Trang

Bài thuốc nhà nghèo trị dứt bệnh gút (gout)

Một vị lương y gắn bó với nghiệp y dược đã bỏ hơn 3 năm nghiên cứu thành công bài thuốc chữa trị bệnh gout-gút hiệu quả mà không tốn nhiều tiền cho kết quả tốt nhất cho người bệnh gout. Ông là lương y Lê Hữu Chí đã bào chế thành công bài thuốc chữa bệnh gout mãn tính với hơn 12 loại thảo dược dân gian...

Bài thuốc nhà nghèo trị dứt bệnh nhà giàu:

Gọi là thuốc nghèo bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay trên vỉa hè lề đường. Hơn nữa, giá thành mỗi thang thuốc chỉ từ vài chục ngàn đồng. Lương y Chí trình bày bài thuốc chữa bệnh 12 loại thảo dược căn bản (có gia giảm và thêm một số vị thuốc khác tùy theo tình trạng bệnh) như sau:

- Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.

Thuốc đông y chữa bệnh gout-gút

Tác dụng chung của những vị thuốc này theo lời ông Chí là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trên các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng.

Người bị bệnh gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau nhứt các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt, ông Chí giải thích.

Cách thức sử dụng bài thuốc được ông Chí hướng dẫn cực kỳ đơn giản là đem phơi 8gr, mỗi ngày sắc 1 thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc 1 lít nước, đến khi còn lại nữa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn 1 chén để uống.

Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3-4 ấm là tốt nhất, ông hướng dẫn thêm. Cũng theo lời thầy thuốc Chí, thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể uống ngày 1 ngày 2 là lành bệnh, nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiêng trì điều trị.

Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam, ông chí cho biết thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1-2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động tay chân ít đau hơn, các khớp xương không bị sưng tấy.

Điều cần lưu ý là đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thị cầy, đồ hải sản, thị đỏ, thịt ngan vịt, nội tạng động vật,.. bởi những thực phẩm này có chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tùy theo thể trạng và tình hình bệnh tật để khí huyết lưu thông đều đặn. Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm bằng các phương pháp châm cứu, day bấm huyệt đạo bởi, sử dụng các loại máy massage và máy xung điện miếng dán vì các phương pháp này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắc bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm, lời lương y Chí căn dạn bệnh nhân.

Nói về ưu nhược điểm của phương pháp chữa trị bệnh nhà giàu bằng bài thuốc nam, lương y Chí khẳng định thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy chậm mà chắc. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai cũng đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắc đỏ. Vị lương y xứ Huế thậm chí còn khẳng định bất kể bệnh bệnh nhân nào đều có thể tự tìm thuốc để sắc uống chứ không nhất quyết phải tìm đến bác sĩ. Đây toàn là những loại thảo dược dễ tìm ở nước ta, cách bào chế cũng hết sức đơn giản, ông mở lòng chia sẽ.

gout là nguyên nhân gây rối loạn hạnh phúc gia đình

Ba năm mày mò tự bài chế thuốc

Kể về nguồn gốc bài thuốc nam chữa bệnh trị bệnh gút, lương y Chí bật mí, cách đây khoảng hơn 10 năm, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thấp khớp, ông mới biết nhiều người bệnh không phải do khớp thông thường mà bị bệnh gút.

Ở thời điểm đó, nhiều người mắc bệnh gút nên căn bệnh này đã trở thành đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Nghĩ vậy, ông mới quyết tâm tìm tòi bằng được bài thuốc nam chữa bệnh được mệnh danh là bệnh nhà giàu.

Trong Đông y bệnh gút được xác định do hai nguyên nhân chủ yếu: Ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân tức cơ thể bị những luồng tà khí thâm nhập dẫn đến phong hàn, tê thấp, kinh mạch tắc nghẽn. Còn nội nhấn hay còn gọi thất tình nội thương, xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học hay ức chế tinh thần kéo dài khiến thân thể lâm bệnh.

Đặc biệt bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời, không những khiến người bệnh khó vận động mà còn kéo theo nhiều bệnh hệ lụy bệnh tật khác như: Dị dạng khớp xương, suy thận, bị sạn thận,.. 

Thực phẩm rau củ quả rất tốt cho điều trị giảm gout

Nghiền ngẫm nhiều cuốn sách, hỏi ý kiến nhiều lương y khác, sau khoảng 3 năm thử nghiệm, ông đã tự chế ra bài thuốc trên. Thuyết phục về tính hiệu quả của bài thuốc nam, thầy thuốc Đông y cho biết đã đưa vào áp dụng cụ thể gần 10 năm nay và thu được kết quả khả quan.

Ông nói: hàng trăm bệnh nhân gút đã được điều trị bằng 12 vị thảo dược trên. Thực tế nhiều trường hợp khỏi hẳn khi đã mắc bệnh gút mãn tính sau 1 thời gian kiên trì uống thuốc. 

P/S: Hiện nay, bài thuốc này đã được truyền đến anh Bá (0983.042.822) bao gồm nhiều vị thuốc giúp chữa trị gút hiệu quả cao. Bạn cũng nên biết rằng, gout-gút là chức bệnh rối loạn chức năng chuyển hoa do cơ thể ít vận động mà đặc biệt là gan-thận đang có vấn đề suy giảm. Khi biết mình bị gout, nên khám thêm gan (men gan), máu, nước tiểu, thận, cholesterol, huyết áp,... vì tất cả những vấn đề này đều liên quan đến gout-gút. Có thể dùng thuốc Đông y  khác thay cho Tây y điều trị men gan, thận, cholesterol,..

Thuốc tây vừa mắc tiền vừa có kết quả không khả quan, nếu bạn quan tâm đến bài thuốc này, nên liên hệ với Lương y Chí hoặc anh Bá (Sài gòn) để biết thêm thông tin điều trị thích hợp.

 

Bệnh gút (gout) là gìGout là gì?

Bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân  là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính  (viêm khớp do Gout) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.

Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa nó đuợc xem như là "bệnh của vua chúa" vì thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.

Nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn phụ nữ. Bệnh Gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.

Dấu hiệu và triệu chứng :

Các triệu chứng bệnh gout hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Gồm:

Đau khớp dữ dội. Gout thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.

Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau.

Nguyên nhân :

Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.

Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

Yếu tố nguy cơ :

Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:

Lối sống. Thường nhất làuống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗingày. N61u thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.

Một số bệnh lý và thuốc. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,…cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.

Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.

Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.

Biến chứng  :

Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.

Điều trị :

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gout cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.

Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.

Trường hợp bạn bị cơn Gout cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn.

Phòng ngừa :

Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout. Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất.

Tự chăm sóc bản thân :

Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gout, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :

Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.

Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

Giới hạn hoặc tránh rượu. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ. Nếu bạn đang bị Gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.

Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.

Bs Phạm Xuân Hậu

 

Một vài lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh GoutNgười bị bệnh gút (gout) thường điều trị ngoại trú. Do bệnh tiến triển mạn tính, không được chẩn đoán chắc chắn, không khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết, nên việc dùng thuốc chưa đúng, kém hiệu quả, có khi còn xảy ra tai biến.

Người bị bệnh gút thường dùng các thuốc điều trị giảm cơn đau trong đợt cấp và các thuốc dự phòng ngừa khởi phát đợt cấp.

Thuốc điều trị

- Colchicin: Môi trường acid dễ làm kết tủa urat gây bệnh gút. Colchicin tạo ra chất ngăn cản sự vận chuyển các vật liệu bị thực bào đến các thể tiêu bào, ức chế sự thực bào của bạch cầu trung tính với tinh thể urat, giữ cho môi trường bình thường, nên được dùng điều trị cơn cấp tính và dự phòng khởi phát đợt cấp. Muốn có hiệu quả phải dùng ngay khi khởi phát đợt cấp. Thuốc gây nôn, tiêu chảy (xảy ra trước khi giảm triệu chứng đau). Cần giảm liều khi thuốc đã có hiệu quả.

Thận trọng với người bệnh về dạ dày, ruột, thận, gan, tim, loạn thể tạng máu; không dùng khi các bệnh này ở mức trầm trọng. Thận trọng khi dùng cho người già, sức yếu, phụ nữ mang thai, nuôi con bú. Không dùng thuốc lâu dài vì có thể gây bệnh về cơ.

Khi dùng thuốc nếu có hiện tượng nôn, tiêu chảy chứng tỏ thuốc đã quá liều, phải giảm liều hay tạm ngưng trị liệu. Thuốc có thể làm nổi mề đay, ban đỏ dạng sởi, suy giảm tủy xương, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc nhưng hiếm gặp nếu dùng đúng liều.

- Kháng viêm không steroid (NSAID): Là thuốc chọn lựa đầu tiên, thường dùng ít nhất 5-7 ngày khi người bệnh bị đau mà chưa điều trị hoặc dùng phối hợp với thuốc dự phòng. Các NSAID thế hệ cũ (ức chế COX-1, COX-2) và mới (ức chế chọn lọc COX-2) có hiệu quả như nhau.

Không dùng NSAID cho người suy thận, loét dạ dày đang tiến triển, suy tim sung huyết hay có mẫn cảm với thuốc.

- Các corticoid: Khi bị bệnh gút đa khớp, ảnh hưởng nặng đến khớp thì có thể tiêm vào khớp. Việc tiêm vào khớp chỉ dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Khi chắc chắn không bị nhiễm khuẩn khớp, không bị nhiễm khuẩn da ở chỗ tiêm mới được tiêm (nếu không sẽ gây nhiễm khuẩn tại khớp hoặc lan rộng ra toàn thân, nhiễm khuẩn huyết). Phải tiêm đúng vào vị trí (nếu không sẽ không có hiệu quả, tiêm chệch vào cơ, xương, mạch máu, dây thần kinh quanh khớp có thể gây teo cơ, xốp xương, mất chức năng vận động khớp).

Thuốc dự phòng: Gồm allopurinol và các thuốc thải acid uric. Chỉ dùng dự phòng cho những người có hơn 3 đợt cấp trong năm. Với người không có triệu chứng, chỉ dùng dự phòng khi xét nghiệm thấy lượng acid uric ở nước tiểu trong 24 giờ lớn hơn 1.100mg, hoặc khi nồng độ acid uric máu cao, kéo dài (ở nam lớn hơn 773mg, nữ lớn hơn 595 micromol/lít).

- Allopurinol: Bắt đầu dùng liều thấp (liều duy nhất 100mg/ngày), sau tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường (liều dùng thường đạt đến 200-300mg/ngày, đôi khi phải dùng đến liều cao 600-900mg/ngày). Nếu xuất hiện một đợt cấp phải giữ liều allopurinol không đổi và đợt cấp được điều trị theo cách thông thường.

Allopurinol gây độc cho thận. Khi độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Chẳng hạn khi độ lọc của cầu thận trên 100ml/phút thì mỗi ngày dùng 300mg nhưng khi độ lọc của cầu thận chỉ còn 10-20ml/phút thì 2 ngày mới dùng một lần 100mg. Không làm như thế sẽ xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng: sốt cao, hoại tử biểu bì, nhiễm độc viêm gan, suy thận với tỷ lệ tử vong cao (khoảng 20%). Khi dùng phải uống nhiều nước (để nước tiểu bài tiết trong 24 giờ, đạt khoảng 2 lít), duy trì nước tiểu trung tính hoặc kiềm.

Allopurinol có thể gây hoại tử gan, viêm mạch hoại tử, loạn thể tạng máu, tụ máu gây phản ứng da độc tính, phát ban, gây rối loạn dạ dày, ruột, sốt, nhức đầu nhưng ít khi xảy ra nếu dùng đúng liều.

Allopurinol không có chống chỉ định với người bệnh sỏi thận urat.

- Các thuốc thải uric: Gồm benzbromaron, probenecid, sulphipyrazon.

Dùng cho người không dung nạp allopurinol hoặc phối hợp với allopurinol khi dùng đơn độc một loại kém hiệu quả. Người suy thận mà độ thanh thải creatin dưới 50ml/phút thì dùng không có hiệu quả.

Cần điều chỉnh liều thích hợp để với chế độ ăn bình thường lượng acid uric thải ra ở nước tiểu trong 24 giờ phải dưới 800mg. Phải khởi đầu với liều thấp, sau tăng dần. Ví dụ mức tăng probenecid (từ 500 lên 2.000mg), sulphipyrazon (từ 100 lên 600mg), benzbromaron (từ 100 lên 200mg).

Khi dùng thuốc, phải uống nhiều nước để có đủ lượng nước tiểu thải ra, nếu không sẽ kết tinh urat, gây sỏi. Có thể dùng natri bicarbonat với liều 1-2-3g/ngày để làm giảm sự kết tinh urat. Trừ benzbromaron đôi khi có thể gây suy gan tối cấp, cả 3 thuốc này chỉ gây rối loạn tiêu hóa và dị ứng nhẹ. Không dùng thuốc cho người có sỏi urat.

Khi dùng thuốc chữa gút, người bệnh cần khám lâm sàng, xét nghiệm chắc chắn có bệnh mới dùng thuốc. Cần dùng đúng từng loại cho mỗi giai đoạn, đúng thời điểm, đúng liều, đúng thời gian, và khám định kỳ (cả lâm sàng, xét nghiệm chỉ số chức năng gan, thận, đếm máu, đo lượng acid uric trong nước tiểu, trong máu...) để điều chỉnh liều theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc mò mẫm. Tuy không chữa khỏi, nhưng làm đúng như thế, bệnh sẽ ổn định.

DS. Bùi Văn Uy

 

Bài thuốc dân gian chữa gout -bệnh gút đơn giảnBệnh gout là một dạng thực thể bệnh viêm sưng các khớp do việc đào thải của thận có vấn đề, ăn nhiều đạm động vật, hải sản, hay uống bia rượu trong một thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng viêm sưng các khớp chi tay chân.

Bệnh gút thường gặp nhiều ở nam giới ở tuổi 40 trở lên nhất là những người chức năng can, tỳ, thận đã suy yếu, lại lạm dụng thức ăn bổ béo, hay uống rượu bia. Bệnh gút có thể chữa khỏi bằng nhiều cách, chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc dân gian chữa bệnh gút hiệu quả mà an toàn.

Nhưng hiện nay, mức độ bệnh này càng ngày càng giảm độ tuổi ở Việt Nam do ăn nhiều đạm và uống nhiều bia rượu trong một thời gian dài từ ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ.

Hiện nay, căn bệnh gout rất khó điều trị, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng về khớp, mô, các mạch máu và tổng thể thẩm mỹ của người bệnh.

Bia rượu là nguyên nhân gây ra tình trạng dư acid uric và làm trầm trọng thêm bệnh gout

Nguyên nhân sâu xa của bệnh gout (hay bệnh thống phong) có thể là do trục trặc về một số gen. Hay nói cách khác, các tinh thể muối urat lắng đọng nơi các khớp chi tay chân nếu nồng độ acid uric trong cơ thể cao. Vấn đề ở đây là do thói quen ăn nhậu và thói quen dinh dưỡng không phù hợp hiệu quả. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất burin có trong cơ thể.

Vì vậy, ta cũng nó cho rõ rằng, gout là một dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến tăng lượng acid urid đột ngột một thời gian dài lắng đọng ở nơi các khớp chi gây ra sưng lâm sàn hoặc viêm sưng tấy nóng đỏ và nặng hơn là làm biến dạng hình thể nơi các đầu khớp.

Nếu chúng ta không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm cục bộ các khớp ngón, cổ chân, đầu gối, các khớp chi phần ngón tay... gây khó vận động, đau nhứt triền miên, mất thẩm mỹ và nặng hơn sẽ làm thận suy giảm chức năng của mình.

Ăn nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật là một trong nhiều nguyên nhân rối loạn chuyển hóa

Ở đây, điều tôi muốn đưa đến cho đọc giả cách chữa trị bệnh goud (dư acid uric hay gọi là bệnh thống phong) một bài thuốc chữa trị dân gian không tốn nhiều công sức và tiền bạc, mà còn dễ kiếm, dễ tìm và là loại thuốc cây nhà lá vườn bất cứ người nào cũng tự chữa trị được.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout  -bệnh gút được thực hiện như sau:

-1 Con cua đồng còn sống (không phân biệt đực cái): nếu mua ngoài chợ về rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1 đến 2 tiếng. Mục đích là làm cho con cua sẽ tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn.

-Rượu gạo có nồng độ từ 35-40 độ nguyên chất (không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp) với nước với tỉ lệ: 1 rượu - 5 nước (sử dụng cái muỗng hay thìa) làm sao cho vừa đủ dùng.

-Lấy 1 cái tô có cạnh bè ra để dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua đồng.

-Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút hoặc có thể 15 phút là được.

-Khi  ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước nhiều hơn (kinh nghiệm)

-Sau đó lấy phần nước hỗn hợp này uống (nhớ lắng hoặc lọc sạch cũng được).

Dịch bọt tiết ra từ miệng con cua đồng + tỷ lệ rượu nước 1:5  cho ra hỗn hợp chữa trị gout

(Lưu ý: không sử dụng cua đã chết vì không còn khả năng tiết dịch từ miệng có thể tái sử dụng cua từ 1 đến 3 lần)

Thời gian sử dụng như sau:

  • Tuần đầu tiên: ngày sử dụng 1 con để tạo ra hỗn hợp nước uống: 7 ngày đều đặn (sử dụng 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu quả khác).
  • Tuần thức 2 cách 3 ngày sử dụng 1 lần.
  • Tuần thứ 3: sử dụng 1 lần.
  • Sau đó 2 tuần làm 1 lần.
  • 1 tháng làm 1 lần.
  • 3 tháng làm 1 lần.
  • 6 tháng 1 lần nữa.

Khi sử dụng phương pháp chữa gout này, bạn có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm lần nữa.

Đây là 1 bài thuốc dân gian dễ sử dụng, bản thân mình đang trải qua, cũng có uống nhiều thuốc nhưng không cách nào hết được. Chiều thứ 7 uống thì nguyên ngày hôm sau đã đỡ khỏi. Có thể dùng chân dậm mạnh dưới đất mà không gây thốn hay đau gì.

Tuy nhiên, "Phước chủ may thầy" có ai được toàn vẹn hoặc chữa khỏi bằng 1 bài thuốc hoặc bằng 1 cách đâu. Trên đây là một trong những phương pháp chữa căn bệnh gout mà đấng mày râu hiện nay tại Việt Nam mắc phải rất nhiều làm tốn tiền của thời gian và hạnh phúc của nhiều gia đình.

Hạn chế bia rượu, hải sản, đạm và nội tạng động vật khi biết mình dư acid uric;

Hạn chế bia rượu, hải sản, đạm và nội tạng động vật khi biết mình dư acid uric

Hi vọng, ai đó đọc được bài này và tự chữa khỏi cho bản thân, nếu không khỏi xem đây chỉ là một phương pháp được đưa ra bình thường thôi các quý vị?!

 
Chữa bệnh gút bằng đậu xanh

Khi những phương thuốc chữa bệnh gout bằng Đông – Tây Y không mấy phát huy tác dụng thì có một bài thuốc đơn giản của người Sán Dìu lại được dân gian cho là có hiệu quả hơn hẳn, đó là bài thuốc dùng đậu xanh chữa bệnh gout.

Cách làm như sau:

Hạt đậu xanh để nguyên vỏ, ninh cho nhừ, không cho thêm bất cứ gia vị gì, sáng ngủ dậy ăn một bát và tối ăn bát thứ 2.

Sáng thì ăn thay bữa sáng, tối ăn trước khi đi ngủ. Tùy khẩu vị, có thể nấu khô hoặc nhão. Trong thời gian này, nhớ kiêng tất cả những gì đã được các bác sĩ khuyên như rượu bia, chất kích thích, nội tạng,……. Các bữa trong ngày ăn uống bình thường.

Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày là ổn. Một lạng rưỡi đậu xanh ăn hai ngày, 30 ngày hết chưa tới 2,5kg, chi phí không đáng kể, chủ yếu là cần kiên trì và quyết tâm vì ăn tới ngày thứ 3 là bắt đầu ngán!

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, không cho thêm bất cứ thứ gì

Lưu ý:

- Trong thời gian chữa bệnh gout với đậu xanh nhớ cẩn thận kiêng cữ tất cả các đồ ăn thức uống đã theo lời khuyên của bác sỹ.

- Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế, những ai huyết áp thấp cần lưu ý, ngoài việc ăn kiêng thì ăn uống những đồ khác bù lại để duy trì huyết áp. Bởi nếu huyết áp không ổn định thì bệnh sẽ không khỏi. Huyết áp là khí huyết vậy. Vì thế, bất kể ai dùng cũng cần theo dõi huyết áp.

- Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.

 

Thứ bảy, 12/04/2014 10:22 -- alobacsi.vn

Thuyên giảm bệnh gút sau 3 tháng nhờ bài thuốc Nam truyền 4 đời

Đã từ lâu, ở vùng núi cao thuộc thôn Cao Đường, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen với hình ảnh người phụ nữ sáng đi dạy học, chiều ở nhà bốc thuốc.

Cô tên Dương Thị Hải Yến, 42 tuổi, dù chỉ là con dâu nhưng cô Yến lại trở thành truyền nhân duy nhất được bố mẹ chồng truyền lại bài thuốc Nam có lịch sử 4 đời của gia đình. Mang thiện tâm giúp đời làm phúc, ngoài giờ giảng dạy, cô miệt mài tìm các vị thuốc Nam phối hợp thành những bài thuốc điều trị. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Gút hiệu quả.

Khám phá bất ngờ về bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị bệnh gút của cô giáo xứ Mường 1
Bài thuốc chữa bệnh gut của gia đình cô bao gồm rất nhiều loại cây thảo dược quý kết hợp lại với nhau

Truyền nghề cho con dâu

Dọc theo quốc lộ 6, chúng tôi tìm về nhà cô Yến tại thôn tại thôn Cao Đường trong một chiều xuân mưa phùn, gió rét. Ngôi nhà của cô Yến nằm ngay gần đường mòn Hồ Chí Minh, xung quanh vườn toàn những cây thuốc Nam xanh tốt, trong đó có nhiều cây thuốc quý cực kỳ quý hiếm.

Khi phóng viên gõ cửa, cô Yến đang soạn giáo án, chuẩn bị bài vở cho buổi dạy học hôm sau. Nghĩ chúng tôi đến nhờ lấy thuốc chữa bệnh, cô tận tình hỏi thăm. Khi được biết chúng tôi không phải là bệnh nhân mà là phóng viên biết thông tin đến tìm hiểu về những bài thuốc quý, cô từ tốn mời trà nước và kể về cơ duyên được cha chồng truyền lại bài thuốc gia truyền.

"Từ đời cụ, đời ông nội, đời bố mẹ chồng rồi bây giờ tới lượt tôi, đã trải qua 4 đời làm nghề thuốc Nam. Tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận", cô Yến cho biết. 20 năm lăn lộn với nghề bốc thuốc, cô Yến vẫn luôn cảm thấy mình là một nguời may mắn: "Tôi lấy chồng về một gia đình đã 3 đời làm nghề bốc thuốc Nam cứu người. Mặc dù, gia đình chồng tôi có tất cả 8 anh chị em, bản thân tôi, dù là con dâu, lại được bố mẹ chồng truyền lại cho bài thuốc Nam chữa bệnh gút".

Kể về duyên đến với nghề bốc thuốc của mình cô Yến vui vẻ cho biết: "Khi về nhà chồng, tôi đang là giáo viên dạy học, những lúc rảnh rỗi tôi thường phụ giúp mọi người trong gia đình bào chế cây dược liệu. Lúc đó, bố chồng tôi làm "thầy cãi" trong tỉnh, lại hay chữ Nho nên bận rất nhiều việc nên đã truyền lại nghề cho mẹ chồng tôi. Tôi lại hay theo mẹ chồng lên núi hái thuốc.

Làm nhiều thành quen, chẳng bao lâu sau, tôi đã nhớ được hết tên các cây thuốc và công dụng của nó. Không dừng lại, tôi còn tìm hiểu nhiều tài liệu, sách vở để trau dồi thêm kiến thức về cây dược liệu, kịp thời bổ sung những khiếm khuyết trong bài thuốc gia truyền của gia đình. Chính đó là cơ duyên khiến cho bố mẹ chồng tôi tin tưởng truyền nghề lại cho con dâu".

Cây cà gai leo - một vị trong bài thuốc Nam chữa bệnh gút
Cây cà gai leo - một vị trong bài thuốc Nam chữa bệnh gút
Từ bài thuốc ông bà truyền lại - chủ yếu vẫn dùng phương pháp truyền thống sắc uống nước, cô đã cùng các anh em trong gia đình chồng nghiên cứu và bào chế thành công nhiều bài thuốc bằng cách chiết xuất rồi nén thành dạng viên, vừa dễ sử dụng cho người bệnh, vừa tiết kiệm thời gian, đặc biệt hiệu quả mang lại cũng hơn hẳn.

Dù có nhiều đổi mới trong cách chữa trị, nhưng trước sau, cô Yến và gia đình vẫn tâm niệm một điều: Làm thuốc Nam chính là cứu người làm phúc và theo lời dặn của cha ông là không được đặt nặng vấn đề tiền bạc.

Theo lời cô Yến: "Những cây thuốc Nam trước kia mọc tự nhiên trong rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây càng ngày càng trở lên khan hiếm. Để thu gom cây thuốc, mọi người trong gia đình cô phải vào sâu trong rừng, đồng thời thuê người dân trên bản đi lùng tìm bán lại. Đặc biệt, gia đình cô còn tiến hành đầu tư vườn chuyên trồng những cây thuốc quý này. Tuy nhiên, đa phần những cây thuốc Nam trồng khó sống và chi phí đầu tư khá tốn kém".

Phương thuốc đặc trị chữa bệnh gút

Bài thuốc gia truyền của gia đình cô Yến mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Gút. "Không phải ai uống cũng khỏi hoàn toàn, các cụ vẫn hay bảo "phúc chủ lộc thầy", bởi thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người có hợp hay không. Nhưng gia đình tôi có thể chữa được từ 60-70%, giúp người bệnh gút thuyên giảm. Người mới chớm bị gút kiên trì sử dụng thuốc có hy vọng khỏi hẳn", cô Yến cho hay.

Cô Yến lý giải: "Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp".

Cô cùng gia đình nghiên cứu nhiều loại thảo dược, rồi kết hợp chúng lại với nhau. Thành phần chính của bài thuốc là cây đơm mít, củ bối hạt, cùn ní, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh. Tác dụng chung của những vị thuốc này là chống viêm và bài trừ thấp khớp.

Ngoài ra, thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy, công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.

Thuốc của gia đình cô Yến được chia làm hai loại, đó là thuốc sắc uống và thuốc viên. Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản: "Cây thuốc đã được rửa sạch, phơi khô, chế biến sau đó đóng gói cẩn thận. Người bệnh chỉ việc mang thuốc về sao vàng và sắc uống thay nước. Mỗi ấm thuốc thuốc có giá 50 nghìn đồng.

Thông thường mỗi người bệnh nhẹ chỉ cần dùng chỉ cần dùng tới 3 tháng thuốc, người bị bệnh nặng thì thì phải kiên trì hơn dùng thuốc từ 3 đến 6 tháng là bệnh tình đã thuyên giảm và có chuyển biến rõ rệt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm", cô Yến chia sẻ.

Mong sớm có công trình nghiên cứu

Bà Vũ Mai Hương, 46 tuổi - Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Dương - cho biết: "Ở vùng cao của huyện Lương Sơn, trong dân gian vẫn còn lưu giữ những bài thuốc quý, nhất là việc dùng các loại cây dược liệu trên rừng để điều trị những bệnh thông thường. Trường hợp cô Dương Thị Hải Yến với bài thuốc của mình đã chữa được nhiều người khỏi bệnh mà hiệu quả nhất là bệnh gút. Rất mong có những công trình nghiên cứu về các bài thuốc quý dân gian ở xứ Mường nói chung và bài thuốc gia truyền của cô Yến nói riêng, để giúp nhiều người có cơ hội được chữa khỏi bệnh mà ít tốn kém về kinh tế"


AloBacsi.vn
Theo Gia đình & Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét