Ấm siêu tốc là vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình, tiện lợi trong việc chuẩn bị nước nóng cho nhu cầu pha trà, nấu ăn, hay khử trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng để bảo vệ sức khỏe và giữ cho thiết bị hoạt động lâu dài. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để tránh sai lầm phổ biến khi sử dụng ấm siêu tốc.
1. Chọn chất liệu ấm an toàn
Phần lớn ấm siêu tốc được làm từ thép không gỉ, nhưng không phải loại thép nào cũng an toàn. Để tránh các nguy cơ về sức khỏe do nhiễm kim loại nặng khi đun nước, nên chọn ấm từ inox 304 (phổ biến trong đồ gia dụng) hoặc inox 316/316L (dùng trong y tế). Tránh mua các loại ấm giá rẻ và kém chất lượng để giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
2. Đổ nước trước khi cắm điện
Ảnh: Foodandwine
Quy tắc an toàn đầu tiên khi sử dụng ấm siêu tốc là đổ nước vào ấm trước khi cắm điện. Nếu ấm vận hành mà không có nước, các linh kiện bên trong sẽ quá nhiệt, dễ hỏng hóc và có nguy cơ cháy nổ. Điều này không chỉ giảm tuổi thọ thiết bị mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn.
3. Đảm bảo mực nước đúng quy định
Ấm siêu tốc có vạch báo mực nước tối đa, giúp bạn tránh tình trạng đổ nước quá đầy. Khi đun, nước sôi có thể tràn ra ngoài nếu vượt quá vạch này, dễ gây ngắt mạch hoặc điện giật. Điều này cũng tăng nguy cơ bị bỏng nếu nước sôi đổ ra ngoài, đặc biệt nguy hiểm khi có trẻ nhỏ trong nhà.
4. Để lại một lượng nước sau khi đun
Sau khi đun, không nên đổ hết nước trong ấm ngay lập tức vì mâm nhiệt vẫn còn nóng và tiếp tục sinh nhiệt một lúc sau khi công tắc đã tắt. Để mâm nhiệt được bảo vệ tốt hơn, bạn nên giữ lại một ít nước trong ấm, chờ nguội hẳn rồi mới trút cạn. Đồng thời, cũng không nên để nước nguội trong ấm qua ngày vì cặn canxi dễ tích tụ, gây ảnh hưởng đến mâm nhiệt và giảm hiệu quả đun.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét