Trang

Dấu hiệu nên nghi ngờ bị ung thư miệng và cách đề phòng

Thứ Hai, 03/11/2014 09:00

Biểu hiện không ngờ chứng tỏ bạn có thể ung thư miệng

(Sức khỏe) - Tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra sớm.

Hút thuốc lá và uống rượu là những nguyên nhân chính gây ra các ung thư đầu cổ trong đó có ung thư khoang miệng. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém... có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.

ung thư miệng, ung thư, sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, có thể bạn chưa biết
 

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi... cũng được cho là có liên quan đến ung thư khoang miệng.

Sưng hạch

Ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

Vận động của lưỡi và tri giác

Tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Thay đổi sắc da

Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi.

Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

Đau đớn

Giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

 

Những triệu chứng của bệnh ung thư miệng

Ung thư là căn bệnh đang sợ đối với loài người, y học hiện đại đến nay vẫn chưa có phương pháp triệt để chữa khỏi căn bệnh này. Ung thư miệng cũng không loại trừ.

Ung thư khoang miệng chiếm từ 5-10% trong các loại ung thư trên con người. Bệnh này sẽ có khả năng nhiều gặp phải ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi. Ngoài ra, người nghiện thuốc lá, rượu cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.

Ung thư miệng thường có những triệu chứng dễ nhận thấy dưới đây.

Gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt

Tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.       

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Sưng hạch

Ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

Sự thay đổi về màu da trong khoang miệng

Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

Răng lung lay không rõ nguyên nhân

Một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Nguồn: , Nguoiduatin.vn, Tinmoi.vn.
 
 

11:53 17/07/2014

9 cách ngăn chặn ung thư miệng

(SKCĐ)- Mọi người đều có nguy cơ ung thư miệng, bạn cần phải thận trọng và phải chuẩn bị biện pháp đối phó. Dưới đây là 9 cách để ngăn ngừa ung thư miệng.

Hiện nay nguyên nhân của ung thư miệng vẫn chưa được xác định chính xác, các chuyên gia cho rằng nó được gây ra do uống rượu, quan hệ tình dục bằng miệng, hút thuốc lá và các lối sống không lành mạnh khác. Vì mọi người đều có nguy cơ ung thư miệng, bạn cần phải thận trọng và phải chuẩn bị biện pháp đối phó.

Dưới đây là 9 cách để ngăn ngừa ung thư miệng:

Hãy thận trọng với ung thư miệng bằng việc thay đổi lối sống của bạn.
Hãy thận trọng với ung thư miệng bằng việc thay đổi lối sống của bạn.

1. Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên

Nguy cơ phát triển tế bào ung thư miệng có thể được giảm bằng cách duy trì sức khỏe răng miệng. Miệng không được làm sạch là điều kiện làm giảm hệ thống miễn dịch và ức chế khả năng của cơ thể chống lại bệnh ung thư. Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần một ngày và làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa (dùng chỉ nha khoa).

2. Không hút thuốc

Nicotine có trong thuốc lá không những gây tổn hại phổi mà còn miệng. Nicotin sẽ làm cho miệng của bạn ở trong môi trường có tính axit, vì vậy nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Hãy ngừng ngay việc hút thuốc.

3. Tránh uống đồ uống có cồn

Nguy cơ phát triển ung thư miệng sẽ tăng tỉ lệ thuận với số lượng và thời gian tiêu thụ rượu.

4. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Sử dụng son có chức năng bảo vệ đôi môi của bạn khi đi dưới ánh mặt trời. Tiếp xúc thường xuyên với mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi, đặc biệt là môi dưới. Chọn son môi hoặc kem dưỡng ẩm môi với kem chống nắng để sử dụng hàng ngày.

5. Tập thể dục thường xuyên

Lối sống năng động và lành mạnh được biết đến để tăng cường hệ miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh ung thư khắp cơ thể, bao gồm cả ung thư miệng.

6. Ăn những thực phẩm chống ung thư

Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo ăn nhiều các loại hạt, trái cây, các loại rau lá màu xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua để ngăn ngừa ung thư. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng là một phương pháp phòng chống ung thư hữu dụng.

7. Giảm ăn đồ chiên

Thay thế cách chế biến thực phẩm từ chiên thành hấp cách thủy. Sử dụng các loại gia vị tốt cho sức khỏe như bột tỏi, gừng và nghệ để làm cho thực phẩm ngon hơn.

8. Kiểm tra răng

Kiểm tra tình trạng của răng và miệng với nha sĩ thường xuyên ít nhất sáu tháng một lần và yêu cầu kiểm tra sàng lọc ung thư miệng để phát hiện ung thư sớm.

9. Tự kiểm tra

Cũng giống như kiểm tra khả năng mắc ung thư vú, nguy cơ ung thư miệng cũng có thể được kiểm tra tại nhà. Bí quyết là mở miệng rộng trước gương và kiểm tra tất cả các bộ phận của miệng, bao gồm cả phía sau và bên của lưỡi.

Nếu bạn thấy bất cứ điều gì đáng ngờ hoặc cảm thấy như một khối u, vết trắng, đốm đỏ hoặc màu xám trong miệng thì ngay lập tức nhìn thấy một nha sĩ để có được một chẩn đoán đúng./.

Thiên Bảo/ Theo Prohealthblog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét