Trang

Ăn gỏi cá hồi: Dễ nhập viện / Sự thực về dầu cá / trứng giàu Omega-3

Ăn gỏi cá hồi: Dễ nhập viện

8:00 AM | 05/05/2015 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Bạn vẫn tin tưởng vắt vài giọt chanh, uống thêm rượu mạnh là bạn an toàn với mỏi cá. Sự thực, cách làm đó chỉ có giá trị giảm tanh.

Tử vong do ấu trùng giun Anisakis simplex

Ths. Bùi Ngọc Thanh (Quản lý dự án FIBOZOPA – dự án xây dựng năng lực nghiên cứu Ký sinh trùng có nguồn gốc thủy sản được tổ chức DANIDA Đan Mạch tài trợ) cho biết, tại Nhật Bản đã ghi nhận bệnh nhân chết do ăn gỏi cá hồi. Bệnh nhân bị giun Anisakis simple chui vào phá hủy não. Đó là trường hợp ông Shota Fujiwara, quận Gifu, Tokai, Nhật Bản rất thích ăn món Sashimi và thường xuyên ăn món ăn này. Rồi ông thường bị đau đầu, vận động trở nên chậm chạp và hay quên... Nhưng kết quả chụp CT não không phát hiện bất thường. Song một chuyên gia về da đầu đã phát hiện những chuyển động nhỏ bất thường dưới lớp da đầu của ông. Gây tê da đầu thấy những con sâu nhỏ nhỏ tựa con giòi lúc nhúc bò ra. Khi đại phẫu mở hộp sọ đã bắt được hàng trăm những con như vậy. Ông Shota Fujiwara đã tử vong vì những con giun Anisakis simple- đã phá hủy hoàn toàn não bộ.

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có tới 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có lối 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá.

Trường hợp khác, một phụ nữ 58 tuổi có triệu chứng bị buồn nôn, đau bụng nghiêm trọng. Khi đi khám được xác định tắc ruột phải phẫu thuật cấp cứu. Khi mổ, các bác sĩ đã lấy ra được gần trăm ấu trùng giun này dài 17mm trong ruột bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội cho biết, tại Việt Nam tuy chưa ghi nhận những ca bị thủng ruột do nhiễm giun Anisakis simple. Tuy nhiên, trào lưu ăn gỏi cá hồi sống, ăn Sushi đang phát triển là nguy cơ nhiễm giun Anisakis simplex rất cao. Tại Nhật Bản mỗi năm có đến cả nghìn ca bị ngộ độc loại ký sinh trùng này.

Các loại gỏi từ cá và mực biển đều nguy hiểm

Thạc sĩ Thanh cho biết thêm, Anisakis là bệnh nguy hiểm ở người do ấu trùng giun Anisakis simplex gây ra. Anisakis simplex có vòng đời khá phức tạp qua nhiều ký chủ khác nhau, trứng được ấp trong nước biển, ấu trùng ký sinh trên giáp xác. Sau đó chúng ký sinh trên hải sản đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và mực, giai đoạn trưởng thành phát triển trên động vật có vú ở biển như hải cầu, cá heo và cá voi.

Ấu trùng Anisakis simplex ký sinh chủ yếu ở thành ruột và bên ngoài nội quan của cá biển, tuy nhiên ấu trùng này cũng ký sinh ở trong lớp cơ dưới da cá, đây chính là rủi ro khiến cho người ăn gỏi bị nhiễm bệnh. Gỏi Sushi được làm từ thịt cá hồi, cá ngừ hoặc mực đây là những loài cá biển thường mang ấu trùng Anisakis simplex nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Anisakis có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người theo 2 cách:

Thứ nhất gây bệnh đường ruột do ấu trùng khu trú tại thành ruột, gây đau bụng, nguy hiểm hơn ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác đặc biệt như não bộ, mắt có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thứ hai gây nên hiện tượng ngộ độc do độc tố triệu chứng điển hình như nôn mửa dữ dội, tiêu chảy hoặc phát ban. Mặc dù quá trình chế biến gỏi cá có thể loại bỏ được ấu trùng Anisakis nhưng độc tố vẫn có thể tồn tại trong thịt cá nên vẫn có thể gây nên ngộ độc.

Hiện nay, nước ta có nuôi cá Hồi Vân, loại cá này cũng được sử dụng chế biến gỏi ở nhiều nhà hàng, tuy nhiên, đây là cá nuôi nước ngọt nên không bị nhiễm ấu trùng Anisakis. Mặc dù vậy, cá Hồi Vân cũng có khả năng nhiễm các loại ấu trùng giun sán khác có thể lây truyền cho con người khi ăn gỏi.

Để tránh các trường hợp ngộ độc do Anisakis nhiều nước trên thế giới đã có quy định, phải đông lạnh cá giành cho ăn sống ở nhiệt độ -20 độ C trong một tuần hay ở nhiệt độ -35 độ C trong 15 giờ. Với nhiệt độ này ấu trùng Anisakis simplex sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, ở Việt Nam và Nhật Bản... không có quy định đông lạnh cá trước khi chế biến nên nguy cơ ngộ độc cá rất cao. Hơn nữa, gỏi cá - Sushi thường được chế biến từ cá tươi không qua đông lạnh.

Cách diệt giun Anisakis:

1. Muối cá trong 7 ngày.

2. Hong khói cá.

3. Đông lạnh cá ở nhiệt độ -20 C trong vòng 1 tuần hay -35 độ C trong vòng 7 giờ.

4. Chỉ ăn Sushi, gỏi cá... đã được làm đông lạnh rồi.

Ngoài ra, có thể nặn chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun. Uống thêm rượu mạnh cũng không có tác dụng.

Tạ Hà

 
 

Sự thực về trứng giàu Omega-3

11:30 AM | 01/04/2014

(SKGĐ) Trứng gà omega-3 đang bắt đầu lan ra thị trường Việt Nam. Sự thực loại trứng ấy thế nào?

(SKGĐ) Trứng giàu omega

Giá không quá "chát"

Trên thị trường Việt Nam, trứng gà omega-3 đang được các công ty chăn nuôi như Vietfarm, Minh Ân… kinh doanh. Sản phẩm được giới thiệu như là một loại trứng giàu Omega–3 hơn hẳn các loại trứng gà thông thường. Theo ông chủ doanh nghiệp Minh Ân, chàng trai trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân cho biết trang trại sản xuất dựa theo đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học của anh. Anh Ân cũng cho biết, để sản xuất được trứng gà Omega–3, gà của anh được cho ăn với một cồng thức ăn đặc biệt. Trong hàm lượng thực ăn của gà có nhiều loại hạt chứa tinh dầu và có tảo biển, và đồng thời có bổ sung dầu cá.

Giá bán của các loại trứng giàu Omega–3 trên thị trường cũng cao hơn chút ít so với loại trứng thường. Giá trứng dao động khoảng 5.000 – 7.000đ/ quả.

Thức ăn có làm tăng Omega– 3 trong trứng?

Thông thường, Omega–3 là một chất có sẵn trong trứng gà. TS. John La Puma, một trong những bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu của Mỹ cho rằng, tất cả các loại trứng gà đều giàu acidt béo Omega-3. Và trứng được sản xuất từ các con gà thả vườn, được cho ăn tảo và các hạt dầu cá thì dồi dào các loại chất béo Omega-3 hơn.

Tại thị trường Mỹ, trứng gà giàu omega-3 đã không còn mới lạ. Các trang trại của bang, Canifonia, Mỹ đã tiến hành, áp dụng công thức ăn chăn nuôi giàu các loại thức ăn ngũ cốc hữu cơ để nhằm thay đổi hàm lượng Omega–3 trong trứng gà. Họ cũng đã nhận thấy rằng, hầu như tất cả lòng đỏ trứng gà đều có chứa omega-3. Tuy nhiên, lượng omega-3 thay đổi theo số lượng thực phẩm có chứa omega-3 của gà mái ăn vào. Và họ đã bổ sung vào khẩu phần ăn của gà các thành phần như cá mòi dầu, dầu nhuyễn thể, dầu hạt lanh, dầu tảo. Kết quả cho thấy, lượng Omega – 3 tăng lền từ 3 – 5 lần thông qua bổ sung chế độ ăn.

Tại Việt Nam, theo kết quả phân tích theo mẫu thử nghiệm số KT319889 – TP3 của Trung Tâm Kĩ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 về trứng gà Omega–3 của công ty Minh Ân cho thấy với hàm lượng Omega-3 đạt tới 250mg, trong đó DHA có đến 90mg. (tiêu chuẩn hàm lượng omega-3 trong trứng là 70mg/100g trứng – theo Bảng chỉ tiêu thành phần thực phẩm Việt Nam, do Bộ Y tế ban hành năm 2007). Nghĩa là sản phẩm trứng Omega – 3 của công ty này hiện gấp hơn 3 lần sao với trứng thường. Ngoài ra, các chỉ số về vitamin A, B1, B12, protein trong trứng gà tăng khá cao.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng việc làm giàu Omega–3 bằng việc bổ sung thức ăn vào khẩu phần ăn là hoàn toàn có thể làm. Tuy nhiên, bản thân ông cũng chưa nghiên cứu về khẩu phần ăn này nên chưa thể đánh giá toàn vẹn về chúng.

Còn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trông Thủy sản, ĐH. Nông nghiệp Hà Nội cho biết, bản thân ông cũng có biết về việc sử dụng thức ăn để làm giàu Omega–3 trong trứng. Tuy nhiên, do việc ông chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nên cũng không thể kết luận có tồn dư hay không trong trứng gà khi được làm giàu Omega–3.

Thêm omega-3 thì lại có tồn dư chất khác?

Hiện tại một số nhà khoa học Mỹ đang lo lắng rằng việc nuôi gà đẻ trứng giàu omega-3 theo lối công nghiệp có thể để lại tồn dư trong trứng. Các nhà khoa học của Đại học TrumanState, Mỹ đã nhận thấy phương pháp cho ăn cỏ ba lá và cỏ linh lăng, cây họ đậu cho thấy lượng omega-3 tăng lên đáng kể trong trứng so với việc cho ăn công nghiệp. Các nhà khoa học đặt ra là một số tồn dư sẽ tăng lên trong quá trình nuôi công nghiệp, thúc ép gà ăn và quá trình bảo quản trứng.

Việc trứng gà giàu omega-3 ra đời giúp người dân có thêm nguồn bổ sung mới. Tuy nhiên việc dùng trứng này để bổ sung omega-3 thay cho nguồn khác cũng cần phải lưu ý. Đó là vì trong trứng vốn giàu cholesterol. Nếu ăn trứng thường xuyên thì sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể có thể dẫn tới nguy cơ tim mạch.

Trứng giàu omega–3 đã được nghiên cứu rộng rãi ở Nhật, Mỹ và các nước châu Âu từ khá lâu. Ngày từ những năm 1999 Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ đã đề cập đến việc phát triển Omega-3 tự nhiên có trong trứng. Sau đó các Nông trại tại Mỹ tiến hành tăng cường các loại thức ăn giàu Omega–3 cho gà ăn và đã thu được loại trứng có chất lượng giàu Omega hơn hẳn trứng thường. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng làm giàu Omega–3 của Mỹ đã được thay thế bằng việc thả gà trên các đồng cỏ để chúng tự kiếm ăn. Trứng thu được từ loại gà thả trên đồng cỏ có nhiều Omega – 3 tự nhiên nhiều hơn hẳn 200% so với loại nuôi thả trong lồng.

Trần Nguyễn

 
 

Sốc: Những phát hiện bất ngờ về dầu cá

10:28 AM | 18/07/2014 - suckhoegiadinh.com.vn

Trước đây, dầu cá được biết đến là một loại dược chữa các bệnh như vẩy nến, khô mắt, tốt cho tim mạch và não bộ... Tuy nhiên, theo kết quả công bố của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây, những tác dụng được biết đến trước đó của dầu cá đã bị loại bỏ.

dau-ca

Bất kỳ một sản phẩm nào, dù là thực phẩm hay thuốc đều có tác dụng hai mặt, dầu cá- loại thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng không ngoại lệ.

Những công bố bất ngờ về dầu cá

Cá không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và đột tử. Đây là công bố của bài báo tổng hợp 20 nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Medical Association .

Tạp chí điện tử BMJ đã xem xét những thông tin từ 38 bài nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2-4 món cá mỗi tuần giảm 6% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn 1-2 món, và ăn 5 món cá mỗi tuần sẽ làm giảm 12% nguy cơ đột quỵ. Nhưng những kết quả này lấy từ những người tình nguyện ngẫu nhiên sử dụng dầu cá không cho thấy dầu có tác dụng lớn nào đến việc ngăn ngừa đột quỵ.

Một bài phê bình các nghiên cứu trên đăng trên Cochrane Collaboration kết luận rằng, viên dầu cá không có khả năng điều trị giảm trí nhớ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ dầu cá giúp chống trầm cảm, nhưng một bản phân tích vào năm 2011 của các chuyên gia thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã chỉ ra omega-3 không có tác dụng này.

Các tác dụng phụ từ dầu cá

Khi sử dụng các thực phẩm chức năng, chúng ta thường có thói quen không xem tác dụng phụ vì cứ nghĩ rằng đây là những chất có ích cho sức khỏe. Thực tế, dầu cá cũng có những tác dụng phụ, vì vậy, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng phụ của dầu cá được nêu từ tạp chí Mayo Clinic.

- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.

- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bò trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.

- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.

- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp.

- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.

-  Theo Tri thức trẻ, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét