Trang

Mẹo chữa nấc cụt

Nấc cụt là tình trạng thường gặp phải ở rất nhiều người gây khó chịu và phiền phức. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn chữa nấc hiệu quả, nhanh chóng.

Uống nước

Có rất nhiều cách được áp dụng với việc uống nước như đứng với tư thế gập người về phía trước và uống nước; ngậm 1 cây đũa hay ống hút ngang miệng và uống nước sao cho không bị đổ ra ngoài... Hoặc đơn giản hơn là các mẹ hãy uống những ngụm nhỏ và nuốt nhanh.

                                                                   

Uống nước là một mẹo hiệu quả chữa nấc cụt

Nín thở và nuốt

Hãy hít một hơi thật sâu, nín thở và từ từ nuốt nước bọt, đến khi nào bạn không thể nuốt và nín thở được nữa thì nhẹ nhàng thở ra. Hoặc ta có thể bịt mũi, đếm từ 1 đến 20 và nuốt nước bọt, hoặc uống nước thật nhanh. Thực hiện lại nhiều lần cho đến khi cơn nấc cụt biến mất.

- Với trẻ em, bạn nên áp dụng những cách "nhẹ nhàng" như cho uống nước từng ngụm, cù nhẹ hay kể chuyện hài hước cho bé cười nắc nẻ, cho trẻ ngậm một thìa đường và nuốt dần…

Bịt tai

Dùng tay bịt chặt tai từ 20 đến 30 giây. Hoặc nhấn vào khu vực nhỏ đằng sau dái tai, ngay dưới đáy hộp sọ. Điều này sẽ gửi tín hiệu "thư giãn" thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành.

Dùng tay

Dùng ngón cái nhấn mạnh vào lòng bàn tay bên kia hoặc ép phần đầu ngón cái bằng ngón trỏ và ngón cái của tay còn lại. Hành động này sẽ gây nhiễu hệ thần kinh và chấm dứt cơn nấc cụt.

Ngửi bột tiêu, hắt hơi mạnh một cái là khỏi.

Nói chung, hiệu quả của các biện pháp cơ học này thường chỉ mang tính tạm thời. Một số phương pháp phức tạp hơn có thể được thử nghiệm như châm cứu, gây tê ngoài màng cứng ở cột sống cổ…

Các biện pháp mang tính tâm lý như đếm lùi từ 100 hoặc tập trung vào một vấn đề phức tạp cũng có thể giúp giảm nấc trong một số trường hợp.

Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng, chỉ dùng trong những trường hợp nấc nặng, dai dẳng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác vì có nguy cơ gây suy hô hấp.

Theo BS Nguyễn Hữu Trường, BV Bạch Mai, Một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nấc theo những cơ chế khác nhau. Baclofen có hiệu quả cao trong điều trị các trường hợp nấc mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, như các bệnh lý ở dạ dày thực quản, tổn thương thân não hoặc nấc vô căn, kể cả những trường hợp không đáp ứng với thuốc khác. Thuốc có thể gây  ngây ngấy, buồn ngủ, mất ngủ, yếu cơ, lú lẫn…

Trong những trường hợp nấc dai dẳng không đáp ứng với một loại thuốc, việc phối hợp đồng thời nhiều thuốc là cần thiết.

Thoa Nguyễn

 
 

Mẹo vặt hay chữa nấc cụt nhanh chóng và hiệu quả

(VieQ.vn) - Hiện tượng nấc cụt là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành gây nên. Thường nấc cụt có thể tự khỏi tuy nhiên phải mất một khoảng thời gian dài hay ngắn là tùy từng người.
 
Trong cuộc sống có rất nhiều mẹo vặt tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số mẹo vặt dùng để chữa nấc cụt vô cùng hiệu quả mà đơn giản được dân gian tin dùng:

Uống nước

Meo vat tot cho suc khoe

Uống nước là một mẹo vặt tốt cho sức khỏe giúp đẩy lùi cơn nấc

Đây là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất. Từ từ nhấm nháp vài ngụm nước giúp nâng cao mức độ carbon dioxide trong máu. Cố gắng nín thở càng lâu càng tốt trong lúc uống nước để đẩy lùi cơn nấc.

Hoảng sợ đột ngột

Nếu muốn chữa nấc cho người khác, có thể làm một động tác gây giật mình (chẳng hạn như hù đột ngột hoặc bất ngờ xuất hiện đập mạnh vào vai, hay đập vỡ một túi giấy được thổi căng bên tai… Việc bất ngờ tạo ra một cuộc tranh luận hay cãi cọ nho nhỏ cũng khiến nạn nhân vì tập trung "chiến đấu" mà hết cả nấc.

Nín thở
Nín thở càng lâu càng tốt cũng giúp đẩy lùi cơn nấc cụt. Nín thở là cách để làm tăng nồng độ carbon dioxide trong máu, làm giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh phế vị, các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Điều này có thể giúp làm dịu các dây thần kinh cơ hoành, kiểm soát các cơ hoành và chấm dứt cơn nấc.

Meo vat tot cho suc khoe

Có nhiều mẹo vặt tốt cho sức khỏe mà trong cuộc sống chúng ta cần nắm bắt

Hít thở sâu

Há miệng hít thở sâu, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 – 15 giây. Làm lại mấy lần như vậy sẽ nhanh chóng hết nấc.

Nuốt đường

Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Nếu hiệu quả sẽ chặn đứng nấc cụt chỉ sau vài phút.

Ăn gừng và mật ong

Nếu bị nấc cụt nặng và áp dụng các biện pháp khác không khỏi, hãy thử nhai sống 1 miếng gừng rồi uống 1 thìa mật ong trước khi nuốt. Đây cũng là một mẹo vặt tốt cho sức khỏe dùng trong chữa nấc hiệu quả.

Để ngăn ngừa cơn nấc, không nên ăn quá nhanh hay quá no. Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích. Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài thì nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày - thực quản…

Trần Lệ 

 

Những mẹo "lạ kỳ" chữa khỏi ngay chứng nấc cụt

soha.vn - Phong (T.H) | 26/11/2014 14:44

Nấc cụt thông thường tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc. Trong trường hợp nấc cụt thông thường, thay vì chờ đợt cơn nấc cụt khó chịu tự qua đi, hãy áp dụng một số biện pháp sau để chữa khỏi.

Nấc cụt là triệu chứng thông thường hay xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở.

Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.

Nấc cụt thông thường tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc. Có những trường hợp nấc cụt là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như: viêm dạ dày - ruột, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận tiến triển và viêm não.

Nếu bạn bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần, kéo dài nhiều giờ một cách không bình thường, hãy đến cơ sở y tế để được tham vấn, chuẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp nấc cụt thông thường, thay vì chờ đợt cơn nấc cụt khó chịu tự qua đi, hãy áp dụng một số biện pháp sau để chữa:

- Uống nước liên tục, ngậm cục đá lạnh, nuốt nước bọt liên tục.

- Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút.

- Há miệng ra, bạn tìm lưỡi gà rồi dùng một muỗng cà phê nâng lưỡi gà lên vài lần.

- Nín thở trong vòng 2-3 giây. Lặp lại cho đến khi khỏi.

- Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Nếu hiệu quả sẽ chặn đứng nấc cụt chỉ sau vài phút.

- Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối đến khi hết nấc thì thôi.

- Nếu bị nấc cụt nặng và áp dụng các biện pháp khác không khỏi, bạn hãy thử mẹo sau:

Nhai sống 1 miếng gừng rồi uống 1 thìa mật ong trước khi nuốt. Chỉ cần nuốt xong miếng gừng và mật ong đó là bạn sẽ khỏi nấc cụt.

Theo Trí thức trẻ

Dùng tía tô chữa gút (bệnh gout)

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 28/03/2015 18:20

Tía tô là vị thuốc quen thuộc dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, trướng bụng đầy hơi theo Đông y. Nhưng ít người biết lá tía tô còn dùng để chữa bệnh gút rất hiệu quả.

Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím) có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc.

Lá tía tô dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo Đông y, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.

Những ứng dụng chữa bệnh của tía tô:

Tía tô chữa bệnh gút:

Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.

Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.

Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.

- Chữa cảm lạnh:

Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm.

Cũng có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng.

- Chữa đau bụng, đầy chướng:

Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

- Chữa ngộ độc cua:

Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

- Chữa ho, tức thở:

Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.

- Chữa đau bụng, đầy chướng:

Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

 

Bài thuốc "thần kỳ" từ quả sung đánh tan sỏi mật 100% không tái phát

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 27/03/2015 08:12

Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung.

Sỏi mật là bệnh đường tiêu hóa được gây nên do sự xuất hiện của sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật.

Sỏi mật là căn bệnh nguy hiểm bởi nó có thể gây ra nhiễm khuẩn gan mật, khi có biến chứng bệnh dễ gây tử vong. Việc điều trị sỏi mật cũng gặp không ít khó khăn bởi tỷ lệ tái phát sỏi rất cao chiếm từ 30- 50% các ca bệnh được điều trị.

Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung.

Đây là bài thuốc được cho rằng hiệu quả rất cao, giúp làm tan sỏi không cần phẫu thuật và giúp sỏi không có cơ hội quay trở lại.

Cách dùng trái sung chữa bệnh sỏi mật như sau:

- Cách 1: Lấy 250gr sung miếng đã sao khô cùng 4 bát nước sau đó sắc đun còn 1 bát. Bát nước này chia ra uống trong ngày.

Với những ai sỏi nhỏ, bệnh nhẹ thì chỉ cần 2 - 3 tháng là tan sỏi. Những người bị nặng hơn thì trong thời gian đó cũng bắt đầu có kết quả.

Có thể đi siêu âm trước và sau khi uống thuốc để thấy rõ hiệu quả.

- Cách 2: Quả sung khô 50gr, nhân trần 10gr, hoa actisô 10gr, lá vọng cách 10gr, diệp hạ châu 8gr, râu ngô 8gr, kê nội kim (màng mề gà) 10gr, nghệ vàng 12gr, bạch truật 12rg, đảng sâm 20gr, thổ phục linh 10gr, cam thảo 8gr.

Tất cả những vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày.

Uống liên tục 25 - 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.

Bài thuốc trên có 3 tác dụng chính là:

Làm tan sỏi: Chủ yếu là do quả sung, kê nội kim và nghệ vàng.

Lợi mật, tống sỏi ra ngoài: Chủ yếu là râu ngô, nhân trần, diệp hạ châu, vọng cách và ý dĩ.

Bổ can, kiện tỳ để nâng chức năng gan giúp không hình thành sỏi mới: Chủ yếu là nhân trần, actisô, bạch truật...

theo Đại Lộ
 

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả sung mọi nhà nên biết

soha.vn - Thanh Lê | 19/02/2015 10:56

Không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, quả sung còn có tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.

Vì vậy, quả sung rất tốt cho sức khỏe của bạn và mọi người trong gia đình.

Quả sung có tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe.

Hỗ trợ trong trị liệu ung thư

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Còn có thể làm chậm quá trình di căn.

Vì vậy, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư theo một số phương pháp như sau:

Ung thư dạ dày, ung thư ruột: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, "tráng miệng" 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.

Ung thư thực quản: Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.

Ung thư bàng quang: Trái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.

Ung thư phổi: Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày.

Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.

Giảm cân

Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa.

Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó! Hãy nhớ rằng quá nhiều không phải là điều tốt.

Ho khan không có đờm

Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

theo Khỏe & Đẹp

7 dấu hiệu ung thư phổi

soha.vn - Khắc Hùng | 24/03/2015 10:15

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), ung thư phổi là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Riêng tại Mỹ, ung thư phổi đã vượt qua ung thư vú trở thành nhóm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám và chữa trị ngay.

1. Ho dai dẳng:

Ho sau một hoặc hai tuần và kéo dài thì nên đi khám. Nếu thuộc nhóm hút thuốc hay ho mãn tính, khi có những thay đổi bất thường trong ho như ho thường xuyên, sâu hơn, kèm theo âm thanh khàn đặc, ra máu hoặc có chất nhầy nhiều hơn bình thường.

2. Khó thở:

Nếu bị hụt hơi trong khi làm việc nặng mà trước đó chưa hề xảy ra, thì rất có thể là một triệu chứng của ung thư phổi. Triệu chứng này có thể xảy ra khi các khối u làm thu hẹp đường thông khí, hoặc gây tắc dịch lỏng bên trong lồng ngực.

3. Đau ngực và xương:

Một trong những triệu chứng dễ nhận biết của ung thư phổi có thể là đau ở ngực, vai, hoặc lưng. Nếu ung thư phổi di căn vào xương có thể gây đau ở các các vị trí mà xương bị ảnh hưởng.

Nếu đã lan đến não nó có thể gây ra một số triệu chứng về thần kinh và làm nhức đầu. Nên lắng nghe cơ thể và cơn đau dai dẳng, không giảm thì nên đi khán bác sĩ ngay.

4.Thở khò khè:

Trong số những hiện tượng bất thường là thở khò khè, âm thanh huýt sáo, có thể là do bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, cũng có thể được xem là dấu hiệu kết hợp của bệnh ung thư phổi.

Nếu thở khò khè dai dẳng, nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

5. Thay đổi giọng nói:

Giọng nói của bạn trở nên khàn hơn hoặc có những thay đổi bất thường khác mà chính người trong cuộc cũng nhận ra. Thông thường, khàn tiếng có khi là do nói nhiều, cảm lạnh…, nhưng bị lâu dài không khỏi thì nên đi khám.

6. Nhiễm trùng ngực dai dẳng:

Như viêm phế quản và viêm phổi mà không khỏi hoặc tái phát.

7. Giảm cân, chán ăn, mệt mỏi và suy nhược:

Đây là những triệu chứng không đặc biệt, không rõ lý do và tồn tại lâu dài, có thể là triệu chứng của nhiều dạng bệnh, không ngoại trừ ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Giải pháp giảm thiểu nguy cơ

- Bỏ thuốc lá: Nếu nghiện hút thuốc lá, chưa bỏ được thì nên tìm mọi cách để cai thuốc. Nếu thuộc nhóm hút thuốc thụ động, nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá.

- Kiểm tra khí radon trong khu vực sinh sống: Nếu nghi có khí radon trong nhà, trong khu vực sinh sống, thì nên mua một bộ kiểm tra khí radon để xác định hàm lượng radon trong không khí

- Tránh xa chất gây ung thư tại nơi làm việc: Đây là biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.

- Thay đổi lối sống: Loại bỏ các thói quen bất lợi, áp dụng lối sống khoa học và tích cực, như năng vận động, luyện tập thể dục thường xuyên... Áp dụng chế độ ăn uống giàu chất xơ, tăng cường rau xanh, trái cây.

- Nên thăm khám bệnh thường xuyên, định kỳ: Đặc biệt là sử dụng kỹ thuật scan (quét), chiếu chụp.

Theo nghiên cứu, chụp X-quang không có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu, nhưng nếu dùng thủ thuật CT liều thấp có thể giảm tỷ lệ tử vong ung thư phổi tới 20%.

theo Nông nghiệp Việt Nam

"Chớ dại" uống nước cam theo 7 cách sai lầm sau

http://m.soha.vn/song-khoe/cho-dai-uong-nuoc-cam-theo-7-cach-sai-lam-sau-20141010143640351.htm
"Chớ dại" uống nước cam theo 7 cách sai lầm sau
Sống khỏe | Lao động - 14:36 ngày 10/10/2014

Uống nước cam có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cam hay bất cứ loại thức uống nào cũng vậy, không hoàn toàn lợi hay hại, vấn đề là phải dùng đúng.
Cam là trái cây chứa nhiều nước và các loại chất dinh dưỡng như vitamin C, acid citric, glucose… có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn cần phải biết sử dụng đúng cách, đúng mục đích. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp, nếu ăn cam nó thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh việc chuyển đổi cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Đồng thời, ăn cam thích hợp cũng có thể làm tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn cam không đúng cách nó có thể mang lại tác hại cho cơ thể. Dưới đây là 7 điều chú ý khi ăn cam:

Uống nước cam khi đang dùng thuốc:
Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hóa, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Mang những bệnh sau không được uống nước cam
Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày:
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác.
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Uống nước cam ngay sau khi ăn:
Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Uống nước cam vào buổi tối:
Không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.
Uống nước cam khi đói:
Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Ăn cam và củ cải cùng nhau:
Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic.Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.
Uống sữa khi ăn cam
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Báo động những bệnh ăn cam vào rất nguy hiểm

http://m.soha.vn/song-khoe/bao-dong-nhung-benh-an-cam-vao-rat-nguy-hiem-20141114150338741.htm
Báo động những bệnh ăn cam vào rất nguy hiểm
Sống khỏe | Phong (Tổng hợp) - 15:03 ngày 14/11/2014

Cam là loại trái cây rất bổ dưỡng, điều đó không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cam có những tác động tiêu cực cho cơ thể, đặc biệt là đối với người mang một số bệnh. Có thể là bạn không tin, nhưng hãy đọc kỹ những phân tích dưới đây.
1. Những bệnh cần kiêng không ăn cam
Theo đúc kết của người xưa: Cam hàn,Quýt nhiệt, Bưởi tiêu" (Cam thì lạnh, Quýt thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Y học phương Đông xét cam thuộc loại âm, lạnh. Vì thế, những người có thể chất hư hàn ăn nhiều cam sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người mắc bệnh sau đây sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực nếu ăn cam, vô tình làm bệnh kéo dài và thêm trầm trọng:

Người đau mỏi vai gáy
Người nhức đầu kinh niên
Người bị viêm phổi cấp tính
Người viêm loét dạ dày
Người có bệnh đường ruột
Bị viêm tai giữa
Bị ghẻ mủ, trĩ nội, ung nhọt
Người bị cảm hàn
Người huyết áp thấp...
Thực tế, có nhiều người mắc những bệnh trên, sau khi nghe theo lời khuyên của bác sỹ kiêng không ăn cam thì bệnh mau lành hơn. Đặc biệt đối với bệnh nhân bị mổ xẻ, nếu ăn cam vào sẽ bị nhiễm trùng làm vết thương lên mủ và chảy nước vàng, chính là do cam gây ra. Đối với các trường hợp viêm tai giữa, viêm xoang cũng thế, điều trị vừa xong ăn cam vào lại có mủ trở lại. Nguyên nhân là do trái cam thuộc loại âm mà âm là một môi trường rất dễ cho vi trùng sinh sôi nảy nở, cho nên ăn nó vào gây ra hiện tượng tái nhiễm hoặc bội nhiễm là đúng. Còn một yếu tố nữa là trái cam sinh nhiều tân dịch của nó. Nếu trong người ta nóng nhiệt, ăn cam vào sẽ thấy mát vì cơ thể sẽ tiết ra nhiều tân dịch. Nhưng nếu bị viêm phổi, phổi có nước, ăn cam vào sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người vì phổi sẽ tiết thêm nhiều tân dịch làm ngộp thở, vi trùng sẽ tăng nhanh trong đó. Đối với những người bị ghẻ mủ, ghẻ phòng, chàm (Eczema), u nhọt ,các bệnh ngoài da và viêm nhiễm, nói chung … ăn cam vào có nhiều nước vàng, mủ và nhức nhối khó chịu..
2. Những hạn chế khác của quả cam:
- Thiếu chất béo: Cam không chứa chất béo, lại ít calo và chất dinh dưỡng nên không thể chọn cam làm thực phẩm thay thế các món ăn trong ngày. Cơ thể bạn cần chất béo chế độ ăn uống để hấp thụ một số vitamin, cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ đông máu. Do đó, việc thiếu các chất béo có thể gây hại, đặc biệt là nếu bạn sử dụng cam để thay thế loại thực phẩm như các loại hạt, trong đó cung cấp chất béo lành mạnh.
- Thiếu chất xơ: Nếu bạn đang ăn kiêng, ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể có lợi cho mục đích này vì nó khiến bạn no lâu. Tuy nhiên, cam lại chứa tương đối ít chất xơ (chỉ khoảng 2g chất xơ trong 100 g cam).
Ngoài tác dụng no lâu, chất xơ còn giúp quản lý cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy, cho dù muốn giảm cân bạn cũng không nên chỉ ăn mỗi cam không. Hãy bổ sung cam vào chế độ ăn mỗi ngày kèm theo các thực phẩm giàu chất xơ để mục đích giảm cân được thực hiện.

- Hàm lượng protein thấp: Một 100g cam chỉ chứa 1g protein, mà protein lại là chất dinh dưỡng cơ thể cần để xây dựng và duy trì cơ bắp, da và các mô khác. Protein cũng có thể hỗ trợ trong việc duy trì trọng lượng. Do đó, nếu ăn cam thay cho một bữa ăn nhẹ giàu protein thì có thể có tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
- Hàm lượng đường cao: Mặc dù cam không chứa bất kỳ chất ngọt nhân tạo nào nhưng nó lại giàu đường - một loại carbohydrate đơn giản. Carbohydrate đơn giản cung cấp ít năng lượng hơn so với tinh bột nhưng lại có thể thúc đẩy sâu răng.
Ngoài ra, đường có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là nó có thể có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của bạn. Theo nghiên cứu được công bố trong tháng sáu năm 2011 của "The Journal of Nutrition" (Tạp chí Dinh dưỡng) thì tiêu thụ thực phẩm với xếp hạng chỉ số đường huyết cao có thể làm chậm tiến trình giảm cân.
- Chứa ít khoáng chất: Mặc dù cam cung cấp một loạt các vitamin nhưng nó lại chứa ít các khoáng chất. Cam chứa hầu như không có sắt, kẽm, đồng, mangan, selen hoặc phốt pho... vì vậy, nếu ăn thay các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu chất trong cơ thể.
(Theo Đại Lộ)

Công dụng làm thuốc tuyệt vời của quả chôm chôm

Chôm chôm làm thuốc

suckhoedoisong.vn - Ngày 10 tháng 11, 2010 | 15:08

Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống thường nhật, nhất là ở miền Nam nước ta.
 
Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải của miền Bắc nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt.

Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống thường nhật, nhất là ở miền Nam nước ta. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải của miền Bắc nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Nhiều người thích và mến chôm chôm nhưng không phải ai cũng biết rằng thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho... còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

 Quả chôm chôm.

Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh.

Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin được dùng để chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt... với liều 20 - 30g. Ví như, để hạ sốt có thể lấy 15g vỏ chôm chôm, rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ dùng 10 trái chôm chôm, thái vụn, sắc uống 2 lần trong ngày.

Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin..., có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ví như, để chữa tiểu đường có thể dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 đến 2 lần trong ngày; để giảm béo có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.

Với công dụng điều chỉnh lipid máu. giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết...

Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.

ThS.Hoàng Khánh Toàn

 

Công dụng tuyệt vời của quả chôm chôm

giaoduc.edu.vn - Thứ Tư, 16 Tháng năm 2012, 17:05 GMT+7 

Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già. 
Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường... Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.
Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt... Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho... Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.
Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol "xấu" (LDL cholesterol), có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.
Dưới đây là những công dụng của chôm chôm:
Giảm béo, đẹp da: Ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với những loại thực phẩm khác.
Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.
Trị tiểu đường: Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.
Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.
Theo Cẩm nang gia đình
 

Một số tác dụng chữa bệnh của chôm chôm

00:13:26 - 06/06/2013 – baosuckhoe.org
 
Chôm chôm không chỉ là một loại quả ngọt được nhiều người ưa thích mà còn là vị thuốc có thể điều trị bệnh tiểu đường, lỵ…

Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho… Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.

Hạt chôm chôm (còn gọi là thiều tử) có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%), có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Để giảm béo, có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.

mot-so-tac-dung-chua-benh-cua-chom-chom

Tác dụng của chôm chôm

Giảm béo, đẹp da: Ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với những loại thực phẩm khác.

Trị tiểu đường: Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.

mot-so-tac-dung-chua-benh-cua-chom-chom-2

Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.

Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.

TT

Nguyên nhân không ngờ gây nên bệnh ung thư miệng

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 17/03/2015 07:37

Vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.

Ung thư miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng như môi, lưỡi, má trong, sàn miệng, vòm miệng, các xoang miệng và họng. Ung thư miệng thường dẫn đến di căn hạch cổ.

Đánh giá sự nguy hiểm của ung thư miệng: Đây là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới sau một số loại ung thư khác, xếp thứ 4 trong các ca ung thư ở nam và thứ 8 trong các ca ung thư ở nữ.

Ung thư miệng có nguy cơ rõ rệt đối với người ở độ tuổi sau 40, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 - 70.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này là thuốc lá và rượu. Những người có thói quen hút thuốc và uống rượu đứng trước nguy cơ ung thư miệng rất cao.

Bên cạnh đó, người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc cũng dễ bị ung thư miệng ở vị trí mặt trong má.

Tiếp xúc dài ngày với tia UV, ánh nắng mặt trời có thể gây ra ung thư môi - một dạng của ung thư miệng.

Một nguyên nhân không ngờ là vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.

Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ, khi tình trạng ung thư đã vào giai đoạn hai, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong vòng 5 năm.

Bởi thế, việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư miệng là rất quan trọng nhằm đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh.

Nguyên nhân không ngờ gây nên bệnh ung thư miệng

Những tổn thương trong khoang miệng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. (Ảnh minh họa: Internet)

1. Dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh ung thư miệng:

Nên đi khám ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ sau:

- Cảm thấy khó nhai, khó nuốt, tăng tiết nước bọt.

- Loét miệng 2 tuần không lành.

- Miệng có tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.

- Vết nhổ răng mãi không lành.

- Xuất hiện mảng trắng hoặc đen, đỏ trong khoang miệng.

- Răng lung lay không tìm ra nguyên nhân.

2. Cách phòng tránh căn bệnh ung thư miệng:

- Giữ vệ sinh răng miệng:Tình trạng răng miệng kém vệ sinh có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư. Bởi vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để phòng tránh bệnh ung thư miệng.

- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân của hầu hết trường hợp ung thư miệng. Từ bỏ thuốc lá là bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra căn bệnh này.

- Hạn chế uống rượu: Nếu bạn uống nhiều rượu, nguy cơ ung thư miệng tăng gấp 6 lần. Để phòng tránh ung thư miệng nên bỏ rượu hoặc uống tối đa 1 ly rượu/ngày.

- Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Luôn dùng kem chống nắng, vật bảo vệ môi và vùng da mặt bất cứ lúc nào ra ngoài trời nắng gắt.

- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

- Tập thể dục và chơi thể thao: Hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật.

theo Đại Lộ

Bọ chét, ký sinh trùng đáng sợ

Loài ký sinh trùng đáng sợ "đào hang" trong da người mùa nồm

Thái Phong (T.H) | 16/03/2015 11:42

Khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè, không khí nóng ẩm thì rất có thể bạn sẽ bị bọ chét tấn công. Đặc biệt, nếu trong nhà có nuôi chó mèo thì nguy cơ này càng cao.

Bọ chét là tên gọi chung của loài ký sinh trùng không cánh có tên Siphonaptera. Bọ chét sống ký sinh trên vật chủ là những động vật máu nóng có vú và loài chim.

Ở nước ta, bọ chét thường gặp ở những vật nuôi là chó mèo. Bọ chét có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người.

Hiểu biết về loại ký sinh trùng này là điều rất quan trọng, bởi chúng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Con bọ chét và trứng của nó được ép từ da ở bàn chân một số người bị nhiễm - Ảnh: Daily Mail
Con bọ chét và trứng của nó được ép từ da ở bàn chân một số người bị nhiễm - Ảnh: Daily Mail

Theo các nhà sinh vật, vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%.

Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm. Ở miền Bắc nước ta thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều bọ chét xuất hiện.

Bọ chét gây bệnh và truyền bệnh như thế nào?

Bọ chét đốt người,  hút máu và gây bệnh sẩn ngứa, để lại di chứng là: các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa.

Những trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng.

Ngoài ra, bọ chét có thể là vật chủ trung gian truyền một số bệnh dịch, bệnh sốt kéo dài từ chuột sang người. Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

theo Đại Lộ

5 điều "cấm" phải biết khi ăn thịt dê

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 17/03/2015 21:11

Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng "đặc sản", vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.

Thịt dê là loại thực phẩm bổ dưỡng không phải cứ muốn ăn là có. Nhưng loại thực phẩm này ngày càng được săn lùng nhờ vào những lời truyền miệng về công dụng của nó trong việc trợ giúp quý ông sung mãn chốn phòng the.

Thực tế, những công dụng quý của thịt dê không chỉ là lời đồn mà phần nhiều có những chứng cứ xác thực.

Từ rất xa xưa, Hải Thượng Lãn Ông đã cho rằng thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc có công dụng làm mạnh dương đạo, ấm trung tiêu, an tâm thần.

Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi.

Y học cổ truyền cũng cho rằng ăn thịt dê có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết, khai vị, tăng thể lực, thông sữa, có lợi cho sản phụ. Thịt dê trị được bệnh gầy yếu, mệt mỏi, nôn ợ, đau bụng… mỡ dê còn có tác dụng trừ phong giải độc, kiết lỵ, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Thịt dê không chỉ là món ăn bổ dương tốt cho các quý ông mà còn rất tốt cho phụ nữ trong việc củng cố sức khỏe cũng như phong độ phòng the. Nếu có điều kiện, các bà cũng nên thưởng thức món ăn này để bổ trợ sức khỏe.

Tuy nhiên, khi ăn thịt dê cần nhớ tuân thủ một vài nguyên tắc sau để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng và dược tính của nó, đồng thời không lợi bất cập hại gây những bất lợi cho sức khỏe.

5 điều cấm phải biết khi ăn thịt dê

1. Không ăn quá nhiều thịt dê:

Thịt dê có tính nóng, ngọt, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm.
 
2. Không ăn thịt dê với dấm chua:
 
Vị chua của dấm khi ăn cùng với thịt dê sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê bị giảm đi.
 
3. Không ăn thịt dê cùng dưa hấu:
 
Thịt dê có tính ấm, dưa hấu có tính hàn nên nếu ăn cùng sẽ làm giảm tác dụng bổ dưỡng của thịt dê và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa.

4. Không ăn thịt dê cùng với bí đỏ:

Thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn cùng nhau sẽ dễ bị nóng trong người, gây nhiệt.

Tương tự như vậy, những thực phẩm hoặc gia vị có tính nóng khác như ớt, hạt tiêu, đinh hương... cũng không thích hợp để ăn cùng thịt dê.

5. Không uống trà khi ăn thịt dê:

Trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic, nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất tannalbin gây táo bón. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, chất độc sẽ nằm lâu trong ruột, hấp thu ngược trở lại cơ thể, gây hại đến sức khỏe.

theo Đại Lộ

Lá xoài non: "Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

"Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 19/03/2015 07:30

Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.

Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.

Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.

Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.

Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
 
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
 
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
 
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
 
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:

Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.

Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.

Lưu ý:

- Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

- Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.

theo Đại Lộ
 
 

Chữa tiểu đường cực tốt bằng "vị thuốc" dân dã không ngờ

soha.vn - Phong (T.H) | 17/11/2014 15:37

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp 3 lần khoai tây), các vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, và sắt, do vậy khoai lang có tính chất chống ôxy hóa (Antioxidant) mạnh, ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh, giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng.

Chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết.

Chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Hình minh họa

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

Một trong những nguyên nhân nữa để khoai lang có thể ổn định nồng độ đường huyết là do khoai lang có chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Tác dụng chữa bệnh của rau khoai lang - 1

Rau khoai lang là thực phẩm rất tốt cho người  bị tiểu đường. Hình minh họa.

Bên cạnh đó, rau khoai lang cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường. Trong ngọn rau lang đỏ có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này.

theo Trí Thức Trẻ

 

Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ dễ nấu ai cũng có thể tự làm

soha.vn - 22/09/2014 15:30

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị.

Trong số này, nữ lương y Lê Thị Hoàng Diệp (37 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường An Tây, TP. Huế) sẽ chia sẻ với bạn đọc quan tâm đến căn bệnh tiểu đường một bài thuốc tự chữa bệnh hết sức đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc được chế biến dưới dạng một món canh, người bệnh có thể tự tìm nguyên liệu và chế biến theo công thức mà lương y Diệp hướng dẫn.

Cẩn trọng với "căn bệnh thời đại"

Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.

Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.

Về món canh trị tiểu đường của lương y Diệp, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: "Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thủy thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.

Để trị bệnh tiểu đường, có thể hàng ngày dùng bí đao nhục (phần thịt quả) dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bí đao phối hợp với các vị thuốc khác.

Món canh bí đao nấu lá lách lợn cũng là một món canh dưỡng sinh giúp người bệnh tiểu đường giảm lượng đường huyết. Lá lách lợn (trư tỳ) vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, thoát chướng, nhuận sắc, bổ tụy. Người bệnh tiểu đường tuyến tụy thường hoạt động kém nên các món ăn bổ tụy rất có ích.

Ngoài món canh trên người ta còn nấu lá lách với hải sâm hoặc râu ngô để giảm đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên không nên sử dụng các món canh này trong thời gian quá dài, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể, nếu thấy xuống mức trung bình thì phải ngừng ăn để cân bằng lượng đường".

 

Lương y Diệp có cha là thầy thuốc nổi tiếng xứ Huế. Từ nhỏ chị đã thường xuyên phụ giúp cha bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình có 5 anh chị nhưng chỉ có chị có năng khiếu về nghề y nên được cha truyền nghề từ khi 15 tuổi. Trong khoảng thời gian học nghề, lương y Diệp luôn nỗ lực học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm mà cha truyền dạy. "Ghi nhớ từng vị thuốc và công dụng của chúng là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, Đông y  có tới hàng trăm loại dược liệu khác nhau, sự kết hợp của chúng thành một phương thuốc trị bệnh cũng đa dạng không kém. Có những loại dược liệu rất độc, nếu không biết cách kết hợp và sử dụng đúng liều lượng sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Từ nhỏ, tôi đã thấm nhuần lời cha dạy nên rất chú ý đến các loại dược liệu có tính độc. Là thầy thuốc, phải quý trọng tính mạng bệnh nhân như tính mạng của mình vậy", lương y Diệp tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp THPT, lương y Diệp nộp hồ sơ vào học lớp Trung cấp Y học cổ truyền. Không ngừng học hỏi, vừa thu nạp kiến thức trên lớp, chị vừa tận dụng tối đa để học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh từ những bậc tiền bối. Bao năm nay, không chỉ được nhiều người biết đến là vị thầy thuốc giỏi, lương y Diệp còn được đánh giá cao bởi lòng nhân ái. Nữ lương y cho biết, chồng chị công tác ở Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô, hai con học giỏi, ngoan ngoãn. Kinh tế gia đình ổn định nên bản thân chị không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc. Chị chia sẻ: "Hành nghề y cốt ở cái tâm, giúp được gì cứ giúp chứ đừng nên tính toán thiệt hơn làm gì. Tiền bạc sao có thể so sánh được với sức khỏe". Cũng nhờ uy tín, lòng nhiệt tình mà lương y Diệp được bầu làm Chủ tịch hội Đông y của phường An Tây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cộng thêm sự học hỏi không ngừng từ các cuốn sách về y thuật dân gian cũng như những bậc tiền bối đi trước, lương y Diệp đã nghiên cứu ra được nhiều bài thuốc hay, mang lại hiệu quả điều trị cao. Trong đó phải kể đến bài thuốc trị tiểu đường, u nang buồng trứng… Chia sẻ về sự nghiệp của mình, chị cho biết: "Tôi vẫn sẽ tiếp tục dành thời gian để học thêm, bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu".

Lương y Diệp cho biết, những người mới mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện khác thường như: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều, nhanh đói, giảm cân không kiểm soát, vết thương lâu lành, mắc các bệnh về da, mờ mắt, nhiễm nấm, dễ bị lạnh và cảm cúm, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay… Tuy nhiên đa số những người có triệu chứng ban đầu như vậy lại bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác. Từ đó không có phương pháp điều trị kịp thời hoặc điều trị sai hướng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. "Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Những ai có các biểu hiện nêu trên nên lập tức đi khám và làm các xét nghiệm đường huyết. Người bệnh nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có một kết quả chính xác. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong 2 lần, nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường máu từ 100 đến 125 mg/dL thì đây là biểu hiện của tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường", lương y Diệp trình bày.

Lương y Diệp cho biết thêm việc phát hiện sớm vẫn yếu tố quan trọng nhất để trị lành bệnh tiểu đường. Quan trọng hơn, người mắc bệnh nhưng không có cách điều trị phù hợp cũng rất nguy hiểm. Bệnh không những không khỏi được mà còn dẫn đến những biến chứng khác khiến cơ thể người bệnh ngày một suy mòn, thậm chí có những biến chứng gây tử vong. Nữ lương y cho biết: "Có thể kể đến những biến chứng thường thấy mà bệnh tiểu đường gây ra như: Tổn thương dây thần kinh ngoại vi (là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện da khô, nứt nẻ, chân chai, lở loét, sưng phù và không điều trị khỏi, có khi còn phải cắt cả chân để bảo toàn tính mạng); các bệnh về mắt (giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng ga, mù lòa…); người tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ, dễ gây tử vong. Bệnh nhân bị mắc tiểu đường còn rất dễ bị nhiễm trùng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và một trong những hậu quả nghiêm trọng là phải tháo khớp (hiện tượng đoản chi)".

Hiệu quả thần kỳ

Theo lương y Diệp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong để người bệnh giảm nguy cơ bị các biến chứng. Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên việc dùng thuốc nào an toàn khi dùng dài ngày rất được quan tâm. Từ thực tế này, hiện nay người bệnh có xu hướng tìm đến những loại thuốc từ tự nhiên vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Theo xu hướng trên, lương y Diệp đã tìm ra một phương pháp điều trị tiểu đường từ các loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên. Bài thuốc này giúp giữ được lượng đường ổn định. Những người có lượng đường cao khi dùng cũng sẽ giảm rõ rệt.

Bài thuốc của lương y Diệp khá đơn giản, ai cũng có thể tự làm được với những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Đó là món canh bí đao kết hợp với lá lách của heo. Cách làm cũng không hề khó. Theo đó, lá lách lợn tươi mua về bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa thật sạch (dùng nguyên 1 cái). Tiếp đến lấy khoảng 25g bí đao bỏ vỏ rửa sạch đem nấu chín kỹ với lá lách trên và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần, kiên trì ăn trong vòng một tháng sẽ giảm được lượng đường trong máu. Lương y Diệp căn dặn thêm, khi ăn món canh này, trong một tháng tiếp sau đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra. Khi nhận thấy lượng đường xuống quá thấp thì ngừng ăn nhằm đảm bảo sức khỏe. Giải thích về món canh này, lương y Diệp cho biết: "Khi người bị mắc bệnh tiểu đường thì khả năng làm việc của tuyến tụy yếu đi. Trong khi đó, lá lách heo lại có tác dụng bổ tuyến tụy. Phương pháp này trong y học cổ truyền gọi là "tạn khí liệu pháp"".

Ngoài món canh bí đao với lá lách lợn trên, lương y Diệp khuyên người bệnh nên kết hợp uống củ sinh địa với liều lượng 40g/ ngày. Cách làm như sau: Củ sinh địa đem rửa sạch rồi nấu nước uống hàng ngày như uống trà. "Khi mua củ sinh địa nên chọn những củ mập, vỏ mỏng, mềm và cắt ngang có màu đen nhánh. Loại củ này có tác dụng bổ thanh âm đồng thời mát huyết, thanh nhiệt. Việc kết hợp giữa ăn và uống như trên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hạ lượng đường trong cơ thể. Đây là cách làm giúp tuyến tụy nghỉ ngơi, tẩm bổ. Chú ý người bệnh nên cung cấp năng lượng vừa đủ, tránh dư thừa, đặc biệt là phải luyện tập thể dục điều độ", lương y căn dặn thêm.

---------------------
* Truy cập mục SỐNG KHỎE nhận thông tin tư vấn hữu ích:
- Cách ăn uống khoa học, loại bỏ tác hại của thực phẩm, tránh ngộ độc:
An toàn thực phẩm
- Cách nhận diện, phòng chống và chữa ung thư và các bệnh nan y: Phòng và chữa bệnh
- Chỉ có ở Soha: Những bài thuốc quý, danh y, vị thuốc quanh ta: Cây thuốc vị thuốc
* Fanpage: https://www.facebook.com/caythuocvithuoc

 

theo Gia đình và xã hội

 

2 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thể nặng chỉ từ cây cỏ vườn nhà

23/08/2014 14:09

Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng cây chuối hột. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống.

Vốn say mê khám phá tác dụng chữa bệnh của cây cỏ tự nhiên, sư thầy Thích Nguyên Đông (chùa Tế Cát, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã sáng chế ra nhiều bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, giúp người dân trị bệnh không tốn kém.

Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 1

Sư thầy Thích Nguyên Đông chia sẻ với PV về bài thuốc trị tiểu đường từ cây chuối hột.

Trong số đó, bài thuốc ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường là bài thuốc khá độc đáo của sư thầy. Độc đáo ở chỗ, nó chỉ gồm nguyên liệu duy nhất là cọng lá chuối hột.

Vị thuốc đa năng
 
Theo danh sách những thầy thuốc chữa bệnh gia truyền của Hội Đông y Việt Nam, chúng tôi đến chùa Tế Cát vào một ngày cuối tuần nắng gắt. Bầu không khí chốn cửa thiền khác hẳn với ồn ào, gió bụi của thế giới bên ngoài, thật yên tĩnh và trong lành. Chẳng thế mà, những bệnh nhân tới đây chỉ cần hít thở bầu không khí cũng thấy những lo lắng trong lòng vơi đi.
 
Tiếp chúng tôi, sư thầy Thích Nguyên Đông (50 tuổi) cho biết: "Nhà tôi có nghề làm thuốc gia truyền từ lâu, đến tôi là đời thứ 4. Nhưng tôi được học nghề thuốc không phải từ cha mà từ chú ruột. Ngay từ nhỏ, tôi đã theo chú đi hái thuốc khắp nơi. Khi tôi nhập ngũ thì không theo nghề thuốc được nữa. Bẵng đi một thời gian, tình cờ lên Tây Nguyên công tác, tôi bắt gặp rất nhiều cây thuốc quý và rất muốn tìm hiểu. Lúc này, tôi mới nhận thấy nghiệp y thuật đã ăn sâu vào máu mình. Tôi trở lại tìm tòi, học hỏi thêm về nghề thuốc và sau khi đi tu, tôi vẫn khám chữa bệnh tại chùa". Được biết, bên cạnh những kiến thức nền của gia đình, sư thầy Thích Nguyên Đông đã đi học thêm lớp lý luận Y học cổ truyền của tỉnh Hà Nam Ninh.

Thầy Đông cho biết các bài thuốc gia truyền của gia đình thầy đều xuất phát từ những cây cỏ, động vật Việt Nam. "Có thể nói, đất nước ta chỗ nào có cây cối, động vật sinh vật sống thì nơi đó có cây con làm dược liệu điều chế thuốc. Cây cỏ quanh ta có đến 70% có thể dùng làm thuốc. Bởi vậy, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay, đơn giản mà hiệu quả điều trị rất cao. Ví dụ như cây cỏ nhọ nồi (cỏ mực) trong sách dược liệu cổ gọi là Hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nơi có tác dụng mát huyết, chỉ huyết. Loại cây này chống được sốt xuất huyết, cầm máu khi xuất huyết đường ruột… Nhìn chung, thuốc Nam rất đa dạng, có tác dụng chữa các bệnh từ nặng đến nhẹ, từ bệnh cấp tính đến mạn tính", thầy Đông cho biết.

Cũng chính bằng những dược liệu sẵn có tại địa phương và trồng tại các vườn thuốc, sư thầy Thích Nguyên Đông đã khám phá ra bài thuốc trị tiểu đường rất đơn giản. Đó là bài thuốc từ cọng lá cây chuối hột. Lý giải về bài thuốc này, thầy Đông cho biết: "Khi chữa bệnh, cách nào đỡ tốn tiền cho người dân nhất thì tôi làm. Thực tế, nhiều cây cỏ tự nhiên bản thân nó đã mang rất nhiều tác dụng, không cần pha trộn hay chế biến theo kiểu phức tạp nào nữa. Chuối hột cũng là một dược liệu quý như vậy".

Bài thuốc của thầy Đông được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, người bệnh lấy cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước, uống mỗi một ngày 2 cốc. Điều chú ý là phải lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. Theo thầy Đông giải thích thì điểm điểm này, cọng chuối còn nhiều nước, khi mặt trời lên hút hết nước thì cọng sẽ rất khô. Người bệnh tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng từ 1-2 tháng.

"Chuối hột là vị thuốc rất đa năng. Ngoài sử dụng cọng lá thì có thể đào lấy củ cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài cũng có tác dụng ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém. Trong cuốn "450 vị thuốc Nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc", lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng…".

Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 2
Nước vắt từ cọng chuối hột, bài thuốc đơn giản của sư thầy Thích Nguyên Đông

Bài thuốc chữa tiểu đường thể nặng

Bài thuốc đã được kiểm nghiệm

Trao đổi với chúng tôi về tác dụng của chuối hột trong điều trị bệnh tiểu đường, lương y Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh, thànhnh trên cả nước. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt nhưng có nhiều hột. Trong dân gian, người ta thường dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận. Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống. Dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Về các bài thuốc của sư thầy chùa Tế Cát, lương y Vũ Quốc Trung nhận định: "Dùng nước của cọng lá chuối hột điều trị tiểu đường thì tôi chưa nghe thấy bao giờ, nhưng có rất nhiều cách sử dụng khác nhau đối với cùng một cây thuốc. Nước cây chuối hột có tác dụng hạ đường huyết thì hầu hết tất cả các bộ phận của nó cũng có tác dụng với bệnh tiểu đường. Còn bài thuốc "ấp bợ - ati sô" của vị sư thầy này, theo tôi được biết thì đã được Hội Đông y Việt Nam kiểm nghiệm rồi. Còn tác dụng đến đâu còn tùy vào sự thích ứng của cơ thể người bệnh".

Ngoài bài thuốc đơn giản chỉ sử dụng một vị chuối hột cho bệnh nhân tiểu đường  tuýp 2 thể nhẹ, sư thầy Thích Nguyên Đông còn sáng chế một bài thuốc cho những những bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có điều kiện uống thuốc theo thang. Đó là bài thuốc "Ấp bợ - atisô". Bài thuốc này có 7 vị gồm: Cỏ ấp bợ 20g, atisô 20g, củ chuối hột 20, cỏ ngọt 12g, xa tiền 16g, ngổ tía 20g, ổi khương 20g (gừng vùi vào than hồng cho chín). Với bài thuốc này, nhà chùa đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân ổn định đường huyết và giảm hẳn. Tuy nhiên sư thầy cũng lưu ý, đây là bài thuốc do thầy đưa ra để các thầy thuốc tham khảo và sử dụng phục vụ cho cộng đồng. Bệnh nhân khi uống phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự uống bởi mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau.

Cầm cuốn sổ bệnh nhân tiểu đường đưa cho chúng tôi xem, sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết: "Đây là danh sách những người tôi đã hướng dẫn hoặc bốc thuốc cho uống. Sau khi dùng thuốc, bệnh tiến triển hay có triệu chứng gì thì tự họ ghi lại để lưu giữ hoặc cảm ơn nhà chùa". Trong cuốn sổ, bệnh nhân ghi Nguyễn Thị Hải ở TP. Phủ Lý (Hà Nam) viết: "Tôi bị tiểu đường, điều trị bằng thuốc Tây mà lượng đường không thấy giảm mấy, lượng đường đo khi no trên 10 và đo khi đói là 8. Được người quen giới thiệu, tôi tìm về chùa Tế  Cát. Tôi được thầy Thích Nguyên Đông bốc cho uống 15 thang, nhưng uống hết số thuốc này tôi vẫn chưa thấy có tiến triển gì. Sau đó, tôi quay lại gặp thầy và nói lại tình hình bệnh. Thầy khuyên tôi nên dùng tiếp 15 thang nữa. Thật may mắn là uống hết số thuốc tiếp theo thì tôi thấy lượng đường đã trở về mức ổn định. Sau đó, tôi duy trì uống thuốc thêm vài tháng nữa thì dừng, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để duy trì mức đường huyết ổn định. Tôi vô cùng cảm ơn sư thầy Thích Nguyên Đông cũng như chùa Tế Cát đã giúp tôi hết nỗi lo với bệnh tiểu đường".

Một bệnh nhân khác là Đỗ Văn Bình ở thị trấn Tam Điệp (Ninh Bình) cũng viết: "Tôi bị mắc bệnh tiểu đường đã lâu, hàng ngày thường xuyên uống ít, tiểu nhiều, mồm miệng khô háo, có những đêm mất ngủ vì tiểu tiện quá nhiều. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm, lượng đường ngày một lên gây biến chứng kèm theo tay chân tê, người ngày một gầy đi. Được người ta mách, tôi đã đến chùa Tế Cát bốc thuốc từ sư thầy Thích Nguyên Đông. Sau 3 tháng dùng thuốc, tôi đi khám thấy lượng đường trong nước tiểu đã giảm rõ rệt, cơ thể khỏe lên, bớt tiểu tiện. Tôi rất cảm ơn sư thầy và nhà chùa". Sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết, đây là những bệnh nhân tới chùa chữa cách đây 2 – 3 năm. Hiện tại, thầy Đông khá bận bịu với công tác của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam nên phải đi suốt, ít có thời gian ở chùa bốc thuốc trực tiếp cho người bệnh. Vì vậy, thầy chủ yếu chỉ tư vấn cho người dân hoặc xem bệnh rồi kê đơn để bệnh nhân đến phòng khám của Hội Đông y xã bốc thuốc.

theo Gia đình và xã hội