soha.vn - Phong (Tổng hợp) | 18/11/2014 16:14
Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường vì những thay đổi về thực phẩm và phong cách sống.
Trẻ em cũng không tránh khỏi bị đái tháo đường. Di truyền là một nhân tố gây bệnh, song thực tế bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây truyền cho trẻ ngay cả khi cha mẹ bị mắc bệnh.
Dưới đây là một số sự thật bạn cần biết về những dấu hiệu của bệnh tiểu đường để có thể điều trị và kiểm soát căn bệnh kịp thời
Những dấu hiệu bạn có thể mắc tiểu đường
Nghe và nhìn khó khăn hơn
Nghe kém là triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường, theo thống kê, những người mắc bệnh có tỷ lệ nghe kém cao gấp hai lần ở những người bình thường. Và việc tăng glucose trong máu có thể làm cho tầm nhìn của họ kém đi do tác động đến hình dạng của thủy tinh thể trong mắt.
Cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh
Tuổi tác có thể là yếu tố khiến con người chậm chạp đi một chút, nhưng nếu thường xuyên cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh thì lại là chuyện khác. Hãy nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc căn bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Làn da không bình thường hoặc có các triệu chứng thần kinh
Khô, ngứa da có thể là do làn da của bạn không đủ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, ví dụ do thời tiết, hay chế độ ăn uống… nhưng cũng có thể là dấu hiệu lén lút của căn bệnh. Hãy xem xét kỹ xem có các vết tối, sẫm trên da ở quanh cổ và các bộ phận khác của cơ thể, các vết cắt hoặc bầm tím không thể lành, dấu hiệu ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân. Nồng độ glucose cao quá mức có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể.
Luôn cảm thấy đói
Khi cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, nó sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Đó chính là lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và thèm ăn, bất kể là đã ăn trước đó không lâu hay ăn một bữa hoàng tráng.
Liên tục khát nước và đi vệ sinh rất nhiều
Thực chất hai việc này có liên quan tới nhau. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng đào thải bớt lượng đường đăng tăng cao trong máu, do đó sẽ đi tiểu thường xuyên. Khi đó, cơ thể sẽ mất rất mất nước rất nhanh, khiến bạn thấy khát nước và mệt mỏi.
Những việc bạn nên làm để phòng tránh bệnh tiểu đường
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Ngủ đủ giấc
Giữ tinh thần thoải mái
Ăn nhiều chất xơ
Tăng cường Omega cho cơ thể
Bổ sung vitamin D
Tăng cường gia vị
Chữa tiểu đường cực tốt bằng "vị thuốc" dân dã không ngờ
soha.vn -Phong (T.H) | 17/11/2014 15:37
Khoai lang là một loại củ rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam. Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… Chính vì những ưu điểm như vậy nên khoai lang rất tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ…
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp 3 lần khoai tây), các vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, và sắt, do vậy khoai lang có tính chất chống ôxy hóa (Antioxidant) mạnh, ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh, giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng.
Chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Hình minh họa
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.
Một trong những nguyên nhân nữa để khoai lang có thể ổn định nồng độ đường huyết là do khoai lang có chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.
Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Rau khoai lang là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường. Hình minh họa.
Bên cạnh đó, rau khoai lang cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường. Trong ngọn rau lang đỏ có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này.
theo Trí Thức Trẻ
Phát hiện nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường cho người Việt
soha.vn - 24/09/2014 10:40
Chế độ ăn giàu chất đường bột của người Việt Nam chủ yếu là gạo trắng, là nguyên nhân chính dẫn đến người Việt Nam bị đái tháo đường ở mức cao chứ không phải yếu tố di truyền.
Gạo trắng là nguyên nhân chính gây đái tháo đường
GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cho biết tại hội thảo về các giải pháp dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và kí kết các hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế với Viện Nghiên cứu FANCL (Nhật Bản), vào chiều 15/08, tại Hà Nội.
Qua các nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng của người châu Á, cũng như người Việt Nam do thói quen ăn gạo trắng là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc đái tháo đường của người châu Á và Việt Nam cao hơn và dễ mắc hơn. Chế độ ăn giàu chất đường bột của người Việt Nam chủ yếu là gạo trắng là nguyên nhân chính dẫn đến người Việt Nam bị đái tháo đường ở mức cao chứ không phải yếu tố di truyền.
Vì thế cần phải giảm lượng sử dụng gạo trắng và tăng cường sử dụng dầu thực vật và dầu cá để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường. Còn TS Yasushi Sumida, Viện trưởng Viện nghiên cứu FANCL nêu rõ, những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy, việc sử dụng gạo lật nảy mầm thay thế gạo trắng, hoặc kết hợp thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm trong dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Về phía Viện Dinh dưỡng, TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và Ngành nghề chỉ rõ, gạo trắng là thực phẩm chính trong khẩu phần ăn của người Việt, với khoảng 70% năng lượng từ chất đường làm tăng mức độ đáp ứng đường máu ở Việt Nam trong độ tuổi từ 60-65, khiến nguy cơ bệnh ĐTĐ tăng cao.
Sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và còn tác dụng giảm béo phì.
theo Sài Gòn giải phóng
Bài thuốc của người dân tộc chữa khỏi hàng trăm ca tiểu đường
soha.vn - 18/09/2014 22:19
Bài thuốc này xuất phát từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng, gồm những thảo dược quý hiếm từ núi rừng Tây Nguyên. Theo thời gian, nguồn thảo dược dần khan hiếm, ông Tuấn (SN 1962, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) lại mày mò tìm kiếm các vị thuốc thay thế có công dụng tương tự để bài thuốc không bị thất truyền.
Cơ duyên với bài thuốc quý
Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Trần Đình Tuấn sống trong vòng tay bảo bọc, che chở của ông bà nội. Lớn lên ở mảnh đất nghèo khó và nhiều bom đạn của chiến tranh nhưng ông Tuấn vẫn cố gắng học lấy cái chữ để làm gương cho con cháu đời sau. Năm 1990, ông Tuấn theo ông nội (cụ Trần Phước – SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên kiếm tiền phụ giúp gia đình. "Đợt xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), ông nội tôi phát hiện bị tiểu ngọt (tiểu đường) nên người yếu đi hẳn. Thấy vậy, già làng ở đó đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chẳng biết những loại cây rừng ấy là gì nhưng hơn hai tháng sau, bệnh tình của ông tôi thuyên giảm rõ rệt", ông Tuấn nhớ lại.
Để trả ơn cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc bài thuốc trị chứng tiểu ra đường. Sau này khi về quê, cụ Phước nhiều lần tái phát bệnh đều tự hái thuốc chữa trị. Năm 2005, ông Tuấn được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội rất tâm huyết với bài thuốc Nam này nên ông ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi sao, ghi nhớ kỹ liều lượng.
Ông Tuấn chia sẻ về bài thuốc quý trị tiểu đường học được từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng.
Năm 2008, ông bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa tiểu đường, lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong xã, huyện. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh cũng nườm nượp kéo về. Không những thế, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh. Đến nay, thuốc của ông Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị nhưng số lượng thảo dược trong nhà có hạn nên ông không giúp được nhiều. Nhìn người bệnh lặn lội hàng trăm cây số đến nơi nhưng lại về tay không, ông vô cùng áy náy. Vậy là, ông lại lặn lội lên rừng tìm thuốc.
Ông cho biết: "Bài thuốc của đồng bào Xơ Đăng độc đáo là ở những vị thuốc và cách kết hợp chúng. Công thức thì từ lâu tôi đã khắc ghi trong lòng. Cái khó là những cây thuốc ấy chỉ có ở những vùng núi cao Tây nguyên, muốn tìm kiếm không dễ chút nào. Tôi thường lặn lội lên tận vùng núi giáp ranh Bình Định - Gia Lai tìm kiếm nhưng cũng không được nhiều. Trong quá trình tìm hiểu về Đông y, tôi nhận thấy rằng, bệnh tật trời sinh, cây cỏ cũng trời sinh, nên phải lấy cây mà trị bệnh. Tôi đã học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải là cái nghiệp, dù khó khăn đến mấy cũng không được để thất truyền bài thuốc quý".
Bệnh thuyên giảm sau nửa năm dùng thuốc
Về việc hành nghề chữa bệnh của ông Tuấn, ông Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa xác nhận: "Xã Mỹ Hòa có 12 hộ dân bốc thuốc chữa bệnh, ông Tuấn cũng là một trong số đó. Ông Tuấn không chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan, không gây mất an ninh chính trị xã hội. Bệnh nhân đến nhà ông Tuấn lấy thuốc mang về chứ không lưu trú, tụ tập đông người nên không gây ảnh hưởng gì đến trật tự ở địa phương. Ông Tuấn cũng đã trình đủ các loại chứng chỉ để hành nghề y theo như quy định của pháp luật".
Ông Tuấn cho biết, bài thuốc trị tiểu đường của đồng bào Xơ Đăng có gần chục vị, trong đó phân nửa là thảo dược lấy từ Tây Nguyên với các tên gọi theo tiếng dân tộc. Vài năm gần đây, các loại thảo dược này ngày càng khan hiếm. Để duy trì được công việc chữa bệnh cứu người, ông Tuấn phải ngược xuôi lên Tây Nguyên tìm thuốc. Ông lên các bản làng nhờ đồng bào đi tìm và gửi xuống rồi trả tiền công cho họ. Hiện tại công việc vận chuyển thuốc được con gái của ông hiện đang sống tại Gia Lai phụ giúp.
Nhận thấy việc tìm thuốc như vậy khiến công việc trở nên bị động, ông Tuấn nghĩ tới việc tìm kiếm các thảo dược thay thế. Các vị thuốc này chẳng những phải có ở miền xuôi mà yêu cầu bắt buộc phải có công dụng tương tự các thảo dược trên cao nguyên. Để làm được điều này, ông Tuấn đã phải ròng rã tìm kiếm cả năm trời. "Có loại cây thuốc chỉ có đặc điểm gần giống thôi nên sau khi lấy về nhà tôi phải sơ chế kĩ, bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại của vị thuốc…", ông Tuấn cho biết.
Sau khi lấy thảo dược về, ông Tuấn trực tiếp sơ chế từng loại cây, rễ. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân mà ông có cách pha trộn thuốc theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Tuy có sự thay đổi dược vị, liều lượng nhưng bài thuốc trị tiểu đường của ông gồm chủ yếu một số vị sau: Dây khổ qua rừng (mướp đắng): Cả dây và lá thái thành đoạn, khoảng 15g. Cây bồ ngót: Cả cành và lá thái thành lát mỏng, khoảng 20g. Dây xấu hổ (trinh nữ): Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 15g. Lá lốt: Cả cành và lá, thái thành đoạn, khoảng 10g. Dây lạc tiên: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20. Dây lưỡi đồng: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20g. Tất cả đều được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trộn đều, cho vào 4 chén (bát) nước giếng, đun sôi nhỏ lửa còn lại 1 chén, uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn. Nước 2 cho vào 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,8 chén, uống vào buổi trưa trước khi ăn. Nước 3 cho vào 2 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,6 chén, uống vào buổi tối trước khi ăn.
Cụ thể với những bệnh nhân sức khỏe yếu, ông Tuấn cho nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ. Với những người mạnh khỏe thì có thể cho thêm nhiều vị thuốc trị bệnh. "Bài thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra. Đồng thời, nó giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có cách dùng thuốc thích hợp. Vì đặc điểm căn bệnh, bệnh nhân thông thường phải mất đến nửa năm dùng thuốc mới có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh kiêng ăn uống đồ ngọt và phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu để điều chỉnh phù hợp", ông Tuấn cho biết.
Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: "Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường. Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường...; có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên… có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Có lẽ ông Tuấn sử dụng các vị thuốc này để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường".
theo Gia đình và xã hội
2 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thể nặng chỉ từ cây cỏ vườn nhà
soha.vn - 23/08/2014 14:09
Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng cây chuối hột. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống.
- 3 loại cây, quả dân dã giúp bạn đẩy lùi bệnh tiểu đường
- Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không còn tái phát
- Bài thuốc chữa tiểu đường kỳ diệu chỉ từ phần vứt đi của quả bưởi
- Trị tiểu đường bằng loại cây mọc hoang chỉ 5-7 lần cho hiệu quả
Vốn say mê khám phá tác dụng chữa bệnh của cây cỏ tự nhiên, sư thầy Thích Nguyên Đông (chùa Tế Cát, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã sáng chế ra nhiều bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, giúp người dân trị bệnh không tốn kém.
Sư thầy Thích Nguyên Đông chia sẻ với PV về bài thuốc trị tiểu đường từ cây chuối hột.
Trong số đó, bài thuốc ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường là bài thuốc khá độc đáo của sư thầy. Độc đáo ở chỗ, nó chỉ gồm nguyên liệu duy nhất là cọng lá chuối hột.
Vị thuốc đa năng
Theo danh sách những thầy thuốc chữa bệnh gia truyền của Hội Đông y Việt Nam, chúng tôi đến chùa Tế Cát vào một ngày cuối tuần nắng gắt. Bầu không khí chốn cửa thiền khác hẳn với ồn ào, gió bụi của thế giới bên ngoài, thật yên tĩnh và trong lành. Chẳng thế mà, những bệnh nhân tới đây chỉ cần hít thở bầu không khí cũng thấy những lo lắng trong lòng vơi đi.
Tiếp chúng tôi, sư thầy Thích Nguyên Đông (50 tuổi) cho biết: "Nhà tôi có nghề làm thuốc gia truyền từ lâu, đến tôi là đời thứ 4. Nhưng tôi được học nghề thuốc không phải từ cha mà từ chú ruột. Ngay từ nhỏ, tôi đã theo chú đi hái thuốc khắp nơi. Khi tôi nhập ngũ thì không theo nghề thuốc được nữa. Bẵng đi một thời gian, tình cờ lên Tây Nguyên công tác, tôi bắt gặp rất nhiều cây thuốc quý và rất muốn tìm hiểu. Lúc này, tôi mới nhận thấy nghiệp y thuật đã ăn sâu vào máu mình. Tôi trở lại tìm tòi, học hỏi thêm về nghề thuốc và sau khi đi tu, tôi vẫn khám chữa bệnh tại chùa". Được biết, bên cạnh những kiến thức nền của gia đình, sư thầy Thích Nguyên Đông đã đi học thêm lớp lý luận Y học cổ truyền của tỉnh Hà Nam Ninh.
Thầy Đông cho biết các bài thuốc gia truyền của gia đình thầy đều xuất phát từ những cây cỏ, động vật Việt Nam. "Có thể nói, đất nước ta chỗ nào có cây cối, động vật sinh vật sống thì nơi đó có cây con làm dược liệu điều chế thuốc. Cây cỏ quanh ta có đến 70% có thể dùng làm thuốc. Bởi vậy, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay, đơn giản mà hiệu quả điều trị rất cao. Ví dụ như cây cỏ nhọ nồi (cỏ mực) trong sách dược liệu cổ gọi là Hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nơi có tác dụng mát huyết, chỉ huyết. Loại cây này chống được sốt xuất huyết, cầm máu khi xuất huyết đường ruột… Nhìn chung, thuốc Nam rất đa dạng, có tác dụng chữa các bệnh từ nặng đến nhẹ, từ bệnh cấp tính đến mạn tính", thầy Đông cho biết.
Cũng chính bằng những dược liệu sẵn có tại địa phương và trồng tại các vườn thuốc, sư thầy Thích Nguyên Đông đã khám phá ra bài thuốc trị tiểu đường rất đơn giản. Đó là bài thuốc từ cọng lá cây chuối hột. Lý giải về bài thuốc này, thầy Đông cho biết: "Khi chữa bệnh, cách nào đỡ tốn tiền cho người dân nhất thì tôi làm. Thực tế, nhiều cây cỏ tự nhiên bản thân nó đã mang rất nhiều tác dụng, không cần pha trộn hay chế biến theo kiểu phức tạp nào nữa. Chuối hột cũng là một dược liệu quý như vậy".
Bài thuốc của thầy Đông được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, người bệnh lấy cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước, uống mỗi một ngày 2 cốc. Điều chú ý là phải lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. Theo thầy Đông giải thích thì điểm điểm này, cọng chuối còn nhiều nước, khi mặt trời lên hút hết nước thì cọng sẽ rất khô. Người bệnh tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng từ 1-2 tháng.
"Chuối hột là vị thuốc rất đa năng. Ngoài sử dụng cọng lá thì có thể đào lấy củ cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài cũng có tác dụng ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém. Trong cuốn "450 vị thuốc Nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc", lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng…".
Bài thuốc chữa tiểu đường thể nặng
Bài thuốc đã được kiểm nghiệm
Trao đổi với chúng tôi về tác dụng của chuối hột trong điều trị bệnh tiểu đường, lương y Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh, thànhnh trên cả nước. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt nhưng có nhiều hột. Trong dân gian, người ta thường dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận. Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống. Dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Về các bài thuốc của sư thầy chùa Tế Cát, lương y Vũ Quốc Trung nhận định: "Dùng nước của cọng lá chuối hột điều trị tiểu đường thì tôi chưa nghe thấy bao giờ, nhưng có rất nhiều cách sử dụng khác nhau đối với cùng một cây thuốc. Nước cây chuối hột có tác dụng hạ đường huyết thì hầu hết tất cả các bộ phận của nó cũng có tác dụng với bệnh tiểu đường. Còn bài thuốc "ấp bợ - ati sô" của vị sư thầy này, theo tôi được biết thì đã được Hội Đông y Việt Nam kiểm nghiệm rồi. Còn tác dụng đến đâu còn tùy vào sự thích ứng của cơ thể người bệnh".
Ngoài bài thuốc đơn giản chỉ sử dụng một vị chuối hột cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thể nhẹ, sư thầy Thích Nguyên Đông còn sáng chế một bài thuốc cho những những bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có điều kiện uống thuốc theo thang. Đó là bài thuốc "Ấp bợ - atisô". Bài thuốc này có 7 vị gồm: Cỏ ấp bợ 20g, atisô 20g, củ chuối hột 20, cỏ ngọt 12g, xa tiền 16g, ngổ tía 20g, ổi khương 20g (gừng vùi vào than hồng cho chín). Với bài thuốc này, nhà chùa đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân ổn định đường huyết và giảm hẳn. Tuy nhiên sư thầy cũng lưu ý, đây là bài thuốc do thầy đưa ra để các thầy thuốc tham khảo và sử dụng phục vụ cho cộng đồng. Bệnh nhân khi uống phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự uống bởi mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau.
Cầm cuốn sổ bệnh nhân tiểu đường đưa cho chúng tôi xem, sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết: "Đây là danh sách những người tôi đã hướng dẫn hoặc bốc thuốc cho uống. Sau khi dùng thuốc, bệnh tiến triển hay có triệu chứng gì thì tự họ ghi lại để lưu giữ hoặc cảm ơn nhà chùa". Trong cuốn sổ, bệnh nhân ghi Nguyễn Thị Hải ở TP. Phủ Lý (Hà Nam) viết: "Tôi bị tiểu đường, điều trị bằng thuốc Tây mà lượng đường không thấy giảm mấy, lượng đường đo khi no trên 10 và đo khi đói là 8. Được người quen giới thiệu, tôi tìm về chùa Tế Cát. Tôi được thầy Thích Nguyên Đông bốc cho uống 15 thang, nhưng uống hết số thuốc này tôi vẫn chưa thấy có tiến triển gì. Sau đó, tôi quay lại gặp thầy và nói lại tình hình bệnh. Thầy khuyên tôi nên dùng tiếp 15 thang nữa. Thật may mắn là uống hết số thuốc tiếp theo thì tôi thấy lượng đường đã trở về mức ổn định. Sau đó, tôi duy trì uống thuốc thêm vài tháng nữa thì dừng, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để duy trì mức đường huyết ổn định. Tôi vô cùng cảm ơn sư thầy Thích Nguyên Đông cũng như chùa Tế Cát đã giúp tôi hết nỗi lo với bệnh tiểu đường".
Một bệnh nhân khác là Đỗ Văn Bình ở thị trấn Tam Điệp (Ninh Bình) cũng viết: "Tôi bị mắc bệnh tiểu đường đã lâu, hàng ngày thường xuyên uống ít, tiểu nhiều, mồm miệng khô háo, có những đêm mất ngủ vì tiểu tiện quá nhiều. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm, lượng đường ngày một lên gây biến chứng kèm theo tay chân tê, người ngày một gầy đi. Được người ta mách, tôi đã đến chùa Tế Cát bốc thuốc từ sư thầy Thích Nguyên Đông. Sau 3 tháng dùng thuốc, tôi đi khám thấy lượng đường trong nước tiểu đã giảm rõ rệt, cơ thể khỏe lên, bớt tiểu tiện. Tôi rất cảm ơn sư thầy và nhà chùa". Sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết, đây là những bệnh nhân tới chùa chữa cách đây 2 – 3 năm. Hiện tại, thầy Đông khá bận bịu với công tác của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam nên phải đi suốt, ít có thời gian ở chùa bốc thuốc trực tiếp cho người bệnh. Vì vậy, thầy chủ yếu chỉ tư vấn cho người dân hoặc xem bệnh rồi kê đơn để bệnh nhân đến phòng khám của Hội Đông y xã bốc thuốc.
theo Gia đình và xã hộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét