suckhoedoisong.vn - Ngày 20 tháng 5, 2015 | 10:16
Hè đến cũng là lúc chúng ta thường bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng các loại rau quen thuộc dưới đây để trị căn bệnh này!
Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.
Rau húng quế rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đơn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má.
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.
Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Rau diếp cá
Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.
Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.
Lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Lá húng chó
Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.
Trị nhiệt miệng bằng cà chua
Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.
Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Theo Khỏe & Đẹp
Bài thuốc dân dã trị nhiệt miệng chỉ 3 ngày là khỏi hẳn
soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 06/04/2015 10:01
Hè nóng nực, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ chiên xào, cay, nóng. Hậu quả là miệng bị nhiệt miệng gây khó khăn khi ăn, nói và vệ sinh răng miệng.
Bạn đang khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng nhiệt miệng đáng ghét thì hãy dùng đến những bài thuốc đơn giản mà cực công hiệu dưới đây nhé:
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải
Không những có giá trị dinh dưỡng cao mà tác dụng chữa trị bệnh cũng khá tốt. Nước củ cải giúp thanh nhiệt, giải độc làm lành vết thương, vết lở loét tốt. do đó, có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.
Bạn dùng củ cải trắng, tươi, rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó xắt miếng, cho vào máy xay nhuyễn (hoặc có thể giã bằng cối) vắt lấy nước cốt.
Nhiệt miệng thật khổ sở
Nước cốt củ cải hòa thêm nước sôi để nguội dùng để súc miệng trong ngày. Súc miệng 3 lần/ ngày. Trong vòng 2 ngày các nốt nhiệt sẽ biến mất.
Chữa nhiệt miệng bằng nước rau ngót, mật ong
Rau ngót thanh nhiệt, trừ độc, kết hợp với mật ong kháng viêm nhiễm rất tốt thì quả là bài thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả.
Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi cho chút mật ong vào trộn đều. Dùng bông tăm chấm trực tiếp hỗn hợp nước mật ong và rau ngót vào các nốt nhiệt.
Chấm thuốc từ 2-3 lần/ ngày. Làm như vậy trong vòng 3 ngày, các nốt nhiệt từ sưng tấy, lở loét sẽ lành lại ngay.
Chữa nhiệt miệng bằng nước khế
Khế vị chua, thanh nhiệt và sát trùng rất tốt. Lấy khoảng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, cắt miếng, giã nát rồi cho nước vào ngập bã khế, đun sôi một lúc.
Khi nước nguội bạn có thể dùng để ngậm. Sử dụng nước khế ngậm, nuốt dần làm như vậy nhiều lần trong ngày (khi nào tiện thì bạn đều có thể dùng). Sau 2-3 ngày các vết lở loét do nhiệt sẽ lành lại.
theo Đại Lộ
Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản chỉ 2 ngày là khỏi
soha.vn - 06/07/2014 22:47
Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu.
Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.
1. Nước súc miệng
Ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể tự "chế tạo" những loại nước súc miệng khác từ các nhiên liệu sau:
Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi: Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Củ cải: Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
2. Các loại nước ngậm và bôi
Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn "trừ khử" những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.
Nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi): Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.
theo Phụ nữ today
Bài thuốc tuyệt hay chữa hết ngay nhiệt miệng
soha.vn - 26/08/2014 15:49
Trong dân gian thường sử dụng cây mảnh cộng làm bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương, nhiệt miệng…
Theo y học cổ truyền, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Các nghiên cứu còn cho thấy cây mảnh cộng chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Cây mảnh cộng, còn gọi là cây xương khỉ, tại miền Đông Nam Bộ còn gọi là cây bìm bịp. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng.
Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Mảnh cộng vị ngọt có tác dụng mát gan.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa lở miệng do nhiệt: Lá mảnh cộng tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.
Bài 2: Khớp xương đau nhức do thay đổi thời tiết: Cây mảnh cộng 30g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g, rễ và thân cây gối hạc 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống: Cây mảnh cộng tươi 80g, củ sâm đại hành tươi 50g, ngải cứu tươi 50g. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng tốt.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Toàn cây mảnh cộng khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ với 1.000ml nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.
Lưu ý: Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.
Theo Lương y Hữu Đức
theo Sức khỏe Đời sống
Bài thuốc dân dã trị nhiệt miệng chỉ 3 ngày là khỏi hẳn
soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 06/04/2015 10:01
Hè nóng nực, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ chiên xào, cay, nóng. Hậu quả là miệng bị nhiệt miệng gây khó khăn khi ăn, nói và vệ sinh răng miệng.
Bạn đang khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng nhiệt miệng đáng ghét thì hãy dùng đến những bài thuốc đơn giản mà cực công hiệu dưới đây nhé:
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải
Không những có giá trị dinh dưỡng cao mà tác dụng chữa trị bệnh cũng khá tốt. Nước củ cải giúp thanh nhiệt, giải độc làm lành vết thương, vết lở loét tốt. do đó, có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.
Bạn dùng củ cải trắng, tươi, rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó xắt miếng, cho vào máy xay nhuyễn (hoặc có thể giã bằng cối) vắt lấy nước cốt.
Nhiệt miệng thật khổ sở
Nước cốt củ cải hòa thêm nước sôi để nguội dùng để súc miệng trong ngày. Súc miệng 3 lần/ ngày. Trong vòng 2 ngày các nốt nhiệt sẽ biến mất.
Chữa nhiệt miệng bằng nước rau ngót, mật ong
Rau ngót thanh nhiệt, trừ độc, kết hợp với mật ong kháng viêm nhiễm rất tốt thì quả là bài thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả.
Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi cho chút mật ong vào trộn đều. Dùng bông tăm chấm trực tiếp hỗn hợp nước mật ong và rau ngót vào các nốt nhiệt.
Chấm thuốc từ 2-3 lần/ ngày. Làm như vậy trong vòng 3 ngày, các nốt nhiệt từ sưng tấy, lở loét sẽ lành lại ngay.
Chữa nhiệt miệng bằng nước khế
Khế vị chua, thanh nhiệt và sát trùng rất tốt. Lấy khoảng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, cắt miếng, giã nát rồi cho nước vào ngập bã khế, đun sôi một lúc.
Khi nước nguội bạn có thể dùng để ngậm. Sử dụng nước khế ngậm, nuốt dần làm như vậy nhiều lần trong ngày (khi nào tiện thì bạn đều có thể dùng). Sau 2-3 ngày các vết lở loét do nhiệt sẽ lành lại.
theo Đại Lộ
Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian
suckhoedoisong.vn - Ngày 25 tháng 3, 2015 | 10:44
Nhiệt miệng khiến cho người bị bệnh cảm thấy rất đau và khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.
Uống nước khế chua
Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Cà chua
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Vỏ dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Vỏ dưa hấu
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
Lá húng chó
Rửa sạch lá húng chó. Sau đó, nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.
Cách phòng chống nhiệt miệng
Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng. Đây có thể bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị nào đó, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi và cam. Hãy chắc chắn tránh bất kỳ loại thực phẩm nhạy cảm hoặc dị ứng.
Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng.
Không nhai và nói chuyện cùng một lúc. Có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng.
Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng mô miệng, và tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
Theo VTC
Khả năng trị nhiệt miệng siêu hiệu quả của 4 loại rau xanh
Ngày 13 tháng 5, 2015 | 19:00
Trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, chữa nhiệt miệng rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét.
Rau diếp cá
Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.
Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.
Lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Lá húng chó
Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các cữ.
Bạn có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống và ngậm. Hoặc bạn có thể, đem rau má rửa sạch đun nước uống hàng ngày cũng mau chóng làm giảm vết loét đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp làn da của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét