forum.thaythuoccuaban.com
03-22-2011, 02:55 AM
| |||
| |||
Bệnh đau răng
Những cách giảm đau răng hiệu quả
Nếu răng đang đau nhức, hãy tìm kiếm những “thuốc” hay ngay trong chính nhà mình để làm dịu cơn đau trước khi đi khám nha sĩ. Ngậm nước muối Đây là một trong những cách đơn giản nhất để chữa bệnh đau răng hiệu quả. Dùng nước muối ấm súc miệng và ngậm trong miệng khoảng vài phút. Điều này giúp giảm đau đớn tạm thời trong một số trường hợp. Thoa tinh dầu đinh hương Tinh dầu đinh hương có chất chống viêm tự nhiên, làm các khu vực xung quanh răng bị đau có thể bị tê trong một giờ hoặc lâu hơn. Nhúng tăm bông vào tinh dầu đinh hương và thoa nó lên vùng đau nhức. Nếu không có tinh dầu đinh hương thì có thể nhai đinh hương khô cũng rất hữu ích. Dùng chỉ nha khoa Nhiều người thoát khỏi các cơn đau nhức răng sau khi dùng chỉ nha khoa. Nguyên nhân của tình trạng khó chịu này là do thực phẩm bị kẹt ở giữa các kẽ răng. Do nướu đang rất nhạy cảm nên tránh để chỉ tơ nha khoa làm tổn thương nướu. Có thể thoa chút tinh dầu cây đinh hương trước khi dùng chỉ nha khoa. Chườm lạnh Áp 1 túi lạnh trong khoảng 15 phút vào vùng răng bị đau. Thực hiện 3-4 lần/ ngày, cơn đau nhức và sưng sẽ giảm xuống. Lấy một khối đá nhỏ còn non và bọc nó trong một khăn ăn dai để làm lạnh răng 1 vài lần/ngày. Để phòng ngừa chứng đau răng tái, cần duy trì một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng như chải răng và nướu răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flor, và súc miệng thường xuyên. Khám nha sĩ định kỳ 2 lần/năm. Theo Dân trí |
#2
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Giảm đau răng tăng tốc
Cảm giác đau răng thật khó chịu, đặc biệt là bị đau vào buổi đêm. Lúc đó bạn sẽ không tiện đi bệnh viện, vì vậy Xinh Xinh xin giới thiệu vài cách chữa đau răng cấp tốc cho bạn. Mẹo nhỏ 1. Dùng 1 ít hạt tiêu, ngậm vào chỗ răng sâu thì có thể giảm đau. 2. Lấy 1 bông hoa đinh hương, dùng răng cắn nát, nhét vào chỗ khe răng sâu, vài tiếng sau thì răng sẽ bớt đau, đồng thời trong 1 thời gian dài, đau răng không tái phát nữa. 3. Dùng nước để mài huyệt hợp cốc hoặc dùng ngón tay xoa bóp thì đều có tác dụng giảm đau 4. Dùng nước muối hoặc rượu để xúc miệng vài lần, cũng có tác dụng giảm nhẹ hoặc chống đau răng 5. Nếu răng dột nhiên bị đau thì là do tích tụ nhiều mủ gây ra, có thể dùng túi lạnh để đắp lên, sẽ có thể giảm đau. Chú ý 1. Nếu đau răng lâu không khỏi thì nên ngậm viên giảm đau, có tác dụng giảm đau nhất thời. 2. Giảm đau không có nghĩa là có thể điều trị khỏi hẳn, cần chú ý vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa đau răng. Khi răng đau phát tác thì dùng các cách ở trên không thể chữa dược, cần đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu 3. Để ngăn ngừa đau răng thì quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào tối và sáng mỗi ngày là rất quan trọng, sau bữa ăn xúc miệng cũng là 1 cách hay. 4. Để ngăn ngừa các bệnh về răng thì nên dùng phương pháp đánh răng theo chiều ngang và dọc, khi đánh thì hướng của bàn chải phải cùng hướng với răng, như vậy vừa có thể làm sạch vừa có thể massage cho răng, cải thiện tuần hoàn dịch máu của các tổ chức xung quanh, giảm đau do bệnh về răng gây ra. Theo diendan.yeutretho.com |
#3
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Giảm đau răng bằng bấm huyệt
Xưa đã có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không làm chết người nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Trong Đông y có huyệt thương dương mà khi bấm vào đó ta có thể làm giảm cơn nhức răng. Vị trí và cách xác định huyệt: Huyệt này nằm ở trên đầu ngón tay trỏ, cách gốc móng tay về phía ngón cái khoảng 0,2mm trên đường tiếp giáp da gan ngón tay và mu ngón tay. Bạn bị đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Ví dụ, đau răng hàm bên phải thì chọn huyệt ở ngón tay trỏ bên phải, đau răng hàm bên trái thì bấm huyệt thương dương ở ngón tay trỏ bên trái. Cách làm này không thể chữa cho bạn khỏi bị sâu răng, hay bệnh viêm lợi răng… nhưng ít nhất cũng làm giảm đau giúp bạn có thể bình tĩnh đi đến bác sĩ khám răng mà không còn bị hành hạ bởi các cơn nhức răng nữa. Theo Sức Khỏe & Đời Sống |
#4
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Giảm đau răng cho bà bầu
Bị viêm nướu, đau răng… là những vấn đề nha khoa phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những nguy hại cho thai nhi. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Nguy hại khi đau răng trong thời gian bầu bí Đau răng trong khi bầu bí được gây ra bởi sự gia tăng các cấp độ nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng này không được chữa trị, khối u có thể phát triển trên nướu răng. Kết quả, bạn sẽ dễ bị sưng và chảy máu nướu răng khiến việc ăn uống hoặc nói của bạn bị đau đớn. Trong nhiều trường hợp những vấn đề này không được điều trị sẽ có thể dẫn tới biến chứng khi mang thai như sự sẩy thai, đẻ non hoặc trọng lượng của trẻ sơ sinh nhẹ. Điều trị đau răng khi mang bầu Nếu khi mang bầu bạn bị đau răng, hãy sớm có một cuộc hẹn với nha sĩ. Khi bạn tới nha sĩ, bạn cần phải thông báo với họ rằng bạn đang mang thai. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp điều trị làm giảm đau nhức răng như: kê một số thuốc kháng sinh như penicillin để điều trị các nhiễm trùng. Trong trường hợp các nhiễm trùng nghiêm trọng thì một số công việc nha khoa có thể được thực hiện bằng việc chụp X-quang. Bạn không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng của X- quang và gây mê khi nha sỹ thực hiện biện pháp này bởi vì nha sĩ sẽ có cách tiến hành thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho thai nhi của bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp đặc biệt để bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại của bức xạ tia X- quang. Hơn nữa, liều gây tê thường được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo bảo vệ thai nhi của bạn. Biện pháp giảm đau răng khi mang bầu Có những biện pháp khắc phục đau răng khi mang thai tại nhà khá hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu sau khi đã tiến hành những biện pháp này mà đau răng vẫn không thuyên giảm thì bạn hãy thăm khám bác sỹ nha khoa của bạn nhé. Đinh hương: Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn. Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng. Nước muối ấm: Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra. Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời. Lưu ý: Các biện pháp nói trên có thể giúp giảm đau răng trong một thời gian ngắn. Song nếu bạn đau răng nghiêm trọng trong khi mang thai, thì không nên tiếp tục tự điều trị một thời gian dài mà tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trong khi mang bầu, bạn nên đặc biệt chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày và xỉa răng 1lần/ngày. Ăn nhiều canxi, vitamin C và vitamin B12 trong chế độ ăn uống khi mang thai và nó cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng. (Tổng hợp) |
#5
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Tự chữa đau răng
Đau răng là một trong những căn bệnh gây nhiều phiền hà. Một cái răng đau có thể làm cho cả cơ thể bải hoải, khó chịu cả ngày. Đau răng có nhiều nguyên nhân, như bị viêm, nhiễm trùng nướu, sâu răng, hoặc thức ăn bị kẹt ở kẽ răng v.v… Nếu bạn đang rất phiền hà vì đau răng, hãy áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu cơn khó chịu tại nhà trước khi đến nha sĩ. - Súc miệng với muối là một trong những phương pháp thông dụng nhất để tạm thời giảm cơn đau răng, đặc biệt trong trường hợp răng bạn bị nhiễm trùng. - Bột nghệ cũng có tác dụng giảm đau đối với răng sâu. Cho một ít bột nghệ vào chỗ răng bị đau, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. - Lấy một viên nước đá đặt vào chỗ răng đau khoảng 3 – 4 phút, nhiệt độ lạnh sẽ làm tê khu vực bị đau và giảm cơn khó chịu. - Lột vỏ một tép tỏi, đập dập và nhét vào chỗ răng đau, nước tỏi cũng có tác dụng làm tê khu vực bị tổn thương và giúp bạn bớt đau. - Tinh chất vani cũng có tác dụng làm dịu cơn đau răng. Nhỏ 2 – 3 giọt vani vào chỗ đau và bạn sẽ cảm nhận được sự dễ chịu. - Trộn bột a ngùy chung với vài giọt chanh, lấy bông gòn thấm hỗn hợp và đặt vào chỗ răng sâu cũng là một phương pháp giảm đau hữu hiệu. - Trộn một ít muối và tiêu, dùng hỗn hợp này rắc lên chỗ sâu cũng sẽ làm bạn giảm ngay cơn đau răng. (theo phunuonline) |
#6
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Trị đau răng bằng y học cổ truyền
Posted by admin on September 14th, 2010 Một số vị thuốc nam để cắt các cơn đau răng: Dùng búp lá non của cây bàng, nhai ngậm, mỗi lần 5-10 phút, có thể thêm chút muốn ăn, cùng ngậm 5-10 phút. Sau mỗi lần ngậm, súc miệng sạch. Ngày làm 3-5 lần. Ngoài ra có thể dùng dưới dạng nước sắc của một số vị thuốc sau đây để ngậm khi răng đau, nhức. - Lá trầu không: Khoảng 10 lá tươi, cắt nhỏ, thêm một bát nước sạch, sắc nhanh (20 phút) lấy nước ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm 5-10 phút. Ngày 5-10 lần. Với cách này có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm. - Vỏ thân cây ruối: Lấy vỏ tươi cây ruối (một cây dùng làm cảnh hoặc làm bờ dậu) đem cắt thành miếng nhỏ, thêm nước, sắc đặc, lấy nước sắc để ngậm khi răng bị đau nhức. Ngày ngậm nhiều lần, mỗi lần ngậm 10-20 phút. Sau mỗi lần lại súc miệng sạch. - Lá lốt: Dùng toàn bộ cây, sắc đặc, lấy nước, ngậm khi răng, lợi đau. - Vỏ thân cây sao đen (Hopea odorata Roxb.), họ dầu (Dipterocarpaceae): lấy vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức. Qua thực tế thấy rằng, khi phối hợp giữa hai vị thuốc này, tác dụng giảm đau nhanh hơn, tốt hơn. Một số vị thuốc sau đây có thể ngâm với rượu để chữa đau răng: Rượu có nồng độ ethanol khoảng 30-35 độ. Ngâm 10-15 ngày là có thể dùng để ngậm, còn nếu dùng ethanol dược dụng có nồng độ ethanol cao hơn thì dùng chiết, chấm vào chỗ răng bị sưng đau. - Cúc áo (Spilanthes acmella L.), họ cúc (Asteracea), một cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Lấy các hoa tươi của cây cúc áo, đem ngâm rượu với tỷ lệ 50g hoa ngâm với 300ml rượu trong 10-15 ngày, có thể lấy rượu này để ngậm, mỗi lần ngậm 10-15 phút. Ngày làm 5-10 lần. Sau đó súc miệng sạch. - Tế tân, thạch cao đều 10g. Đem rễ tế tân rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Lấy hai thứ bột này ngâm với 100ml rượu trong 10-15 ngày. Lấy dịch chiết ngậm khi đau răng. Cách làm tương tự như vị cúc áo. - Xuyên tiêu: Có thể dùng quả gần chín hoặc chín khô, cũng có thể dùng rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol dược dụng khoảng 60-70 độ với tỷ lệ, 1:5 (1 dược liệu, 5 ethanol). Nếu dùng dễ xuyên tiêu thì cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô. Sau khi ngâm 1-2 tháng, có thể chiết lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc rồi chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau. - Đinh hương: Dùng nụ hoa khô của cây đinh hương, đem tán dập rồi tiến hành ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu. Theo suckhoedoisong |
#7
| |||
| |||
Ðề: Bệnh đau răng
Bạn đừng cảm thấy lo lắng khi thấy chảy máu trong những lần đầu làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa. Đó là hiện tượng bình thường, sẽ biến mất theo thời gian.
Cách dùng tăm để loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng như hiện nay rất dễ làm tổn thương lợi, dẫn đến viêm nhiễm, và tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn giữa các răng. Do đó các nha sĩ khuyên nên thay thế bằng chỉ tơ nha khoa. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng, Trưởng khoa Nha chu, Viện Răng hàm mặt Hà Nội, dụng cụ này còn giúp làm sạch mảng bám ở kẽ và mặt bên (vùng tiếp giáp giữa hai răng). Các bước sử dụng: - Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45 cm, cuộn hai đầu chỉ vào các ngón giữa rồi căng ra (một bên quấn nhiều vòng để nới ra khi chuyển sang đoạn chỉ sạch, lúc đó đồng thời cuộn thêm một vòng ở ngón tay bên kia). Đoạn chỉ ở giữa sẽ dài khoảng 7-10 cm. - Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ lọt vào kẽ răng, rồi uốn nó ôm quanh răng, đưa lên xuống 3 lần bên trái, rồi 3 lần bên phải. Khi làm sạch răng khác, nên dùng phần chỉ mới. - Thực hiện với cả những chiếc răng ở sâu bên trong (nơi dễ bị bàn chải bỏ qua), tuy khó hơn nhưng sẽ quen dần. - Lấy sợi chỉ ra từ từ theo hướng kéo từ trên xuống sau khi dùng xong để khỏi làm tổn thương lợi. Tiến sĩ Thắng lưu ý, nếu lợi yếu, hiện tượng chảy máu có thể xảy ra trong những lần đầu dùng chỉ nha khoa, hoặc khi lợi bị viêm. Điều này không đáng ngại. Nếu lợi bạn khỏe mạnh, hiện tượng chảy máu sẽ giảm và hết dần. Nên làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn, trước lúc đánh răng. Khi chưa quen, bạn có thể dùng mỗi ngày một lần vào buổi tối. Khi đã quen, bạn có thể mang theo trong túi xách hoặc ngăn kéo ở công sở để sử dụng sau bữa trưa trước gương toilet. |
Đău răng
ykhoanet.comTác giả : DS. PHAN QUỐC ĐỐNG
Dân gian ta có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, câu nói ngắn gọn nhưng đủ nói lên mức độ đau đớn, rất khó chịu của cảm giác đau nhức răng.
Khi đau răng, nhất thiết ta phải đến bác sĩ nha khoa để khám và điều trị. Nhưng nếu vì lý do nào đó chưa kịp đến bác sĩ, để giảm bớt sự khó chịu do đau răng, ta có thể áp dụng một số kinh nghiệm dân gian, dùng cây nhà lá vườn để chữa trị.
1. Trong trường hợp đau nhức âm ỉ, không dữ dội do viêm xung quanh răng, ta có thể dùng một miếng vỏ quả kha tử, khoảng 3mm x 3mm đặt vào cạnh chỗ chân răng đau. Ngậm như vậy sẽ hết đau nhức.Kha tử là quả của cây chiêu liêu, còn gọi là xàng tiếu, tên khoa học là Terminalia chebula. Retz, là loại cây lớn, mọc hoang, cao khoảng 20m, lá rộng 7 x 20cm, mặt dưới lá có lông mịn. Quả dài 3-4cm, có 5 rãnh, nhân cứng, trong có hạt ăn được. Quả già phơi khô, không cần chế biến, dùng chữa đau nhức răng. Quả chứa 40% Tanin nên có thể bảo quản được lâu để dùng dần hoặc mang đi xa.
Ngoài Tanin, kha tử còn có acid luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin... có tính chất kháng viêm, kháng sinh, kháng nấm và siêu vi; Thường dùng để trị đau nhức răng, cảm cúm, viêm họng, ho... bằng cách ngậm, nuốt dần nước tiết ra hoặc nhổ bỏ.
2. Nếu răng bị sâu hà, đã được hàn kín trước đây, nay bỗng đau nhức dữ dội, khác với trường hợp viêm quanh răng nói trên, ngậm kha tử không khỏi, không đỡ thì phải đến bác sĩ nha khoa để lấy hết chất hàn răng sâu ra và uống thuốc theo chỉ dẫn.
Tuy vậy trong thực tế, ta có thể dùng một số biện pháp đơn giản sau để giảm đau nhức:
a. Lấy một cái hoa Cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức.
- Cây cúc áo (Spilanthes acmella. L. Murr - Composite, thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh. Cao 40-70cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Hoa màu vàng, đế quả màu nâu; toàn thân có vị cay tê đặc biệt, nhất là hoa cay tê, nóng mạnh, làm chảy nước dãi rất nhiều, có tác dụng sát khuẩn. Thành phần chủ yếu là tinh dầu cay, hăng, trong có chất Spilantein và Spilantola có tính sát khuẩn gây tê. Theo kinh nghiệm dân gian, lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.
b. Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
- Cây Cành giao (Euphorbia tirucalli. L - Euphorbiacea) thuộc loại cây nhỏ, cao 4-7m, có nhiều cành, màu xanh, rất ít lá, thoạt trông như cây không có lá. Lá nhỏ hình mác, rất chóng rụng. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh. Quả nang có lông, có 3 mảnh vỏ. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, thường dùng trong dân gian để chữa đau răng, sâu răng.
c. Ngắt lá cây hen (còn gọi là cây Bồng bồng, cây Bàng biển), lấy nhựa tiết ra đặt vào hố răng cũng giảm được đau nhức.
- Cây hen hay cây bồng bồng (Calotropis gigantea. R.B - Asclepiadaceae) là loại cây nhỏ cao 5-7m. Cành có lông trắng. Lá mọc đối dài 15-20cm, rộng 5-10cm. Hoa mọc thành xim, có nhiều tán, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt, trong lá có hoạt chất Calotropin. Dân gian thường dùng hạt để chữa đau răng và chữa hen.
d. Lấy hạt na, đập hạt lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ hết đau ngay.
Cây na (Anona squamosa. L - Annonaceae) còn gọi là cây mãng cầu ta, là loại cây cao 2-6m, thân tròn, vỏ nháp. Lá mọc so le, hình bầu dục. Hoa đơn độc, quả kép gồm nhiều múi, bên trong có hạt màu đen. Trong hạt có một alcaloid; 39-42% dầu, trong đó có các acid béo myristic, panmitic, olein stearic.
Hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng các phương thuốc trên chỉ mang tính tạm thời, sau đó phải đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị một cách bài bản
Thứ năm, 01 Tháng chín 2005, 09:51 GMT+7
Nguyên nhân răng miệng nào gây đau răng?
vietbao.vn
| ||||
Việt Báo
|
Điều trị khi mọc răng khôn
baomoi.com / theo aFamily
20-08-2009 08:56:37
Đau đầu, sưng lợi, khó nhai,… là hệ quả do việc mọc răng khôn đem lại. Để giảm bớt những phiền toái này, bạn hãy tham khảo gợi ý dưới đây để xử lý hiệu quả khi mọc răng khôn.
1. Giữ sạch vùng khoang miệng
- Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng và đây là thời điểm rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn.
- Sử dụng nước sát trùng: Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ ngày.
2. Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau
- Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt bạn hãy dùng kháng sinh Spiramycin, liều dùng ngày uống thành 3 lần, 2 viên/lần. Kết hợp với uống thuốc giảm đau Pẩcetamol, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sỹ.
3. Giảm đau bằng bấm huyệt
- Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể bấm huyệt thương dương.
- Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
4. Giảm đau bằng thảo mộc
- Dùng tỏi: Bốc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau. Tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt.
- Dùng lá lốt: Theo Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy khoảng hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch, sau đó cho vào sắc đặc với 01 bát nước và ngậm thường xuyên.
5. Mẹo vặt giảm đau
- Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada đã chứng minh, tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, chỉ cần dùng đá lạnh xoa nhẹ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ giúp hạn chế cơn đau răng.
6. Lưu ý
- Trong trường hợp, bạn bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Bác sỹ sẽ chụp Xquang và cho bạn lời khuyên về việc phải trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng.
- Các phương pháp giảm đau bằng bấm huyệt, bằng thảo mộc và mẹo vặt rất có ích trong trường hợp bệnh nhân là bà bầu mọc răng khôn mà không được uống thuốc giảm đau.
(Tổng hợp)
bacsytructuyen.com - Tin nha khoa
Sâu răng có cần dùng kháng sinh? (25/01/2011)
Do đâu răng bị sâu?
Sở dĩ bạn bị sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố sau đây: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường. Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng. Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng...
Làm sao biết được bạn bị sâu răng?
Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, bạn hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng. Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì. Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng thì bạn mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng.
Sở dĩ bạn bị sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố sau đây: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường. Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng. Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng...
Làm sao biết được bạn bị sâu răng?
Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, bạn hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng. Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì. Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng thì bạn mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng. Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng. Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.
Sâu răng có cần dùng kháng sinh?
Khi đã phát hiện bệnh sâu răng, bạn cần đến khám và điều trị tại chuyên khoa răng càng sớm càng tốt. Phương pháp chữa sâu răng thông dụng nhất hiện nay là hàn răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khoan mở rộng lỗ sâu, nạo sạch ngà đã bị hủy hoại vụn nát, sát khuẩn lỗ sâu và sau đó hàn kín lại. Tuy nhiên đối với các trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn bảo tồn được nữa thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng đó đi. Kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm nhiễm.
Phòng tránh bệnh sâu răng?
Như chúng ta đã biết, bệnh sâu răng tiến triển lâu dài trong vài năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên, lâu dài mới mong có kết quả. Các biện pháp phòng bệnh gồm: chải răng 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ngay sau các bữa ăn trưa, tối, nhất là cần chải răng buổi tối trước khi đi ngủ. Mọi người cần biết cách chải răng đúng là: dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong hai hàm răng trên và dưới. Cần chải kỹ rìa lợi và cổ răng.
Sâu răng có cần dùng kháng sinh?
Khi đã phát hiện bệnh sâu răng, bạn cần đến khám và điều trị tại chuyên khoa răng càng sớm càng tốt. Phương pháp chữa sâu răng thông dụng nhất hiện nay là hàn răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khoan mở rộng lỗ sâu, nạo sạch ngà đã bị hủy hoại vụn nát, sát khuẩn lỗ sâu và sau đó hàn kín lại. Tuy nhiên đối với các trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn bảo tồn được nữa thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng đó đi. Kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm nhiễm.
Phòng tránh bệnh sâu răng?
Như chúng ta đã biết, bệnh sâu răng tiến triển lâu dài trong vài năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên, lâu dài mới mong có kết quả. Các biện pháp phòng bệnh gồm: chải răng 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ngay sau các bữa ăn trưa, tối, nhất là cần chải răng buổi tối trước khi đi ngủ. Mọi người cần biết cách chải răng đúng là: dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong hai hàm răng trên và dưới. Cần chải kỹ rìa lợi và cổ răng.
Kem chải răng nên dùng loại có thuốc diệt khuẩn, có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, để răng có thể chống đỡ với vi khuẩn và axít tốt hơn. Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng như sau: dùng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 35 - 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa chừa khoảng cách khoảng 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng, kéo ngang 1cm để lấy thức ăn còn giắt (nếu có) ra khỏi kẽ răng. Dùng nước súc miệng có tác dụng khử khuẩn để làm sạch toàn bộ kẽ răng mà bàn chải và chỉ nha khoa chưa làm sạch được. Nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời điều trị những răng mới bị sâu.
Nguồn tin: Sức khỏe & Đời sống
Dorogyne
thuoc-suckhoe.com
Domesco
Phân nhóm: Kháng sinh - Kháng sinh phối hợp
Thành Phần: Mỗi viên: Spiramycin 750,000 IU, Metronidazole 125 mg.
Chỉ Định: Nhiễm trùng răng miệng cấp, mạn tính hoặc tái phát như áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm miệng, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm...
Liều Dùng: Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2-3 lần. Trẻ 10-15 t.: 1 viên x 2 lần/ngày. Trẻ 5-10 t.: 1 viên x 2 lần/ngày.
Chống Chỉ Định: Quá mẫn cảm với imidazol hoặc spiramycin.
Thận Trọng: Bệnh TKTW & TK ngoại biên. Tránh uống rượu . Không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ & khi cho con bú.
Phản Ứng Có Hại: Rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Phản ứng dị ứng: nổi mề đay. Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải.
Tương Tác Thuốc: Disulfuram, warfarin, vecuronium, fluoro-uracil.
Trình Bày & Giá:
Dạng | Đóng Gói | Hình Ảnh Sản Phẩm |
---|---|---|
Viên bao film | ||
Viên bao film |
Một số bài thuốc chữa đau răng
ykhoa.net - Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột trộn với dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được.
Đó là một trong những bài thuốc chữa đau răng đơn giản mà cho kết quả nhanh chóng. Sau đây là vài phương thuốc khác:
- Lấy cây chuối non vắt lấy nước để ngậm, chỉ vài lần là hết đau.
- Quả vải phơi khô 20 g, rễ lá lốt 20 g, đổ một bát nước sắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày.
-
Kinh giới 20 g, thương nhĩ 20 g, sắc lấy nước để ngậm (mỗi lần ngậm vài
phút rồi nhổ đi). Những người bị đau răng do phong dùng phương thuốc
này rất công hiệu.
- Rễ cây cà hoang 30 g, sắc lấy nước để ngậm.
- Vỏ cây gạo 50 g, thạch xương bồ 50 g, sắc lấy nước đặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.
Lương y Trịnh Văn Sĩ, NNVN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét