Trang

Nhận diện những hóa chất cực độc dùng bảo quản thực phẩm - Thịt thối và Cốm làng Vòng nhuộm độc

Phát hiện "bữa ăn thịt thối" dành cho trẻ tiểu học

 
(GDVN) - Sự việc kinh hoàng này được gửi tới GDVN, thực phẩm là thịt ôi thiu, không loại trừ là của heo bệnh được chế biến cho cả trăm học sinh tiểu học ăn hàng ngày...

Bữa ăn có các loại thực phẩm trên được cho là sản xuất bởi Công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc (phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Đây là một đơn vị chuyên cung cấp các suất ăn công nghiệp.

Các hình ảnh, clip, ghi âm ở khâu tiếp nhận và chế biến thức ăn.

Tài liệu gồm hình ảnh, clip mà chúng tôi có được cho thấy, hầu hết các miếng thịt heo để chế biến món ăn đều có các dấu hiệu bị vàng, đỏ thẫm, hay đậm màu, hư hỏng.

Các nhân viên chế biến, phụ bếp thì không đeo găng tay, không sử dụng trang thiết bị bảo hộ, dầu ăn để sử dụng thì đen kịt. Thậm chí, có lúc miếng thịt để ở ngay dưới chân của nhân viên.

Một miếng thịt heo tại đã ngả màu, hư hỏng.

Được biết, Công ty Phú Thành Quốc được thành lập vào ngày 29/8/2007 với chức năng chính là: Cung cấp suất ăn công nghiệp, cung cấp thực phẩm, tổ chức hội nghị yến tiệc.

Mỗi ngày, đơn vị này cung cấp khoảng 10.000 suất ăn công nghiệp cho các công ty, đơn vị ở các khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương và ngoại vi TP.HCM.

Đặc biệt, theo bà Võ Thái Hà – quản lý kinh doanh của Công ty Phú Thành Quốc, hiện ở TP.HCM, Phú Thành Quốc cung cấp các suất ăn cho hai trường là Trường Tiểu học Hiệp Bình Chánh (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và trường Trung học cơ sở Linh Đông (phường Linh Đông, quận Thủ Đức)-không phải trường Tiểu học Linh Đông.

Bà Phạm Thị Nghĩa – Hiệu trưởng trường tiểu học Hiệp Bình Chánh xác nhận: Hiện trường đang sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp của công ty Phú Thành Quốc. Việc sử dụng này đã trải qua từ nhiều năm nay.

Vào năm học trước, khi bà Nghĩa về làm Hiệu trưởng tại đây thì đã bắt đầu việc này. Mỗi ngày (từ thứ 2 đến thứ 6), Phú Thành Quốc cung cấp cho nhà trường khoảng 380 suất ăn các loại. Trong trường, ngoài các cháu học sinh thì ngay cả thầy cô, cán bộ công nhân viên nhà trường cũng ăn các suất ăn này.

Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (ảnh: H.L)

Khi chúng tôi đề cập đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của những suất ăn công nghiệp nói trên, bà Nghĩa cho rằng, đơn vị này đều có đủ các loại giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm….

Còn về chất lượng vệ sinh, chất lượng nguyên vật liệu trước khi chế biến, bà Nghĩa bày tỏ: Không thể biết được hết sự việc do không thể đi giám sát. Bà Nghĩa hứa sẽ phản ánh lại với Công ty Phú Thành Quốc về chất lượng của các suất ăn mà phóng viên đề cập đến.

Thực đơn bữa ăn mỗi ngày cho nhà trường, thu chi tài chính được dán công khai tại sân trường. Thế nhưng, chiều ngày 24/10, khi phóng viên báo Giáo dục Việt Nam chụp lại bảng thực đơn, công khai thu chi tài chính nói trên thì bị bảo vệ ngăn cản, yêu cầu rời khỏi trường một cách thiếu lịch sự.

Một số hình ảnh ghi lại cảnh chế biến thức ăn tại Phú Thành Quốc:

Công nhân chế biến thức ăn của Phú Thành Quốc hoàn toàn không đeo găng tay.
Một miếng thịt heo bị hư khác.
Thịt để ngay dưới chân của nhân viên nhà bếp, mất vệ sinh kinh khủng.
Dầu ăn để chế biến thức ăn đen kịt
Trụ sở của Công ty Phú Thành Quốc ở Dĩ An, Bình Dương (ảnh: H.L)
Thực đơn thay đổi hàng ngày được Phú Thành Quốc cung cấp cho
trường Hiệp Bình Chánh (ảnh: H.L)

Your browser does not support the video tag.
Thịt heo đã hỏng, nghi của heo bệnh được đem chế biến suất ăn cho trẻ tiểu học

Chúng tôi sẽ còn tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo vụ việc này.

 

Nhận diện những hóa chất cực độc dùng bảo quản thực phẩm

(GDVN) - Nitrit và nitrat, formaldehyt (thường gọi là foc-môn)… là những chất cực độc và có thể gây ung thư, quái thai, tử vong…

Các hóa chất bảo quản
 
Có nhiều cách được áp dụng để bảo quản thực phẩm như phơi, sấy khô, làm lạnh, đóng bao gói, muối và ngâm tẩm hóa chất. Mỗi một phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, trong đó việc sử dụng hóa chất bảo quản là một biện pháp hiện đại, tiện ích và lợi điểm.
Ảnh minh họa.

Thực tế cho thấy, mục đích khi bảo quản thực phẩm bằng hóa chất không những giúp để được lâu hơn mà còn vì mục đích lợi nhuận. Các hóa chất bảo quản có thể là những hợp chất tự nhiên nhưng cũng có khi là những hợp chất hóa học tổng hợp.

Những hợp chất bảo quản tự nhiên thường lưu giữ được dưỡng chất và mùi vị của thực phẩm và ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên được khuyên dùng. Nhưng do giá thành đắt nên đã không ít người sử dụng hóa chất bảo quản tổng hợp vì giá rẻ hơn rất nhiều.

Hiện nay, các loại hóa chất thường được nhưng kẻ trục lợi dùng để bảo quản thực phẩm như: axit benzoic, axit ascorbic (vitamin C), sulfur dioxit (SO2), BHA (butyl hydroxyanisol), các chất kháng khuẩn như canxi propionat, natri nitrat (NaNO3), natri nitrit (NaNO2), K2-EDTA. Ngoài ra còn một số chất khác cũng đã từng xuất hiện như: formaldehyt, glutaraldehyt để diệt côn trùng, rượu ethanol và metyl chloro isothiazolinon...

Axit benzoic.
Tùy loại thực phẩm mà người ta chọn loại hóa chất nào. Với rau củ quả, người ta thường sử dụng các hợp chất của bromit vì chúng có thể ức chế hoạt động của enzym phân hủy và ngăn ngừa sự tác động của vi sinh vật. Các chất khác cũng được sử dụng là acrylonitrit, carbon disulfit, carbon tetraclorit, etylen dioxit, hydro cyanit, phosphin, sulfuryl florit... áp dụng với các loại quả như nho, chuối, cam, chanh...
 
Với bảo quản ngũ cốc, người ta thường sử dụng phương pháp phơi và sấy khô. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng hoá chất mà hay gặp là cloro pyrifot metyl, methyl bromide (CH3Br) và phosphin.
 
Việc bảo quản thịt cá thường là khó nhất vì hàm lượng nước, hàm lượng đạm và chất béo cao. Chúng lại có nhiều men phân huỷ nên việc bảo quản không đơn giản. Người ta thường dùng clorin và clorin dioxit. Hai chất này có khả năng diệt vi khuẩn E. coli, listeria monocytogenes, pseudomonas, lactobacillus, E. coli, salmonella, aeromonas hydrophila. Người ta cũng sử dụng một số chất khác như axit lactic, axit axetic, axit propionic và các hợp chất nitrat.
 
Mục đích sử dụng hóa chất bảo quản đó là làm bất hoạt các enzym phân hủy tự có trong thực phẩm, ức chế sự phá hủy của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, mốc, ngăn ngừa côn trùng phá hoại.

Hóa chất bảo quản thực phẩm gây ung thư, quái thai

Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu.

Theo giới chuyên môn, các loại hóa chất này có tác dụng vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện. Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả.

Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết các chất trên "bị" đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.

Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy, tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ. Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn... nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.

Theo các chuyên gia hóa học, hai chất NaNO3 và NaNO thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.

Bên cạnh đó người ta cũng thấy hợp chất này có nguy cơ gây ra các biến thể bệnh lý khác của DNA như bệnh Alzheimer, Parkinson do nó làm sai lạc hay biến đổi DNA bởi tác dụng của các nitrosamin, các hợp chất sinh ra khi thêm các nitrat vào những thực phẩm giàu protid.

Ngoài ra chúng còn gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm và thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.

Khác với các hợp chất nitrit và nitrat, formaldehyt (thường gọi là foc-môn) là một chất cực độc và có thể gây tử vong. Đây là một hợp chất vẫn dùng để ướp xác. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.

Nếu cố tình dùng quá nhiều trong công nghệ xử lý thì nó có thể gây tử vong do ngộ độc. Chỉ cần đạt 0,5 – 0,8µg/kg là đã đủ gây chết một nửa động vật thực nghiệm. Mặc dù tác dụng gây ung thư không mạnh và không rõ ràng nhưng tác dụng gây quái thai thì không cần phải bàn.
Đây là một chất hoá học gây quái thai mạnh, ngay từ liều nhỏ, chưa đến 200µg/kg. Về tác hại trên các mô bề mặt như da, niêm mạc, đây là một chất kích thích mạnh. Hơi của chúng hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo cho thấy nó có thể làm biến đổi DNA.

Để chứng minh tác hại của hoá chất bảo quản khi lạm dụng, chúng ta cùng xem tác động của clorin, là một chất bảo quản thịt hay được dùng.

Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Mặc dù không có những bằng chứng rõ ràng về ung thư và quái thai nhưng đây là một chất oxy hoá mạnh và có thể gây ra các phản ứng viêm trong phổi. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, formaldehyde là chất kịch độc, không được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, đồng thời không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, vì có tính sát trùng cao nên vẫn được gian thương sử dụng. Các loại thực phẩm được ngâm formaldehyde sẽ kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Đây cũng là một chất hoá học gây ra tình trạng quái thai rất mạnh.

Một loại chất nữa thường được sử dụng trong bảo quản thịt đó là clorin, chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe cách tốt nhất là sử dụng thực phẩm tươi, không nên sử dụng thực phẩm có hoá chất bảo quản mà không rõ nguồn gốc.

Với một quả cam hay quả táo để hàng tháng không ủng, bạn hãy thận trọng vì rất có thể chúng chứa một lượng cao các chất bảo quản. Hãy tránh xa những thực phẩm ôi thiu đã được tẩy mùi làm "tươi" lại, vì rất có thể hôm nay chúng ta ăn, ngày mai chúng ta mắc bệnh.

 

"Đột nhập" cơ sở nhuộm cốm bằng hóa chất lạ ở Mễ Trì

(GDVN) - Để có được màu sắc đẹp đẽ, đặc trưng của cốm, nhiều hộ dân đã phun loại hóa chất lạ...

Sau khi những hình ảnh ghi lại được ở khu vực Mễ Trì Hạ về việc người sản xuất cốm sử dụng một chất lạ hòa tan với nước vẩy vào cốm để giúp cốm lên mầu xanh đẹp và bắt mắt hơn. Thậm chí người dân còn hòa chất bột lạ đầu tư hẳn máy phun và phun lên cốm như phun sơn, ngày 23/9 Đội Quản lý thị trường, phòng kinh tế, trung tâm y tế và cảnh sát môi trường quận Nam Từ Liêm đã tiến hành xác minh tại nhà ông Đỗ Đức Tạng - người đã sử dụng máy phun chất lạ để hòa cùng vào cốm.
Những chai, hộp hóa chất lạ được phóng viên VTV ghi lại tại nhà ông Tạng (ảnh cắt từ Clip)

Tại đây đoàn kiểm tra phát hiện rất nhiều bình, chai và lọ cũ, cáu bẩn được tận dụng để đựng các chất bột lạ với đủ màu xanh, vàng khác nhau. Khi xoa chất bột lạ da tay, dù rửa tay nhiều lần dưới nước sạch cũng như xà phòng cũng không sạch được.

Gia đình ông Tạng khẳng định có sử dụng chất lạ phun vào cốm. Tuy nhiên ông Tạng cho biết một loại bột màu từ lâu không dùng, còn một loại vẫn đang sử dụng nhưng được phép mua từ địa chỉ 29 Minh Khai và có lời khuyên từ địa phương. Ông Tạng cũng cho biết việc sử dụng phẩm màu phun vào trong cốm của gia đình ông là do yêu cầu của khách hàng và "không có độc gì hết".

"Chúng tôi đi tập huấn Sở Y tế, phòng Y tế giới thiệu chúng tôi xuống đấy (địa chỉ 29 Minh Khai – PV) để mua chứ không phải chúng tôi tự mày mò", ông Đỗ Huy Hùng - tổ trưởng tổ dân phố Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì  cho biết.

Trong khi đó theo bà Lê Thúy An, thuộc Khoa Vệ sinh An toàn thực phẩm Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết, trung tâm y tế tiến hành thử nghiệm nhanh các mẫu chất lạ. "Kết quả cho thấy phía dưới cả hai ống CT3 đều có màu, tra theo hướng dẫn của Bộ Công an thì lớp dung dịch dưới mà có màu thì đều là trường hợp dương tính với phẩm màu công nghiệp. Loại phẩm màu không được sử dụng trong thực phẩm", bà Lê Thúy An cho biết.

Để xét nghiệm kỹ hơn những thành phần trong mẫu chất pha trộn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng, đội cảnh sát môi trường đã tiến hành lấy mẫu để phân tích sâu hơn.

Về phía quản lý thị trường, theo ông Nguyễn Đình Cường - Đội trưởng đội QLTT số 6 thì việc một số hộ dân tại khu vực Mễ Trì Hạ sử dụng phẩm màu là điều bất ngờ với cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn.

 

Đìu hiu làng cốm Mễ Trì sau sự cố cốm nhuộm phẩm màu

(GDVN) - Sau sự việc một cơ sở bị phát hiện cốm nhuộm phẩm màu công nghiệp, người tiêu dùng quay lưng khiến làng cốm Mễ Trì lao đao.

'Công nghệ' nhuộm cốm xanh bằng phẩm màu
 
10 giờ sáng ngày 23/9, Đội quản lý thị trường số 6 (quận Nam Từ Liêm) phối hợp với Cảnh sát môi trường, lực lượng Y tế (Hà Nội) tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất cốm của gia đình anh Đỗ Đức Tặng ở làng Mễ Trì Hạ, phát hiện cơ sở này dùng khá nhiều phẩm có màu xanh, vàng để làm màu cho cốm.

Theo ông Nguyễn Đình Cường, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 6, sau khi phát hiện số phẩm màu trên, cán bộ Trung tâm y tế đã test nhanh tại chỗ, kết quả phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép, mà là phẩm màu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tại chỗ, đội cảnh sát môi trường đã lấy mẫu, niêm phong gửi đi kiểm nghiệm, phân tích mức độ độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cũng theo ông Cường, chủ cơ sở sản xuất cốm khai, gia đình này sản xuất cốm phun tẩm phẩm màu là do yêu cầu của khách hàng lấy sỉ, còn họ lấy cốm về chế biến bánh cốm, chả cốm hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng họ không rõ. Thông thường, người ta dùng chổi nhỏ vẩy màu cho cốm, cơ sở này còn đầu tư cả máy phun hóa chất để đạt được độ đều màu rất chuyên nghiệp.

Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm hóa chất công nghiệp kể trên, ngày 24/9, UBND quận Nam Từ liêm đã ra quyết định đình chỉ sản xuất đối với cơ sở sản xuất cốm này. Khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu phẩm màu, tùy tính chất, độ độc hại của mẫu sẽ có hình thức xử lý.

Cực độc, có thể gây ung thư

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm sinh học (Trường ĐH Bách khoa) cho hay, hóa chất có màu xanh lá có thể là Malachite green, được dùng trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm da, giấy, vải... Theo PGS Thịnh, chất này nằm trong danh mục cấm, vì cực kỳ độc hại, khi ăn trực tiếp, độc tố đi thẳng vào máu có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về thần kinh, thận, gan, tim…

"Trước đây, Malachite green được dùng để khử trùng ao hồ để tạo màu nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do có nhiều nghiên cứu chỉ ra độ độc hại của nó nhiễm vào tôm, cá cũng sẽ tác động đến sức khỏe người dùng, Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đã khuyến cáo các nước không sử dụng chất này. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã cấm sử dụng đối với nuôi trồng thủy hải sản", ông Thịnh cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ: Với điều kiện như ngày nay, rất ít, thậm chí cực kỳ hiếm có gia đình nào còn tỉ mỉ ngồi làm nước cốt từ lá cây công phu, tốn kém để nhuộm màu cho cốm.

Hiện trên thị trường có hai loại phẩm màu có thể được họ mua về pha chế để tạo màu xanh tự nhiên là phẩm màu thực phẩm và phẩm màu công nghiệp. Nếu người làm cốm mua phẩm màu thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của bộ Y tế, sử dụng với liều lượng hạn chế có thể chấp nhận được, song tốt nhất là không dùng.

Năm 2011, Sở Y tế Hà Nội cũng đã phát hiện ra chất Malachite green trong 2 mẫu cốm ở làng Vòng.

Ông Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản VN, cho biết Malachite green là chất màu cực kỳ nguy hiểm, chỉ dùng trong công nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ung thư, đặc biệt ở nữ giới.
 
Dân bàng hoàng, làng cốm đìu hiu
 
Trước việc món ăn thanh khiết, mang đậm chất văn hóa ẩm thực của người Tràng An - đang bị công nghiệp hóa đến mức thô bạo, nhẫn tâm với việc sử dụng phẩm màu độc hại, chị Hà, nhân viên ngân hàng ở phố Quang Trung (Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng: "Mùa cốm này, nhà tôi đã mua khá nhiều về ăn và đi biếu người thân. Mấy hôm trước, vừa ăn món chả cốm có màu xanh lét, tôi đã thấy nghi ngờ".

"Mình rất hay mua cốm ở đây để ăn và làm quà biếu sếp. Không biết giờ phải làm sao. Liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Không thể vì đồng tiền mà làm việc trái với lương tâm đạo đức như thế được" - Chị Thu Hoài (Cầu Giấy-Hà Nội) bức xúc.

"Chỉ cần mua vài lạng cốm trộn với đường, xôi trắng, thậm chí là ăn không cũng thấy ngon, bùi. Thế nhưng từ khi biết cốm bị nhuộm phẩm màu, tôi không dám mua nữa. Mình thấy thất vọng vì Hà Nội đã mất đi một nét đặc trưng văn hóa của mình", một người dân nói.

Sau sự việc một cơ sở bị phát hiện cốm nhuộm phẩm màu công nghiệp, người tiêu dùng quay lưng khiến làng cốm lao đao.

Anh Trần Văn Thành, phường Mễ Trì Thượng ngồi đìu hiu bên cửa hàng cốm. Vừa hỏi đến tình hình buôn bán, anh than: "Từ hôm có thông tin cốm nhuộm phẩm màu, chẳng bán buôn gì được nữa".

Rồi anh kể, ngày thường vợ chồng bán lẻ cũng cỡ 10-20 kg cốm/ngày. Dù từng là nông dân nhưng bán cốm thời công nghệ, anh lọ mọ lập cả tài khoản facebook, thuê người làm web commetri.com.vn để quảng bá, giới thiệu. Nhờ đó, nhiều người biết đến, mua cốm ăn thử, thấy ngon lại mua nhiều để trữ đông, biếu người thân. Vừa bán tại chỗ, vừa làm chân xe ôm đưa hàng cho khách. Dần dà, vụ cốm này nhà anh cũng đã bán đi hàng tạ, kiếm tiền nuôi 3 con ăn học.

Bên chén trà nóng, anh Thành buồn bã: "Đùng một cái, nhà anh Đỗ Đức Tặng bị phát hiện làm cốm nhuộm phẩm màu công nghiệp. Con sâu làm rầu nồi canh, cốm cả xã ế ẩm, đìu hiu. Có người mang cốm ra chợ bán còn bị khách ném cốm vào mặt trả lại. Đau lắm".

Làm cốm từ khi rời ghế nhà trường đến nay trọn 30 năm, anh Đỗ Huy Hùng - tổ trưởng Tổ dân phố Mễ Trì Hạ cho hay, "Cả đại gia đình anh hiện đang sống bằng nghề cốm". Mẹ anh đã ngoài 70 tuổi ngày ngày con gái chở lên chợ Bưởi bán được hàng chục cân cốm, nay chỉ bán được vài cân cho khách quen.

Nhường đất ruộng cho quá trình đô thị hóa, người dân nơi đây chỉ biết có nghề cốm dù nhọc công và không lời lãi là bao nhưng nghề cốm đang giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 con người. Anh Hùng kể: "Hôm xảy ra sự việc, người dân đã vây nhà anh Đỗ Đức Tặng đòi làm to chuyện. Sau đó chính quyền phải can thiệp. Họ phản ứng cũng phải, bởi "nồi cơm" của họ cũng bị ảnh hưởng vì thông tin cốm Mễ Trì nhuộm phẩm màu".

Chỉ 1/55 hộ sử dụng phẩm màu không cho phép

Ngày 14/10, đại diện UBND Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội đã công bố kết quả kiểm nghiệm phẩm màu nhuộm cốm được phát hiện tại nhà ông Đỗ Đức Tặng, Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Kết luận của Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia - Bộ Y tế cho thấy, có chất nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ phát hiện 1/55 hộ sản xuất cốm sử dụng phẩm màu không cho phép tại làng cốm Mễ Trì.

Tại cơ sở sản xuất của ông Đỗ Đức Tặng, cơ quan chức năng phát hiện ông Tặng sử dụng 2 mẫu bột màu vàng và màu xanh để nhuộm cốm. Đối với mẫu bột màu vàng, kết quả nhận được là âm tính với 2 chất được tìm ra là Tartazine và Fast Green. Đây là hai chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, đối với mẫu bột màu xanh, kết quả là dương tính, nghĩa là phẩm màu nhuộm này nằm ngoài danh mục được phép sử dụng.

Ông Nguyễn Quang Diên, Phó Chánh văn phòng UBND Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Việc gia đình ông Đỗ Đức Tặng đã sử dụng chất phụ gia như vậy là sai theo quy định của pháp luật, nhưng chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", còn các hộ khác đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm".

Theo ông Diên, Đoàn công tác liên ngành Quận Nam Từ Liêm đã kiểm tra 55 hộ đang sản xuất cốm tại Mễ Trì, trong đó có 11 hộ có sử dụng phẩm màu nhưng được phép sử dụng trong thực phẩm. Nghĩa là tính đến thời điểm này, cả làng cốm Mễ Trì chỉ có duy nhất nhà ông Đỗ Đức Tặng có sử dụng phẩm màu không cho phép.

 

Loạn hóa chất ngâm chuối: Chọn mua chuối an toàn thế nào?

(GDVN) - Để thu được lợi nhuận, nhiều người thường tẩm các loại hóa chất vào chuối để thúc chuối chín nhanh hơn. Điều này lại vô cùng nguy hại đến sức khỏe con người.

Chuối là một loại trái cây phổ biến và là một trong những các loại thực phẩm có giá trị tốt nhất trong cuộc sống. Loại hoa quả của xứ nhiệt đới này có những tác dụng bất ngờ giúp cung cấp năng lượng, khắc phục hoặc ngăn chặn một số lượng đáng kể bệnh tật và những triệu chứng sinh lý hằng ngày.

Một quả chuối có tới 400mg kali đủ nhu cầu kali cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể và chống táo bón hiệu quả.

Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể thưởng thức ngay lập tức.

Hóa chất ngâm chuối có thể gây tử vong

Nhưng hiện nay, quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Quả chuối chín ép bằng hóa chất có thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.

Một loại tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc to cỡ ngón tay, đem hòa với 2 lít nước rồi phun đều lên những nải chuối xanh xếp dưới nền đất. Chỉ sau một đêm, những nải chuối này sẽ vàng ruộm trông cực kỳ bắt mắt.

Hai tuýp hóa chất rấm chuối bị cấm sử dụng.

Theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.Hà Nội, loại hóa chất kể trên không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Hóa chất nhập lậu từ Trung Quốc và hiện được bán trôi nổi trên thị trường.

Vẫn theo lời ông Hồng: "Điều đáng sợ nhất ở các loại hóa chất này là nguy cơ tồn dư phụ phẩm, phụ chất độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất. Quan điểm của tôi là tất cả các loại hóa chất đã không nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam thì tốt nhất là bà con không nên sử dụng để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tới môi trường".

Bà Nguyễn Thị Nhung, Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường thuộc Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp VN), cho hay: Không khó để nhận biết loại chuối dùng thuốc để ép chín hàng loạt. Theo đó, cuống quả chuối có màu xanh, thân thì vẫn cứng, nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng và cồi cồi như thể ăn cơm sống.

Theo nhận định của bà Nhung, trong các lọ thuốc giấm chín chuối "siêu tốc" có chứa hóa chất tổng hợp mà khi pha vào nước sẽ gây phản ứng mạnh để sinh ra khí Calcium carbide và khí này sẽ làm chuối hoặc các loại trái cây khác như cà chua, mít… chín sau vài giờ được ngâm thuốc. Loại hóa chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu mẩn ngứa. Còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, dẫn tới tử vong.


Chọn chuối an toàn thế nào?

- Chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp cho lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu như chuối giấm bằng hóa chất.

Chuối được ngâm hóa chất và chuối chín tự nhiên nhìn có sự khác biệt về màu sắc

- Da quả thường có chấm màu đen (chuối trứng cuốc).

- Chuối có màu vàng chấm hồng, có những vạch màu đen.

- Ngoài vỏ có nếp nhăn. Không nên chọn những quả có vỏ màu vàng, không tì vết. Vì thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín.

- Quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Chưa kể đến độ độc hại, khi ăn những quả chuối này cũng không ngon, thường có vị chát.

Cách bảo quản chuối

- Tránh để tủ lạnh hoặc ngăn đá, tránh lột vỏ trước khi chưa ăn làm như thế sẽ mất tác dụng của chuối.

- Cần để nơi thoáng mát tự nhiên, nguyên chất ăn vậy mới có tác dụng dược lý cũng như dinh dưỡng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét