Trang

Sỏi mật & Viêm túi mật

Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật
soi-mat.jpgPhân loại
Sỏi mật có nhiều loại:
Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).
Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.
Sỏi muối mật: Tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.
Thuốc dùng trong sỏi mật
Gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng
Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau:
- Các thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hoá học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như alverin, atropin.  - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trở  co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid của thuốc phiện, nhưng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ khi dùng liều quá cao).
- Visceralgin (tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Người bệnh có thể tự dùng thuốc này để giảm đau bước đầu (tránh choáng). Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn thêm cho việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện (làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn đoán).
Thuốc làm tan sỏi:
- Acid ursodesoxycholic (ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụng  hoà tan sỏi cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng). Không dùng trong trường hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trường hợp có thai, cho con bú. Thận trọng với người  có các chứng gan, đường ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngưng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram)  vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng creatinin, tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin)  vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ursodiol còn có nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso, ursolvan) có nhiều hàm lượng  100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng.
- Acid chenodesoxychlolic làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống chỉ đinh tương tự như acid ursodesoxycholic
Thuốc chữa biến chứng:  Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất  nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật  chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm:
- Kháng khuẩn thường dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (actichaut).
Sỏi đường mật thường gây nên những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, người bệnh cần khám tại nơi có đủ điều kiện để xác định có bị sỏi mật hay không, thuộc loại nào, ở mức độ nào thầy thuốc mới cho dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tránh chậm trễ,  dùng thuốc tuỳ tiện.    
DS. Hải Bùi
suckhoedoisong.vn

This entry was posted in Viêm Túi Mật on

.

Trao đổi với bác sĩ về bệnh viêm sỏi túi mật

Theo thống kê từ trong nước, bệnh viêm sỏi túi mật là một chứng bệnh rất thường xảy ra cho người Việt Nam chúng ta. Nguyên nhân do sự tiêu hoá không được bình thường, bởi những đồ ăn và thức uống quá độ chứa trong cơ thể, phát sinh ra những chứng bệnh có hại đến sức khoẻ.bac si
Dưới đây là cuộc trao đổi giữa Bình nguyên và bác sĩ Trung Chỉnh về bệnh viêm túi mật:
Bình Nguyên: Xin kính chào Bác sĩ.
Bác sĩ Trung Chỉnh: Kính chào cô Bình Nguyên, xin kính chào quý thính giả.
Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ. Như vừa rồi Bình Nguyên đã giới thiệu, thì hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến bệnh viêm túi mật. Xin Bác sĩ vuui lòng giải thích cho về cái vị trí của túi mật và phậnvụ của túi mật ra sao trong cơ thể con người?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Cái túi mật của mình nó nằm ngay phía dưới của lá gan. Cái nhiệm vụ của túi mật là chứa mật, và cái mật nó sẽ tiết ra để nó tiêu hóa, phần lớn là cái chất mỡ trong cơ thể mình. Khi mình ăn vào, thì nhiệm vụ mật chỉ là tiêu hóa chất mỡ, đồ ăn nó đi thẳng vào ruột, thì gặp mỡ là nó tiêu hóa thôi! Cái nhiệm vụ của túi mật nó cũng không quan trọng lắm, thành ra là cắt bỏ túi mật đi thì cũng không sao.
Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ, nguyên nhân nào đã đưa đến bệnh viêm sỏi túi mật?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Nó có một vài cái nguyên nhân chánh, nhưng mà cái nguyên nhân chánh vẫn là tại vì cái sạn túi mật, hay là mình gọi là sỏi túi mật, thí túi mật nó bị có sỏi; mà phần lớn cái sỏ này lại là cái sỏi colesteron. Thì khi cái sỏi này nó lớn lên lần, thì nó lại rớt ra, rồi nó chạy theo cái ống dẫn mật, nó xuống chỗn ruột non của mình, gọi là thập nhị chí trạng.
Cái cục sạn đó nó dắt đi, nó rớt ra, nó đi xuống, nó bị nghẹt nửa chừng hoặc là nó đi xuống tới cái chỗ ruột non, ngay cái chỗ đổ vào ruột non, nó nghẹt, nó nằm ở đó, cái mật nó bị đọng lại, thì nó làm cho bị viêm, cộng lại ở đó có một số con vi trùng. Viêm mà do cục sạn, có khi viêm do những chất hóa học, viêm do con vi trùng. cả ba trường hợp đó đều làm cho túi mật bị sưng lên.
Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ, khi bệnh nhân bị chứng bệnh Viêm Sỏi Túi Mật này, thì dấu hiệu nào cho biết là túi mật trong người mình có vấn đề? Và người bệnh nhân cảm thấy như thế nào để họ biết là họ bị cái bệnh đó?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Đau. Đau lắm! Đau phía dưới của mạn sườn bên phải và đau cả vùng gan. Khi đau như vậy là nó đau dội lên trên đàng sau của bả vai, có khi đau sau khi mình ăn, đặc biệt là ăn một bữa no hoặc là ăn nhiều chất béo.
Cái mật nó có nhiệm vụ nó bóp ra nhiều mật để nó tiêu hóa chất béo đó. Thế nhưng nó bị cục sạn nó chận lai, rồi cộng lại với vấn đề vi trùng với một số chất hóa học, nó làm cho cái túi mật nó bị viêm, thành ra đau, đau lắm!
Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ, khi bị viêm túi mật, thì chứng bệnh này có ảnh hưởng đến các bộ phận khác mà có sự liên đới trong cơ thể, chẳng hạn như gan , bao tử v.vv và nếu có , thì xin Bác sĩ giải thích cho tại sao?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Vâng, nó có mất cái biến chứng. Cái cục sỏi nó chảy xuống ruột non, nó bị chặn lại, nó không xuống được, cục sỏi nó nằm ngay chỗ đó, mà cái cơ khổ là ngay cái ống chỗ đó thì ngoài cái lống dẫn mật nó đổ vào, thì lại là cái ống dẫn của cái tuyến gọi là lá mía lại dẫn vào nữa.
Nó nghẹt chỗ đó, thì nó làm cho cái tuyến tuỵ tạng cũng bị ứ lại, rồi nó lại sưng lên. Khi mà thử thì thấy rằng men gan nó tăng lên, và rồi men của tuỵ tạng nó cũng tăng lên, thành ra nó ảnh hưởng đến tuỵ tạng mình gọi là cái lá mía.
Bình Nguyên: Vâng, như Bác sĩ vừa cho biết thì cái bệnh Viêm Sỏi Túi Mật nó làm ảnh hưởng đến men gan, rồi lại ảnh hưởng đến men tuỵ tạng, thế thì cách chữa trị chứng bệnh này sẽ như thế nào?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Khi người ta chữa bệnh thì thường hay gọi cái ông bác sĩ chuyên môn về đường ruột cũng như đường gan, làm một cái soi, soi thì có thể gặpđược cục san, đẩy nó vô ra ng cái ruột hoặc là đẩy lên thế nào đó để có thể giải quyết được cái chỗ tắc nghẽn đó, thì mật nó mới đi xuống xuông xẻ.
Có những cục sạn nó lớn quá, nó nằm lại ở trong cái túi mật, về lâu về dài, thì vì cái chỗ túi mật đó nó tiếp giáp với ruột, cứ cọ riết, cọ từ từ thì nó lủng cái túi mật, nó lọt vào trong cái túi ruột, nó làm cho bị nghẽn ruột. Trường hợp đó nhiều khi phải mổ.
Bình Nguyên: Bệnh này có làm cho người bệnh nhân bị vàng da hay là bị vàng nước tiểu vàng không?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Nếu trường hợp họ bị ứ nhiều và ứ lâu, thì có thể làm cho người ta bị vàng da. Phần lớn là không, nhưng mà có thể xảy ra. Lẽ dĩ nhiên khi mà bị vàng da như vậy thì nó cũng làm cho nước tiểu bị vàng thêm.
Bình Nguyên: Cái bệnh này như Bác sĩ vừa nói, tức là nó không có nguy hiểm, nó không có đến nỗi chết người, khi người ta chữa trị thì cũngcó thể chữa trị hết, phải không ạ?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Theo như tài liệu y khoa nói, thì cái bệnh này mình không chữa thì nó cũng đỡ đau, chứ không phải nó hết, nó đi vào chứng gọi là kinh niên, khi qua nó cơn đau rồi, cái điều đó không có nghĩa là người bệnh khỏi. Cái cách giải quyết tốt nhất vẫn là mổ, cắt bỏ cái túi mật đi thì nó diệt trừ cái hậu hoạn.
Nếu như là người đó bị yếu sức quá, chẳng hạn như tim họ bị suy, họ yếu quá, nếu mà không cắt được, thì cái vẫn đề soi nó cũng khó khăn, tại vì soi thì mình phải đánh thuốc mê người bệnh, rồi bác sĩ mới dùng cái hệ thống soi vào trong cái bao tử, đưa xuống cái túi mật luôn. Tại cái đó phải đưa qua miệng, rồi đi xuống bao tử, rồi mới qua được cái chỗ túi mật, là cái ống dẫn mật thì cái đó cũng hơi khó khăn, thì cách giải quyết vẫn là chỉ có thể soi mà thôi!
Còn nếu nó chỉ bị viêm thường ở phía trên thôi do vi trùng, và nó làm cho bị viêm, phảicho nhập viên và phải trụ sinh. Có khi người ta dùng thuốc. Lý thuyết bảo rằng có thể làm cho cục sạn nó tan đi. Mà với cái kỹ thuật mổ như bây giờ nó không giống như hồi xưa.
Kỹ thuật mổ bây giờ là người ta làm bốn hay là năm cái lỗ nhỏ, rồi bác sĩ giải phẫu sẽ đưa vào trong cái bụng người ta những cái dụng cụ mổ, trong đó có đèn, có một con dao cắt bằng laser, thì người ta cắt túi mật người ta lấy ra, người ta hàn nó lại. Người ta mổ rất là sạch sẽ, rất là nhanh, và mổ như vậy nó không tổn thương nhiều. Có những người mổ mà khoẻ, mổ buổi sáng, buổi tối người ta cho về nhà.
Bình Nguyên: Riêng về vấn đề ăn uống, dinh dưỡng thì như thế nào sau khi người ta đã được chữa trị bằng cách là mổ như vậy thưa Bác sĩ?
Bác sĩ Trung Chỉnh: Vấn đề ăn uống thìdĩ nhiên là như lúc nãy mình nói là cái sạn phần lớn là nó tạo bởi colesteron đó, thì mình phải bớt ăn những cái chất tạo colesteron. Ngoài ra thì phải ăn bớt chất béo, ăn nhiều fiber. Ngoài ra thì cũng chẳng có gì đặc biệt để cữ kiêng hơn nữa.
Ngày xưa người ta nói có 4 chữa F, bây giờ thêm chữ F thứ 5, nhất là ở viêm túi mật đó, là xảy ra ở người đàn bà nhiều nhất, thì người ta nói là có 5 cái chữ F, cái F thứ nhất là ở đàn bà, là Female.
Cái F thứ hai là ở vào tuổi 40. Cái F thứ ba là người đó có da có thịt, tức là mập. Cái F thứ tư đó là thường thường người đó đẻ nhiều. Và cái F thứ năm đó là có gia truyền, tức là mẹ, bà nội, bà ngoại bị thì có khi người đàn bà đó cũng dễ bị.
Theo BS Huỳnh Trung Chỉnh – Đài Á Châu Tự Do

This entry was posted in Viêm Túi Mật on
.

Điều trị viêm túi mật

Tôi bị viêm túi mật nửa năm nay, hiện bệnh điều trị đã ổn định. Cùng cơ quan với tôi cũng có người mắc bệnh này và phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Xin bác sĩ cho biết trường hợp nào thì phải phẫu thuật? (Dương Quốc Dũng – Hà Nội)dieu tri viem tui mat
Viêm túi mật là một bệnh cấp tính thường gặp, có thể do nhiễm khuẩn hoặc do giun chui ống mật, sỏi ống mật chủ và các bệnh lý đầu tuỵ tạng làm hẹp ống mật chủ… Nguyên nhân thông thường nhất là do sỏi túi mật. Nếu bệnh chưa có biểu hiện viêm phúc mạc tại chỗ hoặc toàn bộ bụng, chỉ định điều trị thường là dùng kháng sinh phổ rộng và theo dõi.
Tùy theo mức độ đau và phản ứng của thành bụng mà thầy thuốc sẽ chỉ định thuốc giảm đau thích hợp. Nếu đã có viêm phúc mạc, thầy thuốc phải can thiệp bằng cấp cứu ngoại khoa.
Hiện nay, các biện pháp nội soi rất hiệu quả, có thể áp dụng cho các trường hợp có sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, giun chui ống mật… để điều trị bệnh. Hiện tại, bệnh của bác đã ổn định thì chỉ cần theo dõi khám định kỳ, nếu có những dấu hiệu đau tái phát cần đến các chuyên khoa tiêu hóa gan mật để điều trị kịp thời, tránh biến chứng phải phẫu thuật.
BS. Nguyễn Trường Sơn

.

Viêm túi mật, do đâu?

Mẹ tôi tự nhiên bị đau dữ dội ở dưới sườn bên phải, đi khám được biết bị viêm túi mật. Mong bác sĩ cho biết về bệnh viêm túi mật? Nguyên nhân do đâu? (Cao Thị Trúc - Hưng Yên)
Viêm túi mật, do đâu
Viêm túi mật cấp thường do sỏi chiếm khoảng 95% số bệnh nhân. Trường hợp viêm túi mật cấp không sỏi là một bệnh nặng do nguyên nhân khác như: bị bỏng, nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật, bệnh hiểm nghèo, do giun chui lên gây viêm, ít gặp hơn do dị ứng, hóa chất, độc chất.
Bệnh viêm túi mật thường có các tổn thương: loét, phù, sung huyết, hoại thư, thủng, hóa sẹo, gây tắc ống dẫn mật, túi mật vách hóa dày, xơ hóa và co rút lại.
Biểu hiện bệnh gồm các triệu chứng: đau đột ngột, dữ dội khu trú ở 1/4 phía trên bên phải lan ra xung quanh tới vai dưới bên phải; buồn nôn, nôn, ấn vùng túi mật đau nảy người; sốt cao, rét run; rối loạn tiêu hóa; trường hợp nặng biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân; khám sờ nắn thấy túi mật.
Để điều trị bệnh có thể dùng một hay phối hợp các phương pháp: nội khoa, dùng thuốc diệt vi khuẩn, hạ nhiệt giảm đau chống viêm, nâng cao thể trạng; phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Mẹ của bạn đã được khám và điều trị tại cơ sở y tế như vậy là đúng. Gia đình nên yên tâm chăm sóc phối hợp với bệnh viện để việc chữa trị có kết quả tốt.
BS. Bùi Thị Thu Hương

This entry was posted in Viêm Túi Mật and tagged on
.

Triệu chứng sau cắt túi mật

Người thân tôi 51 tuổi, mổ sỏi thận từ năm 1998. Khi đó, thầy thuốc nói nên cắt túi mật vì nếu chỉ mổ để thông thì sẽ phải mổ lại, nguy hiểm hơn. Khi ra viện, người nhà tôi được dặn là về nhà ,nếu thấy vàng mắt, vàng da thì đến mổ lại.cat tui mat
Sau đó, tuy không thấy hiện tượng trên, nhưng cho đến tận bây giờ, có hiện tượng khó tiêu, mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm, đi ngoài phân sống, da dẻ không có sắc hồng mà trắng bệch. Xin hỏi người nhà tôi phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ? (Nguyễn Trung Trực)
Sỏi đường dẫn mật (bao gồm sỏi ở ống mật chủ, túi mật và trong gan) là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp ở nước ta. Nếu sỏi túi mật có biến chứng hoại tử túi mật thì mổ cắt túi mật tốt hơn là mổ lấy sỏi rồi mở thông (dẫn lưu).
Lý do là nếu để túi mật lại rất hay bị tái phát sỏi và là ổ nhiễm khuẩn, thủng túi mật và nguy cơ ung thư phát triển. Nếu sỏi ở ống mật chủ, nhất là ở đoạn cuối do sỏi gây tắc và chít hẹp thì phải mổ nối mật với ruột. Người nhà bác được mổ cắt túi mật, nối mật vào ruột là đúng, còn những triệu chứng hiện nay có thể là do bị viêm túi mật và chít hẹp ống mật chủ do sỏi.
Sau mổ, sỏi mật rất hay bị tái phát vì các lý do: Nhiễm trùng, kết tủa muối mật và cholesterol. Khi bị tái phát, nếu sỏi còn nhỏ, di động được thì có thể chưa có triệu chứng gì trầm trọng. Nhưng khi sỏi gây biến chứng như tắc, nhiễm trùng thì sẽ có triệu chứng điển hình: đau hạ sườn phải, sốt, vàng da vàng mắt.
Ngoài ra còn các dấu hiệu như rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, nếu da và niêm mạc vàng tăng thì người gầy sút nhanh. Sỏi tồn tại lâu sẽ đưa đến tình trạng xơ gan, cổ trướng ứ mật. Nếu tình trạng vàng mắt, vàng da đã xuất hiện thì đã xảy ra tình trạng tắc đường mật, lúc này mới can thiệp mổ lại thì đã muộn, điều trị khó khăn hơn.
Người nhà bác chưa thấy tình trạng vàng da, vàng mắt thì không có nghĩa là sỏi chưa tái phát. Ngoài ra, ăn khó tiêu, đi ngoài phân sống, da trắng bệch thiếu sắc hồng là những triệu chứng do mật và tuỵ bị ảnh hưởng nên không góp phần vào tiêu hoá thức ăn. Vì vậy, người nhà bác cần đi khám sớm, siêu âm gan mật, thăm dò chức năng gan tụy để có kế hoạch phòng, điều trị sớm.
Để phòng sỏi tái phát và hỗ trợ cho tiêu hoá, cần chú ý:
- Không ăn các chất có nhiều cholesterol như mỡ động vật, sữa, trứng, thịt rán, thịt hun khói… Giảm thức ăn có gia vị cay chua. Kiêng rượu bia và thuốc lá.
- Tăng cường ăn rau, quả, đạm thực vật (đậu các loại).
- Nếu xét nghiệm thấy có cholesterol tăng cao trong máu thì cần điều trị để hạ xuống. Tránh để bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Dùng gần như thường xuyên thuốc lợi mật như artichaut (chophyton, artichaut…), sorbitol.
- Thuốc làm tan sỏi: chenodesoxy cholique, chenolite, rowachol…
- Cần có chế độ thể dục và tập luyện hợp lý.
BS Phạm Văn Thọ
(Theo Suckhoedoisong.vn)


This entry was posted in Viêm Túi Mật on


Cháu bị viêm túi mật hay viêm đại tràng?

Năm ngoái, cháu bị đau nhiều ở dưới sườn bên phải, đau từng cơn. Đi khám ở bệnh viện và được xác định là viêm túi mật, nhập viện và điều trị 2 tuầnviem da day
Vài tháng sau, cháu lại đau và triệu chứng cũng giống như đau trước đây nên đã vào Bệnh viện Trung ương Huế khám, bác sĩ đã siêu âm, ấn vào chỗ đau và kết luận là không phải viêm túi mật mà là viêm đại tràng, kê cho một đơn thuốc. Cháu đã uống theo đơn thuốc đó và đã lành bệnh. Sau một năm, giờ cháu lại thấy đau lại. Cháu có phải bị viêm túi mật không, xin cho cháu lời khuyên để cháu yên tâm.
Bệnh viêm túi mật cấp và viêm đại tràng góc gan mạn tính thường có các triệu chứng giống nhau, đặc biệt là triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải nên có khi gây nhầm lẫn trong vấn đề chẩn đoán dẫn đến quyết định sai lầm trong điều trị.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ có thể thấy: Viêm túi mật cấp, bệnh nhân đau rất nhiều, có thể có sốt kèm theo, có các dấu hiệu của nhiễm trùng và ứ mật làm nước tiểu có màu vàng. Có thể có ói mửa kèm theo. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân có thể dễ dàng được chẩn đoán xác định nhờ siêu âm túi mật viêm dày, có thể có sỏi ở bên trong, có thể kết hợp với sỏi đường mật chính.
Còn viêm đại tràng mạn đau quặn từng cơn có kèm theo rối loạn tiêu hóa, có thể táo bón hay tiêu chảy, bụng sôi và trướng. Bệnh tái phát nhiều lần, bạn nên đi siêu âm để có chẩn đoán chính xác.
PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

This entry was posted in Viêm Túi Mật and tagged on
.

Viêm túi mật có sỏi có nguy hiểm không?

Tôi năm nay 47 tuổi. Gần đây tôi thường thấy mình bị trướng bụng, nấc. Tôi đã đi khám tại bệnh viện và được chẩn đoán là viêm túi mật có sỏi, không biết bệnh này có nguy hiểm không, có gây biến chứng gì không?viem tui mat co soi
Viêm túi mật được chia làm hai loại viêm túi mật không có sỏi và viêm túi mật có sỏi. Đối với người bị viêm túi mật có sỏi cần được chẩn đoán xác định đó là viêm túi mật có sỏi cholesterol hay viêm túi mật có sỏi sắc tố mật nhiễm khuẩn do đường tiêu hóa hay do giun sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị có thể bằng nội khoa hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp viêm túi mật cấp mà không được điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nặng như viêm mủ túi mật, thủng mật hay thẩm mật phúc mạc, lỗ rò vào đường tiêu hóa.
Anh đã được chẩn đoán là viêm túi mật có sỏi, tôi tin chắc thầy thuốc sẽ có biện pháp điều trị thích hợp, anh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu anh bị viêm túi mật có sỏi cholesterol thì cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn làm tăng tỷ lệ cholesterol trong máu. Chúc anh mau lành bệnh.
(Theo Thegioisuckhoe)

This entry was posted in Viêm Túi Mật and tagged on
.




.bởi QuocBaoNet , 31-08-2008 lúc 02:36 PM - www.benhhoc.com

Viêm túi mật cấp & Điều trị

I. Đại cương: Bệnh viêm túi mật cấp là một bệnh cấp cứu về tiêu hóa, thường là do sỏi mật gây nên. Bệnh cần đýợc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong.
1. Sự thường gặp
. Nữ gặp nhiều hõn nam
. Tuổi thường gặp: 40 - 60 tuổi
2. Nguyên nhân
. Do sỏi: 90 - 95% (N.H.Lộc 1992)
. Do nhiễm trùng: Eschérichia coli, cầu khuẩn ruột sau đó là liên cầu tụ cầu phế cầu, hiếm hõn là Eberth Pfeiffer và vi khuẩn yếm khí. Thýõng hàn cũng có biến chứng gây viêm túi mật cấp.
3. Giải phẫu bệnh lý:
Những hình ảnh bệnh lý của viêm túi mật cấp có nhiều mức độ khác nhau:
. Trong những giờ đầu hoặc trong những thể nhẹ: thành túi mật bị xýng huyết, phù nề và chỉ có thâm nhiễm đõn thuần của tế bào viêm.
. Trong những thể nặng hõn, thể mýng mủ: có những ổ loét ở lớp niêm mạc và ổ áp xe vi thể ở thành túi mật, dịch mật trong túi mật trở nên đục ít hoặc nhiều, có thể thành mủ thực sự.
. Trong thể hoại tử: thành túi mật bị mỏng đi, có nhiều đám hoại thý màu xám đen và dễ bị thủng.
. Các cõ quan quanh túi mật (dạ dày, tá tràng, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng...) cũng bị viêm teo nên những đám dính nhiều hoặc ít bao quanh túi mật, thành một đám quánh.
4. Cơ chế sinh bệnh
- Với sỏi mật:
sỏi gây ứ mật, tác dụng kích thích của muối mật làm tổn thýõng thành túi mật, sau đó nhiễm khuẩn mật và thành túi mật dẫn tới viêm túi mật cấp do vi trùng: vi trùng đến túi mật bằng nhiều đường khác nhau (đường mật từ tá tràng lên ống mật chủ hoặc từ gan xuống, đường máu, bạch mạch).
- Cõ chế khác: viêm túi mật cấp sau mổ, sau chấn thýõng, bỏng nặng hồi lýu dịch tụy vào đường mật, túi mật.

II. Triệu chứng
A. Lâm sàng
1. Cơ năng
a. Đau vùng hạ sườn phải:
- Cơn đau quặn gan tăng dần
- Chỉ đau âm ỉ (Gặp ở bệnh nhân cao tuổi)
b. Buồn nôn hoặc nôn rất hay gặp
c. Nước tiểu vàngkhi có tổn thương ống mật chủ phối hợp.
2. Thực thể
a. Sốt: Bao giờ cũng có sốt (khoảng 390 - 400C)
b. Vàng da niêm mạc nhẹ (l0%) khi có tổn thýõng ống mật kèm theo.
c. ấn hạ sườn phải có phản ứng co cứng và đau.
d. Sờ thấy túi mật to và đau.
e. Có khi đau cứng khắp bụng (phải nghĩ tới thủng túi mật gây viêm phúc mạc).
B. Xét nghiệm
1. Xét nghiệm máu
- Bạch cầu tăng cao: 10.000 - 20.000, BC đa nhân trung tính cao.
- Amylaza bình thường (nếu cao phải nghĩ đến viêm tụy cấp kết hợp)
2. Siêu âm: cho biết có hình sỏi túi mật, ống mật, tình trạng thành đường mật, túi mật. Hình ảnh siêu âm túi mật viêm nhý sau:
- Có điểm đau rõ rệt khi ấn dầu dò siêu âm vào, túi mật (dấu hiệu Murphy siêu âm hoặc điểm Murphy siêu âm)
- Thành túi mật dầy trên 0,3cm (bình thường dýới 0,3cm)
- Nhiều khi túi mật có hình hai bờ (hai lớp đậm âm cách nhau bởi lớp giảm âm)
- Nếu có sỏi và viêm túi mật sẽ thấy trên hình nốt đậm âm kèm bóng cản âm trong túi mật.
3. X - quang
- Chụp bụng không chuẩn bị (1 phim thẳng, 1 phim nghiêng phải) nếu có sỏi mật sẽ thấy hình cản quang bên phái, phía trýớc cột sống.
- Chụp đường mật bằng tiêm thuốc cản quang:
+ Túi mật bị viêm: ống mật chủ ngấm thuốc, còn túi mật không thấy.
+ Không nghĩ tới viêm túi mật cấp nếu hình ảnh túi mật rõ.
4. Soi ổ bụng cấp cứu
Là phương pháp chẩn đoán có ích: nhìn thấy túi mật to và căng xung huyết mạnh, phù nề, túi mật có thể dính với gan, mạc nối. Vùng gan gần túi mật cũng có phản ứng viêm màu đỏ tươi.

III. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định
a. Dựa vào lâm sàng
: đau HSP, sốt, sờ thấy túi mật to.
b. Dựa vào các xét nghiệm: X quang, siêu âm, soi ổ bụng.
2. Chẩn đoán phân biệt
a. áp xe gan
: đau, sốt, gan to và đau, rung gan (+) Ludlow (+)
b. Viêm gan siêu vi trùng: sốt, đau, vàng da, khi vàng da hết sốt. Xét nghiệm ezym gan tăng (SGPT và SCOT tăng gấp 5 đến 10 lần).
c. Viêm đường dẫn mật: Đau, sốt, vàng da, khi vàng da vẫn sốt.
IV. Tiến triển và biến chứng
A. Tiến triển
Thể nhẹ chýa có biến chứng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng nội khoa, có thể khỏi sau 7 ngày, nhýng bệnh dễ tái phát.
B. Biến chứng
1. Viêm ống mật:
(đau, sốt, vàng da)
Gan to mềm và đau, có thể tạo nên các ổ áp xe nhỏ trong gan, khó điều trị, có thể đýa tới nhiễm khuẩn máu nguy hiểm.
2. Viêm màng bụng toàn thể:
Cần mổ cấp cứu, khi mổ thấy:
- Túi mật bị thủng.
- Hoặc túi mật không bị thủng nhýng căng to, thành mỏng có nhiều đốm mật thấm mật gây nên viêm màng bụng mật. Tiên lýợng nặng mặc dù dùng kháng sinh liệu pháp và mổ sớm.
3. Viêm màng bụng khu trú
- Sờ thấy một đám quánh vùng túi mật, sốt cao. mủ sâu và phản ứng của màng phổi phải.
4. Rò mật với ống tiêu hoá
Có thể rò vào hành tá tràng, đại tràng dạ dày (nhýng hiếm gặp).
- Lỗ rò có thể tiềm tàng, không biểu hiện rõ rệt.
- Có thể phát hiện do chụp dạ dày tá tràng thấy baryt chảy cả vào đường mật.
- Lỗ rò túi mật tá tràng có thể gây nên tắc ruột do hòn sỏi mật to ở túi mật di chuyển xuống tá tràng.
- Lỗ rò túi mật - đại tràng có nguy cõ gây nhiễm khuẩn nặng (Viêm ống mật áp xe gan), có thể gây suy dinh dýỡng.

V. Điều trị
1. Nội khoa
a. Nghỉ ngơi
hoàn toàn, chườm nước đá vùng túi mật.
b. Chế độ ăn uống: Những ngày đầu uống nýớc cháo, chè đường, sữa về sau chế độ ăn lỏng, súp, cháo, nýớc quả.
c. Thuốc:
- Chống co thắt giảm đau:
+ Atropin l/2mg x 1 ống tiêm dýới da/24 giờ.
+ Papaverin 0,l x 1 ống tiêm bắp/24 giờ.
+ Tránh dùng thuốc phiện.
- Thuốc kháng sinh: Nên dùng loại kháng sinh phổ rộng:
+ Teramyxin (lọ 0,25) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ
+ Ampixilin (lọ 500mg) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ
+ Cephaloridin (lọ 500mg) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ
Phối hợp một trong những kháng sinh sau:
+ Chloramphenicol (lọ lg) tiêm bắp, nhỏ giọt tĩnh mạch 1 - 41ọ/24h
+ Colimtixin (lọ 1 triệu Đv) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ.
+ Gentamyxin (ống 40mg) tiêm bắp 2 - 4 ống/24 giờ
Nếu có suy thận phải giảm liều 1/2 colimixin, gentamixin.
-Điều chỉnh nước, điện giải bằng truyền dịch: Mặn, ngọt đẳng trương.

2. Điều trị ngoại khoa
a. Mổ cấp cứu
- Viêm phúc mạc
- Dọa vỡ, thủng túi mật
- Túi mật hoại tử, mýng mủ.
b. Các trường hợp khác có nhiều trường phái khác nhau
- Có quan điểm mổ sớm tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp. (nguy cõ có khi viêm túi mật không sỏi cũng bị cắt túi mật)
- Có quan điểm mổ vào ngày thứ 3 - 7 vì để theo dõi. (Nguy cõ viêm túi mật hoại tử âm ỉ do kháng sinh gây dính), sau khi xác định rõ hết triệu chứng cấp mới tiến hành mổ.


Siêu âm chẩn đoán bệnh lý túi mật

Sự thay đổi về kích thước túi mậtsieu am
Kích thước nhỏ: viêm túi mật mạn tính, suy gan cấp, sự tắc nghẽn ống túi mật đoạn gần, OGC, …
Kích thước lớn: nhịn đói kéo dài, viêm túi mật cấp, tắc nghẽn OMC …
Dày thành túi mật
- Thoát dịch khỏi thành mạch ra khoảng gian bào, vd: suy thận, giảm protein máu…
- Khuếch tán dịch thụ động, như trong phần lớn trường hợp hiện diện dịch báng bụng, …
- Phù nề do hệ bạch mạch, như thương hàn, …
- Phù nề do quá trình viêm, như viêm túi mật…
Lắng cặn trong túi mật
- Các thành phần hữu hình của dịch mật có xu hướng tích tụ, lắng đọng ở phần thấp
- Cặn lắng có thể:
+ Sinh lý: nhịn ăn lâu ngày, bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch…
+ Bệnh lý: tắc nghẽn OMC, ống túi mật.
- Thanh phần cặn chủ yếu: tinh thể Cholesterol và hạt muối bilirubinate calcium.
- Lâm sàng: không có.
- Hình ảnh siêu âm: hình mức dịch trong túi mật.
+ Phần trên: dịch mật sinh lý không tạo hồi âm.
+ Phần dưới: lớp lắng đọng tạo hồi âm tương đối đồng nhất, mức độ hồi âm trung bình không có bóng lưng phía sau.
+ Hình ảnh mức dịch luôn trùng với mặt phẳng ngang.
- Mẫu hình ảnh không điển hình:
+ Những đốm tăng âm mạnh bên trong lớp cặn lắng.
+ Hình ảnh "khối cặn".
+ Hình ảnh " Gan hóa túi mật".
- Chẩn đoán gián biệt:
+ Anh giả do hiện tượng chùm tia thứ.
+ Hồi âm tạo nên do máu cục hay mủ và chất hoại tử hình thành bên trong lòng túi mật.
Sỏi túi mật
- Lâm sàng: không có.
- Hình ảnh siêu âm:
+ Đốm tăng âm.
+ Có bóng lưng đen giới hạn rõ sắc nét.
+ Di chuyển.
+ Số lượng có thể một hay nhiều viên.
+ Kích thước thay đổi.
- Độ đậm của bóng lưng phụ thuộc và các yếu tố sau:
+ Thành phần của sỏi.
+ Độ rộng của chùm tia siêu âm.
+ Năng lượng của chùm tia phát ra và mức khuếch đại được điều chỉnh.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Hơi trong tá tràng.
+ Hơi trong đại tràng.
+ U túi mật.
+ Máu cục trong túi mật.
Viêm túi mật mạn tính
- Lâm sàng:
+ Đau bụng kéo dài.
+ Nôn mữa.
+ Không dung nạp thức ăn mỡ.
- Nguyên nhân: 90% trường hợp do sỏi.
- Hình ảnh siêu âm:
+ Túi mật kích thước nhỏ.
+ Thành túi mật dày tăng âm.
+ Hiện diện sỏi nếu có.
Viêm túi mật cấp tính
- Lâm sàng:
+ Đau HSP + sốt + vàng da.
+ Bạch cầu tăng.
+ Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
- Nguyên nhân:
+ Do sỏi chiếm 90%.
+ Không do sỏi chiếm 10%: nhiễm trùng, sau chấn thương…
- Hình ảnh siêu âm:
+ Túi mật lớn.
+ Thành túi mật dày > 3mm.
+ Soi trong tui mật (nêu co).
+ Sonographic Murphy: (+).
+ Doppler: giam tưới mau thanh tui mật.
+ Tu dịch quanh tui mật: (±)
+ Hơi ở thanh tui mật: (±)
- Biến chứng của viêm túi mật cấp:
- Thành TM hoại tử tạo nên:
+ Microabscess.
+ Xuất huyết.
+ Mủ trong túi mật.
+ Dãi xơ.
+ Loét niêm mạc.
Thủng túi mật: Tỷ lệ tử vong 19 – 24%.
- Thủng thường xảy ra ở đáy.
- Tạo nên đám quánh TM, abscess TM, hay viêm phúc mạc mật.
- Hình ảnh siêu âm:
* Tụ dịch lân cận hay xung quanh TM, có hồi âm hổn hợp hay giảm hồi âm.
* Hình ảnh viêm túi mật cấp.
* Hình ảnh viêm phúc mạc: (±)
Viêm túi mật sinh hơi
+ Nguyên nhân do vi khuẩn kỵ khí.
+ Khí sinh ra tập trung ở lòng và thành túi mật.
+ Nhanh chóng đưa đến hoại thư, thủng và abscess quanh túi mật.
+ Hình ảnh siêu âm:
*  Lòng túi mật có hơi lấp đầy hoàn toàn hay một phần.
*  Bọt hơi trong thành TM.
U túi mật
- Adenomyomatosis
- Polyp túi mật
- Adenomyomatosis
+ Sự quá sản và dày lên của lớp niêm mạc, lớp cơ niêm và do túi thừa trong nội mạc.
+ Dày thành TM khu trú.
+ Hồi âm: giảm âm hay tăng âm.
+ Có những vệt tăng âm như hình ảnh duối sao chổi.
- Polyp túi mật: là khối mọc lên từ thành TM đi vào trong lòng TM.
+ Kích thước: 2 – 5mm.
+ Độ hồi âm tăng.
+ Số lượng có thể một hay nhiều.
+ Cas polyp >= 10mm cần theo doi vì co nguy cơ ac tính.
Ung thư túi mật
- Giới tính: nam/nữ  =  3/1.
- Hầu hết là Adenocarcinoma.
- Lâm sàng:
+ Giai đoạn sớm bệnh nhân chưa có triệu chứng.
+ Khi khối u xâm nhập vào các cơ quan lân cận:
* Sút cân, vàng da.
* Gan lớn.
* Sờ thấy mass ở HSP.
- Hình ảnh siêu âm:
+ Khối u đơn độc ở thành TM nhô vào trong lòng TM.
+ Tăng hoặc giảm âm.
+ Sự dày lên khu trú hay lan toả của thành TM.
+ Có thể có sỏi TM kèm.
Doppler: có tăng sinh mạch máu.
Hình ảnh di căn các tạng lân cận.
- Một số trường hợp khối u choáng hết lòng túi mật.
- Cần chẩn đoán gián biệt với u gan.
- Chẩn đoán gián biệt:
+ Sỏi TM.
+ Viêm TM.
+ Sỏi bùn TM.
+ Polyp lành tính.
+ U gan.
Thương tổn di căn túi mật
- Có thể từ tụy, gan, đại tràng, buồng trứng, thận và da.
- Với thương tổn di căn TM thường không có sỏi kèm và ở vị trí khác cũng thường có tổn thương.
- Hình ảnh siêu âm:
+ Sự dày lên khu trú của thành TM.
+ Mass ở trong lòng TM và mất đi sự xác định của thành túi mật.
Những bất thường trong lòng túi mật
- Máu trong lòng túi mật: Đốm tăng âm vừa phải trong lòng TM, di động khi thay đổi tư thế.
- Dịch mủ trong lòng TM: dịch mật lợn cợn hồi âm và hình ảnh viêm TM cấp.
- Giun trong túi mật: hình ảnh hai đường tăng âm " đường ray" trong TM
- Hơi trong lòng TM: đám tăng âm bóng lưng mờ phía sau
(Theo medic-hue.com)
Thông tin liên quan
Nhà sản xuất Rowa Pharmaceuticals
Nhà phân phối Naphaco
Thành phần Mỗi viên: Pinene (alpha + beta) 17 mg, camphene 5 mg, cineol 2 mg, menthone 6 mg, menthol 32 mg, borneol 5 mg, olive oil 33 mg.
Phân loại MIMS Thuốc thông mật, tan sỏi mật & bảo vệ gan Cholagogues, Cholelitholytics & Hepatic Protectors
Phân loại ATC A05 - BILE AND LIVER THERAPY ; Used in bile and liver therapy.
Đóng gói
Dạng bào chế Đóng gói
Rowachol Viên nang mềm
10 × 10's
5 × 10's
Nhà sản xuất: Rowa Pharmaceuticals
Nhà phân phối: Naphaco

Sỏi mật


  • #1
    Các Mẹ ơi em có thắc mắc này, các Mẹ chỉ giúp em với nhé:

    1) Bệnh sỏi mật này có di truyền ko??
    2) Nếu ko muốn cắt bỏ túi mật thì có cách nào uống thuốc, đông y, tân dược v.v... gì cũng được mà tự nhiên sẽ tan hết ko??

    Có người chỉ rằng uống xuyên tâm liên sẽ tiêu hết nhưng em chưa nghe nói về loại cây này nhiều, với lại nó đắng lắm.... chẳng biết sao nữa

    Mong nhận được sự giúp đở của các chị, em cám ơn nhiều nhiều lắm.
  • #2
    1. Mình không biết chắc nhưng ông ngoại mình bị sỏi mật và mẹ mình cũng bị sỏi mật
    2. Một số loại sỏi có thể uống thuốc và nó sẽ tan dần rồi thải ra ngoài. Tán sỏi mật chưa thực hiện được do vị trí của mật. Nếu tán sỏi mật có thể ảnh hưởng đến gan.
    3. Đừng sợ cắt túi mật. Nếu cần thiết và bác sỹ đã khuyên nên cắt thì yên tâm chia tay với túi mật thôi. Dịch mật được gan tiết ra liên tục nên có thiếu túi mật mình cũng không có bị sao (tất nhiên ăn uống cũng phải điều độ). Ông ngoại mình cắt túi mật và mang về được hòn sỏi to bằng đốt ngón tay từ năm ông 65 tuổi. Bây giờ ông vẫn khỏe mạnh và phong độ ở tuổi 90. Mẹ mình vì sợ mổ mà đeo cái túi mật bị teo hết từ năm 1995 đến tận năm ngoái xém chút phải đi mổ cấp cứu vì viêm nặng và có nguy cơ dính vào gan. Bây giờ thì mọi chuyện ổn rồi. 3 cái vết sẹo nội soi bé ti ti hầu như không nhìn thấy nữa, lại mặc bikini được như thường.

    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh sỏi mật thì PM cho mình.
  • #3
    Họ hàng nhà mình không có ai bị sỏi mật thế mà mẹ mình bị đấy: mẹ mình đau khoảng 1 năm. Bác sỹ chẩn đoán sỏi bùn trong mật, đau quằn quại và rất đúng giờ, đến khi không chịu được nữa phải mổ cắt túi mật ( mổ nội soi, bây giờ không nhìn thấy vết. Từ khi mổ đến giờ là 5 năm rồi trôm vía mẹ mình khoẻ ra.
    Theo mình đau như vậy rất hại sức khoẻ và gây stress cho người thân do đó bạn nên khuyên người nhà đi phẫu thuật đi.
  • #4
    Mẹ Nấm Rơm ơi, hầu hết các bệnh tật đều có di truyền cả. Mẹ Kiki đã giải thích rất cặn kẽ rồi. Chức năng duy nhất của túi mật là chứa mật do gan tiết ra, nên nếu không may phải cắt bỏ túi mật thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ cả.
  • #5
    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiki
    1. Mình không biết chắc nhưng ông ngoại mình bị sỏi mật và mẹ mình cũng bị sỏi mật

    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh sỏi mật thì PM cho mình.
    Kiki ơi, mẹ mình cũng bị sỏi mật từ 10 năm nay rồi. Hiện nay bà chỉ uống thuốc cho không hay bị đau thôi. Chứ tớ thấy các loại thuốc chẳng có thuốc nào làm cho sỏi biến mất cả, chỉ có mổ thôi.
    Mổ có nguy hiểm không, mẹ mình năm nay 55 tuổi. Bạn có thông tin gì thì cho mình biết với nhé. Cám ơn Kiki
    Thu Hương - Mẹ Mốc Meo
  • #6
    Mẹ mình cũng đeo túi sỏi 10 năm. Năm ngoái khi phãu thuật bà đã gần 60 tuổi. Nửa năm nay mẹ mình khỏe lên nhiều. Đúng là đau túi mật đúng giờ thật. Hễ ăn tối ngon ngon sau 19h là khoảng 1h sáng được đi bệnh viện cấp cứu vì đau liền. Mẹ mình còn chẳng chịu thuốc men gì, chỉ ăn uống kiêng khem. trước khi mổ cả năm trời, bà còn bỏ cả bữa tối vì ăn thì sợ đau. Bây giờ thì "ngon" rồi. Mổ ra được một túi sỏi to. Những viên liti như cát thì hàng trăm viên. Những viên kích thước như hạt ngô trở lên là gần 20 viên, to nhất có đường kính gần 1cm. Sợ khong!!
    1 thành viên đã cảm ơn vì bài viết hữu ích (xem)
  • #7
    em không biết có phải là do di truyền không nữa nhưng nhà em không ai bị sỏi mật thế mà em lại bị mới khổ chứ. Đợt công ty em đi khám sức khoẻ nhận được kết quả em còn không tin và đã đi khám lại nhưng kết quả vẫn như vậy mới buồn chứ. Bác sĩ bảo chưa cần mổ vội vì hồi đó em chưa lập gia đình mà sỏi của em cũng nhỏ, thế mà từ đó đến giờ em cũng chưa thấy đau gì cả thỉnh thoảng thấy hơi nhói thôi. Em nghe nói bây giờ có mổ nội soi rồi các chị ạ nên nhanh lắm mà lại không đau nữa. Mà các chị nhớ là nếu bị sỏi mật thì cố gắng tránh ăn nội tạng của các con vật nhé vì sẽ không tốt cho sức khoẻ đâu.
  • #8
    Trích dẫn Nguyên văn bởi MeNamRom
    Các Mẹ ơi em có thắc mắc này, các Mẹ chỉ giúp em với nhé:

    1) Bệnh sỏi mật này có di truyền ko??
    2) Nếu ko muốn cắt bỏ túi mật thì có cách nào uống thuốc, đông y, tân dược v.v... gì cũng được mà tự nhiên sẽ tan hết ko??

    Có người chỉ rằng uống xuyên tâm liên sẽ tiêu hết nhưng em chưa nghe nói về loại cây này nhiều, với lại nó đắng lắm.... chẳng biết sao nữa

    Mong nhận được sự giúp đở của các chị, em cám ơn nhiều nhiều lắm.
    Có dịch vụ tán sỏi của bênh viện bưu điện đấy chị à. Nhưng tốt nhất là vẫn nên cắt túi mật chị ạ. PHẫu thuật cắt túi mật làm ở BV Việt ĐỨc bên chỗ 1C rất đảm bảo đấy. Vì OX em bảo tán sỏi xong mà nó không ra ngoài được thì còn nguy hiểm hơn là không tán đấy. Có rất nhiều trường hợp sợ phẫu thuật nên cứ uống thưốc đông y, thuốc nam và tán rồi cuối cùng vẫn phải vào VĐ phẫu thuật cắt túi mật đấy ạ.
  • #9
    Ban ơi mình chỉ bạn một địa chỉ nhé ở Hà Nội Đc Nhà số 19Tổ 41(bây giwof hình như là 80) Phường Láng Thượng ngay cổng Viện Nhi Thuỵ Điển số Điện Thoại: 7754748. Bạn chở mẹ đến chú bắt mạch và cắt thuốc uống tan sỏi mật đấy. Mình lấy một ví dụ nhé Bác minh bị bệnh mà lúc đến khám đau dữ trông chỉ còn da bọc xương thôi thế mà uống 10 thang thuốc của Bác sỹ Kiệt mà thấy khoẻ trông thấy và mọi người ở quê minh truyền nhau làm mình cứ phải chở đi. Đến đó chú Kiệt là người rất nhiệt tình minh thấy một bác sỹ có tâm lắm. Bạn chở Mẹ đến ngay nhé không uống thuốc thì Chú sẽ tư vấn cho.
    Minh rất thích mọi thứ liên quan đến....... BANK Bình Anh - Nam Khánh
  • #10
    Trích dẫn Nguyên văn bởi anhkhanh
    Ban ơi mình chỉ bạn một địa chỉ nhé ở Hà Nội Đc Nhà số 19Tổ 41(bây giwof hình như là 80) Phường Láng Thượng ngay cổng Viện Nhi Thuỵ Điển số Điện Thoại: 7754748. Bạn chở mẹ đến chú bắt mạch và cắt thuốc uống tan sỏi mật đấy. Mình lấy một ví dụ nhé Bác minh bị bệnh mà lúc đến khám đau dữ trông chỉ còn da bọc xương thôi thế mà uống 10 thang thuốc của Bác sỹ Kiệt mà thấy khoẻ trông thấy và mọi người ở quê minh truyền nhau làm mình cứ phải chở đi. Đến đó chú Kiệt là người rất nhiệt tình minh thấy một bác sỹ có tâm lắm. Bạn chở Mẹ đến ngay nhé không uống thuốc thì Chú sẽ tư vấn cho.
    Bạn ơi, "Khỏe lên trông thấy" nhưng có hết được sỏi không hả bạn...
    Thu Hương - Mẹ Mốc Meo
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét