Nhiều bạn có thắc mắc về việc tại sao quả bí đao khi chế biến có vị đắng. Vị đắng này không giống như vị đắng của mướp đắng mà nó có vị đắng khó chịu, thậm chí nước luộc bí (nấu bí) cũng có vị đắng tương tự. Khi mua bí đao ngoài chợ thì tỉ lệ quả bí đắng rất thấp nhưng với những cây bí đao các bạn tự trồng hoặc mọc hoang thì tỉ lệ này thường cao hơn. Chính mình cũng từng gặp phải trường hợp này nên rất rõ vị đắng của nó như thế nào. Sau đó mình cũng đã tìm hiểu và hôm nay sẽ chia sẻ lại các thông tin này cho các bạn để các bạn biết nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng và ăn bí đao bị đắng có sao không.
Ăn bí đao bị đắng có sao không
Bí đao bị đắng do trong quả có chứa hàm lượng chất Cucurbitacin cao. Nếu các bạn ăn với lượng ít thì không sao nhưng nếu hàm lượng Cucurbitacin mà cơ thể hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc với một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, rụng tóc, đau rát họng. Nếu liều lượng Cucurbitacin quá cao hoặc cơ thể bị dị ứng với chất này thì có thể gây ra tử vong.
Hiện chưa ghi nhận có trường hợp tử vong do ăn bí đao bị đắng. Tuy nhiên, trên thế giới có ghi nhận bí đỏ và bầu bị đắng đã từng gây tử vong cho một người ở Đức và Ấn Độ. Một người ở Đức đã ăn khá nhiều bí đỏ bị đắng trong thời gian dài dẫn đến ngộ độc và tử vong. Ở Ấn Độ, nước ép từ quả bầu là loại thức uống rất phổ biến. Đã có trường hợp tử vong ở Ấn Độ do uống nước ép từ những quả bầu bị đắng. Do đó, việc bí đao bị đắng có thể gây chết người mặc dù chưa được ghi nhận nhưng vẫn có thể xảy ra.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về cây bầu
Nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng
Như đã nói ở trên, hàm lượng Cucurbitacin quá nhiều trong bí xanh chính là nguyên nhân khiến quả bị đắng, Cucurbitacin càng nhiều thì mức độ đắng lại càng cao. Việc quả bí đao có hàm lượng Cucurbitacin tập trung quá nhiều trong quả có một số nguyên nhân như sau:
1. Do môi trường khắc nghiệt
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định việc bí đao bị đắng có nguyên nhân từ môi trường sống. Nếu môi trường khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời gian ngắn hay ít ánh sáng cũng khiến cây bị ảnh hưởng dẫn đến việc trong thân, lá và quả tập trung hàm lượng Cucurbitacin cao.
2. Do việc chăm sóc không khoa học
Một nguyên nhân khác khiến bí đao bị đắng là do quá trình chăm sóc không đúng cách. Việc cây thiếu nước, thừa nước, bón phân không cân đối giữa các thành phần cũng khiến quả bị đắng. Không chỉ bí xanh mà kể cả các loại cây rau khác cũng đã được chứng minh là sẽ bị thay đổi hương vị nếu trong phân bón có chứa quá nhiều phốt pho và kali.
3. Bí đao bị đắng do sâu bệnh
Sâu bệnh là vấn đề muôn thủa đối với ngành nông nghiệp. Dù canh tác hữu cơ hay có các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh tốt thì cây vẫn có thể bị sâu bệnh và đây cũng là một nguyên nhân khiến quả bị đắng. Trong số các loại sâu bệnh trên cây bí thì bệnh thán thư và ruồi vàng là hai loại khiến quả bị đắng. Thông thường ruồi vàng chích quả sẽ đẻ trứng bên trong quả khiến quả bị thối từ bên trong. Một số trường hợp quả không bị thối nhưng quanh khu vực bị ruồi vàng chích quả cũng sẽ có màu sắc sậm hơn và có vị đắng.
4. Do quá trình thụ phấn chéo
Nguyên nhân cuối cùng được các chuyên gia nông nghiệp tìm ra về trường hợp bí đao bị đắng đó là do quá trình thụ phấn chéo. Cây bí đao khi trồng có thể thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Nếu trồng bí xanh gần một số loại cây khác như cây mùi tây, cà chua, củ cải, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột thì có thể bị dính phấn hoa của các loại cây này dẫn đến quả bị đắng bất thường.
Như vậy, nếu bạn thắc mắc ăn bí đao bị đắng có sao không thì câu trả lời là có. Nếu bạn ăn ít thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến ngộ độc Cucurbitacin – nguyên nhân gây ra vị đắng của quả bí xanh. Nếu ngộ độc nhẹ chỉ có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, dị ứng, đau rát họng, rụng tóc. Trường hợp ăn quá nhiều bí xanh bị đắng và cơ thể bị kích ứng với Cucurbitacin thì có thể gây tử vong.
4 loại rau quả bình thường bỗng nhiên xuất hiện vị đắng thì phải vứt ngay, cố ăn có ngày ngộ độc
Quả mướp
Ảnh minh họa
Thông thường, mướp có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ. Nếu bạn thấy mướp có vị hơi đắng thì tốt nhất không nên ăn mà hãy bỏ đi. Vị đắng của quả mướp được sinh ra từ chất kiềm glycoalkaloids - mọt chất hóa học độc hại thuộc nhóm alkaloids.
Ăn quá nhiều alkaloids dễ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, khi thấy mướp xuất hiện vị đắng bất thường, tốt nhất bạn không nên ăn.
Quả bầu
96% trọng lượng quả bầu là nước. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như magie, canxi... Thường xuyên ăn quả bầu giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
Cần lưu ý rằng, nếu quả bầu có vị đắng, bạn tuyệt đối không được ăn. Vị đắng trong quả bầu là do chúa nhiều cucurbitacin. Đây là một chất độc hại, dễ gây nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu thấy quả bầu có vị đắng bất thường, hãy bỏ đi ngay lập tức.
Bí đao
Bí đao thường được dùng để nấu canh, nấu nước uống, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Bí đao có thể để được rất lâu nhưng nếu bảo quản không đúng cách bí sẽ bị đắng. Những quả bí có vị đắng là do chứa nhiều alkaloid glycosides. Tương tự như mướp có vị đắng, nếu tiêu thụ quá nhiều bí đao bị đắng, cơ thể có thể xuất hiện các phản ứng ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
Dưa lê
Khi chín, dưa lê thường có vị ngọt. Tuy nhiên, không phải quả dưa nào cũng ngọt. Những quả dưa bị phun nhiều thuốc trừ sâu có thể xuất hiện vị đắng. Do đó, nếu thấy dưa có vị đắng, tốt nhất bạn không nên ăn.
Trong khi đó, mướp đắng là một ngoại lệ. Loại quả này cũng thuộc họ bầu, có vị đắng tự nhiên chủ yếu đén từ các chất glycoside nhưng có thể ăn bình thường, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài những loại quả trên, những quả thuộc họ bầu bí như bí ngô, bí đao, dưa chuột, dưa hấu... nếu bị tác động trong quá trình sinh trưởng (giẫm đạp, chèm ép hay nhiệt độ cao...) cũng sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, làm biến chất và sản sinh ra một lượng độc tố lớn.
Cẩn thận khi trái bầu bí dưa chuột có vị đắng, ăn có thể ngộ độc nguy hiểm
( PHUNUTODAY ) - Bầu bí, dưa chuột bí đỏ, mướp là những trái cây đôi khi bỗng dưng có vị đắng. Bạn có biết vì sao chúng bị như vậy không?
Tại sao bầu bí dưa chuột có thể bị đắng, có phải bị phun hóa chất?
Các trái cây họ nhà bầu bí gồm bí đao, bí đỏ, dưa chuột, bầu, mướp đôi khi bỗng dưng lại có vị đắng. Nhiều người lo sợ những loại quả đắng là do dư lượng thuốc trừ sâu cao. Thực chất không phải do chất bảo vệ thực vật gây ra vị đắng này. Vị đắng bất thường xuất hiện trong một số quả, và bạn hãy để ý nhiều trong số quả bị đắng này có vết ong kiến châm, có chảy nhựa.
Các loại cây bầu bí này có một cơ chế sinh học tự nhiên là sẽ tiết ra một chất tên là Cucurbitacin. Chất này có vị đắng nhằm mục đích tự thân bảo vệ quả khỏi côn trùng. Chính vì thế khi quả bị ong, kiến châm thì chúng càng tiết nhiều chất này, nên nhiều quả có vết ong châm càng đắng. Chất đắng này là do cây tự tiết ra để bảo vệ khiến loài côn trùng ngộ độc sợ hãi mà bỏ đi.
Như vậy vị đắng xuất hiện ở quả bầu, quả bí, dưa chuột, mướp không phải do hóa chất mà do cây tự tiết ra trong cơ chế tự vệ. Do đó khi ăn vị đắng không thể khẳng định được đó là do nhiễm hóa chất trừ sâu.
Cẩn thận ngộ độc bởi vị đắng tự nhiên này
Theo cơ thể bảo vệ, chất Cucurbitacin do cây tiết ra có thể làm ong, kiến, côn trùng ngộ độc say và có thể tử vong. Khi con người ăn phải nhiều chất này cũng có thể có biểu hiện ngộ độc. Trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải Cucurbitacin, trường hợp nặng hơn bạn sẽ bị buồn nôn, đau bụng. Trước đây, ở Ấn Độ từng ghi nhận trường hợp tử vong do ngộ độc Cucurbitacin vì uống nước ép từ quả bầu. Khi ăn hpari cucurbitacin lượng lớn thì có thê có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thường xuyên và hàm lượng chất này trong cơ thể lớn có thể gây ra rụng tóc, nặng thì mất nước nghiêm trọng, cả người run rẩy, mấy sức, xuống cân nhanh, nếu không chữa trị bằng thuốc kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, thậm chí mất mạng.
Bởi vậy khi mua phải dưa chuột, bí, bầu, mướp mà có vị đắng nên cẩn trọng loại bỏ. Nếu thấy cả quả đắng nhiều chứng tỏ chất cucurbitacin trong trái cây rất cao, không nên ăn, đặc biệt không cho trẻ nhỏ ăn.
Cách chọn quả tránh bị đắng
Khi mua mướp, dưa chuột,bí, bầu nên chú ý nếu quả bị vết ong châm thì không nên chọn,những quả to bất thường cũng không nên chọn.
Khi ăn nên nếm, nếu thấy chúng đắng nhiều thì tránh không nên dùng tiếp nữa. Với bầu bí có thể ngâm nước muối xem có giảm vị đắng không. Với dưa chuột có thê cắt bỏ đầu vì thông thường vị đắng tập trung ở đầu và đuôi quả.
Còn nếu trái cây này có mùi lạ thì có thể do liên quan tới cả hóa chất, lúc đó tuyệt đối không nên ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét