Để tránh côn trùng cắn và xử lý kịp thời các vết thương, bạn cần chuẩn bị cẩn thận các vật dụng trước khi lên đường.
Phòng tránh đối với muỗi
Muỗi rừng sống hoang dã, thường gần gũi và rất ưa thích đốt máu người, hoạt động mạnh khi trời tắt nắng. Muỗi có thể gây nên bệnh sốt rét nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện trên thị trường có bán nhiều loại thuốc phòng ngừa muỗi đốt mà bạn nên thoa lên da trước khi đi vào rừng. Nếu không có, bạn có thể thoa chanh lên các vùng da lộ hoặc mang theo chút sả, những hương liệu này có tác dụng xua muỗi tránh xa khỏi bạn một chút.
Muối và chanh rất quan trọng khi đi rừng, không chỉ dùng nấu ăn mà còn có tác dụng trong nhiều việc. |
Uống thuốc B1 trước khi đi du lịch, da bạn sẽ tiết ra mùi thuốc khiến nhiều loại côn trùng lảng tránh. Thuốc tẩy quần áo (chlorine) thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Nếu bạn ngâm mình 15 phút trong bồn nước có pha khoảng nửa lon sữa bò thuốc tẩy thì côn trùng sẽ không dám tấn công bạn trong nhiều giờ.
Mặc quần áo dài tay và bịt kín các vùng hở như cổ. Khi hạ trại nghỉ ngơi, tránh các chỗ ẩm ướt, gỗ mục vì đó là nơi trú ngụ ưa thích của muỗi và nhiều loại côn trùng.
Xử lý vết cắn: Khi bị muỗi cắn bạn nên thoa ngay chút nước muối hoặc chút vỏ chanh để sát trùng. Không dùng tay gãi làm xước vết cắn. Chỉ nên xoa nhẹ. Vết muỗi cắn sẽ rất ngứa. Một chút kem đánh răng sẽ làm dịu bớt vết rát ngứa.
Aspirin luôn được cất cẩn thận trong túi của những người đi rừng lâu ngày vì nó là thuốc để chống lại căn bệnh sốt rét cực kỳ nguy hiểm.
Phòng tránh đối với vắt
Vắt thường đi tìm mồi từ 5 đến 8h sáng hoặc 17 đến 19h tối. Chùng thường chọn nơi có nhiệt độ ấm như sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người.
Các vết cắn nên được rửa bằng nước sát khuẩn hoặc nước muối loãng để tránh nhiễm trùng. |
Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách. Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
Cho ống quần vào trong tất. Dùng tất chống vắt bán ở các cửa hàng phục trang du lịch và mặc quần áo dày và dài tay, đeo găng, tránh để hở vùng cổ, tai là những điểm ấm trên cơ thể rất dễ bị vắt chui vào cắn. Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi ngay vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi. Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Trước khi hạ trại, chú ý dọn sạch và làm quang đãng xung quanh. |
Xử lý vắt cắn: Dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Hoặc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ vắt đang cắn, vắt sẽ lập tức nhả ra. Dùng bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt cũng khiến chúng nhả ngay.
Rửa vết thương, dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy, dính băng vào vết cắn. Sau 15 phút kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới. Bật lửa và muối phải có trong túi người đi rừng.
Hân Hân (tổng hợp)
Phòng chống côn trùng khi đi phượt
Một trong số tác nhân gây phiền toái cho các cuộc du lịch nhiều khi lại là những con vật nhỏ bé, như muỗi, côn trùng... Chúng gây khó chịu, mất vui, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Các phượt gia và ngay cả các hướng dẫn viên cần biết để phòng tránh và gây ấn tượng cho khách của bạn. Xin tham khảo một số "chiêu" phòng tránh được tổng hợp dưới đây.
Phòng tránh:
- Thoa các loại thuốc chống phòng ngừa như kem thoa Soffell (chống muỗi), thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày (chống vắt), CHUCHUBABY (chống côn trùng). Có thể mang theo một chai nước muối pha loãng và thoa vào chân. Khi bị vắt, đỉa cắn dùng nước muối nhỏ vào để côn trùng sẽ nhả ra lại sát trùng được vết cắn.
- Mặc quần dài, mang giày cao hơn mắt cá chân. Khi phải sinh hoạt trong một vùng có nhiều bọ chét, dĩ nhiên nên mặc y phục càng kín càng tốt để tránh bị chúng tấn công. Những côn trùng này có hàm răng ngắn nên không thể cắn xuyên qua quần áo như muỗi được.
- Có loại tất chống vắt bán ở các cửa hàng phục trang du lịch, bạn hãy thử dùng. Khi hạ trại nghỉ ngơi, tránh các chỗ ẩm ướt, gỗ mục vì đó là nơi trú ngụ ưa thích của bọ cạp, rết, vắt, đỉa. Tại các vùng cỏ thì phải đề phòng bọ chét, ve, rệp. Kiểm tra xem có bọ chét hay không bằng cách quệt một mảnh vải trắng qua đám cỏ: nếu có thì bọ chét sẽ bám vào vải.
- Uống thuốc B1 (Thiamine Hydrochloride) trước khi đi du lịch, da bạn sẽ tiết ra mùi thuốc khiến nhiều loại côn trùng lãng tránh. Đây là dạng thuốc bổ bán tự do ở các tiệm thuốc tây. Dùng theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn hiệu.
- Thuốc tẩy quần áo (chlorine) thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Nếu bạn ngâm mình 15 phút trong bồn nước có pha khoảng nửa lon sữa bò thuốc tẩy thì côn trùng sẽ không dám tấn công bạn trong nhiều giờ. Các hồ bơi thường cũng được sát trùng bằng chlorine, bạn có thể ngâm trong hồ bơi trước khi khởi hành chuyến dã ngoại ngoài trời.
- Uống chất kẽm (zinc) với liều lượng 60mg mỗi ngày - sau một tháng: người bạn sẽ có khả năng chống không cho côn trùng đến gần. Nếu tiếp tục uống chất này, bạn không bao giờ còn sợ ruồi muỗi nữa.
- Con bù mắt hay mù mắt thì miền biển nào cũng có nhưng tháng 6, 7 dương lịch có nhiều. Tùy vùng miền: con vật nhỏ xíu này có thể gây vết ngứa từ một vài ngày đến hàng tuần. Bạn uống B1 để phòng, hoạt động chân tay nhiều nơi mép biển vì mù mắt hiện diện nhiều nhất nơi này.
Khi đã bị cắn, chích rồi:
- Khi bị các con vật có nọc độc đốt như ruồi vàng, bọ cạp: Dùng lửa dí vào côn trùng để chúng tự rút ngòi ra. Nếu vội vã dứt chúng, ngòi có thể vẫn cắm vào da thịt, lúc đó phải dùng nhíp gắp ra.
- Nếu đi rừng mà bạn bị vắt đốt nhưng không mang theo thuốc đặc trị, muối... để rứt vắt ra khỏi cơ thể thì bạn có thể dùng nước bọt cho vào chỗ vặt đang bám: chúng sẽ sợ mà buông ra. Nước bọt cũng sẽ giúp máu bạn đông lại, tránh trường hợp máu ở vết cắn bị chất Hirudin của vắt làm chảy liên tục.
- Để giảm nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm khi bị côn trùng cắn: bạn nên sát trùng vết chích bằng cách rửa kỹ bằng xà bông rồi thoa alcol hoặc các loại thuốc sát trùng khác có bán tại các nhà thuốc tây.
- Sứa có nhiều trong tháng 5 ~ 6 âm lịch do đúng hướng gió biển dạt vào, các tháng khác ít gặp. Trị vết ngứa của sứa bằng giấm ăn hay vò lá cây muống biển (cây này hay mọc dại trên bờ biển, lá dày, tròn, có hoa màu xanh tím) chà nhẹ nên vết cắn.
- Lá Nha Đam nếu có: bạn vò lấy nước xức vào vết chích sẽ giảm ngứa khi bị Mù mắt cắn.
- Một viên Aspirin nghiền nát trộn với một vài giọt nước và đắp lên vết chích côn trùng sẽ làm nơi ấy không bị nổi mận và giảm ngứa. Cũng có thể thấm ướt chỗ bị chích rồi chà viên aspirin lên đó.
- Những cách giảm ngứa khác khi bị côn trùng chích như: Dùng nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút - Trộn một ít bột nổi (baking soda) vào nước rồi thấm vào bông gòn, khăn giấy rồi đắp lên vết chích từ mười đến hai mươi phút.
- Xoa dịu vết ngứa bằng thuốc chống dị ứng có đề chữ Antihistamine trên nhân hiệu. Loại này thường dùng trị sổ mũi - nghẹt mũi, bán không cần toa tại bất cứ nhà thuốc tây nào.
Chống Bọ chét, rận:
Các loại bọ chét, rận rệp thường hoạt động mạnh vào mùa hè, nhất là khoảng tháng sáu, tháng bảy. Khi bạn đi vào những khu cỏ rậm, cây cối nhiều. Thường thì chúng sống ký sinh trên thú vật, ít khi bám vào hút máu người nhưng chuyện này vẫn có thể xảy ra nếu bạn thường tiếp xúc với loài vật. Những chỗ đi cắm trại có nhiều cỏ rậm rạp cũng là môi trường sinh sống của côn trùng loại này hoặc những loài tương tự nhưng chỉ chuyên sống trong cỏ. Chúng không biết phân biệt đâu là chó mèo hay người, khi những con vật này bị đói thì chúng sẽ bám vào bất cứ động vật gì có thể hút máu được.
Một miếng vải trắng cột vào đầu một sợi dây và kéo miếng vải này qua vùng cỏ bạn nghĩ là có bọ chét. Khi vùng cỏ hay bụi rậm này có sự hiện diện của chúng, chúng sẽ bám vào mảnh vải trắng này và dĩ nhiên là bạn không nên cắm trại nơi đây. Khi bị những côn trùng này cắn, bạn nên:
Lấy chúng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ này có hàm răng rất cứng bấu vào da thịt rất bền bỉ. Khi bạn nắm chúng kéo ra, thường chỉ bứt được thân hình của chúng, hàm răng vẫn còn bấu chặt vào da thịt của bạn. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu bạn được nữa, nhưng nó có thể gây ra sự nhiễm trùng hoặc những biến chứng tai hại khác. Vì thế, khi bọ chét hay rận, rệp cắn, bạn nên nắm kéo chúng thật từ từ ra khỏi vết cắn. Làm như thế chúng có thì giờ nhả vết cắn ra.
Lửa có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc bắt các côn trùng này phải nhả ra. Dùng một cây nhang, một điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng, cẩn thận kẻo bị phỏng. Sức nóng sẽ buộc chúng nhả ra và rơi xuống đất. Bạn cũng có thể dùng các chất như alcol, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào chúng, chúng sẽ tự động nhả ra. Những chất này có tác dụng chậm hơn lửa, và thường cần khoảng 5 phút.
Re: Phòng chống côn trùng khi đi phượt
Đọc thấy cái này cũng hay nên post bà con tham khảo
VẮT VÀ CHỐNG VẮT
Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách "co đi, co lại" thân mình với 33 đốt sống. Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-280C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp... tám-mười lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20-60p vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới trung bình ~150-250gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.
Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người. Tôi không biết vắt có nhảy được không, nhưng rất nhiều trường hợp chúng bám được vào cổ tôi không biết từ đâu (!).
Rừng rậm rạp, nơi ở của vắt sinh sống
Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.
Vắt rừng miền Tây Quảng Nam
Vắt tuy xấu xí nhưng có tác dụng chữa bệnh và được dùng để trị bệnh hơn 2000 năm. Các hoạt chất tiết ra từ vắt có nhiều tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn. Vắt và đỉa chữa bệnh hiện tại được rao bán 8USD/con, chưa kể tiền gửi (!)
Chống vắt
Trên các trang web có rất nhiều biện pháp và thuốc chống vắt được đưa ra. Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET vv… Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là ổn.
Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt (DEP, Soffell, kể cả DEET vv..) không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua 'hàng rào thuốc'. Tuy nhiên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
• Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;
• Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
• Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.
• Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
• Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.
Kỹ thuật loại bỏ vắt
Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều:
Ta có thể xử lý như sau: 1. lấy ra sẵn một miếng băng dính, 2. rửa vết thương, 3. dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy, 4. Dính băng vào vết cắn. 5. sau 15p kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.
Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
• Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
• Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu (!),
• Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Một điều cuối cùng và rất quan trọng:
Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn! Hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần, kể cả bị muỗi đốt!
Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.
Tại sao vậy?
Nhiều lần đi rừng, tôi thấy người dân tộc thiểu số (họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt ???? ) thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều !.
Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc.... ), ăn với cá, cua, ếch...nướng.
Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
Thế nào ? các bạn thấy tuyệt cú mèo chưa ?
Sep 21 2011, 07:08 PM - tinhnguyentre.net |
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó để vắt rơi ra. Hoặc bạn có thể dùng nước bọt cho vào chỗ vắt đang bám, chúng sẽ sợ mà buông ra. Nước bọt cũng sẽ giúp máu bạn đông lại, tránh trường hợp máu ở vết cắn bị chất Hirudin của vắt làm chảy liên tục.
Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong thời gian dài ngắn tùy theo cơ địa từng người.
Đối với muỗi
Tưởng như vô hại, nhưng muỗi đốt cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt. Đặc biệt loài muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Những kí sinh trùng này sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong.
Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng, nước cốt chanh, bạn cũng có thể dùng ngay một viên đá lạnh để chườm. Nước bọt cũng có công dụng bí mật, vì trong nước bọt có tính kiềm nên giúp trung hòa chất gây ngứa khá hiệu quả.
Đối với Ong
Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật. Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng, nạn nhân sẽ bị tím tái, sốc, trụy tim mạch..., có thể tử vong nếu không được cứu chữa tận tình.
Khi bị ong đốt, việc cần làm đầu tiên là khều kim chích khỏi vùng bị đốt bằng vật nhọn như mũi dao, đầu kim... Không dùng tay nặn để lấy kim, vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc thấm sâu hơn vào cơ thể. Sau đó, rửa sạch vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, rồi đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá vào vùng bị sưng trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau (không đắp trực tiếp lên chỗ ong đốt).
Đối với bọ cạp
Bọ cạp không phải côn trùng mà là loài động vật thuộc lớp hình nhện. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu.
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Đối với kiến lửa
Khi bị kiến lửa đốt nên làm dịu vết cắn với xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Đối với sâu róm
Lông gai của một số loài sâu róm có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Khi bị sâu róm bám vào da cần cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
Đối với nhện
Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không quá nguy hiểm.
Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với bọ chét, rận
Các loại bọ chét, rận rệp thường hoạt động mạnh vào mùa hè, nhất là khoảng tháng sáu, tháng bảy. Chúng thường hay sống ở khu cỏ rậm, cây cối nhiều ( có những loài hay ký sinh trên các loài vật nhưng có loài tương tự nhưng chỉ chuyên sống trong cỏ)
Bạn có thể kiểm tra khu vực có bọ chét hay không bằng cách lấy một miếng vải trắng cột vào đầu một sợi dây và kéo miếng vải này qua vùng cỏ bạn nghĩ là có bọ chét. Khi vùng cỏ hay bụi rậm này có sự hiện diện của chúng, chúng sẽ bám vào mảnh vải trắng này và dĩ nhiên là bạn không nên cắm trại nơi đây.
Đối với Rết
Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt.
Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Đối với Ruồi trâu
Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và và hút máu gia súc. Chúng cũng không tha cho cả con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Khi bị ruồi trâu đốt, cách xử trí cũng như vết đốt của các loài khác là rửa bằng xà phòng và chườm đá.
Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.
Đối với rắn
Rắn hay ở bờ bụi, hang hốc, trên cây, hoạt động đêm; khi thấy động thì lảng tránh. Vì vậy không nên đi vào nơi rậm rạp, nếu đi cần có giầy, tất vải, quần áo vải dày, mũ rộng vành, gậy để xua đuổi rắn. Ban đêm dùng đèn soi. Nên quan sát kỹ nơi ngồi hay nằm nghỉ, cả phía bên và trên cây đề phòng rắn đu trên cành. Nên ngủ trên giường và mắc màn, tránh nằm dưới nền nhà.
Khi bị rắn độc cắn, các biện pháp cần thực hiện là loại bỏ nọc độc và hạn chế sự lan tràn của nọc độc. Công việc này phải tiến hành càng nhanh càng tốt, thực hiện trong vài phút đầu tiên ngay sau khi bị cắn. Một vài điều cần chú ý khi xử trí là:
- Khẩn cấp đặt nạn nhân ở tư thế nằm, hướng dẫn nạn nhân nằm yên để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
- Cần rửa sạch vết thương bị rắn cắn với nhiều nước, nếu có nước muối hoặc thuốc sát khuẩn có thể dùng để rửa vết thương nhằm loại bỏ nọc độc.
- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng có vết rắn cắn vì nó có thể gây nên sự chèn ép sau này khi vùng có vết cắn bị sưng phù lên.
Lưu ý, Nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân bị vết thương quá nặng, cần nằm tại cơ sở y tế để được hỗ trợ hồi sức tại chỗ và cơ sở y tế nên nhanh chóng liên hệ với bệnh viện tuyến trên để hỗ trợ điều trị kịp thời
- Nếu bị vết rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, cần băng ép ở phía trên vết thương bằng loại băng thun, băng được cuộn vòng cho tới sát nách hoặc háng. Chú ý không được thắt dây ga rô như phương pháp cũ trước đây. Sau đó nên bất động tay hoặc chân bằng nẹp gỗ như trong các trường hợp bất động gãy xương để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
- Phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cần giữ cho nạn nhân nằm yên trong suốt quá trình vận chuyển, chú ý để phần vị trí vết thương do rắn cắn thấp hơn so với vị trí của tim để hạn chế sự lan tỏa nhanh của nọc độc. Tốt nhất là vận chuyển bằng cáng khiên.
- Nếu con rắn được phát hiện và bị giết chết sau khi cắn, cần mang theo con rắn cùng nạn nhân đến bệnh viện để xác định danh tính loại rắn độc và bác sĩ sử dụng loại huyết thanh trung hòa nọc độc phù hợp.
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay. Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy hết máu đen (máu có độc) thì băng bó lại.
Nghiên cứu bản đồ địa chính và địa hình khu vực định đến để lên kế hoạch phù hợp cho chuyến đi, tính toán khoảng cách di chuyển sao cho hợp lý với sức người và đề phòng không rơi vào tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành.
Bọ cạp
Bo cap
Bọ cạp không phải côn trùng mà là loài động vật thuộc lớp hình nhện. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu.
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Rết
7
Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt.
Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Muỗi
Mui
Có lẽ, chẳng có ai trên đời này lại chưa từng bị muỗi đốt. Tưởng như vô hại, nhưng muỗi đốt cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt.
Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Những kí sinh trùng này sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong.
Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng.
Ruồi trâu
9
Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và và hút máu gia súc. Chúng cũng không tha cho cả con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Khi bị ruồi trâu đốt, cách xử trí cũng như vết đốt của các loài khác là rửa bằng xà phòng và chườm đá.
Bọ xít
10
Ở Việt Nam, việc phát hiện ra loài bọ xít hút máu người đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga.
Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
Theo ghi nhận tại Việt Nam, sau khi bị bọ xít đốt, trên da người bệnh chỉ thấy một nốt nhỏ màu đỏ, khoảng 1 - 2 mm, không sưng tấy.
Hiện tại, những nghiên cứu về loài côn trùng này ở Việt Nam chưa đầy đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét