Trang

Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 liệu có an toàn?

Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 liệu có an toàn?

Trong mỗi gia đình, đa số đều có ít nhất 1 sản phẩm nhựa số 1, đây là kết quả khảo sát diện rộng tại nhiều quốc gia. Điều này cho thấy nhựa số 1 vô cùng phổ biến trong đời sống. Để biết thêm những thông tin khác về nhựa số 1, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Nhựa số 1 là nhựa gì?

Nhựa số 1 hay còn được gọi là nhựa PET – viết tắt của từ PolyEthylene Terephthalate. Ngoài được kí hiệu là nhựa số 1, loại nhựa này còn được biết đến với nhiều dạng khác như nhựa PET, nhựa PETE, nhựa PETP, nhựa PET.P. Theo quy chuẩn chung, phân loại quốc tế về các loại nhựa, nhựa PET nói chung kí hiệu là nhựa số 1. Đây là lý do bạn thường thấy kí hiệu các loại nhựa này trên một số sản phẩm thường dùng.

Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 liệu có an toàn? 1
Nhựa số 1 còn được gọi là nhựa PET, nhựa PETE, nhựa PETP,...

Nhựa số 1 phổ biến trong các ngành như tơ sợi dệt, dùng làm chai đựng nước uống, bình nhựa đựng nước, chai nước ngọt có ga, chai sữa, hộp đựng thức ăn,… Chủ yếu nhựa số 1 phổ biến nhất về mặt bao bì, hộp đựng, chai lọ,… Đặc điểm của nhựa số 1 khá đơn giản, dễ dàng tạo hình và có độ mỏng nhất định nên tính ứng dụng cao. Một số ngành còn kết hợp nhựa số 1 với sợi thủy tinh để dễ ép phun, tạo hình hơn.

Chất liệu của nhựa số 1 khá bền về mặt hóa học khi ở nhiệt độ thường, tuy nhiên, loại nhựa này không bền ở nhiệt độ cao, dễ biến dạng do nhiệt độ và có thể sinh ra một số chất gây hại cho sức khỏe và môi trường khi ở nhiệt độ cao, điển hình là vi nhựa.

Một số nghiên cứu chứng minh, các chất antimony nhóm 2B có trong nhựa số 1 có thể dẫn đến bệnh ung thư ở người, điển hình là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư vòm họng,…

Đặc điểm của nhựa số 1

Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của nhựa số 1 sẽ giúp bạn sử dụng loại nhựa này hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm một số chất độc từ sản phẩm làm từ nhựa số 1. Dựa trên tính chất hóa học của nhựa số 1, nhựa PET là loại nhựa dễ chảy mềm thành dạng lỏng khi ở nhiệt độ cao và rắn lại khi nhiệt độ hạ xuống.

Đến nay, có hơn 40 loại nhựa số 1 được nghiên cứu, phát triển và sử dụng rộng rãi. Từ những năm 1900, nhựa số 1 đã được dùng rộng rãi, chủ yếu dùng trong nhựa kỹ thuật. Một số dòng nhựa số 1 thường thấy là POM, PC, PA, PBT,… Đặc điểm chung của nhựa số 1 là:

  • Nhựa số 1 có đặc tính bền cơ học khá cao, chịu được việc kéo giãn và lực va chạm mạnh, độ cứng của nhựa số 1 cũng khá cao. Đây cũng là nguyên nhân nhựa số 1 cần rất nhiều thời gian để phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.
  • Nhựa số 1 có tính trơ với môi trường thực phẩm và những môi trường trong suốt.
  • Các sản phẩm nhựa số 1 có độ chống thấm khí khá tốt, được đánh giá cao hơn một số loại nhựa khác.
  • Khi nhiệt độ tăng lên khoảng 200oC hoặc lạnh khoảng âm 90oC, cấu trúc hóa học của nhựa số 1 có thể được giữ nguyên nhưng đặc tính chống hơi có thể thay đổi từ khi nhiệt độ lên đến chừng 100oC.
Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 liệu có an toàn? 2
Nhựa số 1 thường dùng làm chai lọ, bao bì sữa tắm, dầu gội,...

Sử dụng nhựa số 1 có an toàn không?

Một trong những vấn đề được đặt ra nhiều nhất khi nói đến nhựa số 1, đó là nhựa số 1 có an toàn khi sử dụng không. Câu trả lời từ phía chuyên gia cho rằng, nhựa số 1 khi dùng đúng cách khá an toàn với sức khỏe người dùng. Thông tin chi tiết về độ an toàn của một số dạng nhựa PET như sau:

Nhựa PET, nhựa PETE chỉ dùng 1 lần: Đây là 2 dạng khá phổ biến của nhựa số 1, có tính ứng dụng cao nhưng bạn không nên tái sử dụng các sản phẩm được làm từ loại nhựa này. Nhựa PET và nhựa PETE thường được dùng để làm vỏ chai dầu gội, sữa tắm, hóa mỹ phẩm nói chung, chai nước uống, nước súc miệng,… Nếu tái sử dụng loại nhựa số 1 này lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nhựa PET 1: Một loại nhựa số 1 nữa cũng được dùng khá nhiều trong đời sống, đó là nhựa PET 1. Đối với các sản phẩm nhựa số 1 này bạn chỉ nên dùng duy nhất 1 lần vì đặc tính thay đổi hình dạng khi nhiệt độ cao trên 70oC. Nhựa PET 1 cũng không thích hợp để làm các sản phẩm hộp đựng thức ăn dùng nhiều lần. Các chất có trong nhựa PET 1 có khả năng gây bệnh ung thư khá cao nên hiện nay, sản phẩm từ loại nhựa này đang được hạn chế dùng trên toàn cầu.

Nhìn chung, nhựa số 1 an toàn cho sức khỏe nhưng chỉ nên dùng 1 lần duy nhất. Nếu muốn tái sử dụng sản phẩm từ nhựa số 1, tốt nhất bạn nên tái chế với các công dụng khác, không nên dùng làm hộp đựng thức ăn, nước uống hoặc những thứ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Lưu ý cẩn trọng khi dùng nhựa số 1

Theo các ý kiến của chuyên gia, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau khi sử dụng nhựa số 1, cụ thể như sau:

  • Trong nhựa PET 1 có chứa một chất là DEHA – chất gây nguy cơ ung thư rất cao cần được hạn chế tối đa và tuân thủ mọi hướng dẫn an toàn khi dùng nhựa số 1 loại này.
  • Nhựa số 1 được đánh giá khá tốt về độ an toàn khi dùng đựng thực phẩm nhưng không nên tái sử dụng gây ảnh hưởng đến thức ăn, nước uống , cuối cùng là hại đến sức khỏe.
  • Không nên dùng các thực phẩm, chất lỏng quá nóng cho vào nhựa số 1 sẽ khiến hộp/chai nhựa số 1 biến dạng.
  • Luôn tuân thủ mọi hướng dẫn và khuyến cáo sử dụng từ nhà sản xuất, tránh dùng sai cách dẫn đến hệ lụy khôn lường. Bạn cũng không nên bảo quản nhựa số 1 ở nơi có nhiệt độ cao vì chất nhựa này có thể biến dạng, nóng chảy ở nhiệt độ từ 70oC trở lên.
Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 liệu có an toàn? 3
Nhựa số 1 chỉ nên dùng 1 lần và không tái sử dụng

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn nắm được nhiều thông tin hơn về nhựa số 1. Những ứng dụng phổ biến của nhựa số 1 trong đời sống là chai nước, bình đựng nước, chai nước ngọt, chai sữa tắm, chai đựng gia vị,… rất đa dạng, bạn nên kiểm tra số nhựa trên bao bì sản phẩm để có cách dùng, tái chế thích hợp nhất.

Xem thêm: Nhựa PA có an toàn không?



Nguồn 
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhua-so-1-la-gi-nhua-so-1-lieu-co-an-toan.html

Ăn bí đao, bí ngô, bầu, dưa... bị đắng có sao không và nguyên nhân khiến chúng bị đắng

Ăn bí đao bị đắng có sao không và nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng

Nhiều bạn có thắc mắc về việc tại sao quả bí đao khi chế biến có vị đắng. Vị đắng này không giống như vị đắng của mướp đắng mà nó có vị đắng khó chịu, thậm chí nước luộc bí (nấu bí) cũng có vị đắng tương tự. Khi mua bí đao ngoài chợ thì tỉ lệ quả bí đắng rất thấp nhưng với những cây bí đao các bạn tự trồng hoặc mọc hoang thì tỉ lệ này thường cao hơn. Chính mình cũng từng gặp phải trường hợp này nên rất rõ vị đắng của nó như thế nào. Sau đó mình cũng đã tìm hiểu và hôm nay sẽ chia sẻ lại các thông tin này cho các bạn để các bạn biết nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng và ăn bí đao bị đắng có sao không.


Bí đao
Bí đao

Ăn bí đao bị đắng có sao không

Bí đao bị đắng do trong quả có chứa hàm lượng chất Cucurbitacin cao. Nếu các bạn ăn với lượng ít thì không sao nhưng nếu hàm lượng Cucurbitacin mà cơ thể hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc với một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, rụng tóc, đau rát họng. Nếu liều lượng Cucurbitacin quá cao hoặc cơ thể bị dị ứng với chất này thì có thể gây ra tử vong.

Hiện chưa ghi nhận có trường hợp tử vong do ăn bí đao bị đắng. Tuy nhiên, trên thế giới có ghi nhận bí đỏ và bầu bị đắng đã từng gây tử vong cho một người ở Đức và Ấn Độ. Một người ở Đức đã ăn khá nhiều bí đỏ bị đắng trong thời gian dài dẫn đến ngộ độc và tử vong. Ở Ấn Độ, nước ép từ quả bầu là loại thức uống rất phổ biến. Đã có trường hợp tử vong ở Ấn Độ do uống nước ép từ những quả bầu bị đắng. Do đó, việc bí đao bị đắng có thể gây chết người mặc dù chưa được ghi nhận nhưng vẫn có thể xảy ra.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về cây bầu

Bí xanh (bí đao)
Bí xanh (bí đao)

Nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng

Như đã nói ở trên, hàm lượng Cucurbitacin quá nhiều trong bí xanh chính là nguyên nhân khiến quả bị đắng, Cucurbitacin càng nhiều thì mức độ đắng lại càng cao. Việc quả bí đao có hàm lượng Cucurbitacin tập trung quá nhiều trong quả có một số nguyên nhân như sau:

1. Do môi trường khắc nghiệt

Nhiều chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định việc bí đao bị đắng có nguyên nhân từ môi trường sống. Nếu môi trường khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời gian ngắn hay ít ánh sáng cũng khiến cây bị ảnh hưởng dẫn đến việc trong thân, lá và quả tập trung hàm lượng Cucurbitacin cao.

Cây bí đao
Ăn bí đao bị đắng có sao không

2. Do việc chăm sóc không khoa học

Một nguyên nhân khác khiến bí đao bị đắng là do quá trình chăm sóc không đúng cách. Việc cây thiếu nước, thừa nước, bón phân không cân đối giữa các thành phần cũng khiến quả bị đắng. Không chỉ bí xanh mà kể cả các loại cây rau khác cũng đã được chứng minh là sẽ bị thay đổi hương vị nếu trong phân bón có chứa quá nhiều phốt pho và kali.

Bí đao bị vàng lá
Ăn bí đao bị đắng có sao không

3. Bí đao bị đắng do sâu bệnh

Sâu bệnh là vấn đề muôn thủa đối với ngành nông nghiệp. Dù canh tác hữu cơ hay có các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh tốt thì cây vẫn có thể bị sâu bệnh và đây cũng là một nguyên nhân khiến quả bị đắng. Trong số các loại sâu bệnh trên cây bí thì bệnh thán thư và ruồi vàng là hai loại khiến quả bị đắng. Thông thường ruồi vàng chích quả sẽ đẻ trứng bên trong quả khiến quả bị thối từ bên trong. Một số trường hợp quả không bị thối nhưng quanh khu vực bị ruồi vàng chích quả cũng sẽ có màu sắc sậm hơn và có vị đắng.

Quả bí đao bị ruồi vàng chích
Ăn bí đao bị đắng có sao không

4. Do quá trình thụ phấn chéo

Nguyên nhân cuối cùng được các chuyên gia nông nghiệp tìm ra về trường hợp bí đao bị đắng đó là do quá trình thụ phấn chéo. Cây bí đao khi trồng có thể thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Nếu trồng bí xanh gần một số loại cây khác như cây mùi tây, cà chua, củ cải, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột thì có thể bị dính phấn hoa của các loại cây này dẫn đến quả bị đắng bất thường.

Hoa bí đao
Ăn bí đao bị đắng có sao không

Như vậy, nếu bạn thắc mắc ăn bí đao bị đắng có sao không thì câu trả lời là có. Nếu bạn ăn ít thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến ngộ độc Cucurbitacin – nguyên nhân gây ra vị đắng của quả bí xanh. Nếu ngộ độc nhẹ chỉ có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, dị ứng, đau rát họng, rụng tóc. Trường hợp ăn quá nhiều bí xanh bị đắng và cơ thể bị kích ứng với Cucurbitacin thì có thể gây tử vong. 


Nguồn 

_

4 loại rau quả bình thường bỗng nhiên xuất hiện vị đắng thì phải vứt ngay, cố ăn có ngày ngộ độc

Quả mướp

4-loai-rau-qua-binh-thuong-bong-co-vi-dang-thi-phai-vut-ngay-co-an-co-ngay-ngo-doc-01

Ảnh minh họa

Thông thường, mướp có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ. Nếu bạn thấy mướp có vị hơi đắng thì tốt nhất không nên ăn mà hãy bỏ đi. Vị đắng của quả mướp được sinh ra từ chất kiềm glycoalkaloids - mọt chất hóa học độc hại thuộc nhóm alkaloids.

Ăn quá nhiều alkaloids dễ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, khi thấy mướp xuất hiện vị đắng bất thường, tốt nhất bạn không nên ăn.

Quả bầu

4-loai-rau-qua-binh-thuong-bong-co-vi-dang-thi-phai-vut-ngay-co-an-co-ngay-ngo-doc-02

96% trọng lượng quả bầu là nước. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như magie, canxi... Thường xuyên ăn quả bầu giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Cần lưu ý rằng, nếu quả bầu có vị đắng, bạn tuyệt đối không được ăn. Vị đắng trong quả bầu là do chúa nhiều cucurbitacin. Đây là một chất độc hại, dễ gây nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu thấy quả bầu có vị đắng bất thường, hãy bỏ đi ngay lập tức.

 

Bí đao

4-loai-rau-qua-binh-thuong-bong-co-vi-dang-thi-phai-vut-ngay-co-an-co-ngay-ngo-doc-03

Bí đao thường được dùng để nấu canh, nấu nước uống, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Bí đao có thể để được rất lâu nhưng nếu bảo quản không đúng cách bí sẽ bị đắng. Những quả bí có vị đắng là do chứa nhiều alkaloid glycosides. Tương tự như mướp có vị đắng, nếu tiêu thụ quá nhiều bí đao bị đắng, cơ thể có thể xuất hiện các phản ứng ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

Dưa lê

4-loai-rau-qua-binh-thuong-bong-co-vi-dang-thi-phai-vut-ngay-co-an-co-ngay-ngo-doc-04

Khi chín, dưa lê thường có vị ngọt. Tuy nhiên, không phải quả dưa nào cũng ngọt. Những quả dưa bị phun nhiều thuốc trừ sâu có thể xuất hiện vị đắng. Do đó, nếu thấy dưa có vị đắng, tốt nhất bạn không nên ăn.

Trong khi đó, mướp đắng là một ngoại lệ. Loại quả này cũng thuộc họ bầu, có vị đắng tự nhiên chủ yếu đén từ các chất glycoside nhưng có thể ăn bình thường, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

Ngoài những loại quả trên, những quả thuộc họ bầu bí như bí ngô, bí đao, dưa chuột, dưa hấu... nếu bị tác động trong quá trình sinh trưởng (giẫm đạp, chèm ép hay nhiệt độ cao...) cũng sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, làm biến chất và sản sinh ra một lượng độc tố lớn.



_

Cẩn thận khi trái bầu bí dưa chuột có vị đắng, ăn có thể ngộ độc nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Bầu bí, dưa chuột bí đỏ, mướp là những trái cây đôi khi bỗng dưng có vị đắng. Bạn có biết vì sao chúng bị như vậy không?

Tại sao bầu bí dưa chuột có thể bị đắng, có phải bị phun hóa chất?

Các trái cây họ nhà bầu bí gồm bí đao, bí đỏ, dưa chuột, bầu, mướp đôi khi bỗng dưng lại có vị đắng. Nhiều người lo sợ những loại quả đắng là do dư lượng thuốc trừ sâu cao. Thực chất không phải do chất bảo vệ thực vật gây ra vị đắng này. Vị đắng bất thường xuất hiện trong một số quả, và bạn hãy để ý nhiều trong số quả bị đắng này có vết ong kiến châm, có chảy nhựa. 

Các loại cây bầu bí này có một cơ chế sinh học tự nhiên là sẽ tiết ra một chất tên là  Cucurbitacin. Chất này có vị đắng nhằm mục đích tự thân bảo vệ quả khỏi côn trùng. Chính vì thế khi quả bị ong, kiến châm thì chúng càng tiết nhiều chất này, nên nhiều quả có vết ong châm càng đắng. Chất đắng này là do cây tự tiết ra để bảo vệ khiến loài côn trùng ngộ độc sợ hãi mà bỏ đi.

bau-bi-dua-bi-dang

Như vậy vị đắng xuất hiện ở quả bầu, quả bí, dưa chuột, mướp không phải do hóa chất mà do cây tự tiết ra trong cơ chế tự vệ. Do đó khi ăn vị đắng không thể khẳng định được đó là do nhiễm hóa chất trừ sâu.

Cẩn thận ngộ độc bởi vị đắng tự nhiên này

Theo cơ thể bảo vệ, chất Cucurbitacin do cây tiết ra có thể làm ong, kiến, côn trùng ngộ độc say và có thể tử vong. Khi con người ăn phải nhiều chất này cũng có thể có biểu hiện ngộ độc. Trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải Cucurbitacin, trường hợp nặng hơn bạn sẽ bị buồn nôn, đau bụng. Trước đây, ở Ấn Độ từng ghi nhận trường hợp tử vong do ngộ độc Cucurbitacin vì uống nước ép từ quả bầu. Khi ăn hpari cucurbitacin lượng lớn thì có thê có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thường xuyên và hàm lượng chất này trong cơ thể lớn có thể gây ra rụng tóc, nặng thì mất nước nghiêm trọng, cả người run rẩy, mấy sức, xuống cân nhanh, nếu không chữa trị bằng thuốc kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, thậm chí mất mạng.

muop-cong-cham

Bởi vậy khi mua phải dưa chuột, bí, bầu, mướp mà có vị đắng nên cẩn trọng loại bỏ. Nếu thấy cả quả đắng nhiều chứng tỏ chất cucurbitacin trong trái cây rất cao, không nên ăn, đặc biệt không cho trẻ nhỏ ăn.

qua-bau

Cách chọn quả tránh bị đắng

Khi mua mướp, dưa chuột,bí, bầu nên chú ý nếu quả bị vết ong châm thì không nên chọn,những quả to bất thường cũng không nên chọn.

Khi ăn nên nếm, nếu thấy chúng đắng nhiều thì tránh không nên dùng tiếp nữa. Với bầu bí có thể ngâm nước muối xem có giảm vị đắng không. Với dưa chuột có thê cắt bỏ đầu vì thông thường vị đắng tập trung ở đầu và đuôi quả. 

Còn nếu trái cây này có mùi lạ thì có thể do liên quan tới cả hóa chất, lúc đó tuyệt đối không nên ăn.



3 thực phẩm giàu omega-3 hơn cá, trong đó hạt chia nhiều hơn 2 lần cá hồi

3 thực phẩm giàu omega-3 hơn cá

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng một số thực phẩm từ thực vật và hải sản khác có hàm lượng omega-3 vượt trội so với cá.

Omega-3 là một nhóm axit béo thiết yếu cần thiết cho sức khỏe, nổi bật với các loại chính như axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Thông thường, cá béo như cá hồi, cá thu, và cá ngừ được coi là nguồn cung cấp omega-3 hàng đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng một số thực phẩm từ thực vật và hải sản khác có hàm lượng omega-3 không kém, thậm chí vượt trội so với cá.

Dưới đây là ba thực phẩm giàu omega-3 hơn cả cá, được khuyến nghị bởi các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

Hạt lanh

Hạt lanh được coi là "vua của các loại hạt" nhờ hàm lượng omega-3 dồi dào, đặc biệt là ALA. Theo nghiên cứu công bố trên Journal of Nutrition, chỉ cần 1 thìa canh hạt lanh (khoảng 7g) đã cung cấp 2,35g ALA, cao hơn nhiều so với lượng omega-3 từ một khẩu phần cá hồi.

Hạt lanh còn chứa lignans - một hợp chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

WHO khuyến nghị bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ để cung cấp omega-3 mà còn cải thiện tiêu hóa nhờ lượng chất xơ cao. Hạt lanh có thể dễ dàng thêm vào sinh tố, sữa chua, hoặc bột yến mạch để tăng cường giá trị dinh dưỡng.

Hạt chia

Hạt chia, một siêu thực phẩm phổ biến, chứa lượng omega-3 ALA vượt trội. Theo một nghiên cứu đăng trên Journal of Food Science and Technology, chỉ với 28g hạt chia đã cung cấp 5g ALA, nhiều hơn gấp đôi so với cùng khối lượng cá hồi.

Hạt chia không chỉ cung cấp omega-3 mà còn giàu chất xơ, canxi và protein thực vật, giúp hỗ trợ xương khớp và điều chỉnh đường huyết.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị hạt chia là lựa chọn hoàn hảo cho những người ăn chay hoặc không thích hương vị của cá. Khi ngâm trong nước, hạt chia tạo gel tự nhiên giúp kéo dài cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát calo hiệu quả.

Tảo biển

Tảo biển, đặc biệt là tảo xoắn (spirulina) và vi tảo (microalgae), là nguồn omega-3 EPA và DHA tuyệt vời. Tảo biển chứa lượng DHA và EPA tương đương, thậm chí cao hơn một số loại cá béo. DHA và EPA là hai loại omega-3 quan trọng, thường chỉ tìm thấy trong hải sản, giúp duy trì chức năng não, thị lực và hệ tim mạch khỏe mạnh.

Đặc biệt, dầu chiết xuất từ vi tảo là một lựa chọn phổ biến cho người ăn chay và người dị ứng với cá. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) cho thấy rằng tiêu thụ dầu tảo hàng ngày có thể giảm đáng kể mức triglyceride và cải thiện sức khỏe tim mạch tương tự như dầu cá.

Lợi ích của thực phẩm thay thế omega-3 từ thực vật:

Không chỉ giàu omega-3, các nguồn thực phẩm trên còn thân thiện với môi trường hơn so với nguồn từ cá. Việc bổ sung omega-3 từ thực vật cũng giảm nguy cơ tiếp xúc với kim loại nặng và chất ô nhiễm thường có trong cá biển, như thủy ngân.


Nguồn 
https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/3-thuc-pham-giau-omega-3-hon-ca-1427844.ldo

Ô nhiễm không khí: Khách Tây chia sẻ về điều đáng tiếc sau khi tới Hà Nội du lịch

Khách Tây chia sẻ về điều đáng tiếc sau khi tới Hà Nội du lịch

(Dân trí) - Bắt đầu hành trình du lịch Việt Nam từ đầu tháng 11, vị khách Mỹ dành nhiều tình cảm cho đất nước hình chữ S và Hà Nội, nhưng thấy đáng tiếc vì thành phố xinh đẹp này đang bị ô nhiễm không khí nặng.

Vị khách người Mỹ (không tiết lộ danh tính) cho biết ông đã có những ngày tháng đáng nhớ khi tới Việt Nam du lịch từ đầu tháng 11 cùng vợ. 

Đáp chuyến bay từ Hong Kong (Trung Quốc) xuống sân bay Tân Sơn Nhất tại TPHCM, hai vợ chồng người Mỹ bắt đầu hành trình từ Nam ra Bắc, thưởng thức các món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt.

Họ dành khá nhiều thời gian ở Hội An để ghé thăm làng gốm Thanh Hà, tới biển An Bàng, lang thang quanh phố cổ và thả đèn hoa đăng trên sông Hoài.

Sau đó, cặp vợ chồng người Mỹ tiếp tục bay ra Hà Nội và ở lại vài ngày. Hành trình khám phá thủ đô của hai vị khách ngoại quốc không thể thiếu việc trải nghiệm phố cổ và uống bia ở Tạ Hiện, dạo quanh Hồ Gươm. Tuy nhiên, điều khiến ông thấy đáng tiếc đó là chất lượng không khí tại đây.

Khách Tây chia sẻ về điều đáng tiếc sau khi tới Hà Nội du lịch - 1

Vị khách người Mỹ thấy điều đáng tiếc nhất ở Hà Nội chính là không khí bị ô nhiễm (Ảnh chụp từ màn hình).

"Hà Nội là một thành phố rất quyến rũ. Nơi đây có những công trình kiến trúc thú vị và cuộc sống sôi động. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn, Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí mà tôi từng tới. Tôi nghĩ điều này đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống", vị khách người Mỹ nhận định.

Đoạn video được chia sẻ nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem cùng nhiều ý kiến sôi nổi. Một dân mạng bình luận: "Hà Nội có nhiều công trình xây dựng và xe lưu thông trên đường rất lớn, tạo ra lượng khói bụi gây ô nhiễm nên khách nước ngoài cần chú ý đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe".

Khách Tây chia sẻ về điều đáng tiếc sau khi tới Hà Nội du lịch - 2

Khí thải phương tiện giao thông đang trở thành "gánh nặng" cho bầu không khí ở Thủ đô (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).

Theo tìm hiểu, ngày 28/11, ứng dụng IQ Air (sản phẩm của tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về không khí, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ) ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội đạt mức 199.

Với kết quả trên, Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 trên thế giới ở thời điểm kiểm tra. Trong đó, thành phố Lahore (Pakistan) và Delhi (Ấn Độ) là hai đô thị ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số đều thuộc ngưỡng màu tím - rất có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài.

Khách Tây chia sẻ về điều đáng tiếc sau khi tới Hà Nội du lịch - 3

Thời gian qua, không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng mù mịt (Ảnh minh họa: Tố Linh).

Cùng với đó, trên ứng dụng VN Air của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội ngày 28/11 vẫn ở ngưỡng rất xấu. Chỉ số AQI tại điểm đo Long Biên đạt 214.

Như vậy, từ đầu tháng 11 tới nay, Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc đang trải qua đợt ô nhiễm không khí kéo dài.  

Nguồn gây ô nhiễm không khí được xác định đến từ các phương tiện giao thông, công nghiệp, công trình xây dựng và hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Trong đó, bụi mịn PM2,5 vốn được coi là tử thần trong không khí, có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà. Khi ra đường, người dân cần sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo đúng quy cách.



Nguồn 
https://dantri.com.vn/du-lich/khach-tay-chia-se-ve-dieu-dang-tiec-sau-khi-toi-ha-noi-du-lich-20241128163930679.htm

Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này

Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này

Ngoài yếu tố di truyền thì ung thư và bệnh tật còn có thể bắt nguồn từ lối sống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống của bạn. Có những thói quen sinh hoạt tưởng như tiết kiệm, sạch sẽ nhưng thực chất lại đang gieo rắc "mầm mống" bệnh tật mà bạn không hề biết.

1. Gọt bỏ phần trái cây bị hỏng rồi tiếp tục ăn

Các loại quả như táo, đào, chuối, lê,... thường dễ bị hỏng nếu để lâu hoặc không bảo quản trong điều kiện thích hợp. Đôi khi chúng chỉ hỏng một phần, thay vì bỏ đi không ăn thì nhiều gia đình lại chọn cách gọt bỏ phần bị hỏng rồi tiếp tục ăn. Thói quen này đặc biệt nguy hiểm.


Theo Health Sina, khi trái cây bắt đầu bị hỏng, vi khuẩn hay nấm mốc sẽ sinh sôi không ngừng và thẩm thấu vào phần chưa bị hỏng, sinh ra các độc tố như aflatoxin. Aflatoxin là gì? Độc tố này là chất gây ung thư loại I luôn được WHO khuyến cáo. Chúng ta có thể bắt gặp aflatoxin trong các loại ngũ cốc bị nấm mốc như ngô, gạo, đậu phộng,... Người bệnh hấp thụ aflatoxin qua đường miệng dù chỉ 1 miligam cũng có thể gây ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận,...

2. "Gom" đồ lót nhiều ngày rồi mới giặt

Quần áo thay ra trong một ngày không phải lúc nào cũng đủ nhiều để giặt nên nhiều người có xu hướng gom đồ lót thay ra hàng ngày tới khi đủ nhiều thì giặt một lần. Thói quen này nhìn thì tiết kiệm công sức giặt giũ, thời gian nhưng cái giá phải trả là sức khỏe bị ảnh hưởng. 

Trên thực tế, có khoảng 0,15% chất thải, mồ hôi, tế bào chết và một ít dịch nội tiết trên quần lót có thể trở thành môi trường phát triển và sinh sản lý tưởng của vi khuẩn và nấm. Cứ mỗi ngày không được giặt thì lượng vi khuẩn lại tiếp tục nhân lên và nếu giặt không đúng cách thì vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng cho cả nam giới và nữ giới.

Hơn nữa, giặt đồ lót để nhiều ngày chung với các loại quần áo khác còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Do đó, tốt nhất hãy giặt đồ lót của mình hàng ngày sau khi thay rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy quần áo để đảm bảo vi khuẩn không còn "ổ" để làm tổ nữa.

3. Rửa thịt sống trực tiếp dưới vòi nước

Rửa thịt trước khi sơ chế luôn được khuyến cáo để miếng thịt được rửa sạch bụi bẩn. Nhìn thoáng qua thói quen này có vẻ như không có vấn đề gì nhưng thực tế khi rửa thịt, vi khuẩn từ miếng thịt (như Salmonella, E. coli, tụ cầu khuẩn,...) sẽ bắn "tung tóe" khắp nơi trong bồn rửa đồ theo tia nước từ vòi, làm nhiễm khuẩn toàn bộ bồn rửa và thậm chí là bắn cả ra ngoài không gian bếp. 

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn này sẽ phát triển, nhiễm chéo vào thực phẩm khác và gây bệnh như ngộ độc, tiểu chảy, đau bụng, nôn mửa,...

Rửa thịt sống như thế nào là đúng cách? Thay bằng việc rửa trực tiếp dưới vòi nước, bạn có thể ngâm thịt sống vào nước vo gạo hoặc nước muối loãng khoảng 10 phút trước khi rửa và nên cho thịt vào chậu riêng để rửa, dùng tay chà nhẹ lên bề mặt thịt sống và tránh cho vi khuẩn bắn ra bồn rửa. Sau đó vệ sinh lại chậu rửa thịt sống và để ráo cho lần sử dụng tiếp theo. Cuối cùng bạn nên nhanh chóng rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch và lau khô tay.

4. Lau bàn bằng giẻ lau

Sau khi ăn xong, bạn có lau bàn sạch sẽ bằng giẻ không? Thói quen này có vẻ sạch sẽ nhưng một miếng giẻ lau có thể chứa tới 5 nghìn tỷ vi khuẩn trên đó nếu như không được phân loại và giặt thường xuyên.

Và nếu bạn chỉ dùng một chiếc giẻ lau bàn để lau trong thời gian dài hoặc lau cho nhiều bề mặt khác nhau thì rất có nguy cơ gây ra các rủi ro sức khỏe, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu, người già hay trẻ nhỏ. Đó có thể là các bệnh tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, hay thậm chí là cả ung thư.

Vậy giặt giẻ lau bao lâu một lần? Khi nào cần thay giẻ lau? Để an toàn, nếu không thể giặt giẻ lau bàn hàng ngày thì bạn có thể thử đổi sang giẻ lau dùng một lần. Với các khu vực bếp khác nhau bạn cũng nên phân nhóm giẻ lau khác nhau để tránh nhiễm khuẩn chéo. Đừng quên giặt, tiệt trùng giẻ lau và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi khô thoáng thường xuyên; và cuối cùng là thay các loại giẻ tối đa 3 tháng một lần.

5. Bật máy hút mùi khi nấu ăn nhưng lại tắt ngay sau khi vừa nấu xong

Khói dầu ăn là một trong nhiều yếu tố gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chẳng hạn như ung thư phổi. Vì vậy sử dụng máy hút mùi hay quạt thông gió đặc biệt quan trọng và là thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, để tiết kiệm thì nhiều gia đình lại tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong.

Điều này vô tình khiến khói dầu ăn không được thoát hết, bám vào rèm cửa hay các đồ dùng trong gia đình. Hơi ẩm dư thừa trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào phổi của con người qua đường hô hấp, trong thời gian dài tiếp xúc sẽ gây ra bệnh đường hô hấp, nghiêm trọng hơn là ung thư. 

Chính vì vậy mà bạn nên để máy hút mùi hoạt động thêm khoảng 10 - 15 phút, đặc biệt là khi nấu các món chiên rán, cho máy được hút triệt để mùi thức ăn, khí độc rồi mới tắt máy

6. Gói, bọc thức ăn bằng giấy báo, khăn giấy

Mỗi khi bọc thức ăn trong khăn giấy, chất huỳnh quang và chất làm trắng có thể bám vào đồ ăn. Thói quen này tưởng giúp cho đồ ăn sạch sẽ nhưng lại rất có hại, nhất là khi giấy ăn hay giấy báo không được làm từ chất liệu dùng cho thực phẩm và có thể chứa vi khuẩn sau khi trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, chuyền tay nhiều người. Đặc biệt đồ ăn có nhiệt độ càng cao thì các chất có hại trên giấy gói sẽ bay hơi rất nhanh.

Các chất huỳnh quang, làm trắng hay hợp chất của chì trong mực in có thể gây biến đổi gen, tác động tới hệ thần kinh cùng nội tạng. Trong đó, nhiễm độc chì có thể khiến người nhiễm bị ngộ độc, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt.

Nguồn: Sohu


Nguồn 
https://kenh14.vn/ca-nha-ung-thu-benh-tat-chi-vi-6-thoi-quen-tuong-sach-se-tiet-kiem-nay-215241127153010986.chn

Những cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả

Những cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả

Nếu bị mất ngủ, bạn có thể thử ăn chuối, không lướt điện thoại trước khi vào giường 30 phút, viết nhật ký...

Ảnh: Science News

Ảnh: Science News

Mất ngủ là gì?

Bác sĩ Mao Wei, Giám đốc Khoa Trị liệu Tâm lý và Trung tâm Giấc ngủ của Bệnh viện Zhenxing, Trung Quốc định nghĩa chứng mất ngủ là không ngủ ngon giấc ít nhất ba ngày một tuần và có các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu, khó tập trung hoặc suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến học tập hoặc làm việc. Nếu kéo dài dưới một tháng gọi là mất ngủ cấp tính, kéo dài trên một tháng gọi là mất ngủ mãn tính.

Chứng mất ngủ có thể được chia thành ba loại:

- Khó ngủ: Phải hơn 30 phút mới ngủ được sau khi lên giường

- Thức đêm: Tổng thời gian thức giấc lúc nửa đêm hơn 30 phút

- Thức dậy sớm: Tỉnh sớm hơn dự kiến khoảng 30 phút và không thể ngủ lại

5 nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến

- Yếu tố tâm lý: lo lắng/căng thẳng quá mức, khó chịu, hưng phấn, stress công việc, trầm cảm...

- Mô hình lối sống: làm việc theo ca, hút thuốc, uống cà phê hoặc đồ uống kích thích khác trước khi đi ngủ

- Yếu tố môi trường: Tiếng ồn, ánh sáng, muỗi đốt và nhiệt độ quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

- Yếu tố sinh lý: đa niệu (lượng nước tiểu > 3 l mỗi ngày), ho, đau hoặc ngưng thở khi ngủ

- Thay đổi đồng hồ sinh học: lệch múi giờ

Ăn gì khi bị mất ngủ?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể ăn những thực phẩm có các thành phần sau:

- Tryptophan có thể điều chỉnh serotonin, giúp thư giãn tâm trạng, làm chậm hoạt động thần kinh và gây buồn ngủ. Thực phẩm chứa tryptophan bao gồm sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, cá, thịt, trứng, chuối... Trong số đó, chuối là loại trái cây có hàm lượng tryptophan cao nhất.

Nhà tâm lý học lâm sàng Wu Jiashuo, Đài Loan cũng gợi ý bạn có thể uống ít hơn 200 cc thức ăn lỏng không gây kích ứng (chẳng hạn như sữa) hoặc ăn một ít trái cây (ví dụ một quả chuối cỡ vừa giàu tryptophan) trước khi ngủ 1,5 tiếng.

- Phức hợp vitamin B có thể ổn định thần kinh và giúp bạn chìm vào giấc ngủ. Trứng, thịt, cá, ngũ cốc, đậu và các loại rau màu xanh đậm rất giàu phức hợp vitamin B.

- Magie ổn định dây thần kinh và cơ bắp. Thiếu magie có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng giấc ngủ. Thực phẩm chứa magie bao gồm các loại hạt, đậu, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh đậm.

- Canxi. Giấc ngủ bị gián đoạn có thể liên quan đến việc thiếu canxi. Canxi giúp não chuyển đổi axit amin thành tryptophan. Còn tryptophan có thể điều chỉnh serotonin nên canxi liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, bầu, đậu phụ khô, rau dền, vừng đen, tảo bẹ, rong biển, cải xoăn...

Để ngăn ngừa chứng mất ngủ và giảm nguy cơ mất ngủ, bạn nên:

- Tắm nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Theo ông Cai Yuzhe, Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng Đài Loan, tắm nắng có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học một cách hiệu quả.

- Không dùng thiết bị điện tử 30 phút trước khi đi ngủ: Ánh sáng mạnh sẽ chiếu thẳng vào mắt, làm giảm tiết melatonin, làm chậm giấc ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ.

- Chuẩn bị nhật ký giấc ngủ. Nếu bạn có nhiều lo lắng và không thể ngủ được, bạn thử viết nó ra. Bạn nên viết, không được gõ hoặc nhập giọng nói. Nên viết trong phòng làm việc hoặc phòng khách, hoặc ít nhất là không viết trên giường để tránh căng thẳng đi vào giấc ngủ. Viết trong 15 phút. Bạn chỉ cần viết nó thành một danh sách, đừng đi sâu vào chi tiết. Sau khi hết 15 phút, dù chưa viết xong, bạn cũng phải gấp cuốn sổ lại và cất vào ngăn kéo. Điều này nhằm nhắc nhở bản thân tạm gác những lo lắng.

- Tạo một nghi thức: Nói với cơ thể bạn rằng đã đến lúc phải nghỉ ngơi. Đánh răng, đọc sách hoặc thay đồ trước khi đi ngủ đều là những cách tốt.

- Tránh thảo luận công việc kinh doanh hoặc lập kế hoạch công việc trong phòng

- Tránh tập thể dục gắng sức trước khi đi ngủ

- Tránh uống cà phê, trà và đồ uống chứa caffein khác trước khi đi ngủ

- Duy trì môi trường thoải mái, chẳng hạn như giảm thiểu ánh sáng, để nhiệt độ phòng ở 25 độ C và đeo nút tai nếu cần thiết để giảm nhiễu âm thanh từ môi trường

- Tránh ăn uống trước khi đi ngủ

Hằng Trần (Theo Common Health)


Nguồn 
https://ngoisao.vnexpress.net/nhung-cach-tri-mat-ngu-ban-dem-hieu-qua-4821477.html

Mẹo ngủ lại khi thức giấc giữa đêm

Mẹo ngủ lại khi thức giấc giữa đêm hút 7 triệu lượt xem
Chuyên gia sức khỏe mạng xã hội Heather Gordon đã chia sẻ một mẹo giúp mọi người dễ ngủ hơn nếu thức dậy vào ban đêm, tất cả việc cần làm chỉ là đảo mắt.
Heather Gordon, người chuyên chia sẻ nội dung về sức khỏe và thể chất với 16.000 người theo dõi TikTok, đăng video chi tiết về phương pháp "chuyển động mắt" giúp ngủ ngon. Chỉ sau 5 ngày, video thu hút hơn 7 triệu lượt xem.
"Tôi đảm bảo làm theo, chắc chắn bạn sẽ ngủ được", Heather nói.
Đầu tiên bạn cần nhắm mắt lại, sau đó di chuyển nhãn cầu (tròng mắt) xuống dưới, trở lại giữa, quay sang trái, trở lại trung tâm, quay sang phải, trở lại trung tâm, quay lên trên và trở lại trung tâm. Sau đó, xoay mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Cuối cùng nhìn chằm chằm vào sống mũi.
"Bạn nên thực hiện các bước này ngay khi tỉnh giấc vào ban đêm, lặp đi lặp lại cho đến khi ngủ lại", Heather nói. "Tôi chưa bao giờ vượt qua hai chu kỳ này mà không ngủ lại".
Thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại là vấn đề của nhiều người. Ảnh: Healthline
Thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại là vấn đề của nhiều người. Ảnh: Healthline
Các bình luận dưới video đầy những người dùng mạng xã hội khẳng định mẹo này đã hiệu quả với họ. Một người viết: "Tôi mất ba chu kỳ, rồi bắt đầu mơ màng rồi ngủ". "Tôi đã làm điều này trong khi xem video và đã ngủ", một người khác nói.
Một phụ nữ khẳng định rằng mẹo này đã giúp cô "ngủ lâu hơn bao giờ hết".
Tiến sĩ Willem Gielen, chuyên gia tim mạch người Đan Mạch, cho biết chuyển động mắt có liên quan đến sự tiết ra melatonin, một hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức. Do đó, việc cố ý đảo mắt có thể kích hoạt quá trình tự nhiên này, giúp cơ thể bắt đầu chu kỳ giấc ngủ.
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra giai đoạn "chuyển động mắt nhanh" (REM) trong giấc ngủ có thể kích thích sự tiết melatonin. Điều này chứng minh mối liên hệ giữa hormone giấc ngủ và chuyển động mắt.
Thiếu ngủ là một vấn đề của xã hội hiện đại. Thiếu ngủ lâu dài có thể gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do căng thẳng, lo lắng, rượu, caffeine hoặc nicotine, tiếng ồn, công việc theo ca và lệch múi giờ.
Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ, hay cố gắng đi ngủ cố định vào một giờ, hoạt động nhiều ban ngày, ngủ ở nơi yên tĩnh.
Link: 

(Xem cách thực hiện qua video).

Bảo Nhiên (Theo Dailymail)


3 sai lầm phổ biến khi dùng ấm siêu tốc

Mắc 3 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, khác nào tự đưa "thuốc độc" vào miệng mình

Ấm siêu tốc là thiết bị được coi là "cứu tinh" của trong cuộc sống hàng ngày vì sự tiện lợi, sạch sẽ và nhanh chóng. Chỉ cần cắm điện, nhấn nút, chỉ trong vài phút là bạn đã có nước sôi.

Tuy nhiên, bạn có chắc mình đã sử dụng bình đun nước đúng cách chưa? Hôm nay, hãy cùng khám phá một số mẹo sử dụng bình đun siêu tốc "chuẩn không cần chỉnh" mà không phải ai cũng biết. Hy vọng bạn sẽ ghi nhớ những điều này, tránh mắc sai lầm kẻo tự rước họa vào thân. 

Mắc 3 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, khác nào tự đưa

1. Không đổ nước vượt quá mức tối đa

Nhiều người thường có thói quen đổ nước thật đầy bình, thậm chí đổ nước vượt qua vạch tối đa để tiết kiệm công đun nước. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Bởi vì khi nước sôi rất dễ bị tràn ra ngoài, từ đó không chỉ gây nguy cơ bạn bị bỏng mà còn có thể dẫn đến chập điện hoặc rò điện.

Vì vậy, khi sử dụng bình đun siêu tốc, bạn cần đặc biệt chú ý: Không đổ nước vượt quá vạch nước tối đa để đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình.

Mắc 3 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, khác nào tự đưa

2. Bật bình đun nước đúng cách

Nhiều người có thói quen hoặc không để ý nên hay bật công tắc bình đun trước rồi cắm điện. Tuy nhiên, cách làm này là sai lầm. 

Khi bạn bật công tắc trước rồi cắm điện, dòng điện mạnh sẽ đột ngột đi vào các linh kiện bên trong bình. Về lâu dài, điều này làm các linh kiện và cấu trúc bên trong bình nhanh chóng bị lão hóa, giảm tuổi thọ của sản phẩm, thậm chí gây nguy cơ rò rỉ điện.

Mắc 3 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, khác nào tự đưa

3. Vệ sinh cặn trong bình đun nước

Khi sử dụng bình đun nước một thời gian dài, bên trong thường xuất hiện một lớp cặn trắng dày. Đừng để cặn tích tụ lâu ngày bởi không chỉ làm giảm hiệu quả đun nước mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước uống.

Cách làm sạch bình đun rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi giấm (hoặc giấm trắng thông thường) rồi đổ giấm vào trong bình đun. Sau đó bạn đun sôi giấm trong bình.

Khi giấm sôi, lớp cặn bám trên thành bình sẽ tự bong ra. Lúc này, bạn chỉ cần đổ nước giấm đi, rửa sạch bình và tráng lại với nước sạch là được. Hiệu quả rất tốt và giúp bình luôn sạch sẽ.

Đồng thời lưu ý là hãy vệ sinh bình đun nước định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo chất lượng nước và kéo dài tuổi thọ của bình.

Mắc 3 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, khác nào tự đưa

Nguồn: Aboluowang



Nguồn 
https://kenh14.vn/mac-3-sai-lam-khi-dung-am-sieu-toc-khac-nao-tu-dua-thuoc-doc-vao-mieng-minh-215241127084551956.chn