Tác dụng kì diệu của gừng với sức khỏe
Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong các món canh, xào, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe. Dưới đây là vài công dụng ít ngờ từ loại gia vị này.
Lở loét khoang miệng
Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất.
Khắc phục rối loạn dạ dày
Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Cải thiện tiêu hóa
Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.
Buồn nôn và nôn
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Điều trị liệt dương
Gừng có ích cho sức khỏe nam giới bởi công dụng kích thích sinh dục, hiệu quả trong việc loại bỏ bất lực và điều trị xuất tinh sớm. Gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn.
Phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, giảm mệt mỏi
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
Viêm và đau
Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.
Ngăn ngừa và chống lại ung thư
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.
Phòng bệnh sỏi mật
Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
Chống lão suy
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy.
Chữa đau bụng kinh
Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.
Lưu ý khi sử dụng gừng
|
Theo T.T
Tác dụng giảm cân kỳ diệu của gừng
doisongphapluat.com - 11:24 AM, 31-03-2015
(ĐSPL) - Theo Y học cổ truyền, gừng là một loại thảo dược có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Nhưng ít người biết rằng gừng còn có tác dụng giảm cân.
Thêm gừng vào các món ăn hoặc nhâm nhi một tách trà gừng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tốc độ đốt cháy chất béo trong cơ thể.
Tạị sao gừng có thể giúp giảm cân?
Trong củ gừng có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như: gingerols. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy gingerols có thể chống béo phì và giảm viêm hiệu quả.
Gừng giúp thúc đẩy quá trình giảm cân. |
Nghiên cứu chứng minh
Nghiên cứu thí điểm được công bố trên tạp chí Metabolism, cho thấy gừng là loại thảo dược giúp thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 10 người đàn ông thừa cân. Những người tham gia thử nghiệm sẽ được yêu cầu uống 2g bột gừng hòa tan trong nước nóng vào bữa sáng. Kết quả cho thấy, gừng giúp tăng cường sinh nhiệt và giảm cảm giác đói.
Ngoài ra một số nghiên cứu trên động vật cũng chứng minh rằng gừng có thể chống béo phì. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về Thực phẩm và Nông Nghiệp đã tìm ra, chất gingerol làm giảm trọng lượng và lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu trước đó của được xuất bản trên Tạp chí của Hiệp hội Dược phẩm Nhật Bản, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm sự tích tụ của các mô mỡ và làm chậm sự hấp thu chất béo trong cơ thể.
Nhâm nhi một tách trà gừng giúp giảm cảm giác thèm ăn. |
Tác dụng phụ của gừng
Gừng có thể tạo ra các tác dụng phụ nhẹ như: ợ nóng, tiêu chảy, dạ dày khó chịu. Một số phụ nữ sử dụng gừng để giảm cân có thể làm tăng chảy máu kinh nguyệt.
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cho người bị rối loạn chảy máu khi điều trị bằng thuốc: warfarin, clopidogel, aspirin, tinh dầu tỏi, vitamin E….
Nếu bạn thật sự muốn giảm cân bằng gừng thì nên chú ý đến lượng tiêu thụ gừng hàng ngày. Phụ nữ có thai, cho con bú, những người bị bệnh tim hoặc đang dùng thuốc thì không nên sử dụng gừng. Hãy chắc rằng bạn đã tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi thực hiện giảm cân với gừng để tránh khỏi tác dụng không mong muốn.
TRỊNH HUẾ (Theo About health)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét