Trang

Cây rau trai - Dayflower

duocthaothucdung.blogspot.com

Rau trai – Rau thài lài
Commelina communis L.
Commelinaceae
Đại cương :
Commelina l à một giống khoảng 170 loài thường được gọi là " dayflowers " lý do ở đặc tính đời sống ngắn ngủi của hoa. Ngoài ra còn có tên là " widow's tears ", nhưng ít ai biết đến.
Việt Nam thường gọi tên " rau trai ". Đây là giống lớn nhất của họ Commelinaceae.
Chúng có đặc tính là hoa lưỡng trắc zygomorphes và những lá hoa gọi là " mo " bao quanh thân của hoa.
Những mo này thường chứa đầy những chất nhờn, mỗi mo có một hay hai chùm hoa dạng " bò cạp ", những chùm hoa bên trên hoặc một vệt dài hoặc mang 1 đến nhiều hoa đực, trục bên dưới gié có nhiều hoa.
Rau trai Commelina communis, có lẽ là một loài biết nhiều ở phương Tây, đây là một loài cỏ dại mọc khắp nơi ở Âu Châu và miền đông Bắc Mỹ. Một vài loài như Commelina benghalensis, được ăn như rau lá trong khu vực Đông Nam Á và Châu Phi.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Rau trai Commelina communis là một cây sống lâu năm hay một năm có thể đến 0,8 m. Mọc rất khỏe và lan rất nhanh do sự nảy chồi trên thân và từ đó mọc rể tiếp xúc hoặc không tiếp với đất.
Cây thích môi trường cát pha trộn trung bình chất bùn và cần thiết môi trường phải thoáng và thoát nước. Cây rau trai thích môi trường acide, trung tính hay kiềm. Rau trai có thể phát triển trong bán bóng râm (ánh sáng rừng ) hoặc không có bóng râm. Ít đòi hỏi ẫm ướt hoặc khô.
Thân : Thân thảo, gần như không lông, cao 50 cm, bắt đầu phát triển rau trai mọc đứng, về sau với đặc tính thân yếu mập nước nên trở thành bò. Láng có lông mịn ở nơi đốt, thường có những rể ở mắt dù tiếp xúc với đất hay không
Lá : Lá hình xoan dài 3 đến 5 cm dài và 1 đến 2 cm ngang, mặt dưới có sáp, lông màu trắng ở mặt trên, bẹ cao có rìa lông ở miệng, mọc cách.
Phát hoa : Ít hoa ở chùm.
Hoa: Lưỡng tính, cơ quan đực và cái cùng nằm trên một hoa, 3 cánh hoa, kèm bởi lá hoa hình mo, 1,3 – 3 cm dài, mở ra bên trên và cũng kéo dài xuống mặt sau nơi bao lấy thân, thường thường màu lam với những gân màu xanh sẩm hơn, thân bẹ 6,6 cm dài trên 2 cánh hoa lớn hơn màu xanh, dưới cánh hoa nhỏ hơn và trắng, nhụy hoa 6 gồm 3 thụ và 3 bất thụ.
Trái : Viên nang, 2 phòng, 1 hay 2 hạt cho mỗi phòng.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây
Thành phận hóa học và dược chất :
Rau trai dayflower, Commelina communis L., chứa :
-1-désoxynojirimycine (DNJ)
- và (2R, 3R, 4R, 5R) 2,5-bis (hydroxyméthyl) -3,4-dihydroxypyrrolidine (DMDP),
- alpha-glucosidase chất ức chế mạnh inhibiteurs.
Dung dịch trích và bột của rau trai là những nguyên liệu thực phẩm quan trọng để dự phòng chống lại bệnh tiểu đường loại 2.
● 11 glycosides flavonoïdes , những chất chống oxy hóa antioxydants,
- isoquercitrine,
- isorhamnétine-3-O-rutinoside,
- isorhamnétine-3-O-bêta-D-glucoside,
- glucoluteolin,
- chrysoriol-7-O-bêta-D-glucoside,
- orientine,
- vitexine,
- isoorientin,
- isovitexine,
- swertisin,
- và flavocommelin,
đã được xác điịnh từ phần trên không của rau trai  Commelina communis .
Hoạt động chống oxy hóa được đo lường bởi thí nghiệm trong phòng thí nghiệm những 1,1-diphényl-2-picrylhydrazyl gốc tự do và chất tuyệt hảo oxy hóa nhặt rác gốc tự do.
 Những kết quả cho thấy rằng :
- glucoluteolin,
- orientine,
- isoorientin,
- và isoquercitrine là  có xu hướng chống oxy hóa trong cây rau trai.  
Hơn nữa, những chất :
- isoquercitrine,
- isorhamnetine-3-O-rutinoside,
- vitexine,
- và swertisin ức chế hoạt động của alpha-glucosidase của ruột ở chuột.
Theo sự điều tra hiện nay được biết :
Rau trai Á Châu có chứa ít nhất 6 hợp chất hoạt động :
Một trong số đó có chất p-hydroxycinnamique, cho thấy có hoạt động:
- kháng khuẩn,
Trong khi chất khác D-mannitol, có hiệu quả:
- chống ho.
● Rau trai Commelina communis cũng được sử dụng như một mô hình tổ chức trong sinh lý thực vật và sự phát triển của cây trong một mức độ hạn định, đặc biệt bởi mối quan hệ sinh lý học của những " khí khổng " và sinh học phát triển của những sắc tố pigmentation.
Ví dụ như sắc tố màu xanh dương của cánh hoa rau trai Á châu đã cho thấy bao gồm một phức tạp rất lớn của :
- 6 anthocyanines,
- 6 flavones,
- và 2 kết hợp giữa ion magenesium.
Chứng minh rằng những phức tạp của những siêu phân tử " đồng sắc tố copigments " và nhiều kim loại chélates để xác định cho ra màu của cánh hoa.
Các nghiên cứu trên cây rau trai giúp đở giải thích hệ thống tiếp nhận ánh sáng  trong những cây rau trai như để trả lời khí khổng với ánh sáng xanh đối với quang phổ ánh sáng đỏ, sự tiếp nhận acide abscissique và đóng vai trò truyền tín hiệu tế bào, bởi đặc biệt liên quan đến vai trò chất hóa học trong chức năng của khí khổng, vai trò của " vanadate " ( một hợp chất của Oxoanion và Vanadium thường thường độ oxy hóa cao ) trong sự ức chế của sự mở khí khổng, và cần thiết của calcium trong sự đóng khí khổng,
Sự sử dụng thông thường trong những nghiên cứu khí khổng là do những lá tạo ra những lớp tế bào biểu bì đặc biệt, những lớp tế bào này luôn luôn dày.
Đặc tính trị liệu :
Rau trai Commelina communis có những đặc tính sau :
Tính hàn, Vị hơi đắng, ngọt,
- kháng khuẩn antibactérien;
- làm se astringent;
- lọc máu dépurative;
- lợi tiểu Diurétique;
- hạ sốt fébrifuge.
- giải nhiệt,
- chống lại tác dụng độc hại.
- giải độc.
- chữa lành sưng.
Lá rau trai có đặc tính :
- lọc máu dépurative,
- lợi tiểu diurétique
- hạ sốt fébrifuge.
- và được sử dụng như dung dịch súc miệng để giảm đau cổ họng và nhiễm hầu hạch ( hạch 2 bên cổ họng ) amygdale .
Chủ trị :
- Nhiễm trùng cổ họng
- nhiễm trùng  đường hô hấp trên,
- cảm sốt rét,
- viêm thanh quản,
- viêm kết mạc.
- tiểu khó.
- nhiễm trùng đường tiểu,
- viêm thận với phù nề hay phù thũng,
- Cổ trướng ascite,
- bệnh lậu blennorragie.
- Carbuncle,
-  phun trào da éruption cutanées.
- rắn và côn trùng cắn,
- nhọt và áp xe.
Ứng dụng :
► Nấu sắc cây rau trai sấy khô được dùng để chữa :
- xuất huyết hémorragie,
- sốt,
- tiêu chảy ….
► Dung dịch ly trích của cây cho thấy rau trai có tính kháng khuẩn .
Ở Trung quốc, rau trai được dùng như một loại dược thảo với đặc tính :
- hạ sốt,
- chống viêm,
- và lợi tiểu.
- viêm họng,
- viêm hạch hầu hạch ( hạch 2 bên cổ họng, thường hay viêm sưng ) .
● Nấu sắc : Toàn bộ cây rau trai 30 – 60 g tươi, hay 15 – 30 g khô.
● hoặc với lượng thích hợp tươi nghiển nát để đắp bên ngoài.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, rau trai cũng được dùng ăn như légume cho người và thức ăn cho gia  cầm.
 
Nguyễn thanh Vân – 13/5/2012,
 
 

Rau trai

Kỹ sư Hồ Đình Hải - Cập nhật ngày 18/2/2014


-Tên gọi khác: Rau trai thường, cỏ lài trắng

-Tên tiếng Anh : Asiatic dayflower.

-Tên khoa học : Commelina communis  L.

-Tên đồng nghĩa :

 Phân loại thực vật

Bộ (ordo):

Thài lài (Commelinales).

Họ (familia):

Thài lài (Commelinaceae).

Phân họ (subfamilia):

Thài lài (Commelinoideae).

Tông (tribus):

Thài lài (Commelineae).

Chi (genus):

Rau trai (Commelina).

Loài (species):

Commelina communis  L.

Phân bố

Chi Thài lài (Commelina)khoảng 170 loài, thường được gọi là dayflowers (hoa ngày) do cuộc sống ngắn ngũi của hoa của chúng. Đây là một chi lớn nhất của họ Thài lài (Commelinaceae).

Các loài trong Chi Thài lài (Commelina ) có thể là cây hàng năm hoặc lâu năm. Chúng được đặc trưng bởi thân lá có nhiều mạch rộng chứa chất lỏng nhầy.

Rau trai Châu Á- Asiatic dayflower hay rau trai thường (Commelina communis  L.) là loài điển hình trong Chi Thài là (Commelina). Nó có nguồn gốc trong phần lớn của Đông Á và các bộ phận phía Bắc của khu vực Đông Nam Á . 

Tại Trung Quốc rau trai được đặt tên là yazhicao "cỏ chân vịt", tại Nhật Bản tên là tsuyukusa "sương thảo mộc".

Hiện nay rau trai phân bố khắp Châu Á, Châu Phi và là thực vật xâm lấn phát triển ở một số bộ phận của Châu Âu và khắp miền Đông Bắc Mỹ.

Một vài loài rau trai khác, chẳng hạn như loài rau trai trắng (Commelina benghalensis ), có nguồn gốc Nam Á được người dân ăn như một loại rau ăn lá ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi.

Ở Việt Nam có nhiều loài rau trai mọc hoang dại và chủ yếu là loài rau trai thường (Commelina communis).

Ở Nam Bộ rau trai được dùng làm rau luộc để chấm với nước thịt, cá kho trong bửa cơm đạm bạc ở đồng quê.

Mô tả

Rau trai thường (Commelina communis) là một cây thân thảo hàng năm trong họ rau trai. Loài thực vật này còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài.

Rau trai mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi.

Cây cao 25-50cm, lông mềm, rễ dạng sợi mọc ở đốt, thân phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Cụm hoa xim không cuống, hoa màu xanh lơ có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.

Hoa nở tháng 5-9, quả chín tháng 6-11.

Thành phần hóa học

Thàng phần chất khô trong cây rau trai có 21,15% cellulose, tro 12,8%, protein 7,8 % protein, lipid 0,90 %, các dẫn xuất phi protein 59,75%.

Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo.

Công dụng

Ở Nam Bộ cây rau trai là loại cỏ dại trên cạn mọc khắp nơi trên đất có độ ẩm cao và ngay cả dướt tán lá thưa.

Cây rau trai được sử dụng như sau :

a-Rau trai được dùng làm rau ăn

Thân và lá non của cây rau trai được dùng làm rau luộc, xào, nấu canh.

b-Rau trai làm thức ăn chăn nuôi 

Thân lá rau trai xanh làm thức ăn cho thỏ, dê, lợn, gà, vịt, cá. Thân lá rau trai thái nhỏ được nấu làm thức ăn cho lợn.

c-Rau trai được dùng làm phân xanh

Sau khi vệ sinh cỏ vườn, bơ...thân , lá rau trai được dùng để ủ phân xanh.

d- Rau trai được trồng giữ ẩm trong vườn cây ăn quả  

Nhiều nhà vườn trồng rau trai trên mặt líp trong vườn trồng cây ăn quả như cam, xoài riêng... để giữ ẩm và chống xói mòn do mưa.

e- Rau trai được dùng như bài thuốc

Thân và lá của cây rau trai được dùng trong một số bài thuốc.

Các bài thuốc từ cây rau trai

Theo đông y rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, được dùng để chữa các bệnh: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng.

Sau đây là các bài thuốc từ cây rau trai :

1- Chữa viêm họng, viêm amiđan cấp: Rau trai tươi 30 g sắc uống, ngày 1-2 lần, uống 3-4 ngày; có thể dùng 90-120 g giã nát chắt nước uống hằng ngày (cho thêm một chút muối) (theo BS Huy Tú).

2-Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau trai tươi 30-40 g sắc uống trong 3-5 ngày(theo BS Huy Tú).

3-Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: Rau trai 30 g, cây cỏ xước 30 g, bông mã đề 30 g. Sắc uống thường xuyên hằng ngày. (theo BS Huy Tú).

4-Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: Rau trai 40 g thái nhỏ, hạt đậu đỏ 40 g, nấu chín ăn hằng ngày (ăn cả cái lẫn nước) (theo BS Huy Tú).

5.Chữa rắn cắn: Rau Trai 16g rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, ngày làm 1-2 lần.

6-Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị:

1.Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp;

2.Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng;

3.Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục;

4.Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ.

Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc.Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp (theo BS Huy Tú).

 

Ngày 14 tháng 8, 2014 | 07:39

SKĐS - Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;

Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…

Cây rau trai hay còn gọi là  rau trai thường, cỏ lài trắng,... là loại cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không có lông, thân mềm. Lá thon hay xoan thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ, màu xanh lơ. Quả nang, chứa hạt đen. Mùa ra hoa tháng 5 - 9, quả tháng 6 - 11. Cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn bãi hoang. Ở các tỉnh Nam bộ, bà con thường hái rau trai về luộc để chấm với nước thịt, cá kho.

Trị viêm họng với cây rau trai

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Trị viêm họng: Rau trai tươi 30g rửa sạch, cắt khúc đổ 750ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, có thể giã nát (cho thêm một chút muối), vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt dần. Ngày 2 lần sáng tối, dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Chữa bí tiểu do nhiệt: Rau trai tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rau trai tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay thuốc một lần.

Trị viêm họng với cây rau trai
Rau trai giải nhiệt, chống viêm.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị tăng  huyết áp: Rau trai tươi 90g, hoa cây đậu tằm 12g. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày.

Bài 5: Chữa kiết lỵ do ăn đồ sống lạnh: Rau trai tươi 30g (hoặc khô 10g), cắt khúc, rửa sạch. Cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 6: Hỗ trợ trị phong thấp: Rau trai 40g, đậu đỏ 40g. Các vị thuốc rửa sạch, rau trai cắt khúc để riêng, đậu đỏ ngâm 15 phút rồi cho vào ấm, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho rau trai vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 - 10 ngày.

Kiêng kỵ:  Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Thạc sĩ   Nguyễn Sơn

 
 
doisong.vnexpress.net - Thứ bảy, 26/3/2005 | 06:00 GMT+7
Loài thực vật này còn có tên là rau trai ăn, rau trai trắng, trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài. Rau trai mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi.

Rau trai cao 25-50cm, lông mềm, rễ dạng sợi mọc ở đốt, thân phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống. Hoa màu xanh lơ có những lá bắc dạng mo bao quanh. Quả nang.

Rau trai vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, được dùng để chữa các bệnh: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng.

Các bài thuốc:

Chữa viêm họng, viêm amiđan cấp: Rau trai tươi 30 g sắc uống, ngày 1-2 lần, uống 3-4 ngày; có thể dùng 90-120 g giã nát chắt nước uống hằng ngày (cho thêm một chút muối).

Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau trai tươi 30-40 g sắc uống trong 3-5 ngày.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: Rau trai 30 g, cây cỏ xước 30 g, bông mã đề 30 g. Sắc uống thường xuyên hằng ngày.

Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: Rau trai 40 g thái nhỏ, hạt đậu đỏ 40 g, nấu chín ăn hằng ngày (ăn cả cái lẫn nước).

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên: Rau trai 30 g, bồ công anh 30 g, lá dâu tằm 30 g, dùng sắc uống hằng ngày.

BS Huy Tú, Sức Khỏe & Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét