khoevadep.com.vn - Cập nhật lúc 14:00 20/02/2014
(Sức khỏe) - Mùa đông ngại tắm vì lạnh. Ngoài ra bạn cần phải rất cẩn thận khi tắm vào mùa đông vì nếu không tắm đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Tắm không chỉ là biện pháp giải nhiệt mà còn giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ bụi bẩn, các loại vi trùng, khuẩn tế bào chết bám trên da, hạn chế bít tắc lỗ chân lông giúp da "thở", thông thoáng, hạn chế bệnh ngoài da.
Mùa đông bạn tắm 2-3 lần/tuần làm cho da bị bí bách, không khoẻ nên da "biểu tình" gây ngứa ngáy chứ chưa chắc là do ghẻ đâu. Bạn nên tắm hàng ngày, tắm ở nơi kín gió, tắm bằng nước ấm và dùng xà phòng trung tính.
Tắm đêm – không nên một chút nào
Mặc dù đã qua Tết, tức là thời điểm bắt đầu mùa Xuân nhưng thời tiết vẫn còn rất khắc nghiệt, nhất là miền Bắc. Trời lạnh nên việc tắm rửa hàng ngày cũng trở nên khó khăn đối với chúng ta. Một số bạn có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, những người có sức đề kháng yếu… Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
Sau khi tắm gội, nhiều bạn không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính.
Thời điểm tắm tốt nhất
Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng 2 tiếng hoặc trước khi ăn khoảng một tiếng.
Trình tự tắm
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Nhớ là sau khi tắm xong, bạn cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt là không nên ra gió ngay sau khi vừa tắm xong.
Bạn cũng có thể để nước chảy phía sau khi kỳ cọ, làm sạch phía trước và ngược lại. Có thể dùng khăn mềm để kỳ cọ trên da. Lưu ý chăm sóc chu đáo da vùng lưng nhé. Nhớ là không dùng nước nóng quá dễ gây khô da. Dùng sữa tắm có dưỡng ẩm cũng giúp da mềm mại.
Thời gian và nhiệt độ tắm
Tắm trong thời gian quá lâu, da chúng ta sẽ bị mất nước dẫn đến cơ thể mệt mỏi, vì vậy vào mùa đông, bạn chỉ cần tắm 5-10 phút dưới vòi hoa sen là đủ. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng mình là từ 24-29 độ.
Ghi nhớ những điều này để tắm an toàn vào mùa đông nhé!
7 thời điểm TẮM nguy hiểm đến tính mạng cần tuyệt đối tránh
soha.vn - 05/06/2014 13:54
Tắm khiến cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào tắm cũng tốt cho sức khỏe.
Tắm đêm
Tuyệt đối không nên tắm đêm (sau 23h). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể cũng trổ nên mệt mỏi và yếu hơn, việc tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể nhanh chóng khiến cách mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não sẽ dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến, thậm chí là đột quỵ.
Tuyệt đối không nên tắm đêm
Tắm khi huyết áp thấp
Lý do không nên tắm khi đang bị huyết áp thấp chính là do nhiệt độ nước tắm cao khiến các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp kịp thời máu cho toàn cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
Tắm khi đói
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.
Tắm sau bữa ăn
Sau khi ăn no bạn không nên tắm ngay. Nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa không tiết ra kịp để tiêu hóa thức ăn, các mạch máu cũng to lên khiến cho việc lưu thông máu có thể bị cản trở, dẫn tới mệt mỏi hoặc choáng ngất. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Sau khi ăn no bạn không nên tắm ngay.
Tắm ngay sau khi uống rượu bia
Rượu sẽ ức chế chức năng hoạt động của gan, đồng thời khiến lượng đường huyết không được bổ sung kịp thời, dễ bị đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết.
Tắm sau khi làm việc mệt mỏi, cẳng thẳng
Bất kể là sau khi lao động thể lực hay trí lực, cơ thể đều cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn rồi mới đi tắm. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng máu lên não chậm, gây choáng, bất tỉnh.
Tắm khi bị sốt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức 38 độ C, mức tiêu hao nhiệt lượng cơ thể tăng khoảng 20%. Nếu tắm vào lúc này, khi mà cơ thể đang mệt mỏi, đuối sức, sẽ dễ bị đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng.
6 điều nguy hiểm không được làm khi tắm vào mùa lạnh
soha.vn - Phong | 06/11/2014 15:11
Tắm có thể là công việc giúp bạn thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Dù vậy, bạn vẫn phải tuân thủ một vài nguyên tắc khi tắm để giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt, vào mùa lạnh, bạn càng phải lưu ý khi tắm nếu không muốn đưa mình vào những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe.
Mùa đông, cơ thể cần nhiều thời gian để cân bằng nhiệt độ.Sau khi ăn, cơ thể cần tập trung máu tới hệ tiêu hóa, nên nếu tắm ngay có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức căn, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, tá tràng.
Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp… có thể bị tai biến khôn lường. Chính vì thế để đảm bảo an toàn, bạn nên tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn chừng 1 tiếng.
Tắm đêm rất nguy hiểm
Nhiệt độ rất thấp vào ban đêm mùa lạnh khiến cho các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Nếu đi tắm vào thời điểm này sẽ rất nguy hiểm đặc biệt với những người vừa uống rượu, mắc bệnh cao huyết áp, tai biến hoặc mới ốm dậy. Tắm đêm có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí đã có trường hợp bị tử vong.
Không nhất thiết phải tắm hàng ngày
Tắm thường xuyên sẽ làm tổn thương đến lớp biểu bì của da, làm cho da mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da. Hơn nữa, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh lẽo, bạn có thể dễ dàng bị nhiễm lạnh khi tắm.
Ảnh minh họa
Không tắm quá lâu
Tắm trong thời gian quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây rco rút mạch, dẫn tới tụ máu, thậm chí gây ra đột tử do nhiễm lạnh và nhịp tim thất thường.
Tắm quá lâu, nhất là với nước ấm, khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi. Nhưng nếu chỉ tắm "qua loa" thì lại không thể làm sạch và cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho làn da. 10-15 phút là thời gian hợp lý cho bạn.
Không tắm nước quá nóng
Nhiệt độ nước tắm quá cáo sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Đồng thời, tắm nước quá nóng còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
Không xông hơi với người mắc bệnh mãn tính
Những người mắc căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay đã từng có tiền sử bị đột quỵ thì không nên tắm xông hơi vì nó có thể khiến cho chỉ số huyết áp tăng vọt, nhịp tim đập nhanh và gây nên những biến chứng khôn lường thậm chí là đột tử ngay trong khi tắm.
Mặc dù không phủ nhận những lợi ích nhất định mà tắm xông hơi mang đến cho sức khỏe nhưng cách tắm này đặc biệt nghiêm cấm với những đối tượng mắc bệnh mãn tính vì sự an toàn của tính mạng.
theo Đại Lộ
4 điều nguy hiểm phải biết để tránh khi tắm mùa đông
(Sức khỏe) - Tắm quá lâu, nhất là với nước ấm, khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, thậm chí gây ra đột tử do nhiễm lạnh và nhịp tim thất thường...
Không nhất thiết phải tắm hàng ngày
Tắm thường xuyên sẽ làm tổn thương đến lớp biểu bì của da, làm cho da mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da. Hơn nữa, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh lẽo, bạn có thể dễ dàng bị nhiễm lạnh khi tắm.
Không tắm quá lâu
Tắm trong thời gian quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, thậm chí gây ra đột tử do nhiễm lạnh và nhịp tim thất thường.
Tắm quá lâu, nhất là với nước ấm, khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi. Nhưng nếu chỉ tắm "qua loa" thì lại không thể làm sạch và cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho làn da, 10-15 phút là thời gian hợp lý cho bạn.
Không tắm nước quá nóng
Nhiệt độ nước tắm quá cáo sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Đồng thời, tắm nước quá nóng còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh.
Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét