Những thực phẩm chế biến sẵn như: mì ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… thường chứa chất béo nguy hiểm (Trans fat). Theo khuyến cáo, nếu ăn nhiều hơn 3g chất này mỗi ngày dễ bị mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên người ta vẫn chưa thể xác định ăn bao nhiêu gram các thực phẩm trên thì quá 3g transfat...
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong quá trinh sản xuất những thực phẩm chế biến sẵn trên, vì muốn tăng thời gian bảo quản, tăng độ xốp giòn của thực phẩm và gây sự bắt mắt hấp dẫn người mua nên các nhà sản xuất có thể đã sử dụng loại dầu chiên bị Hydro hoá ở nhiệt độ cao hay shortening (chất tạo độ xốp, giòn) làm sản sinh Trans fat.
Trans fat còn được gọi là chất béo chuyển hóa, là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Nó làm tăng mức cholesterol xấu, vì thế tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây đông đặc máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến máu không thể lưu thông, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
Nếu ăn trung bình khoảng 3,6 gram chất béo này mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với nếu chỉ ăn 2,5 gam. Chất béo này không chuyển hóa được trong cơ thể mà đọng lại, nếu dùng lâu dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó viện trưởng Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, các chất béo dạng trans có nhiều trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch. Theo thống kê, tại New York (Mỹ) hàng năm có hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo này.
Tại Việt Nam, chưa có một con số cụ thể về số người mắc bệnh tim mạch do có liên quan đến trans fat. Nhưng có một thực tế là các bệnh tim mạch đang trở nên phổ biến với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người tiêu dùng chỉ nên tiêu thụ 3g trans fat mỗi ngày. Nhiều nước trên thế giới cũng yêu cầu doanh nghiệp phải ghi rõ hàm lượng axit béo dạng trans trên sản phẩm là bao nhiêu. Nhưng theo TS. Lâm, tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có khuyến cáo về giới hạn dùng Trans fat và chưa có quy định bắt buộc phải ghi rõ hàm lượng chất này trên nhãn mác thực phẩm.
Cách để tránh bớt Trans fat
Nếu trên sản phẩm có ghi No trans fat (không chất béo dạng trans) thì cũng không có nghĩa là sản phẩm này hoàn toàn không chứa chất béo dạng trans. Lý do là một số nước như Canada cho phép được ghi No trans fat, Trans 0 hay Trans fat free nếu sản phẩm đó chứa ít hơn 0,2 gam trans fat, hay Mỹ cho phép ở mức 0,5 gam. Vì thế, dù sản phẩm có ghi trans 0g, nhưng nếu chúng ta ăn càng nhiều thì số Trans fat ăn vào cũng tăng lên một cách đáng kể.
Theo TS. Lâm, để tránh bớt transfat người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn hiệu dinh dưỡng trên hàng hóa, lựa chọn sản phẩm chứa thật ít chất béo bão hòa (saturated fat) và ít chất béo chuyển hóa (trans fat). Hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm có quá nhiều cholesterol như: lòng, tim, gan, óc, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ…
Chỉ nên dùng dầu ăn trộn ăn ngay, nếu phải dùng chiên nấu thì không nên dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì khi dầu ăn được chiên nấu lại nhiều lần dễ bị hydro hoá làm sản sinh trans fat. Nên tránh dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ, mỡ lợn vì chúng chứa quá nhiều chất béo bào hoà.
Nên chọn sữa 1% thay vì sữa 3,25% chất béo, không ăn margarine (bơ thực vật) loại cứng đóng thành thỏi 454g. Loại này được làm từ dầu thực vật hydro hoá nên chứa rất nhiều Trans fat. TS. Lâm cũng khuyên người dân nên ăn cá 2 lần trong tuần bởi cá chứa nhiều chất acid béo omega 3 rất tốt.
VnMedia Trans fat còn được gọi là chất béo chuyển hóa, là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Nó làm tăng mức cholesterol xấu, vì thế tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây đông đặc máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến máu không thể lưu thông, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
Nếu ăn trung bình khoảng 3,6 gram chất béo này mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với nếu chỉ ăn 2,5 gam. Chất béo này không chuyển hóa được trong cơ thể mà đọng lại, nếu dùng lâu dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó viện trưởng Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, các chất béo dạng trans có nhiều trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch. Theo thống kê, tại New York (Mỹ) hàng năm có hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo này.
Tại Việt Nam, chưa có một con số cụ thể về số người mắc bệnh tim mạch do có liên quan đến trans fat. Nhưng có một thực tế là các bệnh tim mạch đang trở nên phổ biến với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người tiêu dùng chỉ nên tiêu thụ 3g trans fat mỗi ngày. Nhiều nước trên thế giới cũng yêu cầu doanh nghiệp phải ghi rõ hàm lượng axit béo dạng trans trên sản phẩm là bao nhiêu. Nhưng theo TS. Lâm, tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có khuyến cáo về giới hạn dùng Trans fat và chưa có quy định bắt buộc phải ghi rõ hàm lượng chất này trên nhãn mác thực phẩm.
Cách để tránh bớt Trans fat
Nếu trên sản phẩm có ghi No trans fat (không chất béo dạng trans) thì cũng không có nghĩa là sản phẩm này hoàn toàn không chứa chất béo dạng trans. Lý do là một số nước như Canada cho phép được ghi No trans fat, Trans 0 hay Trans fat free nếu sản phẩm đó chứa ít hơn 0,2 gam trans fat, hay Mỹ cho phép ở mức 0,5 gam. Vì thế, dù sản phẩm có ghi trans 0g, nhưng nếu chúng ta ăn càng nhiều thì số Trans fat ăn vào cũng tăng lên một cách đáng kể.
Theo TS. Lâm, để tránh bớt transfat người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn hiệu dinh dưỡng trên hàng hóa, lựa chọn sản phẩm chứa thật ít chất béo bão hòa (saturated fat) và ít chất béo chuyển hóa (trans fat). Hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm có quá nhiều cholesterol như: lòng, tim, gan, óc, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ…
Chỉ nên dùng dầu ăn trộn ăn ngay, nếu phải dùng chiên nấu thì không nên dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì khi dầu ăn được chiên nấu lại nhiều lần dễ bị hydro hoá làm sản sinh trans fat. Nên tránh dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ, mỡ lợn vì chúng chứa quá nhiều chất béo bào hoà.
Nên chọn sữa 1% thay vì sữa 3,25% chất béo, không ăn margarine (bơ thực vật) loại cứng đóng thành thỏi 454g. Loại này được làm từ dầu thực vật hydro hoá nên chứa rất nhiều Trans fat. TS. Lâm cũng khuyên người dân nên ăn cá 2 lần trong tuần bởi cá chứa nhiều chất acid béo omega 3 rất tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét