>> 'Của quý' hỏng nát vì bơm silicon
>> Những ca chấn thương 'của quý' ngớ ngẩn nhất VN
Rất nhiều quý ông kêu với bác sĩ là họ mắc bệnh "hoa liễu" một cách oan uổng vì họ chưa kịp "làm gì" hoặc đã dùng bao cao su đàng hoàng. Dưới đây là bài viết của bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Quyền trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP HCM về vấn đề này.
Mới đây, tôi gặp một bệnh nhân bị sùi mào gà, nhưng lạ là không nổi sùi ở đầu "cậu nhỏ" như thường thấy, mà nổi sùi ở phần cuối (chỗ gần bụng). Hóa ra bệnh nhân ấy cứ tưởng dùng “áo mưa” là an toàn, nhưng chính vì dùng “áo mưa” hơi ngắn, hoặc trong quá trình hành sự, “áo mưa” bị xê dịch, nên bị hở. Nó giống như chuyện một người mang áo mưa (nghĩa đen) bị hở chân, ướt giày vậy. Vậy là người đàn ông này có phần bị oan uổng, vì đã dùng bao rồi mà còn bị lây bệnh. Bệnh nhân bất ngờ, bác sĩ cũng ngạc nhiên.
Thực tế thì chuyện bị lây bệnh bất ngờ như vậy đã xảy ra không ít. Có người dùng bao đúng cách, nhưng… vẫn bị lây bệnh, tại sao? Bác sĩ hỏi kỹ mới biết, hóa ra, bệnh đã lây trước khi cậu nhỏ được “mặc áo”. Trong khúc dạo đầu, có những người đụng chạm, cọ xát hơi mạnh nên đã gây xước và bệnh đã nhanh chân tìm đến.
Nên để ý đến kích cỡ khi dùng bao cao su. |
Nhiều nam bệnh nhân đến đây thắc mắc: “Tôi có làm chuyện đó đâu mà lây bệnh?”. Với họ, làm “chuyện ấy” tức là phải làm động tác giao hợp. Nhưng họ đã lầm, bệnh đã lây khi họ đi “thư giãn” sơ sơ với các cô gái làm dịch vụ “tươi mát”. Họ không làm “chuyện ấy” nhưng khi các cô nàng thỏa mãn họ bằng miệng, độ bén của răng gây vết xước, và nếu các cô ấy có bệnh về răng miệng, đang bị chảy máu răng nữa thì virus lây nhanh chẳng kém con đường lây thông thường.
Để tránh những trường hợp lây “oan” như kể trên, các quý ông nên dành chút thời gian xem xét chất lượng, kích thước của “áo mưa” xem có phù hợp với vóc dáng cậu bé không. Không dùng rộng quá vì sẽ bị tuột, không dùng nhỏ quá, ngắn quá vì sẽ tạo ra khoảng hở cho virus xâm nhập, không dùng loại chất lượng quá kém (loại bán giá cực rẻ ngoài vỉa hè) vì dễ bị rách.
Còn một chuyện hơi tế nhị nữa trong việc lây bệnh bất ngờ, là nhiều người vẫn lây bệnh dù chung thủy một vợ một chồng. Với những người đó, bác sĩ không dám hỏi thẳng rằng: “Liệu bạn đời của anh (chị) có chung thủy như anh (chị) không? Mình không lây bệnh từ bên ngoài, nhưng bạn đời của mình mang bệnh về thì sao?”. Chúng tôi phải nói khéo rằng, anh (chị) đã mắc bệnh tình dục, việc đi tìm nguyên nhân lây từ đâu không quan trọng bằng việc chữa bệnh hiệu quả. Mà hiệu quả nhất là anh (chị) dẫn người bạn đời đến, cùng chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét