Trang

Lá xoài non: "Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

"Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

soha.vn - Thái Phong (T.H) | 19/03/2015 07:30

Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.

Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.

Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.

Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.

Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
 
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
 
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
 
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
 
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:

Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.

Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.

Lưu ý:

- Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

- Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.

theo Đại Lộ
 
 

Chữa tiểu đường cực tốt bằng "vị thuốc" dân dã không ngờ

soha.vn - Phong (T.H) | 17/11/2014 15:37

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp 3 lần khoai tây), các vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, và sắt, do vậy khoai lang có tính chất chống ôxy hóa (Antioxidant) mạnh, ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh, giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng.

Chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết.

Chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Hình minh họa

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất carotenoids trong khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

Một trong những nguyên nhân nữa để khoai lang có thể ổn định nồng độ đường huyết là do khoai lang có chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để "mở khóa" tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Tác dụng chữa bệnh của rau khoai lang - 1

Rau khoai lang là thực phẩm rất tốt cho người  bị tiểu đường. Hình minh họa.

Bên cạnh đó, rau khoai lang cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường. Trong ngọn rau lang đỏ có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này.

theo Trí Thức Trẻ

 

Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ dễ nấu ai cũng có thể tự làm

soha.vn - 22/09/2014 15:30

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị.

Trong số này, nữ lương y Lê Thị Hoàng Diệp (37 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường An Tây, TP. Huế) sẽ chia sẻ với bạn đọc quan tâm đến căn bệnh tiểu đường một bài thuốc tự chữa bệnh hết sức đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc được chế biến dưới dạng một món canh, người bệnh có thể tự tìm nguyên liệu và chế biến theo công thức mà lương y Diệp hướng dẫn.

Cẩn trọng với "căn bệnh thời đại"

Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.

Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.

Về món canh trị tiểu đường của lương y Diệp, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: "Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thủy thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.

Để trị bệnh tiểu đường, có thể hàng ngày dùng bí đao nhục (phần thịt quả) dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bí đao phối hợp với các vị thuốc khác.

Món canh bí đao nấu lá lách lợn cũng là một món canh dưỡng sinh giúp người bệnh tiểu đường giảm lượng đường huyết. Lá lách lợn (trư tỳ) vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, thoát chướng, nhuận sắc, bổ tụy. Người bệnh tiểu đường tuyến tụy thường hoạt động kém nên các món ăn bổ tụy rất có ích.

Ngoài món canh trên người ta còn nấu lá lách với hải sâm hoặc râu ngô để giảm đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên không nên sử dụng các món canh này trong thời gian quá dài, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể, nếu thấy xuống mức trung bình thì phải ngừng ăn để cân bằng lượng đường".

 

Lương y Diệp có cha là thầy thuốc nổi tiếng xứ Huế. Từ nhỏ chị đã thường xuyên phụ giúp cha bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình có 5 anh chị nhưng chỉ có chị có năng khiếu về nghề y nên được cha truyền nghề từ khi 15 tuổi. Trong khoảng thời gian học nghề, lương y Diệp luôn nỗ lực học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm mà cha truyền dạy. "Ghi nhớ từng vị thuốc và công dụng của chúng là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, Đông y  có tới hàng trăm loại dược liệu khác nhau, sự kết hợp của chúng thành một phương thuốc trị bệnh cũng đa dạng không kém. Có những loại dược liệu rất độc, nếu không biết cách kết hợp và sử dụng đúng liều lượng sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Từ nhỏ, tôi đã thấm nhuần lời cha dạy nên rất chú ý đến các loại dược liệu có tính độc. Là thầy thuốc, phải quý trọng tính mạng bệnh nhân như tính mạng của mình vậy", lương y Diệp tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp THPT, lương y Diệp nộp hồ sơ vào học lớp Trung cấp Y học cổ truyền. Không ngừng học hỏi, vừa thu nạp kiến thức trên lớp, chị vừa tận dụng tối đa để học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh từ những bậc tiền bối. Bao năm nay, không chỉ được nhiều người biết đến là vị thầy thuốc giỏi, lương y Diệp còn được đánh giá cao bởi lòng nhân ái. Nữ lương y cho biết, chồng chị công tác ở Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô, hai con học giỏi, ngoan ngoãn. Kinh tế gia đình ổn định nên bản thân chị không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc. Chị chia sẻ: "Hành nghề y cốt ở cái tâm, giúp được gì cứ giúp chứ đừng nên tính toán thiệt hơn làm gì. Tiền bạc sao có thể so sánh được với sức khỏe". Cũng nhờ uy tín, lòng nhiệt tình mà lương y Diệp được bầu làm Chủ tịch hội Đông y của phường An Tây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cộng thêm sự học hỏi không ngừng từ các cuốn sách về y thuật dân gian cũng như những bậc tiền bối đi trước, lương y Diệp đã nghiên cứu ra được nhiều bài thuốc hay, mang lại hiệu quả điều trị cao. Trong đó phải kể đến bài thuốc trị tiểu đường, u nang buồng trứng… Chia sẻ về sự nghiệp của mình, chị cho biết: "Tôi vẫn sẽ tiếp tục dành thời gian để học thêm, bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu".

Lương y Diệp cho biết, những người mới mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện khác thường như: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều, nhanh đói, giảm cân không kiểm soát, vết thương lâu lành, mắc các bệnh về da, mờ mắt, nhiễm nấm, dễ bị lạnh và cảm cúm, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay… Tuy nhiên đa số những người có triệu chứng ban đầu như vậy lại bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác. Từ đó không có phương pháp điều trị kịp thời hoặc điều trị sai hướng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. "Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Những ai có các biểu hiện nêu trên nên lập tức đi khám và làm các xét nghiệm đường huyết. Người bệnh nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có một kết quả chính xác. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong 2 lần, nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường máu từ 100 đến 125 mg/dL thì đây là biểu hiện của tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường", lương y Diệp trình bày.

Lương y Diệp cho biết thêm việc phát hiện sớm vẫn yếu tố quan trọng nhất để trị lành bệnh tiểu đường. Quan trọng hơn, người mắc bệnh nhưng không có cách điều trị phù hợp cũng rất nguy hiểm. Bệnh không những không khỏi được mà còn dẫn đến những biến chứng khác khiến cơ thể người bệnh ngày một suy mòn, thậm chí có những biến chứng gây tử vong. Nữ lương y cho biết: "Có thể kể đến những biến chứng thường thấy mà bệnh tiểu đường gây ra như: Tổn thương dây thần kinh ngoại vi (là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện da khô, nứt nẻ, chân chai, lở loét, sưng phù và không điều trị khỏi, có khi còn phải cắt cả chân để bảo toàn tính mạng); các bệnh về mắt (giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng ga, mù lòa…); người tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ, dễ gây tử vong. Bệnh nhân bị mắc tiểu đường còn rất dễ bị nhiễm trùng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và một trong những hậu quả nghiêm trọng là phải tháo khớp (hiện tượng đoản chi)".

Hiệu quả thần kỳ

Theo lương y Diệp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong để người bệnh giảm nguy cơ bị các biến chứng. Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên việc dùng thuốc nào an toàn khi dùng dài ngày rất được quan tâm. Từ thực tế này, hiện nay người bệnh có xu hướng tìm đến những loại thuốc từ tự nhiên vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Theo xu hướng trên, lương y Diệp đã tìm ra một phương pháp điều trị tiểu đường từ các loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên. Bài thuốc này giúp giữ được lượng đường ổn định. Những người có lượng đường cao khi dùng cũng sẽ giảm rõ rệt.

Bài thuốc của lương y Diệp khá đơn giản, ai cũng có thể tự làm được với những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Đó là món canh bí đao kết hợp với lá lách của heo. Cách làm cũng không hề khó. Theo đó, lá lách lợn tươi mua về bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa thật sạch (dùng nguyên 1 cái). Tiếp đến lấy khoảng 25g bí đao bỏ vỏ rửa sạch đem nấu chín kỹ với lá lách trên và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần, kiên trì ăn trong vòng một tháng sẽ giảm được lượng đường trong máu. Lương y Diệp căn dặn thêm, khi ăn món canh này, trong một tháng tiếp sau đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra. Khi nhận thấy lượng đường xuống quá thấp thì ngừng ăn nhằm đảm bảo sức khỏe. Giải thích về món canh này, lương y Diệp cho biết: "Khi người bị mắc bệnh tiểu đường thì khả năng làm việc của tuyến tụy yếu đi. Trong khi đó, lá lách heo lại có tác dụng bổ tuyến tụy. Phương pháp này trong y học cổ truyền gọi là "tạn khí liệu pháp"".

Ngoài món canh bí đao với lá lách lợn trên, lương y Diệp khuyên người bệnh nên kết hợp uống củ sinh địa với liều lượng 40g/ ngày. Cách làm như sau: Củ sinh địa đem rửa sạch rồi nấu nước uống hàng ngày như uống trà. "Khi mua củ sinh địa nên chọn những củ mập, vỏ mỏng, mềm và cắt ngang có màu đen nhánh. Loại củ này có tác dụng bổ thanh âm đồng thời mát huyết, thanh nhiệt. Việc kết hợp giữa ăn và uống như trên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hạ lượng đường trong cơ thể. Đây là cách làm giúp tuyến tụy nghỉ ngơi, tẩm bổ. Chú ý người bệnh nên cung cấp năng lượng vừa đủ, tránh dư thừa, đặc biệt là phải luyện tập thể dục điều độ", lương y căn dặn thêm.

---------------------
* Truy cập mục SỐNG KHỎE nhận thông tin tư vấn hữu ích:
- Cách ăn uống khoa học, loại bỏ tác hại của thực phẩm, tránh ngộ độc:
An toàn thực phẩm
- Cách nhận diện, phòng chống và chữa ung thư và các bệnh nan y: Phòng và chữa bệnh
- Chỉ có ở Soha: Những bài thuốc quý, danh y, vị thuốc quanh ta: Cây thuốc vị thuốc
* Fanpage: https://www.facebook.com/caythuocvithuoc

 

theo Gia đình và xã hội

 

2 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thể nặng chỉ từ cây cỏ vườn nhà

23/08/2014 14:09

Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng cây chuối hột. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống.

Vốn say mê khám phá tác dụng chữa bệnh của cây cỏ tự nhiên, sư thầy Thích Nguyên Đông (chùa Tế Cát, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã sáng chế ra nhiều bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, giúp người dân trị bệnh không tốn kém.

Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 1

Sư thầy Thích Nguyên Đông chia sẻ với PV về bài thuốc trị tiểu đường từ cây chuối hột.

Trong số đó, bài thuốc ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường là bài thuốc khá độc đáo của sư thầy. Độc đáo ở chỗ, nó chỉ gồm nguyên liệu duy nhất là cọng lá chuối hột.

Vị thuốc đa năng
 
Theo danh sách những thầy thuốc chữa bệnh gia truyền của Hội Đông y Việt Nam, chúng tôi đến chùa Tế Cát vào một ngày cuối tuần nắng gắt. Bầu không khí chốn cửa thiền khác hẳn với ồn ào, gió bụi của thế giới bên ngoài, thật yên tĩnh và trong lành. Chẳng thế mà, những bệnh nhân tới đây chỉ cần hít thở bầu không khí cũng thấy những lo lắng trong lòng vơi đi.
 
Tiếp chúng tôi, sư thầy Thích Nguyên Đông (50 tuổi) cho biết: "Nhà tôi có nghề làm thuốc gia truyền từ lâu, đến tôi là đời thứ 4. Nhưng tôi được học nghề thuốc không phải từ cha mà từ chú ruột. Ngay từ nhỏ, tôi đã theo chú đi hái thuốc khắp nơi. Khi tôi nhập ngũ thì không theo nghề thuốc được nữa. Bẵng đi một thời gian, tình cờ lên Tây Nguyên công tác, tôi bắt gặp rất nhiều cây thuốc quý và rất muốn tìm hiểu. Lúc này, tôi mới nhận thấy nghiệp y thuật đã ăn sâu vào máu mình. Tôi trở lại tìm tòi, học hỏi thêm về nghề thuốc và sau khi đi tu, tôi vẫn khám chữa bệnh tại chùa". Được biết, bên cạnh những kiến thức nền của gia đình, sư thầy Thích Nguyên Đông đã đi học thêm lớp lý luận Y học cổ truyền của tỉnh Hà Nam Ninh.

Thầy Đông cho biết các bài thuốc gia truyền của gia đình thầy đều xuất phát từ những cây cỏ, động vật Việt Nam. "Có thể nói, đất nước ta chỗ nào có cây cối, động vật sinh vật sống thì nơi đó có cây con làm dược liệu điều chế thuốc. Cây cỏ quanh ta có đến 70% có thể dùng làm thuốc. Bởi vậy, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay, đơn giản mà hiệu quả điều trị rất cao. Ví dụ như cây cỏ nhọ nồi (cỏ mực) trong sách dược liệu cổ gọi là Hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nơi có tác dụng mát huyết, chỉ huyết. Loại cây này chống được sốt xuất huyết, cầm máu khi xuất huyết đường ruột… Nhìn chung, thuốc Nam rất đa dạng, có tác dụng chữa các bệnh từ nặng đến nhẹ, từ bệnh cấp tính đến mạn tính", thầy Đông cho biết.

Cũng chính bằng những dược liệu sẵn có tại địa phương và trồng tại các vườn thuốc, sư thầy Thích Nguyên Đông đã khám phá ra bài thuốc trị tiểu đường rất đơn giản. Đó là bài thuốc từ cọng lá cây chuối hột. Lý giải về bài thuốc này, thầy Đông cho biết: "Khi chữa bệnh, cách nào đỡ tốn tiền cho người dân nhất thì tôi làm. Thực tế, nhiều cây cỏ tự nhiên bản thân nó đã mang rất nhiều tác dụng, không cần pha trộn hay chế biến theo kiểu phức tạp nào nữa. Chuối hột cũng là một dược liệu quý như vậy".

Bài thuốc của thầy Đông được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, người bệnh lấy cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước, uống mỗi một ngày 2 cốc. Điều chú ý là phải lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. Theo thầy Đông giải thích thì điểm điểm này, cọng chuối còn nhiều nước, khi mặt trời lên hút hết nước thì cọng sẽ rất khô. Người bệnh tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng từ 1-2 tháng.

"Chuối hột là vị thuốc rất đa năng. Ngoài sử dụng cọng lá thì có thể đào lấy củ cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài cũng có tác dụng ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém. Trong cuốn "450 vị thuốc Nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc", lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng…".

Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 2
Nước vắt từ cọng chuối hột, bài thuốc đơn giản của sư thầy Thích Nguyên Đông

Bài thuốc chữa tiểu đường thể nặng

Bài thuốc đã được kiểm nghiệm

Trao đổi với chúng tôi về tác dụng của chuối hột trong điều trị bệnh tiểu đường, lương y Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh, thànhnh trên cả nước. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt nhưng có nhiều hột. Trong dân gian, người ta thường dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận. Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống. Dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Về các bài thuốc của sư thầy chùa Tế Cát, lương y Vũ Quốc Trung nhận định: "Dùng nước của cọng lá chuối hột điều trị tiểu đường thì tôi chưa nghe thấy bao giờ, nhưng có rất nhiều cách sử dụng khác nhau đối với cùng một cây thuốc. Nước cây chuối hột có tác dụng hạ đường huyết thì hầu hết tất cả các bộ phận của nó cũng có tác dụng với bệnh tiểu đường. Còn bài thuốc "ấp bợ - ati sô" của vị sư thầy này, theo tôi được biết thì đã được Hội Đông y Việt Nam kiểm nghiệm rồi. Còn tác dụng đến đâu còn tùy vào sự thích ứng của cơ thể người bệnh".

Ngoài bài thuốc đơn giản chỉ sử dụng một vị chuối hột cho bệnh nhân tiểu đường  tuýp 2 thể nhẹ, sư thầy Thích Nguyên Đông còn sáng chế một bài thuốc cho những những bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có điều kiện uống thuốc theo thang. Đó là bài thuốc "Ấp bợ - atisô". Bài thuốc này có 7 vị gồm: Cỏ ấp bợ 20g, atisô 20g, củ chuối hột 20, cỏ ngọt 12g, xa tiền 16g, ngổ tía 20g, ổi khương 20g (gừng vùi vào than hồng cho chín). Với bài thuốc này, nhà chùa đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân ổn định đường huyết và giảm hẳn. Tuy nhiên sư thầy cũng lưu ý, đây là bài thuốc do thầy đưa ra để các thầy thuốc tham khảo và sử dụng phục vụ cho cộng đồng. Bệnh nhân khi uống phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự uống bởi mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau.

Cầm cuốn sổ bệnh nhân tiểu đường đưa cho chúng tôi xem, sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết: "Đây là danh sách những người tôi đã hướng dẫn hoặc bốc thuốc cho uống. Sau khi dùng thuốc, bệnh tiến triển hay có triệu chứng gì thì tự họ ghi lại để lưu giữ hoặc cảm ơn nhà chùa". Trong cuốn sổ, bệnh nhân ghi Nguyễn Thị Hải ở TP. Phủ Lý (Hà Nam) viết: "Tôi bị tiểu đường, điều trị bằng thuốc Tây mà lượng đường không thấy giảm mấy, lượng đường đo khi no trên 10 và đo khi đói là 8. Được người quen giới thiệu, tôi tìm về chùa Tế  Cát. Tôi được thầy Thích Nguyên Đông bốc cho uống 15 thang, nhưng uống hết số thuốc này tôi vẫn chưa thấy có tiến triển gì. Sau đó, tôi quay lại gặp thầy và nói lại tình hình bệnh. Thầy khuyên tôi nên dùng tiếp 15 thang nữa. Thật may mắn là uống hết số thuốc tiếp theo thì tôi thấy lượng đường đã trở về mức ổn định. Sau đó, tôi duy trì uống thuốc thêm vài tháng nữa thì dừng, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để duy trì mức đường huyết ổn định. Tôi vô cùng cảm ơn sư thầy Thích Nguyên Đông cũng như chùa Tế Cát đã giúp tôi hết nỗi lo với bệnh tiểu đường".

Một bệnh nhân khác là Đỗ Văn Bình ở thị trấn Tam Điệp (Ninh Bình) cũng viết: "Tôi bị mắc bệnh tiểu đường đã lâu, hàng ngày thường xuyên uống ít, tiểu nhiều, mồm miệng khô háo, có những đêm mất ngủ vì tiểu tiện quá nhiều. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm, lượng đường ngày một lên gây biến chứng kèm theo tay chân tê, người ngày một gầy đi. Được người ta mách, tôi đã đến chùa Tế Cát bốc thuốc từ sư thầy Thích Nguyên Đông. Sau 3 tháng dùng thuốc, tôi đi khám thấy lượng đường trong nước tiểu đã giảm rõ rệt, cơ thể khỏe lên, bớt tiểu tiện. Tôi rất cảm ơn sư thầy và nhà chùa". Sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết, đây là những bệnh nhân tới chùa chữa cách đây 2 – 3 năm. Hiện tại, thầy Đông khá bận bịu với công tác của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam nên phải đi suốt, ít có thời gian ở chùa bốc thuốc trực tiếp cho người bệnh. Vì vậy, thầy chủ yếu chỉ tư vấn cho người dân hoặc xem bệnh rồi kê đơn để bệnh nhân đến phòng khám của Hội Đông y xã bốc thuốc.

theo Gia đình và xã hội

 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét