(LĐO) HỮU DANH
Sau cuộc họp khẩn vào chiều 27.1, toàn bộ khu vực có bầy ong dữ được lực lượng chức năng huyện Đức Hòa (Long An) phong tỏa thành 2 lớp, không ai được vào trong. Ban ngày, người dân dự đám tang phải di tản ra ngoài. Buổi tới, toàn bộ nhà cửa đều phải tắt đèn, người dân phải ở trong mùng chờ diệt ong mới được ra ngoài...
Họp khẩn để diệt ong
Sau cuộc họp chiều 27.2, ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa, thông báo, bầy ong tại ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây đã đốt chết một người, 4 người khác nhập viện. Nạn nhân tử vong chính là anh rể ông Út. Trong số nạn nhân nhập viện, có cả vị Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Tây.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, một tổ công tác liên ngành đã được thành lập, lực lượng nòng cốt là Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và lực lượng y tế địa phương. Mục tiêu đề ra là giết hết hàng chục ngàn con ong hung dữ đang làm tổ trên ngon cây, cách mặt đất khoảng 4 – 5 mét. Nhiệm vụ của tổ công tác là không được cho bầy ong phát tán và gây thương tích cho người dân xung quanh.
Như Lao Động đã thông tin, chiều 26.2, ông Nguyễn Văn Đúng (79 tuổi, ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây) dọn cỏ tại vườn nhà. Ông gom cỏ khô và đốt, khói bay đến một tổ ong cách đó khoảng 50 mét và đàn ong bay đến đốt.
Ông Đúng bỏ chạy nhưng vẫn bị ong truy đuổi, đốt khoảng 50 vết. Do ong để lại kim, xác định là ong mật nên ông Đúng có phần chủ quan không đến bệnh viện điều trị. Tự tin vào kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ làm nghề nông, ông Đúng đã dùng các phương thức dân gian để trị nọc ong chích.
Cứ thế chất độc ngấm dần vào cơ thể. Đến khoảng 19h, ông Đúng thử đứng dậy thì ngã nhào tại chỗ rồi lịm đi. Người nhà phát hiện và đưa đi bệnh viện nhưng ông đã tử vong trên đường.
Sau khi ông Đúng qua đời, người dân trong xóm tỏa ra đi tìm và phát hiện tổ ong này nằm trên một thân cây rất to, cách nhà ông Đúng gần 100 mét. Xung quanh tổ ong có nhiều cây to, mọc um tùm nên lâu nay không ai phát hiện. Có khả năng trong lúc ông Đúng đốt lá khô, luồng khói bay ngang tổ làm bầy ong khó chịu, trở nên hung dữ và đi tìm người để đốt "trả thù".
Cho rằng ong mật rất hiền, lâu nay hiếm khi đốt chết người nên mọi người dự tính, sau khi lo hậu sự cho ông Đúng sẽ tiến hành thu hoạch tổ ong.
Tấn công đám tang
Thế nhưng, lúc 7h sáng 27.2, trong lúc người thân và hàng xóm tụ tập tại nhà ông Đúng để lo hậu sự, bầy ong tiếp tục bay vào tấn công, đốt được 3 – 4 người nhưng không đến mức nguy hiểm. Vừa lo hậu sự cho ông Đúng, mọi người vừa phân công canh chừng bầy ong dữ.
Đến khoảng 10h sáng, bầy ong lại từ xa bay đến, nghe vè vè như gió thổi. Ông Năm, ông Chín Rác, ông Năm Dãy, ông Út Đoán đang đứng ngoài rạp bỗng ôm mặt rồi bỏ chạy. Lần này, do đàn ong tấn công quá bất ngờ, số lượng lại nhiều nên nhiều người bị thương rất nặng. Ông Năm Dãy bị hàng chục vết đốt, ông Út Đoán cũng bị rất nhiều vết nên được đưa đi cấp cứu. Sau đó, do bị nọc độc quá mạnh, ông Năm Dãy được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẩy (TPHCM) điều trị.
Đến khoảng 15h, bầy ong lại tấn công vào đám tang đợt 3. Những người đang đẩy vật liệu xây mộ cho ông Đúng bị bầy ong tấn công đầu tiên là anh Ngô Văn Sang, anh Sinh, ông Sáu Đực, ông Hoàng, anh Nhã, anh Mầm và rất nhiều người khác.
Ông Lê Văn Chương – Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Tây cũng có mặt tại hiện trường để thăm hỏi nạn nhân, khảo sát tình hình. Ngay lập tức, bầy ong vây lấy vị chủ tịch xã, khiến ông phải chui ngay xuống cái bàn dài, loại bàn gỗ đặt phía trước linh cửu nạn nhân để trốn bầy ong.
"Tôi cúi mọp người, hai tay ôm lấy đầu và nghe tiếng bầy ong bay vè vè bên trên. Chỉ chừng vài chục giây, tôi đã nghe tiếng bầy ong lượn sát xuống mặt đất. Rồi trong tích tắc, những con đầu tiên chui vào gầm bàn nơi tôi đang nấp để tìm chỗ đốt. May mà tôi mặc áo dài tay, tóc cũng nhiều nên bầy ong tìm cách chui vào tóc.
Nghe ong bay mát cả da đầu, tôi dùng hai tay đập loạn xạ, con nào bám được vào tóc, len lõi vào chân tóc định đốt thì tôi dùng tay đập cho bẹp xác luôn. Nhưng vẫn bị chích mấy mũi đau điếng.
Tôi rất lo, không biết sẽ đối phó ra sau thì nghe nhiều người trong nhà nói dùng rượu tạt ra, ong nghe mùi rượu sẽ bay đi. Rồi tôi thấy rượu hất ra mát cả mặt nhưng ong vẫn vây kín. Một người khác cầm sẵn cái mền (chăn) lớn, có tiếng kêu "anh Chương bò ngay vào trong, tụi tôi sẽ quăng mền ra để anh trùm". Ngay lay lập tức, tôi bò sát đất tiến vào nhà, rồi có ai đó trùm cái mền lên người. Một lúc sau thì bầy ong bỏ đi" – ông Chương kể.
Ngay sau đó, ông Chương cùng một nạn nhân nữa được chuyển đi bệnh viện, được cho uống thuốc giải độc và truyền dịch.
Tính đến cuối ngày 27.2, đã có hàng chục người bị ong đốt, trong đó nặng nhất là ông Năm Dãy phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, 3 người còn lại điều trị tại địa phương.
Sau khi họp bàn phương án diệt ong, đêm 27.2, lực lượng chức năng đã yêu cầu người dân toàn bộ khu vực tắt tất cả các thiết bị chiếu sáng và vào trú ẩn trong mùng. Trong bán kính khoảng 1km, các lối vào khu vực này đều bị phong tỏa thành 2 lớp để đảm bảo an toàn cho người dân.
Đúng 19h đêm 27.2, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nương theo ánh trăng lờ mờ đã tiến tiến vào hiện trường. Bên ngoài, nhiều xe chữa cháy với vòi rồng phun nước và xe cấp cứu cũng chờ sẵn, sẵn sàng ứng cứu. Sau hiệu lệnh của người chỉ huy, nhiều ngọn đuốc lớn tẩm dầu được đưa sát tổ ong đồng loạt bốc cháy. Thấy có lửa, hàng ngàn con ong bỏ tổ, bay vào tấn công ngọn lửa và bị tiêu diệt sạch trong vòng 30 phút sau đó..
Sau cuộc họp chiều 27.2, ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa, thông báo, bầy ong tại ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây đã đốt chết một người, 4 người khác nhập viện. Nạn nhân tử vong chính là anh rể ông Út. Trong số nạn nhân nhập viện, có cả vị Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Tây.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, một tổ công tác liên ngành đã được thành lập, lực lượng nòng cốt là Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và lực lượng y tế địa phương. Mục tiêu đề ra là giết hết hàng chục ngàn con ong hung dữ đang làm tổ trên ngon cây, cách mặt đất khoảng 4 – 5 mét. Nhiệm vụ của tổ công tác là không được cho bầy ong phát tán và gây thương tích cho người dân xung quanh.
Như Lao Động đã thông tin, chiều 26.2, ông Nguyễn Văn Đúng (79 tuổi, ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây) dọn cỏ tại vườn nhà. Ông gom cỏ khô và đốt, khói bay đến một tổ ong cách đó khoảng 50 mét và đàn ong bay đến đốt.
Ông Đúng bỏ chạy nhưng vẫn bị ong truy đuổi, đốt khoảng 50 vết. Do ong để lại kim, xác định là ong mật nên ông Đúng có phần chủ quan không đến bệnh viện điều trị. Tự tin vào kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ làm nghề nông, ông Đúng đã dùng các phương thức dân gian để trị nọc ong chích.
Cứ thế chất độc ngấm dần vào cơ thể. Đến khoảng 19h, ông Đúng thử đứng dậy thì ngã nhào tại chỗ rồi lịm đi. Người nhà phát hiện và đưa đi bệnh viện nhưng ông đã tử vong trên đường.
Sau khi ông Đúng qua đời, người dân trong xóm tỏa ra đi tìm và phát hiện tổ ong này nằm trên một thân cây rất to, cách nhà ông Đúng gần 100 mét. Xung quanh tổ ong có nhiều cây to, mọc um tùm nên lâu nay không ai phát hiện. Có khả năng trong lúc ông Đúng đốt lá khô, luồng khói bay ngang tổ làm bầy ong khó chịu, trở nên hung dữ và đi tìm người để đốt "trả thù".
Cho rằng ong mật rất hiền, lâu nay hiếm khi đốt chết người nên mọi người dự tính, sau khi lo hậu sự cho ông Đúng sẽ tiến hành thu hoạch tổ ong.
Tấn công đám tang
Thế nhưng, lúc 7h sáng 27.2, trong lúc người thân và hàng xóm tụ tập tại nhà ông Đúng để lo hậu sự, bầy ong tiếp tục bay vào tấn công, đốt được 3 – 4 người nhưng không đến mức nguy hiểm. Vừa lo hậu sự cho ông Đúng, mọi người vừa phân công canh chừng bầy ong dữ.
Đến khoảng 10h sáng, bầy ong lại từ xa bay đến, nghe vè vè như gió thổi. Ông Năm, ông Chín Rác, ông Năm Dãy, ông Út Đoán đang đứng ngoài rạp bỗng ôm mặt rồi bỏ chạy. Lần này, do đàn ong tấn công quá bất ngờ, số lượng lại nhiều nên nhiều người bị thương rất nặng. Ông Năm Dãy bị hàng chục vết đốt, ông Út Đoán cũng bị rất nhiều vết nên được đưa đi cấp cứu. Sau đó, do bị nọc độc quá mạnh, ông Năm Dãy được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẩy (TPHCM) điều trị.
Đến khoảng 15h, bầy ong lại tấn công vào đám tang đợt 3. Những người đang đẩy vật liệu xây mộ cho ông Đúng bị bầy ong tấn công đầu tiên là anh Ngô Văn Sang, anh Sinh, ông Sáu Đực, ông Hoàng, anh Nhã, anh Mầm và rất nhiều người khác.
Ông Lê Văn Chương – Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Tây cũng có mặt tại hiện trường để thăm hỏi nạn nhân, khảo sát tình hình. Ngay lập tức, bầy ong vây lấy vị chủ tịch xã, khiến ông phải chui ngay xuống cái bàn dài, loại bàn gỗ đặt phía trước linh cửu nạn nhân để trốn bầy ong.
"Tôi cúi mọp người, hai tay ôm lấy đầu và nghe tiếng bầy ong bay vè vè bên trên. Chỉ chừng vài chục giây, tôi đã nghe tiếng bầy ong lượn sát xuống mặt đất. Rồi trong tích tắc, những con đầu tiên chui vào gầm bàn nơi tôi đang nấp để tìm chỗ đốt. May mà tôi mặc áo dài tay, tóc cũng nhiều nên bầy ong tìm cách chui vào tóc.
Nghe ong bay mát cả da đầu, tôi dùng hai tay đập loạn xạ, con nào bám được vào tóc, len lõi vào chân tóc định đốt thì tôi dùng tay đập cho bẹp xác luôn. Nhưng vẫn bị chích mấy mũi đau điếng.
Tôi rất lo, không biết sẽ đối phó ra sau thì nghe nhiều người trong nhà nói dùng rượu tạt ra, ong nghe mùi rượu sẽ bay đi. Rồi tôi thấy rượu hất ra mát cả mặt nhưng ong vẫn vây kín. Một người khác cầm sẵn cái mền (chăn) lớn, có tiếng kêu "anh Chương bò ngay vào trong, tụi tôi sẽ quăng mền ra để anh trùm". Ngay lay lập tức, tôi bò sát đất tiến vào nhà, rồi có ai đó trùm cái mền lên người. Một lúc sau thì bầy ong bỏ đi" – ông Chương kể.
Ngay sau đó, ông Chương cùng một nạn nhân nữa được chuyển đi bệnh viện, được cho uống thuốc giải độc và truyền dịch.
Tính đến cuối ngày 27.2, đã có hàng chục người bị ong đốt, trong đó nặng nhất là ông Năm Dãy phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, 3 người còn lại điều trị tại địa phương.
Sau khi họp bàn phương án diệt ong, đêm 27.2, lực lượng chức năng đã yêu cầu người dân toàn bộ khu vực tắt tất cả các thiết bị chiếu sáng và vào trú ẩn trong mùng. Trong bán kính khoảng 1km, các lối vào khu vực này đều bị phong tỏa thành 2 lớp để đảm bảo an toàn cho người dân.
Đúng 19h đêm 27.2, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nương theo ánh trăng lờ mờ đã tiến tiến vào hiện trường. Bên ngoài, nhiều xe chữa cháy với vòi rồng phun nước và xe cấp cứu cũng chờ sẵn, sẵn sàng ứng cứu. Sau hiệu lệnh của người chỉ huy, nhiều ngọn đuốc lớn tẩm dầu được đưa sát tổ ong đồng loạt bốc cháy. Thấy có lửa, hàng ngàn con ong bỏ tổ, bay vào tấn công ngọn lửa và bị tiêu diệt sạch trong vòng 30 phút sau đó..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét