Trang

Bé gái hư thận giai đoạn cuối được cứu sống nhờ bài thuốc Nam ông nội để lại

soha.vn - 08/09/2015 16:27

Bé gái hư thận giai đoạn cuối được cứu sống nhờ bài thuốc Nam ông nội để lại

Phát hiện con gái bị chứng thận hư giai đoạn cuối, gia đình chị Dung bất lực đưa con về lo hậu sư. Trong lúc tuyệt vọng, bé gái vô tình được cứu sống nhờ bài thuốc Nam ông nội lưu lại trong một cuốn sách.

Bài thuốc quý hơn vàng trong cuốn sách mục nát

Cách đây 19 năm, cuộc sống của vợ chồng chị  Đoàn Thị Dung (47 tuổi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) bất ngờ có một bước ngoặt.

Thời điểm đó, con gái út của anh chị là Trần Thị Thanh Tuyền (lúc đó mới 3 tuổi) đang mạnh khỏe bỗng nhiên mắc chứng bệnh kì lạ.

"Toàn thân nó sưng phù lên, bụng trương ra ngày một to. Phát bệnh vài tháng thì cháu nằm liệt giường, không đi lại được. Vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi phương thuốc về cho con uống nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm.

Mãi sau đó, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám mới biết chính xác bệnh", chị Dung kể.

Theo đó, các bác sĩ kết luận Tuyền bị hư thận và đã ở giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa. Vợ chồng chị Dung bất lực đưa con về chờ ngày lo hậu sự. Căn bệnh trầm trọng đến nỗi, cô bé vừa về nhà ít hôm thì kiệt sức, chỉ nằm thoi thóp trên giường.

Trong lúc mò mẫm tìm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị hậu sự cho con, chị Dung vô tình bốc trúng một cuốn sách mục đã bị mối ăn mất phân nửa.

Cuốn sách có tên "Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc" do ông Trần Liệu – bố chồng chị Dung, người trước đây từng nhiều năm nghiên cứu và làm nghề thuốc để lại.

Lần giở phần chưa bị mối ăn, chị Dung đọc thấy một bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có cả chứng thận ứ nước của bé Tuyền.

Mừng như bắt được vàng, suốt đêm hôm ấy chị mở từng trang sách, đọc không sót một chữ nào ở phần viết về cách điều trị bệnh thận. Chị Dung nhớ lại: "Trong cuốn sách, cha tôi hướng dẫn rất kĩ từ cách tìm thuốc đến chế biến, dùng thuốc.

Nghĩ cha linh thiêng muốn cứu cháu nội, tôi quyết định thử dùng bài thuốc đó cho con. Tôi mang cuốn sổ chạy sang nhà mẹ đẻ, vốn là người có thể nhận biết nhiều loại cây rừng.

Sau đó, hai mẹ con cầm đèn dầu lặn lội cả đêm khắp rừng núi tìm các loại cây với hi vọng cứu được con bé".

Cây thuốc chị Dung trực tiếp lên rừng hái về

Rạng sáng hôm sau, chị Dung tìm đủ 4 loại cây trong bài thuốc của cha chồng gồm: cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ. Chị bẻ cả cành và lá, mỗi cây mỗi thứ một ít đem sao, sấy khô.

Sau đó, chị cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn 1 chén cho con uống. Suốt thời gian sau đó, Tuyền đi tiểu liên tục, người vì thế cũng dần dần xẹp xuống. Chị Dung phát hiện trong nước tiểu con có rất nhiều viên màu trắng như hạt sạn.

Các hạt rất cứng lấy búa đập thì vỡ nhuyễn. Sau này chị mới biết đó là những hạt sỏi do chất độc tích tụ tạo nên.

"Trước khi uống thuốc, Tuyền không tiểu tiện được, hệ thống bài tiết không hoạt động. Do bị ứ nước, cháu lúc nào cũng ê ẩm và chỉ nằm bất động một chỗ.

Nhưng một ngày sau khi uống thuốc, tôi thấy cháu cử động, nhắm mở mắt bình thường trở lại. Vợ chồng tôi cho cháu uống thuốc được nửa tháng thì cháu dần khỏe, đi lại được. Tôi cho cháu uống thuốc tới 3 tháng sau mới thôi", chị Dung kể.

Cây nổ, một vị thuốc quý có trong bài thuốc Nam của chị Dung

Khoảng 6 tháng sau, người mẹ đưa con gái đi khám lại, các bác sĩ không khỏi ngạc nhiên trước tình trạng sức khỏe của Tuyền. Chị Dung cho biết, Tuyền năm nay đã bước sang tuổi 22 và rất khỏe mạnh.

Sau lần thoát chết ngoạn mục, cô bé ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tuyền hiện đang là sinh viên năm cuối ngành kế toán của một trường Cao đẳng.

Trở thành bác sĩ "bất đắc dĩ" cứu người

Câu chuyện Tuyền lành bệnh khi đã sắp bị tử thần mang đi nhanh chóng lan truyền khắp trong ngoài vùng. Lúc này trong xã có người phụ nữ tên Đinh Thị Giàu (SN 1935, thôn Phước Thọ) cũng mắc căn bệnh giống hệt như cô bé.

Một tối mùa hè, bà Giàu được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bà không thể tiểu tiện, toàn thân ứ nước, mất ăn mất ngủ. Bác sĩ xác định 1 quả thận bà bị suy độ 3, không còn tác dụng. Để cứu sinh mạng bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư.

Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà Giàu bị phù nặng hơn, không thể đi lại được. Nghe tiếng bài thuốc của gia đình chị Dung, người thân của bà Giàu đã tìm tới nhờ cứu giúp.

Chỉ sau vài giờ dùng thuốc, bà Giàu thấy có biến chuyển trong người. Bà bài tiết được và người dần xẹp xuống.

Uống thuốc được một tháng thì bà đã ngồi dậy được và cũng tự mình đi lại, làm vệ sinh cá nhân mà không cần người phụ giúp. Bà Giàu mất sau một tai nạn cách đây ít lâu.

Gặp chúng tôi, chị Kim Anh (con gái bà Giàu) xác nhận: "Sau khi uống thuốc của cô Dung, mẹ tôi khỏe hơn nhiều, tinh thần vì thế cũng trở lại vui vẻ, lạc quan. Sức khỏe bà ngày càng khá lên, ăn uống cũng bình thường trở lại".

Sau trường hợp của bà Giàu, bài thuốc của gia đình chị Dung càng nổi tiếng hơn. Không chỉ người trong thôn xóm, trong xã nhờ cậy, nhiều người mắc bệnh thận ở khác huyện, khác tỉnh nghe tiếng cũng tìm đến.

Từ đó, chị Dung bén duyên với nghề thuốc và coi đó như cái "duyên" trong cuộc đời mình.

Theo chị Dung, với 4 vị dược liệu kết hợp trên, bài thuốc mà bố chồng chị để lại có thể chữa được hầu hết các căn bệnh liên quan đến thận. Từ thận khô, thận nhiễm mỡ chữa đến thận hư, suy thận.

Sau này chị Dung còn tìm được thêm được vị thuốc giúp bệnh nhân ăn cơm được ngon miệng hơn, đó là cây hồng đơn. Do người bệnh tìm đến mỗi năm một đông, vợ chồng chị Dung tất bật quanh năm mà vẫn không đủ thuốc cung cấp.

Trong khi đó, thuốc chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được. Chính vì vậy hai năm trước, chị Dung bàn với chồng mua chiếc máy sấy và máy cắt thuốc.

Có máy móc, công việc làm thuốc với hai vợ chồng đỡ vất vả phần nào. Chị cho biết: "Hiện giờ trong nhà luôn có sẵn thuốc cho người bệnh. Những người ở xa có thể liên hệ để được gửi thuốc qua bưu điện cũng như tư vấn cụ thể".

Nhà chị Dung luôn có sẵn thuốc cho người bệnh

Trong cuốn sổ dày cộp, chị Dung vẫn còn lưu lại địa chỉ rất nhiều người bệnh. Một số trường hợp tiêu biểu như: Ông Y Vô (65 tuổi, tỉnh Đắk Lắk) bị suy thận nên phải chạy thận đến 7 năm ròng rã.

Sau khi nghe tin ở Bình Định có bài thuốc trị các bệnh về thận, ông nhờ người thân tìm đến mua về dùng thử. Kết quả bất ngờ, sau khi uống thuốc của chị Dung được 4 tháng thì ông thấy bệnh đỡ hẳn.

Ông Nguyễn Nam Dương (54 tuổi, phường Bình An, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh) bị suy thận, tiểu ra đạm. Ông uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài vẫn không thoát khỏi chứng bệnh nhưng khi dùng thuốc của chị Dung khoảng 3 tháng thì đỡ.

Nguyễn Thị Hoa ở số nhà 1206/14 đường Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình (TPHCM) cho biết: "Anh trai tôi đang định cư ở Úc, bị bệnh thận nặng mà không hay.

Trong một chuyến về thăm quê, anh tôi bị sưng chân, sưng đùi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận là thận có nước. Nghe tiếng bài thuốc của chị Dung, tôi gọi điện mua 30 thang liền, giờ anh ấy khỏe mạnh hoàn toàn".

Về bài thuốc của chị Dung, lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết: 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt.

Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn.

Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí...

Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng tùy tiện mà cần được lương y tư vấn.

Người sắp bị suy thận sẽ có những dấu hiệu gì?

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) |

Suy thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó có thể lấy đi tính mạng của bạn nhanh chóng. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết bệnh sớm là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu sớm của bệnh suy thận

PGS.TS Đinh Thị Kim Dung nguyên trưởng khoa thận – tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai:

Suy thận ở giai đoạn sớm có những biểu hiện mờ nhạt, thông thường người bệnh sẽ thấy có những biểu hiện thoáng qua như: mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, rối loạn tiểu tiện

Mệt mỏi

Hệ bài tiết của thận yếu đi khiến cơ thể mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Cảm giác này sẽ tăng lên khi bạn hoạt động, lao động nặng.

Xanh xao

Đây là hệ quả của việc cơ thể bạn không nạp đủ năng lượng để bạn hoạt động khiến người xanh xao, nổi nhiều gân.

Chán ăn

Mệt mỏi và hệ tiêu miến dịch kém đi khiến bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng,..

Tăng huyết áp

Huyết áp của những người mắc bệnh thận sẽ tăng lên. Hoặc có 1 số người từ bệnh huyết áp cao mà bị suy thận.

Rối loạn tiểu tiện

Bạn sẽ thấy biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt thoáng qua, không đều đặn. Điều này thể hiện rằng thận của bạn đang gặp vấn đề. Nếu là người tinh ý bạn nên nhanh chóng kiểm tra thận để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Phù nề

Đây là biểu hiện khi bệnh đến 1 mức độ nào đó. Phù nề là do thận bị suy nặng nên không còn khả năng đào thải nước khiến nước ú động trong cơ thể gây phù.

Ở giai đoạn nặng hơn các biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu buốt, phù nề sẽ biểu hiện rõ hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn mạn tính thì khả năng phục hồi thận là rất khó.

Kiêng kỵ khi bị suy thận

- Tuyệt đối không ăn dưa cà, cá mắn, mắm tôm, rượu bia

- Tuyệt đối k ăn muối và mì chính mà chỉ dùng 1 thìa nước mắm/ngày

- Ăn nhạt hoàn toàn khi bị phù

- Hạn chế: Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, rau rền, rau ngót, rau muống, giá đỗ,…nội tạng động vật,…

Phòng tránh suy thận

PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung khuyên bạn nên:

- Khám sức khỏe định kỳ: 6 tháng hay ít nhất là 1 năm 1 lần nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các loại bệnh, trong đó có cả các bệnh về thận, suy thận.

+ Phát hiện những tổn thương thận để biết những căn bệnh về thận tiềm tàng mà bạn không biết đến.

+ Xem chức năng thận ở ngưỡng tốt hay không tốt, có nguy cơ mắc bệnh suy thận hay không.

Uống nhiều nước

Uống nước thường xuyên để điều tiết sự hoạt động của thận. Không khiến chúng bị "khô hạn" hay quá "ngập nước" dễ hỏng và suy thận.

Không nhịn tiểu tiện

Nhịn tiểu tiện cũng là 1 yếu tố khiến thận phải nhận lại những chất độc chúng thải ra cùng với nước tiểu không được thoát ra ngoài và làm cho chức năng của thận bị suy yếu.

Sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng thuốc bừa bãi, không an toàn, đặc biệt là các loại thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc sẽ khiến bạn nhanh chóng bị suy thận.

Đi tiểu có dấu hiệu sau cần chữa gấp kẻo nguy cơ chạy thận cả đời

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Đi tiểu có dấu hiệu sau cần chữa gấp kẻo nguy cơ chạy thận cả đời

Tiêu bản tổn thương viêm cầu thận.

Bệnh viêm cầu thận có thể được nhận dạng qua màu sắc nước tiểu. Căn bệnh này nếu biến chứng suy thận mãn tính thì khả năng cao là phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Viêm cầu thận là một loại bệnh thận. Viêm cầu thận khiến cho khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận bị suy kém.

Viêm cầu thận có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính. Viêm cầu thận có thể tự xảy ra (viêm cầu thận tiên phát) nhưng cũng có thể bắt nguồn từ 1 căn bệnh nào đó như bệnh tiểu đường, lupus (viêm cầu thận thứ phát)

1. Triệu chứng của viêm cầu thận:

Viêm cầu thận các dạng khác nhau và nguyên nhân khác nhau có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng có những dấu hiệu cơ bản như:

- Màu sắc của nước tiểu: Người bị bệnh viêm cầu thận khi đi tiểu thì nước tiểu có màu như nước cola pha loãng hoặc màu trà. Màu sắc này là do trong nước tiểu có các tế bào máu đỏ được hòa tan (tiểu máu).

- Nước tiểu có bọt: Bệnh viêm cầu thận thường cho ra sản phẩm là nước tiểu sủi bọt nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chất đạm (prrotein) dư thừa hòa lẫn vào nước tiểu.

- Mật độ đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần ít hơn bình thường.

- Huyết áp tăng cao hơn bình thường.

- Tích nước (phù) rõ ở những bộ phận như mặt, tay, chân, bụng.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu.

2. Sự nguy hiểm của bệnh viêm cầu thận:

Viêm cầu thận có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nghiêm trọng mà ảnh hưởng lớn nhất là phá hỏng chức năng thận khiến cho toàn cơ thể bị ảnh hưởng. Cụ thể những biến chứng đó là:

- Suy thận cấp tính: Viêm cầu thận khiến cho thận bị mất chức năng thanh lọc chất thải và phần dịch dư thừa khiến cho các chất này tích lũy lại ở trong thận. Đến 1 ngưỡng nào đấy, thận sẽ phải báo động và yêu cầu lọc máu khẩn cấp.

Đây là tình trạng suy thận cấp tính cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu, nếu không sẽ gây hủy hoại thận và đặt sức khỏe cơ thể vào tình trạng cấp cứu.

- Suy thận mãn tính: Biến chứng này mặc dù xảy ra từ từ nhưng đặc biệt nghiêm trọng, nó khiến thận mất dần chức năng.

Bệnh có khi chỉ được phát hiện khi thận chỉ còn 10% công suất bình thường, tức là đã ở giai đoạn cuối. Lúc này, giải pháp cần thiết chỉ có thể là ghép thận hoặc chạy thận để duy trì sự sống.

- Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng có thể đi kèm với viêm cầu thận gây ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận.

Hội chứng này có những dấu hiệu đặc trưng như mức protein trong nước tiểu cao, protein trong máu thấp, cholesterol cao, giữ nước ở mí mắt, chân và bụng.

- Huyết áp cao: Thận bị hư hại khiến cho các chất thải tích tụ trong máu có thể gây nên hiện tượng tăng huyết áp cho người bệnh.

theo Trí Thức Trẻ

Những dấu hiệu "không thể chối cãi" của người mắc bệnh thận

Những dấu hiệu

Một loạt dấu hiệu bên ngoài giúp bạn nhận biết bản thân có đang gặp vấn đề về thận hay không.

Thận là cơ quan phải làm việc liên tục nhằm loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, do đó đây cũng là nơi dễ tích độc và sinh bệnh nhất. Hãy quan sát những biểu hiện bên ngoài để biết khi nào thì quả thận của mình đang "lâm nguy" bạn nhé!

than3-e65ad

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét