Hãy uống nước chanh khi đi máy bay. |
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, hành khách đi máy bay có thể uống nước chanh để ngăn ngừa "hội chứng hạng tiết kiệm" (chứng tắc nghẽn mạch máu, có thể gây chết người). Họ khuyên hành khách máy bay nên uống nước chanh 5 giờ một lần vì loại nước này giúp máu lưu thông trong tĩnh mạch nhanh hơn 19%.
Hội chứng hạng tiết kiệm là một dạng máu bị đông lại trong tĩnh mạch của những người ngồi quá lâu tại những nơi chật hẹp, đặc biệt là những hành khách phải ngồi trên máy bay sau những chuyến đi dài.
Thanh Niên (theo ABC)
Thứ ba, 25 Tháng mười hai 2001, 11:26 GMT+7
Một phụ nữ Anh chết vì hội chứng "hạng tiết kiệm"
Khi bay đường dài, cần vận động và uống nhiều nước. |
Alayne Wake, 28 tuổi, chết 30 phút trước khi hoàn thành chuyến bay dài 13 giờ 30 phút từ Singapore tới Heathrow để đoàn tụ gia đình nhân dịp Giáng sinh. Cô gục xuống vào 4h15" GMT ngày 20/12, khi rời chỗ ngồi để tới buồng toilet.
Alayne Wake ngồi ghế hạng tiết kiệm trên chuyến bay 747 của hãng hàng không Singapore. Trong thời gian chuyến bay, một khối máu đã hình thành trong tĩnh mạch ở bắp chân phải của cô. Hiện tượng này thường được gọi là hội chứng "hạng tiết kiệm".
Alayne tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Manchester, khoa tiếng Pháp và tiếng Italy, hiện làm việc tại Singapore cho công ty Oberthur của Pháp. Ông Wake, cha của cô, hết sức đau xót: " Tôi cứ tưởng bệnh huyết khối sâu ở ven (DVT) chỉ xảy ra ở lứa tuổi của tôi. Tôi không hề nghĩ bệnh có thể đến với một người ở tuổi 28".
5 tháng trước, vợ ông cũng đã ra đi sau hai năm vật lộn với căn bệnh ung thư. Trước đó, khi hai vợ chồng đáp máy bay tới thăm con gái ở Singapore, họ đã cẩn thận đeo những chiếc tất đặc biệt, thiết kế để phòng chứng DVT khi bay.
Thu Thủy (theo BBC)vietbao.vn
Thứ tư, 18 Tháng bảy 2001, 15:13 GMT+7
Australia: Nạn nhân "hội chứng hạng tiết kiệm" khởi kiện
Thoải mái, nhanh chóng và an toàn, đó là những gì mà các hãng hàng không thường tự quảng cáo về mình. Song hãy dè chừng, kết cục ở mỗi chuyến bay đường dài có thể là một cơn đột quỵ do nghẽn tĩnh mạch. Hôm qua (17/7), một công ty luật Australia đã khởi kiện một số hãng hàng không quốc tế về vấn đề này.
Công ty luật Slater & Gordon đại diện cho 3 khách hàng kiện lên Toà án Tối cao Victorian, thành phố Melbourne. Bị đơn gồm Hàng không Hà Lan KLM, Hàng không Qantas (Australia), Hàng không Anh quốc và Cơ quan An toàn hàng không Australia CASA. Khách hàng của Slater & Gordon, người chịu hậu quả của chứng bệnh trên, là chị Naomi Forsyth (người Australia, 21 tuổi, bị phù chân), anh Lawrie Gillott (người Australia, 55 tuổi, từng suýt ngất xỉu tại sân bay Heathrow, London vì nghẽn máu trong phổi) và Debbie Daniels (người Nam Phi, bị xuất huyết não). Dự kiến, toà sẽ thụ lý đơn kiện sớm nhất trong vòng 18 tháng. Bên nguyên chưa đưa ra mức đòi bồi thường cụ thể cho hậu quả của chứng tắc nghẽn tĩnh mạch khi ngồi máy bay đường dài mang lại.
Sau cái chết của một phụ nữ Anh, Emma Christofferson, vì chứng nghẽn tĩnh mạch sau tuyến bay đường dài, khoảng gần 3.000 hành khách mắc bệnh có nguồn gốc liên quan đã liên hệ với Slater & Gordon. Công ty luật này cho biết có 197 trường hợp đã dẫn đến tử vong.
Triệu chứng nghẽn tĩnh mạch của những người đi máy bay chưa được nghiên cứu kỹ. Theo các hãng hàng không, bay không phải là nguyên nhân trực tiếp, mà nghẽn tĩnh mạch có thể do ở trạng thái bất động suốt thời gian dài, dù đang ở trên ôtô, tàu hoả hay thậm chí trên giường bệnh. Do đó, nhiều hãng đã có chương trình hướng dẫn vận động trong chuyến bay dài cho hành khách. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng áp lực trong khoang máy bay là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nghẽn mạch.
Mai Chi (theo Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét