứa nhiều carbohydrate, lượng đường (glucose) trong máu có thể tăng vọt. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng insulin, 1 hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường vào tế bào, nơi nó được dùng làm năng lượng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu lượng đường trong máu liên tục tăng đột biến sẽ khiến cơ thể phải thường xuyên tiết ra nhiều insulin hơn. Điều này có thể khiến tế bào ngừng phản ứng với insulin và kháng insulin, từ đó dẫn tới tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.

Thế nhưng, theo các nhà khoa học của Đại học Limerick, đi bộ sau bữa ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và có khả năng giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và cả tim mạch so với việc ngồi hoặc nằm sau khi ăn.

Không chỉ đi bộ, ngay cả việc đứng sau khi ăn cũng có thể giúp giảm đường huyết tốt hơn so với ngồi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Họ giải thích, sự co bóp, hoạt động của hệ cơ, xương khi đi bộ giúp tăng quá trình hấp thu đường vào cơ, giảm lượng đường huyết dư thừa và giảm nhu cầu tiết insulin.

Qua phân tích, các nhà khoa học nhấn mạnh, hãy cố gắng tăng thời gian hoạt động và giảm thời gian ngồi trong ngày để bảo vệ sức khỏe nói chung.

Những lợi ích khác của việc đi bộ sau bữa ăn

Cải thiện tiêu hoá

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một lợi ích lớn của việc đi bộ sau bữa ăn đó là cải thiện tiêu hoá. Chuyển động của cơ thể có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày, ruột, giúp thức ăn được tiêu hoá ở các cơ quan này nhanh hơn.

Ngoài ra, hoạt động thể chất ở mức độ thấp đến trung bình sau khi ăn có thể có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chứng minh các hoạt động này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh như viêm loét dạ dày, ợ nóng, hội chứng ruột kích thích, bệnh túi thừa, táo bón và ung thư đại trực tràng.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ai cũng biết hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp và cholesterol "xấu" - LDL, đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Healthline trích dẫn một nghiên cứu cho thấy, vài lần tập các bài tập nhỏ trong ngày có thể tốt hơn trong việc giảm chất béo trung tính so với tập một bài tập kéo dài. Chất béo trung tính là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Do đó, đi bộ khoảng 5 phút sau các bữa ăn chính trong ngày có thể giúp bạn có được lợi ích này.

Giảm huyết áp

Một số nghiên cứu cho thấy đi bộ 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút có thể giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu cũng cho thấy, vài lần đi bộ như vậy trong ngày dường như có lợi hơn trong việc hạ huyết áp so với một lần đi bộ liên tục.

Mặc dù đi bộ sau bữa ăn có thể mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng bạn cần nhớ nên đi bộ sau ăn từ 10 - 15 phút. Đồng thời, nên đi bộ với cường độ nhẹ nhàng và trong những khoảng thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp tránh các cảm giác khó chịu như khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn,…


Nguồn
https://soha.vn/sau-an-dung-ngoi-ma-hay-danh-2-phut-de-lam-1-viec-duong-huyet-ha-huyet-ap-on-dinh-tim-mach-cam-on-198240528155830514.htm

Người đàn ông nhập viện cấp cứu với 'cậu nhỏ' cương cứng không thể hạ: Lý do là 1 món ăn

Người đàn ông nhập viện cấp cứu với 'cậu nhỏ' cương cứng không thể hạ: Lý do là 1 món ăn

Nam bệnh nhân 38 tuổi vào viện trong tình trạng "cậu nhỏ" cương cứng không thể hạ xuống kèm theo hiện tượng xuất tinh không tự chủ, nôn nhiều.

 Ảnh minh họa.

Bác sĩ Hoàng Thế Huynh, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho hay, mới đây khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân (nam, 38 tuổi) vào viện trong tình trạng nôn, dương vật cương, xuất tinh không tự chủ, bí đái…

Theo người nhà, trước khi nhập viện, bệnh nhân có ăn món sâu nướng. Sau khi ăn xong, bệnh nhân đã xuất hiện các dấu hiệu trên.

Sau thăm khám, xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc do ăn sâu ban miêu (một loại sâu rất độc). Ngộ độc sâu ban miêu có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ngay lập tức, bệnh nhân đã được bác sĩ dùng các phương pháp tối ưu như rửa dạ dày, thải độc tích cực, lọc máu cấp cứu… Dù được cứu chữa nhưng do bệnh rất nặng, bệnh nhân đã được người nhà đưa về theo nguyện vọng gia đình.

Người đàn ông nhập viện cấp cứu với 'cậu nhỏ' cương cứng không thể hạ: Lý do là 1 món ăn- Ảnh 1.

Sâu ban miêu (ảnh minh họa).

Theo bác sĩ Huynh, thời gian qua đã ghi nhận rất nhiều ca ngộ độc sâu ban miêu tại Yên Bái, Lạng Sơn... Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria, có nhiều tên khác như bọ xít lửa, manh trùng, ban manh hoặc ban mao.

Sâu ban miêu thường cư trú trên cây đậu nên được gọi là sâu đậu. Loài sâu này có cánh cứng, thân nhỏ dài khoảng 15 – 20mm và rộng khoảng 4 – 6 mm. Đầu sâu hình tim, có rãnh dọc ở giữa và râu đen hình sợi. Thân sâu có khoảng 11 đốt, ở giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại.

Sâu ban miêu có mùi hăng đặc trưng, vị đầu cay và sau đắng. Sâu ban miêu có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp…, hiện nhiều người vẫn nghĩ là lành nên bắt sâu về chế biến làm thức ăn.

Dấu hiệu ngộ độc sâu ban miêu

Khi ăn hoặc uống phải sâu ban miêu, bạn sẽ thường gặp một số biểu hiện ngộ độc như:

– Nóng rát cổ họng, đau dạ dày và đường ruột;

– Bỏng niêm mạc đường tiêu hoá gây nguy cơ nhiễm trùng đường ruột hoặc kỵ khí vào ổ bụng và máu;

– Buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, nặng nhất là xuất huyết dạ dày;

– Đi tiểu ít hoặc tiểu ra máu;

– Đối với nam, dương vật sẽ cương cứng gây đau đớn và khó chịu trong thời gian dài;

– Khát nước và mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng thận;

– Suy đa tạng, suy hô hấp, tụt huyết áp;

– Triệu chứng về rối loạn thần kinh dẫn đến hôn mê và tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, khi tiếp xúc ngoài da, niêm mạc có thể bị bỏng, rộp da nặng và có nguy có tiến triển thành viêm mô bào trên da, viêm loét giác mạc ở mắt.

Chất độc trong sâu ban miêu

TheoTS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc tại Bệnh viện Bạch Mai, sâu ban miêu chứa cantharidin – một hoạt chất cực độc nằm trong nhóm chất độc bảng A. Chất này mạnh gấp nhiều lần thuốc diệt cỏ Paraquat gây hoại tử ruột và suy đa tạng khi ăn phải.

Độc tố cantharidin gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu,…

Trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị có hiệu quả cao. Hiện tại ở Việt Nam chưa có xét nghiệm độc tố cantharidin.

Thông thường, độc tính chỉ có ở sâu ban miêu đực. Khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ dùng chất này truyền sang con cái để bảo vệ trứng sâu. Theo khuyến cáo, việc ăn từ 2-3 con sâu ban miêu có thể gây tử vong cho 1 người lớn khỏe mạnh.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn thử các loài động vật thực vật mà chúng ta chưa hiểu biết hết về nó vì có thể xảy ra ngộ độc và tử vong.


Nguồn
https://soha.vn/nguoi-dan-ong-nhap-vien-cap-cuu-voi-cau-nho-cuong-cung-khong-the-ha-ly-do-la-1-mon-an-198240528163630943.htm

BỔ SUNG OMEGA 3 KRILL GIÚP CẢI THIỆN ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Bổ Sung Omega 3 Krill Giúp Cải Thiện Đau Nhức Xương Khớp

Omega 3 Krill giúp cải thiện đau nhức xương khớp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Omega 3 Krill, một loại acid béo không bão hòa thiết yếu, là thực phẩm bổ sung quan trọng cho sức khỏe tim mạch và các vấn đề viêm khớp.

Omega-3 Krill đã chứng minh được tác dụng tích cực trong việc điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp như đau lưng, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và các triệu chứng mỏi mệt chân tay.

Vậy tại sao Omega 3 Krill lại có lợi cho hệ xương khớp như vậy, và những thực phẩm nào chứa nhiều Omega-3 mà chúng ta nên bổ sung?

Hãy cùng Bic Nano Cell khám phá thêm thông tin trong bài viết này!

1. Lợi ích của Omega 3 Krill giúp cải thiện đau nhức xương khớp

Omega 3 krill giúp cải thiện đau nhức xương khớp Bic Nano Cell
Omega 3 krill giúp cải thiện đau nhức xương khớp Bic Nano Cell

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega 3 không chỉ có tác động đến quá trình sinh hóa của bệnh mà còn giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của chúng, đặc biệt là trong viêm xương khớp. Trong viêm khớp dạng thấp, Omega 3 giúp giảm viêm tại màng hoạt dịch, một loại mô trong khớp có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Acid béo Omega-3 làm giảm quá trình sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể, từ đó ức chế viêm và ngăn ngừa tổn thương khớp.

Thêm vào đó, Omega 3 có tác dụng điều chỉnh phản ứng miễn dịch và ngăn chặn các cuộc tấn công từ hệ miễn dịch lên màng hoạt dịch. Hiệu quả của Omega 3 trong việc giảm đau, chống viêm và hạn chế sự thoái hóa của bệnh lý xương khớp đã được nhiều tạp chí khoa học quốc tế chứng minh.

Năm 2017, một bài báo đã chỉ ra lợi ích của việc bổ sung Omega 3 Krill đối với hệ thống miễn dịch và chu kỳ viêm nhiễm. Bên cạnh những lợi ích đối với bệnh lý xương khớp, Omega 3 còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, giảm mỡ máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch, cải thiện trí nhớ và giấc ngủ.

2. Cách bổ sung Omega 3 Krill đúng và đủ

Cách bổ sung Omega 3 Krill đúng và đủ
Cách bổ sung Omega 3 Krill đúng và đủ

Omega 3 là một loại acid béo thiết yếu được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Có hai dạng quan trọng của Omega 3 là DHA và EPA, chủ yếu có trong dầu cá. Những loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào. Bên cạnh đó, hạt lanh cũng cung cấp một hợp chất Omega-3 gọi là ALA.

Các loại hạt như hạt chia và quả óc chó cũng là nguồn Omega-3 quan trọng. Ngoài ra, dầu thực vật như dầu hạt lanh và dầu đậu nành cũng chứa Omega-3. Một số thực phẩm được tăng cường Omega-3 bao gồm sữa chua, nước trái cây, sữa, đồ uống từ đậu nành và trứng.

Tóm lại, có nhiều lựa chọn thực phẩm khác nhau để bổ sung Omega-3 vào chế độ ăn uống, bao gồm cá và hải sản, các loại hạt, dầu thực vật và thực phẩm tăng cường. Ngoài việc ăn các thực phẩm giàu Omega-3, mọi người cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để đảm bảo cung cấp Omega-3 đều đặn cho cơ thể. Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau, bao gồm các công thức chứa dầu cá, hạt lanh hoặc cả hai.

Dầu nhuyễn thể, còn được gọi là Omega 3 Krill, cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung Omega-3 và ngày càng trở nên phổ biến như một sự thay thế hoàn hảo cho dầu cá. Dầu nhuyễn thể được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể, một loại thức ăn tự nhiên của cá voi, chim cánh cụt và các sinh vật biển nhỏ khác. Vì phần lớn chất béo Omega-3 trong dầu nhuyễn thể tồn tại dưới dạng phospholipid, một dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn triglyceride, nên dầu nhuyễn thể được coi trọng hơn dầu cá.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dầu nhuyễn thể có hiệu quả cao hơn dầu cá trong việc cung cấp Omega-3. Tóm lại, thực phẩm chức năng và dầu nhuyễn thể là những lựa chọn tốt để bổ sung Omega-3 cho cơ thể, bên cạnh việc ăn các loại thực phẩm giàu Omega-3.

3. Liều lượng Omega 3 Krill phù hợp cho bệnh nhân đau nhức xương khớp

Nghiên cứu cho thấy để giảm viêm khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp, cần bổ sung 2,7 gam Omega-3 (bao gồm EPA và DHA) mỗi ngày. Đối với các bệnh lý viêm xương khớp, việc sử dụng dầu cá với liều thấp hơn, cung cấp khoảng 0,45 gam Omega-3, có thể có lợi. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy dầu cá không mang lại lợi ích cho bệnh thoái hóa khớp gối.

Mặc dù liều thấp Omega-3 có thể có lợi cho tim mạch và sức khỏe chung, nhưng không đủ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Do đó, việc sử dụng Omega-3 cần được điều chỉnh và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định liều lượng và cách sử dụng phù hợp, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu cá và sản phẩm O.m.e.ga Krill khác nhau. Tốt nhất là tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh mua sản phẩm giả hoặc kém chất lượng.

Mọi người có thể tham khảo thêm: về viên uống dầu nhuyễn thễ O.m.e.ga 3 Krill (Tại đây)

 


Nguồn
https://bicnanocell.com/omega-3-krill-giup-cai-thien-dau-nhuc-xuong-khop/

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao có thể xuất hiện khi bạn đang ngủ

1. Thường xuyên đi tiểu đêm:

Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm nhiều hơn bình thường, thường là hơn 2 lần mỗi đêm.

2. Khát nước bất thường:

Lượng đường trong máu cao có thể khiến bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn, ngay cả khi bạn đã uống nhiều nước. Cảm giác khát nước này có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm và cần phải uống nước.

3. Miệng khô và hôi miệng:

Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn, dẫn đến tình trạng khô miệng. Việc thiếu nước bọt cũng có thể góp phần gây hôi miệng.

4. Đau đầu:

Tăng đường huyết có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu đến não, dẫn đến đau đầu. Cơn đau đầu này thường xuất hiện vào sáng sớm, sau khi ngủ dậy.

5. Mệt mỏi và khó ngủ:

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Bạn có thể gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, dẫn đến cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nếu xuất hiện 5 tín hiệu trên, bạn không được chần chừ nữa, điều quan trọng nhất cần làm lúc này là phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu kịp thời. Ngay cả khi không có các triệu chứng trên, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường huyết lúc đói của mình trong các lần khám sức khỏe hàng năm, bởi vì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường hiện nay là quá cao.

Việc xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu trên không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn bị tăng đường huyết. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị tăng đường huyết, hãy đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài 5 dấu hiệu trên, một số dấu hiệu khác cũng có thể cảnh báo lượng đường trong máu cao khi bạn đang ngủ bao gồm:

Ngáy to

Tê bì hoặc ngứa ran ở tay và chân

Chuột rút

Tăng cân không lý do

Thay đổi tâm trạng hoặc dễ cáu kỉnh

Bằng cách nhận biết và theo dõi các dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao, bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.


Nguồn
https://soha.vn/neu-5-dau-hieu-nay-xuat-hien-khi-dang-ngu-nghia-la-luong-duong-trong-mau-cua-ban-dang-cao-canh-giac-benh-tieu-duong-198240526164734081.htm

5 dấu hiệu thiếu omega-3

5 dấu hiệu thiếu omega-3

Cơ thể thiếu omega-3 có thể gặp các tình trạng trầm cảm, da tóc yếu, đau khớp, khô mắt và mệt mỏi.

Axit béo omega-3 cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chức năng não và tim. Tiêu thụ đủ omega-3 khi mang thai có thể giúp cải thiện sự phát triển nhận thức của thai nhi, giảm nguy cơ chậm phát triển và thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp xã hội tốt hơn. Omega-3 cũng có thể giúp kiểm soát và giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng. Tình trạng thiếu omega-3 khá phổ biến ở những người ăn chay.

Tuy nhiên, không giống như chất dinh dưỡng khác, tình trạng thiếu hụt omega-3 thường bị bỏ qua. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra khi thiếu omega-3:

Ảnh: iStock

Ảnh: iStock

Trầm cảm

Theo các nghiên cứu, những người bị trầm cảm thường có lượng axit béo omega-3 thấp. Người ta cũng quan sát thấy rằng việc bổ sung chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần. Do đó, sức khỏe tâm thần kém cũng như tâm trạng thất thường có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt omega-3.

Gặp các vấn đề về da và tóc

Thiếu omega-3 trong cơ thể có thể phản ánh trên làn da của bạn. Thiếu omega-3 có thể góp phần gây ra làn da khô và nhạy cảm. Một số còn có thể bị đỏ da và nổi mụn nhiều hơn. Tương tự, sức khỏe tóc cũng có thể bị ảnh hưởng. Rụng tóc, mỏng và khô có thể là một vài dấu hiệu của omega-3.

Đau khớp

Đau khớp và cứng khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Khi lớn lên, bạn có nhiều khả năng gặp phải những vấn đề này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung omega-3 có thể giúp kiểm soát cơn đau và cứng khớp.

Khô mắt

Omega-3 cũng rất quan trọng cho đôi mắt. Chúng đóng vai trò duy trì độ ẩm cho mắt. Vì vậy, nếu bạn đang bị khô mắt thì nguyên nhân có thể là do thiếu omega-3.

Mệt mỏi

Mệt mỏi thường liên quan đến mất ngủ và căng thẳng. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng đó có thể là dấu hiệu thiếu hụt omega-3.

Nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3

Cá hồi, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành và cải Brussels là một số nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt.

Hướng Dương (Theo Healthshots)


Nguồn
https://ngoisao.vnexpress.net/5-dau-hieu-thieu-omega-3-4750160.html