Bài thuốc chữa thoái vị đĩa đệm từ cây chìa vôi
Bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
Bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
"Chủ công" cây chìa vôi trị đau xương khớp
Lương y Nguyễn Vinh Quang cho biết bài thuốc chữa bệnh thoái vị đĩa đệm gồm sáu loại thảo dược, trong đó cây chìa vôi giữ vai trò chủ đạo. Theo lời thầy thuốc Quang mô tả, đây là một giống cây thân leo thường mọc gần bờ suối hoặc những nơi ẩm ướt, rất dễ kiếm.
Theo ông, tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi từ xa xưa các tài liệu y học cổ từng nhắc đến, là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh phổ biến như phong thấp, đau xương, thoái hoá cột sống.
Theo ông Quang, cây chìa vôi có tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm |
Cách thức sử dụng cây chìa vôi làm thuốc như lời ông Quang hướng dẫn khá đơn giản: "Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày". Ngoài vị thảo dược "chủ đạo" trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
Lương y Quang cho hay mỗi vị thảo dược đều có tác dụng đặc trưng. Tuy nhiên tác dụng chung của chúng là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp từ đó bổ trợ điều trị đĩa đệm bị thoái vị.
"Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, hễ khát lúc nào cứ uống lúc đó chứ không cần phải băn khoăn liều lượng, bởi thuốc không hề gây ra tác dụng phụ nào. Người bệnh cũng không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Nếu kiên trì uống thuốc đều đặn, sau vài tháng sẽ cho kết quả rõ rệt. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ", lương y Quang chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài cách dùng phơi khô đun lấy nước uống, ông Quang cho biết thêm có thể kết hợp sử dụng lá cây chìa vôi trị bệnh thoái vị đĩa đệm ở dạng tươi như sau: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.
Ông không quên căn dặn tỉ mỉ: "Chú ý sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này. Nếu trong quá trình đắp thuốc mà bị ngứa quá, người bệnh chỉ cần giảm lượng hỗn hợp lại là xong. So với sắc nước uống, sử dụng lá tươi cho kết quả nhanh hơn, thường đắp thuốc chỉ vài hôm sẽ giảm đau ngay"
Bài thuốc từ sáu loại thảo dược phơi khô của ông Quang |
Ngoài tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm, ông Quang tiết lộ thêm bài thuốc gồm sáu vị thảo dược trên còn có tác dụng trị chứng thấp khớp, đau nhức xương và giúp "ăn ngon ngủ ngon".
Địa chỉ khám bệnh cho người nghèo
Căn phòng khám bệnh từ thiện do lương y Nguyễn Vinh Quang phụ trách nằm bên trong khuôn viên Đan viện Thiên An tuy không rộng nhưng mỗi ngày thu hút rất đông bệnh nhân đến khám và chữa trị. Bà Dương, một bệnh nhân đang châm cứu trị bệnh đau lưng vui vẻ khoe với khách: "Tôi bị đau lưng đã mấy năm nay, nhờ bạn bè giới thiệu nên biết đến phòng khám của thầy Quang. Chỉ châm cứu và uống thuốc nam nhưng bệnh tình của tôi đến nay đã thuyên giảm đáng kể".
Càng nể phục hơn khi biết rằng ông Quang khám và chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Tiền thuốc, ông chỉ lấy vừa đủ tiền công thuê người hái thuốc, thường chỉ vài chục ngàn đồng. "Bây giờ tôi không thể lặn lội lên rừng tìm thuốc như lúc trước còn trẻ nữa mà phải thuê những người chuyên đi rừng hái giúp. Vị thuốc nào có sẵn trong vườn thì cho không người ta, chứ tính tiền bạc gì đâu", ông Quang bộc bạch.
Tâm sự chuyện đời, chuyện nghề, ông Quang cho biết trước đây mình vốn theo học tây y nhưng sau đó đã chuyển sang nghiên cứu đông y chỉ với lí do thật chân chất: "Người ta vẫn thường nói người dân nước ta sống trên thuốc nhưng lại bị bệnh tật hành hạ mà không biết cách phòng trị. Tôi muốn đưa những cây thuốc nam trở nên gần gũi hơn để mọi người phần nào đó đều có thể tự chữa bệnh cho mình và người thân".
Qủa đúng như vậy, hiếm ở phòng khám nào lại được chứng kiến cảnh thầy thuốc và bệnh nhân "đồng lòng" như ở phòng khám ông Quang phụ trách. Vừa xuống xe, một nam bệnh nhân tỏ ra thành thạo vào kho thuốc tự bốc lấy thuốc rồi tự giã lấy thuốc đợi thầy. Lương y Quang mỉm cười bảo rằng nhờ cách thức hoạt động đó mà ông tiết kiệm được thời gian chữa bệnh, có cơ hội chẩn khám thêm cho nhiều bệnh nhân khác. Đối với những bệnh nhân không thể đến phòng khám, ông Quang không quản ngại đến tận nhà bắt mạch khám bệnh giúp.
Ông Quang khám bệnh miễn phí cho các bệnh nhân |
Trở lại với bài thuốc trị chứng thoái vị đĩa đệm, ông Quang niềm nở cho hay đã có nhiều bệnh nhân khỏi bệnh nhờ áp dụng bài thuốc dân giã nêu trên. Vị lương y cũng mộc mạc thừa nhận, bài thuốc trị bệnh thoái vị đĩa đệm không phải hoàn toàn do công mình sáng tạo nên. Ông khiêm tốn nói: "Trong sách đông y có dạy rồi, tôi chỉ kế thừa và bổ sung thêm một số vị thuốc, giúp tăng tác dụng của bài thuốc mà thôi".
Vì những lý do đó mà phòng khám của ông Quang được đông đảo người dân gần xa biết đến, được gọi tên là "phòng khám của người nghèo". Trong số bệnh nhân của ông, có cả những người ở ngoại tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng… nghe tiếng lần tìm đến.
Không chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, không ít người dù đủ điều kiện đến các bác sĩ nổi tiếng chữa trị nhưng vẫn tin tưởng lên núi Thiên An nhờ thầy Quang chuẩn bệnh, điều trị. "Theo tôi, điều trị bệnh bằng thuốc nam vừa ít tốn kém lại cho hiệu quả không kém thuốc tây. Lợi thế nữa là uống thuốc nam ít phải kiêng cữ ăn uống khắt khe", một bệnh nhân lớn tuổi đang được lương y Quang chữa trị nói.
Thoái vị đĩa đệm là một căn bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống với tỉ lệ thoái vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%. Nguyên nhân gây thoái hoá đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc đĩa đệm yếu đi theo tuổi tác. Bệnh nhân thoái vị đĩa đệm thường cảm thấy tê nhức và đau toàn thân. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm hiệu quả nhất là thay đĩa đệm cột sống bằng vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu này khá tốn kém và không phải bệnh nhân nào đều có điều kiện để thực hiện. |
Mai Long
Lương y Nguyễn Hữu Khai nổi tiếng là thầy lang mát tay từng cứu chữa nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều người tới nay vẫn còn nhớ tới trường hợp chị Nguyễn Thị Phương bị bệnh u tủy, bại liệt được ông cùng các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Bảo Long (xã Cổ Đông, thành phố Sơn Tây, Hà Nội) đón về chăm sóc. Điều kì diệu không chỉ sức khỏe của chị Phương khá dần lên, tự làm được nhiều việc, mà trong thời gian chữa bệnh tại Bảo Long chị đã mang thai, sinh bé trai kháu khỉnh đặt tên là Bảo Phúc.
Trường hợp VĐV đô vật Lê Thị Huệ lâm nạn bị chấn thương cổ gần như liệt cả tứ chi. Quả là họa vô đơn chí, khi chị lâm nạn thì cũng là lúc người cha đã ngoài 70 tuổi bị lao phổi phải cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Thanh Hóa, mẹ gần 70 tuổi ốm yếu. Gia cảnh nghèo khó, chị gái làm công nhân may ở TP Hồ Chí Minh phải bỏ việc ra Hà Nội chăm sóc em. Còn lại các em nhỏ đang trong tuổi học hành. Lương y Nguyễn Hữu Khai đã xin đón về Bệnh viện đa khoa Bảo Long chăm sóc nuôi dưỡng và ông trực tiếp điều trị cho VĐV Lê Thị Huệ. Ba tháng liền tận tụy điều trị, lương y đã bị bẻ gãy nhiều phương án, phác đồ điều trị và dằn vặt ngày đêm trong sự bế tắc gần như tuyệt vọng.
Bất lực, lương y Khai đã đề nghị Trung tâm Huấn luyện Thể dục thể thao và cấp trên được đưa VĐV vật Lê Thị Huệ sang Trung Quốc chữa trị. Trước khi đưa chị sang Trung Quốc, ông đã cẩn thận chỉnh trang lại hồ sơ bệnh án và cho VĐV đi chụp cắt lớp và cộng hưởng từ vùng cột sống chấn thương. Lần này lương y phát hiện tại phía trong đốt sống đã sinh ra một túi dịch chèn ép tủy. Và ông loáng thấy những hy vọng mới bởi túi dịch này chính là thủ phạm khiến VĐV Huệ không thể phục hồi thần kinh vận động và gây đau đớn, bức bách khó chịu hành hạ chị ngày đêm. Thế là kế hoạch đưa chị đi Trung Quốc chữa trị được tạm hoãn…
Thế rồi trời chẳng phụ lòng người, lương y Khai đã tìm ra phác đồ điều trị mới, cho VĐV Huệ dùng bài thuốc có tên Mộc long, vốn có tác dụng đặc trị chứng viêm gan, lách, lở ngứa, u bướu. Ông giải thích lí do, thuốc Đông y vốn có chỉ định và công năng điều trị rất rộng. Cơ chế và cấu trúc u nang trong gan, thận và cả trong túi dịch trong đốt sống cổ của VĐV Huệ rất giống nhau. Sau một tháng dùng thuốc, VĐV Huệ giảm dần đau đớn, ăn ngủ tốt và thần kinh vận động hồi phục đáng kể. Sau đó lương y Khai bổ sung thêm bài thuốc Hỏa long và Quần long để thông kinh hoạt lạc bổ thận và mạnh gân cốt, VĐV Huệ đã tự đứng lên, rồi với động tác chậm chạp có sự hỗ trợ chị đã đi lại được và tập đánh máy vi tính…
Nhờ kinh nghiệm sâu rộng và sự mát tay, đã cứu chữa thành công cho nhiều người bệnh, không mong bệnh nhân mang ơn mình, ngược lại lương y Nguyễn Hữu Khai cho rằng: "Bệnh nhân chính là thầy của mình. Cứu chữa họ chính là nâng tầm kiến thức cho ta, nâng tầm hồn của ta, giúp ta tự hoàn thiện mình, tự cứu chữa mình. Bởi không có bệnh hiểm nghèo thì không có thầy thuốc giỏi".
Bài thuốc trị đau lưng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, liệt dương, chức năng thận suy
Lương y Nguyễn Hữu Khai cho biết, điều trị tận gốc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là phải phục hồi chức năng chủ cốt của Thận. Ông giải thích, theo triết lí y học phương Đông, cơ thể của chúng ta lấy tạng làm chủ. Có 5 tạng là Tâm (tim), Can (gan), Tỳ (lá lách, tụy), Phế (phổi), Thận. Mỗi tạng chủ quản một vùng cơ thể: Tâm chủ huyết (máu), Can chủ cân (gân), Tỳ chủ nhục (cơ thịt), Phế chủ bì mao (da, lông), Thận chủ cốt (xương). Thận chủ cốt tức là quản lý điều hành sự phát triển của xương cho cân đối, hợp lý, khỏe mạnh vững chắc. Đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ xương, ngăn cản và giải tỏa mọi cơ chế, tác nhân gây bệnh cho xương. Khi chức năng chủ chốt của thận suy thì sự phát triển của xương sẽ không cân đối, lệch lạc và dị dạng đồng thời bị chứng loãng xương, thoái hóa xương khớp, và rất dễ bị viêm xương cốt…
Với một cơ thể bình thường, chức năng chủ chốt của thận tốt thì ngoài việc giúp cho cơ cấu xương cân đối khỏe mạnh, thận còn có khả năng phòng bệnh và trị bệnh cho xương. Nếu như có sự "trục trặc" nào đó ảnh hưởng xấu đến xương, gây bệnh cho xương, thì từ vùng Thượng thận sẽ tiết ra tố chất điều đến vùng bệnh để xử lý (vì vậy nhiều lúc chúng ta đau nhức trong xương, trong khớp không cần uống thuốc mà tự khỏi). Thận có hàng trăm chức năng khác nhau, một khi chức năng chủ cốt suy giảm thì cấu trúc xương sẽ bất thường, khả năng phòng vệ và điều trị cho xương khớp cũng suy giảm. Khi ấy tố chất mà vùng Thượng thận sinh ra để giải quyết "trục trặc" viêm nhiễm, đau nhức cho xương khớp sẽ không còn được như ý và xương bị suy thoái (loãng xương, thoái hóa dị dạng xương, viêm xương, viêm khớp, và thoái hóa khớp). Cần biết cột sống của chúng ta dễ dàng uốn cong là bởi cấu trúc của các đĩa đệm trong mỗi khớp nối. Khi đốt sống bị thoái hóa, mòn vẹt ảnh hưởng sự định vị của đĩa đệm làm nó trật ra, chèn vào thần kinh, ép vào tủy sống gây đau và tê bại. Những tế bào xương sống gần chỗ bị thoái hóa sẽ tăng sinh phát triển lấp vào tạo thành các mô sùi lên như cái gai xương, nó chèn vào thần kinh làm đau nhức. Bởi vậy, theo lương y Nguyễn Hữu Khai, để điều trị chứng bệnh xương khớp, y học cổ truyền quan tâm nghiên cứu điều trị tận gốc. Khi chức năng chủ cốt của Thận suy giảm và xương khớp bị bệnh thì ngoài việc điều trị trực tiếp xương khớp còn phục hồi chức năng của Thận, cường kiện cơ thể chống tái phát bệnh.
Với vấn đề sinh lý tình dục, lương y Khai cho rằng, không chỉ do ở Thận. Chữa chứng "bất lực" phải xem xét tổng thể vì sao, Tạng nào yếu? Muốn phục hồi và tăng cường khả năng sinh lý là phải chăm lo bồi bổ, cường kiện toàn diện và phải điều hòa các Tạng cho "ăn ý" với nhau.
Lương y Nguyễn Hữu Khai cung cấp công thức bài thuốc này gồm 33 vị: Thục địa chế 10g; Phúc bồn tử 15g; Hắc khương 12g; Câu đằng 30g; Sơn thù 12g; Độc hoạt 12g; Xuyến chi 20g; Kim anh tử 15g; Ngũ vị tử 8g; Tây quy 15g; Mộc qua 15g; Hắc táo nhân 20g; Nhục thung dung 12g; Khương hoạt 12g; Hắc phụ tử 8g; Nhục quế bột 4g; Bảo cốt phiến 30g; Ba kích 20g; Viễn trí 15g; Kỷ tử 15g; Cao mèo 7g; Ngưu tất 15g; Mạch môn bắc 12g; An thần phiến 20g; Bạch linh 15g; Đan bì 12g; Cá ngựa 2 đôi; Đỗ trọng 15g; Khiếm thực 15g; Hoài sơn 15g; Trạch tả 12g; Phòng phong 15g; Thanh thiên quỳ 15g.
Bài thuốc chủ trị đau lưng thường xuyên hai bên hố thận, thoát vị đĩa đệm, đầy bụng khó tiêu, sinh hoạt vợ chồng không có cảm khoái, đau nhức toàn thân, mệt mỏi nhược sức, ngủ không ngon, không yên giấc, hay mơ mộng. Tiểu tiện nhiều lần lượng ít. Cách dùng: Đổ 5 bát nước sắc cạn còn 1 bát đổ ra, đổ tiếp 4 bát nước sắc còn 1 bát, đấu chung 2 bát lại, chia đều uống ba lần trong ngày, uống sau bữa ăn cơm 1 giờ.
Chú ý: Các vị Nhục quế, và Cao mèo khi đun xong chắt nước thuốc ra ngoài mới hòa 2 vị này vào nước thuốc uống cùng. Kiêng kỵ: Để bệnh mau lành trong thời gian dùng thuốc cần kiêng ăn măng, cà muối, bí xanh, rau răm, đậu phụ, các loại chế phẩm từ trăn và rắn, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá.
Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, bài thuốc này ông và các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bảo Long đã kê cho 1.375 bệnh nhân từ năm 2000 đến nay. Kết quả qua theo dõi có 1223 bệnh nhân chữa khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 89%. Đỡ bệnh có 151 bệnh nhân, đạt tỷ lệ 11%.
Thầy thuốc ưu tú, lương y, tiến sĩ y học Nguyễn Hữu Khai với cuộc đời nhiều thăng trầm, là nguyên mẫu trong cuốn tiểu thuyết "Nợ đời" của nhà văn Hoàng Dự, được hai nhà văn Thùy Linh và Trung Trung Đỉnh chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình nhiều tập "Đường đời" từng công chiếu trên VTV. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y khoa tại Cộng hòa Liên bang Nga về đề tài cai nghiện ma túy và hậu cai nghiện. Hiện ông là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long. |
Theo Hoàng Nghĩa Nam
Tri Thức Trẻ
Tình trạng đau cột sống lưng rất thường gặp, nhất là người lớn tuổi, hoặc người làm những công việc phải ngồi nhiều, vận động ít.
|
Chứng đau vùng lưng, thắt lưng, theo lương y Quốc Trung là do nhiều nguyên nhân như: hư khớp đốt sống, tổn thương đĩa đệm, co cứng cơ (nguyên nhân phổ biến), do công việc... Những người lao động, khuân vác nặng, làm việc ngồi sai tư thế, ít hoạt động thể lực cũng dễ bị đau vùng thắt lưng. Bệnh thường xảy ra nhiều ở tuổi trung niên trở đi, bệnh kéo dài, âm ỉ, thỉnh thoảng lên cơn đau gây khó chịu. Bệnh trở nặng hơn do ta gắng sức đột ngột, hoặc cơ thể yếu, nhiễm lạnh.
|
Trường hợp đau lưng cấp, có thể là do sang chấn vùng cột sống lưng, do dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh khi vác nặng, làm việc sai tư thế, do bị lạnh gây co cứng các cơ ở thắt lưng... Đau lưng mãn tính thường do viêm sưng cột sống, thoái hóa cột sống, do bệnh lao, ung thư, suy nhược thần kinh...
|
Theo lương y Quốc Trung, với những người đau lưng, đau thắt lưng có thể dùng một số món ăn bài thuốc như:
- Dùng 150 gr thịt heo nạc, rửa sạch, cắt miếng vừa dùng, 50 gr nấm hương (ngâm cho nở, rửa sạch, cắt cỡ vừa dùng). Đem cả hai nấu chín, nêm nếm gia vị, cho thêm hành, gừng rồi nhấc xuống dùng khi còn ấm nóng. Hay dùng 100 gr thịt heo nạc, rửa sạch, cắt miếng, cùng 20 gr vị thuốc đan sâm đem nấu chín, nêm nếm gia vị, dùng lúc còn ấm nóng.
- Lấy 1 cái cật heo rửa sạch, cắt miếng, đem nấu với 12 gr vị thuốc trần bì, nêm nếm gia vị. Có thể dùng cật heo bằng cách khác là: lấy 2 cái cật heo làm sạch, bổ đôi, lạng bỏ gân rồi đem ướp với đường, nước tương, cùng 100 gr vị thuốc bách bộ (rửa sạch, ngâm nước chừng 30 phút). Nấu vị thuốc bách bộ lấy nước lượng vừa đủ dùng. Còn cật heo sau khi ướp đem nấu cho chín thì cho nước bách bộ vào, nêm nếm gia vị vừa dùng, nấu thêm vài phút nữa, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Thịt chân dê (vừa đủ dùng), vị thuốc khởi tử 20 gr, cùng hành, gừng, rượu, gia vị. Rửa sạch thịt chân dê rồi cho vào nước sôi chần qua, rửa lại lần nữa với nước lạnh cho sạch, cắt miếng. Bắc nồi cho dầu đun nóng, cho thịt dê, gừng vào xào qua, rồi cho rượu vào xào để thịt dê ngấm rượu. Xong, cho thịt dê, gừng vào nồi đất, cho vị thuốc khởi tử vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị, hạ nhỏ lửa hầm cho thịt chín mềm để dùng.
Ngoài ra, với người đau vùng lưng, thắt lưng, tùy trường hợp, cổ truyền có những bài thuốc sau: Nếu bị đau lưng cấp do co cứng các cơ, xảy ra đột ngột sau khi bị mắc mưa, môi trường ẩm thấp, đau nhiều không cúi được, khi ho và trở mình cũng đau, thì dùng phép khu phong, tân hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc để điều trị với bài thuốc có các vị: rễ lá lốt, quế chi, thiên niên kiện (mỗi loại 8 gr), rễ trinh nữ, kê huyết đằng, tỳ giải, ý dĩ (mỗi loại 16 gr), trần bì 6 gr, cỏ xước 12 gr. Cho các vị thuốc cùng 600 ml nước sắc (nấu) kỹ còn lại lấy 200 ml nước thuốc, rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
Với những người lao động, khuân vác nặng, gây đau lưng làm hạn chế vận động; đau khi khom cúi người, đi lại, cơ co cứng lại, thì dùng phép hoạt huyết, hóa ứ để chữa, với bài thuốc gồm các vị: đương quy, đào nhân, hồng hoa, ngưu tất (mỗi vị 12 gr), xuyên khung, cam thảo, ngũ linh chi, địa lang, một dược (mỗi vị 8 gr), hương phụ, tầm giao, khương hoạt (mỗi vị 4 gr). Cho các vị thuốc cùng 600 ml nước vào nồi để sắc (nấu) còn lại 200 ml nước thuốc, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
Khánh Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét