Trang

Bệnh nhân bị sân ký sinh khắp người thường xuyên ăn đồ tươi sống, chưa chín như gỏi cá, tiết canh, nem chạo…

"Món tủ" khiến người phụ nữ bị sán ký sinh khắp người

(Dân trí) - Đi khám vì bị đau bụng, tiểu buốt, người phụ nữ (50 tuổi, Phú Thọ) bất ngờ phát hiện sán ký sinh quanh người. Bệnh nhân thường xuyên ăn đồ tươi sống, chưa chín như gỏi cá, tiết canh, nem chạo…

5 giờ trước khi vào viện, bệnh nhân (Thanh Sơn, Phú Thọ) có biểu hiện đau vùng thắt lưng lan sang phải kèm theo tiểu buốt. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn khám và kiểm tra sức khỏe.  

Kết quả chụp CT-Scanner ổ bụng cho thấy hình ảnh giãn đài bể thận niệu quản phải do sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi thận hai bên, sỏi túi mật, thoát vị bẹn phải. Đặc biệt hơn, các bác sĩ còn phát hiện ấu trùng sán rải rác khắp cơ thể, đường kính 3-5mm.

Theo bác sĩ, việc phát hiện có ấu trùng sán lợn trong cơ thể là do sinh hoạt ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh nhân thường xuyên có thói quen ăn đồ tươi sống, chưa chín như gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái…

Món tủ khiến người phụ nữ bị sán ký sinh khắp người - 1

Hình ảnh sán ký sinh khắp cơ thể bệnh nhân (Ảnh: BVCC).

Việc ăn những món tái, sống chính là con đường đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể người. Khi ăn phải ấu trùng sán, chúng có thể di chuyển theo đường máu tới não, cơ và gây bệnh.

Người bệnh đang được điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp, sức khỏe tạm thời ổn định.

Gần đây Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán não. BSCKI Đinh Đại Lâm, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, cho biết, sán não là một trong những mầm bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt bệnh sán não là bệnh lý nhiễm sán vào hệ thần kinh trung ương.

Bệnh về giun sán không thể lây trực tiếp từ người sang người. Giun sán lây thông qua việc tiếp xúc với trứng giun và trứng giun sán đưa vào cơ thể người. 

Khi nhiễm giun sán, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

- Sốt kéo dài.

- Đau bụng.

- Đầy bụng, khó tiêu.

- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.

- Ngứa ngoài da.

- Thiếu máu gây xanh xao, mệt mỏi.

Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm ấu trùng như:

- Giữ môi trường sống sạch sẽ.

- Ăn uống hợp vệ sinh.

- Không ăn thức ăn chưa nấu chín như gỏi cá, tiết canh...

- Luôn rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh.

- Hạn chế thả rông lợn, nếu nuôi lợn thì phải tuân thủ những quy trình xử lý phân, hay ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống.

- Tẩy giun sán định kỳ.


Nguồn 

Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán?

(Dân trí) - Hầu hết các loại rau sống đều có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Liệu bạn đã biết rửa rau như thế nào để không lo vấn đề giun sán?

Rau sống với các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín.

Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Tuy nhiên, nếu được tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định… thì rau sống sẽ không đảm bảo vệ sinh. Nó sẽ là món ăn mang theo mầm bệnh khiến người ăn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, mắc bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu.

Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán? - 1

Rau sống là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương).

Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. 

Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu… 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu…

Tuy nhiên, đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.

Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.

Rửa rau thế nào cho sạch?

Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng khuyên đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa.

Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát. Với rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật chúng sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.

Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ sau đó ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút). Nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật thì chúng sẽ được tan dần ra.

Sau đó, thay nhiều lần nước, nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có). Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, ào ào nghĩ là sạch. Cuối cùng chúng ta nên rửa dưới vòi nước chảy.

Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp.

Chuyên gia cũng lưu ý, các loại rau dạng củ (củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá, rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).

Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán? - 2
Nguồn https://dantri.com.vn/suc-khoe/nen-an-rau-song-nhu-the-nao-de-do-nhiem-giun-san-20230809215233046.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét