thanhnien.vn - 08:00 AM - 11/08/2010
Chương trình do Công ty Boehringer Ingelheim tài trợ |
* Đau quặn bụng có nguy hiểm không? Sự khác biệt của đau quặn bụng và các loại đau bụng thông thường như thế nào? Làm thế nào nhận biết được trường hợp đau quặn bụng? Xin cảm ơn bác sĩ. (Khương, 26 tuổi, nghề nghiệp văn phòng, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy: Đau quặn bụng có thể nguy hiểm hoặc không. Thông thường đau quặn bụng nghĩa là đau có cơn trội lên trên nền đau âm ỉ khó chịu hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục.
* Mình thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy sau khi ăn sáng, không biết mình bị bệnh gì, có phải bị bệnh ở đường ruột không? Có thể mua thuốc Buscopan để uống mỗi khi đau bụng, tiêu chảy được không? (Hồng Vân, Biên Hòa, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể đã bị "Hội chứng ruột kích thích", đúng là bệnh lý của đường ruột như bạn đã nói, bạn có thể dùng buscopan khi đau bụng để giảm đau tạm thời nhưng không nên lạm dụng và bạn nên đi khám tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng căn nguyên bệnh. Tạm thời bạn nên thay đổi thức ăn bữa sáng và không nên uống cafe sữa.
|
Các khách mời tham dự chương trình - Ảnh T.Hải |
* Toi co mot chau trai 3 tuoi, nang 13kg, cao 93cm. Thoi gian gan day, chau thuong hay keu dau bung nhat la sau khi an uong. Da dua chau di sieu am bung, ket qua binh thuong, chau cung xo giun theo dinh ky, chau thuong hay bi viem hong. Gan hai nam nay, chau khong tang can mac du an uong van tot, chau hieu dong, choi dua binh thuong ke ca khi keu dau bung. Nho bac si tu van giup va can phai dieu tri nhu the nao, lien he noi nao de kiem tra lai. (Vo Thi Mai Khoi, 34 tuổi, Nhan vien van phong, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể đưa cháu đến các bệnh viện chuyên về nhi khoa (ở TP.HCM là Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2) để được thăm khám kỹ hơn.
* Tôi thỉnh thoảng hay bị đau quặn từ rốn nhói lên tợi ngực, cảm giác như có cục gì đó chạy lên chạy xuống từ ngực xuống bụng. Triệu chứng đau quặn bụng dưới khi đi, ngồi và nằm thì giảm đau, thường xuất hiện vào buổi sáng. Tôi đã điều trị bằng thuốc Elthon; Azintal; Buscopan; Dogmatil; Enterogermina trong một tháng nhưng không đỡ. Vậy tôi nên dùng thuốc gì? (Nguyễn Tuyết Trinh, 39 tuổi, Giáo viên mầm non, Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên đến khám tại các phòng khám có chuyên khoa tiêu hóa, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm phân, nội soi dạ dày hoặc nội soi đại tràng…) sau đó bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác hơn cho bạn và sẽ dùng thuốc thích hợp với bệnh của bạn.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng của ruột bởi vì không gây viêm loét tại ruột, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt vì bệnh biểu hiện các triệu chứng từng đợt khi nặng, lúc nhẹ nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, là bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích người bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có biểu hiện tại các cơ quan khác. |
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên kiểm tra lại xem cháu có được tẩy giun định kỳ hay không đồng thời chú ý thêm có triệu chứng nào khác đi kèm khi bé đau bụng và tốt nhất là đưa cháu đến các bệnh viện có chuyên khoa nhi để được tư vấn và điều trị.
* Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi lại bị đau quặn vùng bụng trên rốn. Cơn đau kéo dài 5 phút, ngừng khoảng 5 phút sau đau trở lại. Cơn đau lặp đi lặp lại khoảng 5-7 lần rồi dứt. Có phải tôi bị đau dạ dày? Có thể dùng Buscopan để điều trị không? (Xuân Các, Vĩnh Long)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn bị các cơn đau xuất phát từ dạ dày tá tràng, nhiều khả năng là bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Trong trường hợp đau tương tự nhiều lần, tại nhà bạn có thể dùng buscopan nhưng chỉ là tạm thời giảm đau. Cách điều trị tốt nhất là bạn nên đến khám tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị tận gốc căn bệnh.
* Thua bac si tai sao toi hay dau quan bung truoc khi di ve sinh, xay ra thuong xuyen, mong bac cho toi biet cach pong va tri nhu the nao? (Uyên, 25 tuổi, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Đây là một triệu chứng bình thường và cũng rất thường gặp trước mỗi khi đi vệ sinh. Tuy nhiên nếu kèm theo còn có các triệu chứng khác như mót rặn, đi phân són, đi phân có cảm giác không hết, đi cầu ra đàm nhầy hay máu, bạn phải đi khám bệnh tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn nên chú ý chế độ ăn uống, hạn chế các chất béo, chiên xào, hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa.
|
Các khách mời đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Duoi chan thuy 4cm luon dau that tung con, an xuong cung dau va tho ra cung thay dau, xin cho hoi do la benh gi co nguy hiem khong? (LE THI THANH NGA, 25 tuoi, dang lam viec o Han Quoc)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng lớn nhất là các cơn đau của bạn do bệnh lý viêm loét dạ dày gây ra và sẽ nguy hiểm khi có biến chứng (chảy máu, thủng). Bạn nên đến khám tại các phòng khám tiêu hóa để điều trị.
* Tôi bị chứng đau bụng dữ dội, bất thình lình (sau đó ngất xỉu) từ nhỏ cho tới nay. Và không nhớ hết đã bao nhiêu lần như thế. Tôi đã đi soi ruột, kết quả bình thường. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh. Và trong những trường hợp đó tôi phải làm gì? Khi đó tôi không thể đi cấp cứu được vì cơn đau tới và xỉu rất nhanh. (Phan Kim Thành, 37 tuổi, Giáo viên, Đắk Lắk)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Theo lời bạn thì đã rất nhiều lần có những cơn đau tương tự nên nhiều khả năng đây là những cơn đau của một bệnh lý tương đối lành tính, không mang tính chất nguy hiểm. Thực tế, có những cơn đau dữ đội ở một vị trí nào đó trên cơ thể cũng có thể làm bệnh nhân ngất xỉu. Triệu chứng ngất xỉu cũng có thể liên quan đến các rối loạn của hệ thống thần kinh và tim mạch.
Trong trường hợp của bạn không biết còn kèm theo triệu chứng nào khác không (chóng mặt, buồn nôn…) và khoảng cách giữa các cơn đau là bao lâu?... nên cũng rất khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp đó, tốt nhất bạn nên nhắc nhở trước với người nhà đưa bạn đến ngay bệnh viện (có chuyên khoa tiêu hóa càng tốt) để cấp cứu và sau khi tỉnh lại nên tiếp tục nằm viện theo dõi để tìm nguyên nhân gây bệnh.
* Tôi bị hiện tượng cứ ăn sáng xong là đau bụng dưới bên trái, có khi đau dưới rốn buồn đi tiêu, lúc đi phân hay bị lỏng. Lúc nhậu xong sáng hôm sau đi là bị tào tháo đuổi. Cho tôi hỏi bệnh của tôi có liên quan đến hệ thống thận tiết niệu hay hệ thần kinh không? (Huy Hùng, 30 tuổi, Nghệ An)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa và do chế độ ăn uống chưa phù hợp, khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Bệnh cũng có thể có biểu hiện liên quan đến hệ tiết niệu (rối loạn đi tiểu), cũng có thể bị ảnh hưởng và gây ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh. Lo âu, căng thẳng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
* Tôi thường xuyên bị đau bụng đi cầu nhất là sau khi ăn sáng hoặc sau khi uống cafe mặc dù sáng sớm đã đi cầu. Đi cầu phân không lỏng lắm nhưng cũng không được bình thường. Mỗi lần như thế thấy không thoải mái. Xin bác sĩ cho biết bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị. (Duong Trung Duong, 45 tuoi, Cong nhan vien, Q.7, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Hiện bệnh lý này không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có các yếu tố thúc đẩy có thể làm bệnh nặng hơn. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện để được nội soi đại tràng giúp loại trừ các bệnh lý khác (ung thư, viêm loét đại tràng,…) và tùy tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ cho toa thuốc thích hợp.
Thuốc điều trị hiện có rất nhiều loại trên thị trường, chủ yếu là điều chỉnh nhu động ruột, nhưng quan trọng là phải điều chỉnh chế độ ăn uống (tránh các chất lên men như bia, đồ chua, thịt nguội, đồ biền, sữa…) và cố gắng giảm tối đa các stress.
* Thưa bác sĩ, dạo này bụng em có hiện tượng đau râm ran, kéo dài trong nhiều ngày, sau khoảng 2, 3 ngày thì hết đau nhưng vài ngày sau lại đau và cứ thế qui trình này tiếp tục, có những lần đau thì đi ngoài nhưng đi rồi vẫn đau, em đã đi khám nhưng không phát hiện bệnh. Xin bác sĩ cho em hỏi em có triệu chứng của bệnh gì không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Trung, 23 tuổi, Nhân viên, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị bệnh lý của dạ dày - ruột. Bạn nên đến các phòng khám tiêu hóa để khám và cần thiết sẽ làm nội soi dạ dày hoặc đại tràng xác định chẩn đoán. Trước mắt bạn nên chú ý tránh những thức ăn hay đồ uống nào làm cho triệu chứng nặng lên (thức ăn cay, chua…).
|
Bác sĩ Hồ Tấn Phát (trái) đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Chau thuong bi dau ben trai duoi bung, khi chau hoat dong the thao thi thuong noi len 1 cuc duoi bung nhu qua trung ga vay va rat dau. Chau thuong hoi cac bac si nhung ho chi noi la dong mach chu bi sung len nhung khong co cach chua tri. Vay chau xin bac si giup chau giai dap thac mac nay. (Le Ba Dien, 19 tuổi, SV, Huyen Tuy Phuoc, Binh Dinh)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Không biết cục dưới bụng của bạn chính xác nằm ở vị trí nào, nhưng nhiều khả năng bạn bị "thoát vị bẹn". Bạn cần đến ngay các phòng khám ngoại khoa chuyên về tiêu hóa của các bệnh viện (vì bạn đã có dấu hiệu đau) để được khám và điều trị thích hợp, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
* Tôi hay bị đau quặn bụng và tiêu chảy khi ăn rau sống; đôi khi ăn thức ăn đã được nấu chín như cháo gà, bún riêu... mà vẫn bị. Mỗi lần bị như thế, tôi đi tiêu một lần hoặc vài lần là hết, không cần phải uống thuốc gì cả! Xin bác sĩ cho biết tôi bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị? Xin cám ơn bác sĩ! (Trương Minh Phụng, 47 tuổi, Giáo viên, Tây Ninh, truongmi...@yahoo.com.vn)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn đã bị hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân hiện tại vẫn chưa rõ, chỉ có một số yếu tố làm bệnh lý nặng thêm như: sữa, các chất béo, các thức ăn chưa được nấu chín, đồ biển.
Cách điều trị gồm các thuốc điều chỉnh nhu động ruột, nhưng quan trọng là phải có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng những thức ăn vừa nêu trong thời gian điều trị và tránh những căng thẳng trong cuộc sống.
* Tôi hay đau bụng vào buổi sáng, đau nhẹ sau khi ăn sáng xong, đi đại tiện nhiều lần (khoảng 3-4 lần) thì hết đau. Cứ khoảng 1 tuần bị đau như vậy 1-2 lần. Tôi đi khám BV nhiều lần, sau khi uống thuốc cũng đỡ một thời gian, sau lại tiếp tục đau như vậy, khi đi ngoài tôi thấy phân hình như ruột không tiêu hóa hết. Mong bác sĩ tư vấn chỉ cho tôi hiện nay tôi bị bệnh gì? Và tôi phải điều trị, kiêng cữ như thế nào cho đỡ và khỏi bệnh. Xin cảm ơn bác sĩ! (Đinh Xuân Phượng, 55 tuổi, Công nhân, Bà Rịa -Vũng Tàu)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Hiện bệnh lý này không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có các yếu tố thúc đẩy có thể làm bệnh nặng hơn. Điều trị gồm dùng thuốc (điều hòa nhu động ruột, chống lo âu, men tiêu hóa…) kết hợp chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian điều trị (kiêng các chất lên men như bia, đồ chua, thịt nguội, đồ biền, sữa, rau sống…).
* Tôi bị chứng đau bụng vùng bên phải. Giống hệt triệu chứng đau ruột thừa nhưng khi xét nghiệm để mổ thì bác sĩ bảo là chưa mổ được. Cứ khoảng 5-6 tháng là đau một lần, tình trạng này lặp đi lặp lại cũng được hơn 4-5 năm nay. Qua xét nghiệm kiểm tra về buồng trứng bình thường, không bị đại tràng. Vậy trường hợp của tôi là bệnh gì? Có phương pháp nào để điều trị không? (Lê Thị Hải Châu, 28 tuổi, Kỹ sư, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Theo lời bạn, điều quan trọng là không biết bạn đã được các bác sĩ chẩn đoán bệnh gì. Nếu đã có chỉ định mổ nhưng chưa thể mổ thì có rất nhiều nguyên nhân có thể làm trì hoãn cuộc mổ. Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa phải phẫu thuật điều trị, trừ khi nào ruột thừa viêm đã chuyển thành "đám quánh ruột thừa" (thường do dùng kháng sinh trước đó) thì không mổ cấp cứu nữa vì lúc này tình trạng viêm đã ổn định, bác sĩ sẽ theo dõi tiếp cho bạn trong 3 tháng và lúc đó sẽ có hướng xử lý thích hợp. Bạn cũng có thể bị bệnh lý sỏi đường mật. Trường hợp của bạn bệnh tái phát nhiều lần, trước hết phải xác định là bệnh gì rồi mới quyết định phương pháp điều trị, bạn nên đến các phòng khám nội tiêu hóa hoặc ngoại tiêu hóa tại các bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
|
Các khách mời đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Nam 2002 toi dau quan bung, dau khong chiu noi den lanh ca nguoi, vao benh vien xet nghiem va sieu am nhung khong xac dinh duoc benh. Nam 2005 toi lai dau lai, va cung khong tim ra benh. Nam 2008 toi lai dau nhu vay ma cung khong biet benh gi, den bay gio khong biet benh co tro lai nua khong. Xin bac si cho toi biet benh cua toi la benh gi, cam on bac si nhieu. (Tran Thi Kim Phuong, 44 tuổi, Buon ban, Đa Nang)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng (có thể do viêm, do căng giãn các tạng trong ổ bụng, do thiếu máu nuôi các cơ quan và cũng có thể là không thể xác định được nguyên nhân). Trường hợp của bạn nhiều khả năng là những rối loạn hay bệnh lý lành tính của ống tiêu hóa hoặc một cơ quan nào đó trong ổ bụng (gan, đường mật, đại tràng,…). Nếu triệu chứng xuất hiện lại, bạn nên đi khám ngay tại các phòng khám tiêu hóa của các bệnh viện để xác định bệnh, điều trị và có cách phòng ngừa thích hợp. Bạn nên hạn chế sữa, các chất béo, các thức ăn và nước uống có ga.
* Xin chào bác sĩ và các anh chị phụ trách chương trình. Tôi bị đau quặn bụng ngay rốn từ đầu tháng 6, nghĩ mình bị sán lãi nên tôi xổ lãi bằng Fudacar 2 lần cách nhau 15 ngày, vẫn đau hằng ngày, đau dữ dội, khi thì ngay rốn về sau, khi ngay bên dưới bụng phía tay trái, đau ra sau lưng, đau rút xuống mặt trước của đùi, đau quặn. Ngoài ra, còn bị chướng bụng và đi ngoài nhiều lần, phân nát. Tôi đi khám phòng mạch gần nhà được xác định là viêm đại tràng và uống thuốc 3 tuần với các loại Amox, Flagyl và men tiêu hóa, kết quả đi ngoài phân bớt xấu dần nhưng vẫn đau bụng dữ dội và chướng bụng. Thật sự tôi vừa bệnh vừa căng thẳng với 4 kỳ thi của con từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7, nên ráng cầm cự, uống thuốc giảm đau, chườm nước nóng và ăn uống kiêng cữ. Mãi đến ngày 23/7 vừa rồi tôi đi khám bảo hiểm ở BV Nhân Dân Gia Định, BS cho soi nhưng tôi xin uống thuốc trước vì quá sợ soi ruột do đang bị sưng trĩ. Nay tôi đã uống được 2 tuần và thấy ổn định chuyện đi ngoài nhưng ở hạ sườn phải vẫn đau, tuy có giảm về cường độ, hầu như hằng ngày tôi phải uống thêm thuốc giảm đau Advil mới đi làm nổi. Toa thuốc của tôi là Spamoin 200mg, Upha-Bio108CFU, Ranitidin 150mg, Sulpiride 50 mg, uống 2 tuần và tôi sắp đi tái khám. Tôi phát hiện lá lách to 122x54mm và tiểu cầu tăng cao PLT là 624 cách đây 3 tháng khi đi khám tổng quát. Xin hỏi BS hai điều: 1- Khi đi tái khám lại tôi có nên xin soi ruột không vì đã từ chối lần rồi vừa vì bị sưng trĩ và vừa sợ phát hiện K. Và liệu có bị K không BS? 2- Khi lá lách to và chỉ số tiểu cầu cao ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và mình phải làm gì thưa BS? Xin chân thành cám ơn BS và chương trình, chúc BS và các anh chị phụ trách khỏe mạnh. (Thu Thủy, 48 tuổi, Giáo viên, Gò Vấp - TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Điều 1: Bạn nên nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh và từ đó để có biện pháp điều trị bệnh thích hợp, bệnh trĩ của bạn hoàn toàn không ảnh hưởng đến nội soi đại tràng, bạn không nên ngại phát hiện bệnh lý ung thư đại tràng qua nội soi vì thực sự nếu là ung thư bạn phải điều trị càng sớm càng tốt.
Điều 2: Lách to hay số lượng tiểu cầu tăng có thể gặp trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau và tùy thuộc vào bệnh lý nền là gì mới có thể biết được sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Do đó, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe và bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân lách to và tiểu cầu cao.
* Chào bác sĩ Hồ Tấn Phát, xin hỏi bác sĩ, em thỉnh thoảng bị đau bụng phần trên lỗ rốn rất khó chịu, người toát mồ hôi, đau kéo dài khoảng 1 tiếng, cảm giác muốn ói. Xin bác sĩ tư vấn giùm cách chữa trị. Cảm ơn bác sĩ nhiều. (Nguyen Van Minh, 27 tuổi, Nhan vien, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có khả năng bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên đến khám tại phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Em thường hay bị đau vùng thượng vị, có lúc đau xung quanh vùng rốn. Em có đi khám và nội soi ở Trung tâm Hòa Hảo hai lần, kết luận viêm dạ dày nhưng uống thuốc không bớt. Đến nay, em vẫn còn đau và thường có triệu chứng đau rát vùng thượng vị. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho em rõ hơn về nguyên nhân, một số phương pháp và cách điều trị tốt nhất. Xin cảm ơn chương trình và cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Mậu Vương, 28 tuổi, Kỹ sư xây dựng, Q.1, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Trường hợp viêm dạ dày của bạn, điều quan trọng là trong quá trình điều trị bạn phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý: kiêng các chất cay chua, nước có ga, các loại mắm (mắm tôm, mắm tép, mắm thái…), café, rượu, bia, thuốc lá, các chất béo.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày như do chế độ ăn và sinh hoạt (ăn nhiều chất cay chua, nhiều chất béo, ăn vội vàng, nhai không kỹ, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, rối loạn giờ giấc ăn uống); do thuốc và các hóa chất (acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…); do nhiễm vi trùng Helicobacter Pylori; do nguyên nhân thần kinh (các trạng thái lo lắng, căng thẳng) và có thể do một số bệnh lý nội tiết gây nên như đái tháo đường, hội chứng cushing…
* Cách đây nửa tháng tôi bi đau bụng kéo dài một tuần với hiện tượng đau quặn bụng. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi khám và điều trị ở đau là tốt nhất... Thành thật cám ơn! (Nguyen Thanh Huu, 48 tuổi, Q.11, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn bị đau một tuần, hiện tại đã hết được 1 tuần, có thể sẽ không bị lại, cũng có thể sẽ bị lại nếu là một bệnh lý nào đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và nếu cần sẽ làm một số xét nghiệm (nội soi dạ dày, siêu âm bụng,…) để kiểm tra.
|
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: "Đau quặn bụng có thể nguy hiểm hoặc không. Thông thường đau quặn bụng nghĩa là đau có cơn trội lên trên nền đau âm ỉ khó chịu hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục". |
* Tôi thường hay bi đau ở dưới phần ức khoảng 1cm, bác sĩ cho hỏi nguyên nhân, cách chữa như thế nào? (Bui Kim Chung, 38 tuổi, Ke toan, ngo 42 so 107 lang Thanh Cong)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân như đã nói ở trên. Điều trị hiện tại có rất nhiều thuốc sử dụng, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc phù hợp cho bạn và quan trọng là bạn phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý (không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua cay; không uống rượu, không hút thuốc lá; không nên ăn quá nhanh hay nhai không kỹ; nên cố gắng ăn uống đúng giờ và không ăn quá no hoặc không nên nhịn đói quá lâu; cố gắng giảm thiểu tối đa các trạng thái tâm lý căng thẳng hay lo âu.
* Cho em hoi la nhung lan em toi kinh nguyet thi phan bung duoi cua em rat dau, va thuong dau vao khoang 2h toi, lam em ngu khong duoc? Vay cho em hoi co anh huong gi den suc khoe va chuyen co con sau nay khong? Vi em da co chong roi va em hien dang song tai Han Quoc. Xin hay tu van dum cho em. (Le Thi Ngoc Truc, 20 tuổi, Noi tro, Tra On - Vinh Long)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Các cơn đau này sẽ làm bạn rất mệt mỏi trong thời gian có kinh, giảm khả năng làm việc. Tuy nhiên, thông thường sẽ không ảnh hưởng đến chuyện có con sau này của bạn, nếu cơn đau kéo dài ngày càng tăng bạn nên đến khám tại các bệnh viện sản khoa để được tư vấn thêm.
* Thua bac si, toi bi tieu chay hai ngay roi, bi kiet. Toi uong thuoc da khoi, nhung gio an nhieu thi thay nang bung va quan dau, an it thi khong dau, nho bac si tu van de toi duoc yen tam. Xin cam on bac si. (Tuyet Loan, 54 tuổi, Noi tro, Ap Phu Phong, Xa Quoi Thanh, Huyen Chau Thanh, Ben Tre)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn đã bị rối loạn tiêu hóa, khả năng do nhiễm trùng đường ruột hoặc một loại thức ăn nào đó không phù hợp với bạn. Hiện tại, dù bệnh đã ổn định, tuy nhiên hệ tiêu hóa vẫn chưa được hồi phục lại bình thường, bạn không nên ăn quá no, tạm thời không dùng sữa, không ăn rau sống. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu (cháo), qua vài ngày nữa bệnh sẽ ổn.
* Mấy hôm nay bụng tôi bị đau, đau cả vùng bụng không cố định, có triệu chứng sôi ruột, đánh rắm. Đi khám BS bảo viêm dạ dày, vậy xin hỏi bệnh đó như thế nào có nguy hiểm không, tôi thường xuyên uống café có sao không? (Kim Nguyen, 22 tuổi, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích", bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị thích hợp, bạn có thể uống café đen đá hay đen nóng nhưng không được uống café sữa đá và cafe sữa nóng.
* Toi thuong dau bung kinh khung, tuong chung nhu dut tung doan ruot (1, 2 thang, bi 1, 2 lan), sau khoang 3 phut thi khoi, khong bi gi them, di cau binh thuong. Toi da thuong bi nhu vay nhieu nam roi. Xin BS cho biet nguyen nhan vi sao toi bi nhu vay? (Tran Bach Dan, 46 tuổi, Cong chuc, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng như đã nói ở trên, bạn cũng chưa cho biết là đau ở vị trí nào của vùng bụng nhưng trường hợp của bạn là đã bị rất thường xuyên, có thể do tình trạng co thắt ống tiêu hóa đột ngột do một nguyên nhân nào đó, bạn nên đi khám bệnh tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện để được chẩn đoán (nội soi dạ dày hay đại tràng, siêu âm bụng, xét nghiệm phân,…), sau đó các bác sĩ mới có hướng điều trị thích hợp.
* Khi dung diem tam xong neu mon an co chat beo thi toi hay bi hien tuong dau quan bung va di cau rat nhieu lan cho toi khi het chat beo do thi thoi. Xin nho bac si tu van va huong dan cach dieu tri. Xin cam on! (Le Trung Tuan, 56 tuổi, CN, Go Vap, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn bị "Hội chứng ruột kích thích" hay "Hội chứng ruột kém hấp thu", bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm phân và có thể phải nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh. Bạn nên kiêng ăn uống các chất béo, mỡ, không uống bia, không ăn rau sống.
* Chào bác sĩ! Con gái tôi 14 tuổi cháu thường đau quặn bụng khi đói hoặc khi no, cứ phải nằm nghỉ 1 lúc thì hết. Cháu thường xuyên tẩy giun đúng định kỳ 6 tháng/1 lần. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho tôi về bệnh của cháu. Cháu 14 tuổi có nội soi được không? Tôi cũng đã cho cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 nhưng vào ngày thứ bảy nên bác sĩ nói nên đi khám vào ngày thường thì tốt hơn vì có đầy đủ dụng cụ hơn. (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 50 tuổi, Công chức, khu phố 2-phường 1-thị xã Tây Ninh)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể cháu bị viêm dạ dày. Cháu 14 tuổi có thể nội soi dạ dày được. Ngày thứ bảy phòng khám các bệnh viện vẫn làm việc bình thường nhưng bác sĩ đã tư vấn như vậy thì bạn nên cố gắng thu xếp đưa cháu đi khám theo hướng dẫn. Tạm thời không cho cháu ăn uống các chất cay chua (nước cam, nước chanh, các loại nước có ga, sữa chua, các trái cây có vị chua,…).
* Khoảng 1 tháng truớc em bị tình trạng sau khi ăn xong là bị đau quặn bụng muốn đi vệ sinh. Kéo dài như thế 1 tuần. Khi đi khám thì bác sĩ bảo là hội chứng rối loạn đại tràng kích thích. Sau khi uống thuốc thì hết và mấy hôm nay cũng bị lại như thế nhưng không đau quặn như trước (em bị tiêu chảy khi uống sữa bò hay sữa tươi từ nhỏ). Vậy xin bác sĩ tư vấn chỉ định hướng điều trị giúp em. Cảm ơn bác sĩ. (Thanh Phước, 19 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn nhiều khả năng nhất là "Hội chứng ruột kích thích" như bác sĩ đã nói, bệnh này cần uống thuốc liên tục, có thể phải uống trong thời gian dài và thời gian điều trị phụ thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân và phụ thuộc vào việc bệnh nhân có tuân thủ tốt chế độ ăn uống hay không.
Bạn nên tái khám để tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn. Bệnh này đặc biệt phải kiêng không được uống sữa và chỉ cần làm tốt điều này bạn đã có thể giảm bệnh được rất nhiều rồi.
* Doi khi an sang muon khoang 8 gio khi an xong em bi dau bung (dau quan khoang 2-3 con). Xin bac si cho biet nguyen nhan va cach dieu tri? Em xin tran trong cam on! (Nguyen Duc Hien, 35 tuổi, Nha Trang, Khanh Hoa)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường và liên quan đến thức ăn buổi sáng bạn vừa ăn, bạn nên đổi thức ăn sáng sang loại khác và không nên ăn mỡ hành, thức ăn có nhiều chất béo trong bữa ăn sáng, không uống café sữa. Nếu không hết bạn nên thu xếp đi kiểm tra tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện.
* Thưa bác sĩ em bị quặn bụng, cơn đau đến bất chợt, nhưng chỉ trong vài phút thì lại thấy hết đau, em đi khám siêu âm thì bác sĩ nói không có vấn đề gì, đi nội soi cũng vậy, bác sĩ bảo không có gì hết. Vậy nguyên nhân khiến em đau là gì hả bác sỉ, em không hiểu, em vẫn tẩy giun đều đặn, bị đau vài phút thì hết. (Hoàng Thị Minh Giang, 22 tuổi, Nhân viên, Hội An, Quảng Nam)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Trong thực tế, một số trường hợp bệnh nhân bị "Hội chứng ruột kích thích" cũng thỉnh thoảng có những cơn đau bụng dữ dội phải đi cấp cứu tại bệnh viện, cơn đau có thể kéo dài vài giờ hoặc chỉ thoáng qua nhanh. Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống những lúc lên cơn đau xem có ăn uống những thức ăn giống nhau không. Tẩy giun đều đặn không có nghĩa là không bị đau bụng vì đau bụng có rất nhiều nguyên nhân. Nếu cơn đau không hết, bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để trao đổi trực tiếp với bác sĩ khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh.
* Tôi thường đau quặn bụng, triệu chứng là bắt đầu từ bàng quang bên trái có cảm giác đầy hơi sau đó dội ngược lên vùng ngực bên trái cơn đau rất dữ dội dẫn đến nôn mửa, muốn đi cầu nhưng không đi được. Tôi có đi khám bệnh viện và nhập viện nhiều lần nhưng các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân và không điều trị dứt điểm được. Cơn đau của tôi thường bắt đầu vào buổi chiều tối không có định kỳ tái diễn nhiều lần trong tháng. Có những kết quả chụp X-quang khi tôi đi khám thì các bác sĩ khám chẩn đoán là tắt ruột không thoát vị. Vậy nhờ quý báo chuyển đến bác sĩ giúp chứng bệnh của tôi là gì và điều trị bằng cách nào? Tôi đi làm các xét nghiệm máu về sán, giun đều cho ra âm tính. Xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Hồng Hải, 34 tuổi, Kế toán, 98 Tây Sơn - TP Quy Nhơn - Bình Định)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn khá phức tạp, các triệu chứng của bạn có thể do các bệnh lý xuất phát từ ống tiêu hóa hoặc đường niệu bên trái. Không biết còn triệu chứng nào khác đi kèm hay không (đi cầu như thế nào? tính chất phân? đi tiểu bình thường hay có dấu hiệu bất thường?). Khi cơn đau xuất hiện lại, bạn có thể khám và nhập viện tại một cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Cháu hay bị đau quặn bụng, đau nhiều về phía bên phải và dưới rốn, nhất là lúc bị căng thẳng, cháu từng phải vào bệnh viện cấp cứu vài lần. Bác sĩ nói cháu bị cơn đau quặn thận, cho vài viên thuốc uống, cháu có bớt nhưng trường hợp này tái đi tái lại nhiều lần... Cháu muốn biết triệu chứng như vậy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị để khỏi hẳn? Có cần kiêng ăn gì không? Xin bác sĩ vui lòng giải đáp, xin cảm ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 21 tuổi, SV, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể là một "cơn đau quặn thận" do sỏi đường niệu hoặc một cơn đau của "Hội chứng ruột kích thích". Bạn cần khám tại các phòng khám tiết niệu của các bệnh viện. Hội chứng ruột kích thích hiện vẫn không rõ nguyên nhân, bạn cần kiêng sữa, các chất lên men, hải sản, rau sống, các loại mắm tôm tép...
|
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: "Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau bụng, nguyên nhân là gì còn tùy thuộc vào vị trí đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm (sốt, ói, buồn nôn,...) và một số yếu tố khác" |
* Cám ơn Báo đã tổ chức cuộc giải đáp trực tuyến này. Hội chứng đbkt tôi mắc phải từ nhiều năm nay. Nó là nỗi lo thường trực của tôi trong công việc hằng ngày. Tôi tự đặt nó là hội chứng "sau cà phê sáng". Tôi thường mắc phải sau khi ăn sáng và uống cà phê xong. Đã quen dần với nó thì không thấy nguy hiểm (trong trường hợp của tôi). Sau khi đi tiêu xong thì người nhẹ nhõm và công việc bình thường. Nhiều lúc, có việc phải đi làm sớm, tôi không dám ăn sáng, vì sau khi ăn sáng và uống cà phê khoảng 10-15 phút là tôi đau quặn bụng. Sau khi giải quyết xong, mọi chuyện lại ổn thoả. Triệu chứng này đã làm khổ tôi thật nhiều. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên bổ ích. Xin cám ơn Bác sĩ và Báo Thanh Niên. (Gia Thiên, 36 tuổi, Công chức, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn đã có những triệu chứng khá điển hình của hội chứng ruột kích thích, do bạn đã bị nhiều năm nên lời khuyên dành cho bạn là bạn nên thay đổi thức ăn sáng, bạn có thể uống cafe đen (đá) tuy nhiên không được uống kèm sữa. Nếu triệu chứng không giảm bạn nên dùng cafe đen pha loãng hơn. Ngoài ra, nên kiêng rau sống, đồ sống (thức ăn chưa được nấu chín), đồ biển, các loại khoai, bánh mì. Bạn nên cố gắng điều chỉnh để bệnh ổn định vì dù bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn.
* Tôi tên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ở Biên Hòa - Đồng Nai. Năm 2006 tôi bị đau bụng và lên BV Thống Nhất, Biên Hòa. BS nói tôi bị viêm ruột thừa và phải mổ. Sau mổ tôi bị nhiễm trùng, ứ dịch, sau đó bị áp se tồn lưu và người sốt liên tục, tôi xin chuyển lên BV Chợ Rẫy để điều trị. Sau một tuần tôi được xuất viện, về nhà tôi lại bị đau và sốt. Tôi quay lại BV Chợ Rẫy, BS cho tôi siêu âm thì tôi bị ứ dịch trở lại. Tôi uống thuốc theo toa thì bớt nhưng vài tháng sau thì lại đau lại.Tôi lại đến BV, BS cho tôi uống thuốc nhưng không bớt nữa và ngày càng đau nhiều. Tôi chuyển sang BV Đại học Y Dược thì BS nói tôi bị dính ruột và tôi phải mổ để gỡ dính, tôi được xuất viện khoảng một năm sau tôi đau trở lại. Tôi trở lại BV Chợ Rẫy khám ở khoa Ngoại tiêu hóa vào ngày 10 tháng 12 năm 2009 đi siêu âm BS nói các quai ruột bị ứ dịch nhiều và BS cho tôi toa thuốc về tôi uống thì thấy bớt đau được 2 tháng. Mới đây ngày 31 tháng 7 năm 2010 tôi lại đau bụng và kèm theo các cơn sốt rét liên tục. BS cho tôi uống debrirat- panum-tanol thì bớt sốt nhưng vẫn âm ỉ đau. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi hướng điều trị ra sao, tôi phải làm gì để khỏi bệnh. Xin cám ơn bác sĩ!!! (Mỹ Hạnh, 42 tuổi, Buôn bán, Biên Hòa)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên quay lại bệnh viện nơi bạn đã khám bệnh vào ngày 31.07.2010 để tái khám, và nên xin nhập viện điều trị để xác định đúng nguyên nhân gây đau bụng và sốt như hiện tại. Khi đi khám bệnh nhớ mang theo đầy đủ hồ sơ (xét nghiệm, giấy ra viện....) để tiện cho việc theo dõi và điều trị bệnh. Chúc bạn mau lành bệnh.
* Xin tu van kham va chua benh nay o benh vien nao? (Nguyen Hoang Minh, 32 tuổi, Kinh doanh, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể xin tư vấn và khám chữa bệnh này ở bệnh viện nào cũng được. Nếu bạn ở ngoài TP.HCM thì đến các bệnh viện tại địa phương. Nếu ở TP.HCM thì có thể đến bất kỳ bệnh viện nào trên địa bàn thành phố.
* Tôi thường xuyên có triệu trứng đau bụng khi đi bộ quá nhiều và có cảm giác như có một khối u ở bụng dưới rốn bên trái. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, tôi có thể đã mắc bệnh gì, và phải làm như thế nào? (Hoang Thi Mai, 24 tuổi, Nhan vien sales, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Không biết chính xác là "khối u ở bụng dưới rốn bên trái" theo như bạn mô tả là ở vị trí nào, nếu ở vị trí vùng bẹn bên trái (nằm bên trái bàng quang) thì có thể bạn đã bị "thoát vị bẹn bên trái", bạn nên đi khám tại các phòng khám "ngoại tiêu hóa" tại các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng. Nếu chính xác là ngay dưới rốn bên trái thì khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích" và khối u xuất hiện mà bạn nói chỉ đơn thuần là do sự tăng co thắt của đại tràng gây ra và sẽ lúc có lúc không, bạn nên đi khám tại các phòng khám nội tiêu hóa tại các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Tôi rất mừng khi được tư vấn trực tuyến với chủ đề: "Đau quặn bụng - những điều cần biết" vào chiều nay. Kính thưc bác sĩ ! Tôi thường xuyên đau quặn bụng không hiểu lý do gì, có khi đau quặn khoảng 20 phút là tự động hết. Những lúc bị là lúc tôi đang căng thẳng về một vấn đề nào đó hay phát biểu trước tập thể một nội dung, sau khi ngồi xuống là bị. hay làm việc cố sức, khiêng hay xách nặng vật gì đó cũng bị. Kính nhờ bác sĩ cho biết đây là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị ra sao. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ dồi dào sức khỏe và chữa khỏi bệnh cho tất cả mọi người. (Trần Văn Chừng, 44 tuổi, Giáo viên, Long Khánh, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị rối loạn tiêu hóa do stress (làm việc căng thẳng, mệt mỏi,...), trong trường hợp này bạn nên cố gắng có chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giảm stress. Theo kinh nghiệm của tôi, khí công và dưỡng sinh rất thích hợp cho bạn giải quyết vấn đề này.
* Đau vùng bụng (từng cơn rất đau) khoảng 30 phút rồi hết. Thỉnh thoảng tôi bị như thế, xin bác sĩ cho biết cách điều trị và phòng tránh. Rất cảm ơn. (Tăng Thịnh, 47 tuổi, Viễn thông, 44 Lạc Long Quân, Quy Nhơn)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau bụng, nguyên nhân là gì còn tùy thuộc vào vị trí đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm (sốt, ói, buồn nôn,...) và một số yếu tố khác. Trong trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Mỗi lần hành kinh, bụng em rất đau, đau quặn theo từng cơn. Bạn bè em có một số đứa khi hành kinh không đau gì hết. Để hết đau vào những ngày này thì em có thể uống Buscopan được không? Nếu được thì uống vào tuần nào trong tháng để không bị đau bụng khi đến ngày hành kinh? (Thảo Hiền, 34 tuổi, NV, Bình Thuận)
Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể uống Buscopan vào những ngày này, khi có cơn đau nhiều bạn có thể uống 1 lần 2 viên, một ngày có thể từ 2 đến 3 lần, khi cơn đau đã giảm thì ngưng không nên lạm dụng, hằng tháng mỗi lần tới kì kinh bạn chỉ nên uống khi đau bụng nhiều. Nếu cơn đau không giảm, bạn nên đến khám tại bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn thêm.
* Tôi năm nay 27 tuổi, chưa có gia đình, làm việc văn phòng. Gần đây tôi bị đau nhẹ vùng bụng dưới, đi siêu âm cho kết quả bình thường, chưa phát hiện bệnh lý nhưng có ghi kèm câu "tăng nhu động ruột". Thời gian gần đây tôi hay bị sôi bụng, đầy hơi và đau quặn bụng khi buồn đại tiện (tôi không bị táo bón). Cho tôi hỏi tăng nhu động ruột là bệnh gì, có ảnh hưởng gì không? Có thể dùng thuốc Buscopan để điều trị được không? (Tran Thi Phuong, 27 tuổi, NV, Tan Phu)
Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể hiểu một cách đơn giản "tăng nhu động ruột" là tình trạng tăng co bóp hơn bình thường của ruột (do dùng thuốc nhuận trường, do nhiễm trùng đường ruột,...) Tùy thuộc vào bệnh lý nền gây ra hiện tượng tăng nhu động ruột mới biết được bệnh có nguy hiểm hay không. Thuốc bạn hỏi có thể sử dụng tạm thời để giảm triệu chứng đau gây ra do tăng nhu động ruột nhưng không sử dụng để điều trị bệnh lý nền được.
Thanh Niên Online
(thực hiện)
* Đau quặn bụng có nguy hiểm không? Sự khác biệt của đau quặn bụng và các loại đau bụng thông thường như thế nào? Làm thế nào nhận biết được trường hợp đau quặn bụng? Xin cảm ơn bác sĩ. (Khương, 26 tuổi, nghề nghiệp văn phòng, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy: Đau quặn bụng có thể nguy hiểm hoặc không. Thông thường đau quặn bụng nghĩa là đau có cơn trội lên trên nền đau âm ỉ khó chịu hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục.
* Mình thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy sau khi ăn sáng, không biết mình bị bệnh gì, có phải bị bệnh ở đường ruột không? Có thể mua thuốc Buscopan để uống mỗi khi đau bụng, tiêu chảy được không? (Hồng Vân, Biên Hòa, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể đã bị "Hội chứng ruột kích thích", đúng là bệnh lý của đường ruột như bạn đã nói, bạn có thể dùng buscopan khi đau bụng để giảm đau tạm thời nhưng không nên lạm dụng và bạn nên đi khám tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng căn nguyên bệnh. Tạm thời bạn nên thay đổi thức ăn bữa sáng và không nên uống cafe sữa.
|
Các khách mời tham dự chương trình - Ảnh T.Hải |
* Toi co mot chau trai 3 tuoi, nang 13kg, cao 93cm. Thoi gian gan day, chau thuong hay keu dau bung nhat la sau khi an uong. Da dua chau di sieu am bung, ket qua binh thuong, chau cung xo giun theo dinh ky, chau thuong hay bi viem hong. Gan hai nam nay, chau khong tang can mac du an uong van tot, chau hieu dong, choi dua binh thuong ke ca khi keu dau bung. Nho bac si tu van giup va can phai dieu tri nhu the nao, lien he noi nao de kiem tra lai. (Vo Thi Mai Khoi, 34 tuổi, Nhan vien van phong, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể đưa cháu đến các bệnh viện chuyên về nhi khoa (ở TP.HCM là Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2) để được thăm khám kỹ hơn.
* Tôi thỉnh thoảng hay bị đau quặn từ rốn nhói lên tợi ngực, cảm giác như có cục gì đó chạy lên chạy xuống từ ngực xuống bụng. Triệu chứng đau quặn bụng dưới khi đi, ngồi và nằm thì giảm đau, thường xuất hiện vào buổi sáng. Tôi đã điều trị bằng thuốc Elthon; Azintal; Buscopan; Dogmatil; Enterogermina trong một tháng nhưng không đỡ. Vậy tôi nên dùng thuốc gì? (Nguyễn Tuyết Trinh, 39 tuổi, Giáo viên mầm non, Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên đến khám tại các phòng khám có chuyên khoa tiêu hóa, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm phân, nội soi dạ dày hoặc nội soi đại tràng…) sau đó bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác hơn cho bạn và sẽ dùng thuốc thích hợp với bệnh của bạn.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng của ruột bởi vì không gây viêm loét tại ruột, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt vì bệnh biểu hiện các triệu chứng từng đợt khi nặng, lúc nhẹ nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, là bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích người bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có biểu hiện tại các cơ quan khác. |
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên kiểm tra lại xem cháu có được tẩy giun định kỳ hay không đồng thời chú ý thêm có triệu chứng nào khác đi kèm khi bé đau bụng và tốt nhất là đưa cháu đến các bệnh viện có chuyên khoa nhi để được tư vấn và điều trị.
* Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi lại bị đau quặn vùng bụng trên rốn. Cơn đau kéo dài 5 phút, ngừng khoảng 5 phút sau đau trở lại. Cơn đau lặp đi lặp lại khoảng 5-7 lần rồi dứt. Có phải tôi bị đau dạ dày? Có thể dùng Buscopan để điều trị không? (Xuân Các, Vĩnh Long)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn bị các cơn đau xuất phát từ dạ dày tá tràng, nhiều khả năng là bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Trong trường hợp đau tương tự nhiều lần, tại nhà bạn có thể dùng buscopan nhưng chỉ là tạm thời giảm đau. Cách điều trị tốt nhất là bạn nên đến khám tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị tận gốc căn bệnh.
* Thua bac si tai sao toi hay dau quan bung truoc khi di ve sinh, xay ra thuong xuyen, mong bac cho toi biet cach pong va tri nhu the nao? (Uyên, 25 tuổi, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Đây là một triệu chứng bình thường và cũng rất thường gặp trước mỗi khi đi vệ sinh. Tuy nhiên nếu kèm theo còn có các triệu chứng khác như mót rặn, đi phân són, đi phân có cảm giác không hết, đi cầu ra đàm nhầy hay máu, bạn phải đi khám bệnh tại các phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn nên chú ý chế độ ăn uống, hạn chế các chất béo, chiên xào, hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa.
|
Các khách mời đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Duoi chan thuy 4cm luon dau that tung con, an xuong cung dau va tho ra cung thay dau, xin cho hoi do la benh gi co nguy hiem khong? (LE THI THANH NGA, 25 tuoi, dang lam viec o Han Quoc)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng lớn nhất là các cơn đau của bạn do bệnh lý viêm loét dạ dày gây ra và sẽ nguy hiểm khi có biến chứng (chảy máu, thủng). Bạn nên đến khám tại các phòng khám tiêu hóa để điều trị.
* Tôi bị chứng đau bụng dữ dội, bất thình lình (sau đó ngất xỉu) từ nhỏ cho tới nay. Và không nhớ hết đã bao nhiêu lần như thế. Tôi đã đi soi ruột, kết quả bình thường. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh. Và trong những trường hợp đó tôi phải làm gì? Khi đó tôi không thể đi cấp cứu được vì cơn đau tới và xỉu rất nhanh. (Phan Kim Thành, 37 tuổi, Giáo viên, Đắk Lắk)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Theo lời bạn thì đã rất nhiều lần có những cơn đau tương tự nên nhiều khả năng đây là những cơn đau của một bệnh lý tương đối lành tính, không mang tính chất nguy hiểm. Thực tế, có những cơn đau dữ đội ở một vị trí nào đó trên cơ thể cũng có thể làm bệnh nhân ngất xỉu. Triệu chứng ngất xỉu cũng có thể liên quan đến các rối loạn của hệ thống thần kinh và tim mạch.
Trong trường hợp của bạn không biết còn kèm theo triệu chứng nào khác không (chóng mặt, buồn nôn…) và khoảng cách giữa các cơn đau là bao lâu?... nên cũng rất khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp đó, tốt nhất bạn nên nhắc nhở trước với người nhà đưa bạn đến ngay bệnh viện (có chuyên khoa tiêu hóa càng tốt) để cấp cứu và sau khi tỉnh lại nên tiếp tục nằm viện theo dõi để tìm nguyên nhân gây bệnh.
* Tôi bị hiện tượng cứ ăn sáng xong là đau bụng dưới bên trái, có khi đau dưới rốn buồn đi tiêu, lúc đi phân hay bị lỏng. Lúc nhậu xong sáng hôm sau đi là bị tào tháo đuổi. Cho tôi hỏi bệnh của tôi có liên quan đến hệ thống thận tiết niệu hay hệ thần kinh không? (Huy Hùng, 30 tuổi, Nghệ An)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa và do chế độ ăn uống chưa phù hợp, khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Bệnh cũng có thể có biểu hiện liên quan đến hệ tiết niệu (rối loạn đi tiểu), cũng có thể bị ảnh hưởng và gây ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh. Lo âu, căng thẳng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
* Tôi thường xuyên bị đau bụng đi cầu nhất là sau khi ăn sáng hoặc sau khi uống cafe mặc dù sáng sớm đã đi cầu. Đi cầu phân không lỏng lắm nhưng cũng không được bình thường. Mỗi lần như thế thấy không thoải mái. Xin bác sĩ cho biết bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị. (Duong Trung Duong, 45 tuoi, Cong nhan vien, Q.7, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Hiện bệnh lý này không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có các yếu tố thúc đẩy có thể làm bệnh nặng hơn. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện để được nội soi đại tràng giúp loại trừ các bệnh lý khác (ung thư, viêm loét đại tràng,…) và tùy tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ cho toa thuốc thích hợp.
Thuốc điều trị hiện có rất nhiều loại trên thị trường, chủ yếu là điều chỉnh nhu động ruột, nhưng quan trọng là phải điều chỉnh chế độ ăn uống (tránh các chất lên men như bia, đồ chua, thịt nguội, đồ biền, sữa…) và cố gắng giảm tối đa các stress.
* Thưa bác sĩ, dạo này bụng em có hiện tượng đau râm ran, kéo dài trong nhiều ngày, sau khoảng 2, 3 ngày thì hết đau nhưng vài ngày sau lại đau và cứ thế qui trình này tiếp tục, có những lần đau thì đi ngoài nhưng đi rồi vẫn đau, em đã đi khám nhưng không phát hiện bệnh. Xin bác sĩ cho em hỏi em có triệu chứng của bệnh gì không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Trung, 23 tuổi, Nhân viên, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị bệnh lý của dạ dày - ruột. Bạn nên đến các phòng khám tiêu hóa để khám và cần thiết sẽ làm nội soi dạ dày hoặc đại tràng xác định chẩn đoán. Trước mắt bạn nên chú ý tránh những thức ăn hay đồ uống nào làm cho triệu chứng nặng lên (thức ăn cay, chua…).
|
Bác sĩ Hồ Tấn Phát (trái) đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Chau thuong bi dau ben trai duoi bung, khi chau hoat dong the thao thi thuong noi len 1 cuc duoi bung nhu qua trung ga vay va rat dau. Chau thuong hoi cac bac si nhung ho chi noi la dong mach chu bi sung len nhung khong co cach chua tri. Vay chau xin bac si giup chau giai dap thac mac nay. (Le Ba Dien, 19 tuổi, SV, Huyen Tuy Phuoc, Binh Dinh)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Không biết cục dưới bụng của bạn chính xác nằm ở vị trí nào, nhưng nhiều khả năng bạn bị "thoát vị bẹn". Bạn cần đến ngay các phòng khám ngoại khoa chuyên về tiêu hóa của các bệnh viện (vì bạn đã có dấu hiệu đau) để được khám và điều trị thích hợp, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
* Tôi hay bị đau quặn bụng và tiêu chảy khi ăn rau sống; đôi khi ăn thức ăn đã được nấu chín như cháo gà, bún riêu... mà vẫn bị. Mỗi lần bị như thế, tôi đi tiêu một lần hoặc vài lần là hết, không cần phải uống thuốc gì cả! Xin bác sĩ cho biết tôi bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị? Xin cám ơn bác sĩ! (Trương Minh Phụng, 47 tuổi, Giáo viên, Tây Ninh, truongmi...@yahoo.com.vn)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn đã bị hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân hiện tại vẫn chưa rõ, chỉ có một số yếu tố làm bệnh lý nặng thêm như: sữa, các chất béo, các thức ăn chưa được nấu chín, đồ biển.
Cách điều trị gồm các thuốc điều chỉnh nhu động ruột, nhưng quan trọng là phải có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng những thức ăn vừa nêu trong thời gian điều trị và tránh những căng thẳng trong cuộc sống.
* Tôi hay đau bụng vào buổi sáng, đau nhẹ sau khi ăn sáng xong, đi đại tiện nhiều lần (khoảng 3-4 lần) thì hết đau. Cứ khoảng 1 tuần bị đau như vậy 1-2 lần. Tôi đi khám BV nhiều lần, sau khi uống thuốc cũng đỡ một thời gian, sau lại tiếp tục đau như vậy, khi đi ngoài tôi thấy phân hình như ruột không tiêu hóa hết. Mong bác sĩ tư vấn chỉ cho tôi hiện nay tôi bị bệnh gì? Và tôi phải điều trị, kiêng cữ như thế nào cho đỡ và khỏi bệnh. Xin cảm ơn bác sĩ! (Đinh Xuân Phượng, 55 tuổi, Công nhân, Bà Rịa -Vũng Tàu)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích". Hiện bệnh lý này không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có các yếu tố thúc đẩy có thể làm bệnh nặng hơn. Điều trị gồm dùng thuốc (điều hòa nhu động ruột, chống lo âu, men tiêu hóa…) kết hợp chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian điều trị (kiêng các chất lên men như bia, đồ chua, thịt nguội, đồ biền, sữa, rau sống…).
* Tôi bị chứng đau bụng vùng bên phải. Giống hệt triệu chứng đau ruột thừa nhưng khi xét nghiệm để mổ thì bác sĩ bảo là chưa mổ được. Cứ khoảng 5-6 tháng là đau một lần, tình trạng này lặp đi lặp lại cũng được hơn 4-5 năm nay. Qua xét nghiệm kiểm tra về buồng trứng bình thường, không bị đại tràng. Vậy trường hợp của tôi là bệnh gì? Có phương pháp nào để điều trị không? (Lê Thị Hải Châu, 28 tuổi, Kỹ sư, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Theo lời bạn, điều quan trọng là không biết bạn đã được các bác sĩ chẩn đoán bệnh gì. Nếu đã có chỉ định mổ nhưng chưa thể mổ thì có rất nhiều nguyên nhân có thể làm trì hoãn cuộc mổ. Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa phải phẫu thuật điều trị, trừ khi nào ruột thừa viêm đã chuyển thành "đám quánh ruột thừa" (thường do dùng kháng sinh trước đó) thì không mổ cấp cứu nữa vì lúc này tình trạng viêm đã ổn định, bác sĩ sẽ theo dõi tiếp cho bạn trong 3 tháng và lúc đó sẽ có hướng xử lý thích hợp. Bạn cũng có thể bị bệnh lý sỏi đường mật. Trường hợp của bạn bệnh tái phát nhiều lần, trước hết phải xác định là bệnh gì rồi mới quyết định phương pháp điều trị, bạn nên đến các phòng khám nội tiêu hóa hoặc ngoại tiêu hóa tại các bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
|
Các khách mời đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải |
* Nam 2002 toi dau quan bung, dau khong chiu noi den lanh ca nguoi, vao benh vien xet nghiem va sieu am nhung khong xac dinh duoc benh. Nam 2005 toi lai dau lai, va cung khong tim ra benh. Nam 2008 toi lai dau nhu vay ma cung khong biet benh gi, den bay gio khong biet benh co tro lai nua khong. Xin bac si cho toi biet benh cua toi la benh gi, cam on bac si nhieu. (Tran Thi Kim Phuong, 44 tuổi, Buon ban, Đa Nang)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng (có thể do viêm, do căng giãn các tạng trong ổ bụng, do thiếu máu nuôi các cơ quan và cũng có thể là không thể xác định được nguyên nhân). Trường hợp của bạn nhiều khả năng là những rối loạn hay bệnh lý lành tính của ống tiêu hóa hoặc một cơ quan nào đó trong ổ bụng (gan, đường mật, đại tràng,…). Nếu triệu chứng xuất hiện lại, bạn nên đi khám ngay tại các phòng khám tiêu hóa của các bệnh viện để xác định bệnh, điều trị và có cách phòng ngừa thích hợp. Bạn nên hạn chế sữa, các chất béo, các thức ăn và nước uống có ga.
* Xin chào bác sĩ và các anh chị phụ trách chương trình. Tôi bị đau quặn bụng ngay rốn từ đầu tháng 6, nghĩ mình bị sán lãi nên tôi xổ lãi bằng Fudacar 2 lần cách nhau 15 ngày, vẫn đau hằng ngày, đau dữ dội, khi thì ngay rốn về sau, khi ngay bên dưới bụng phía tay trái, đau ra sau lưng, đau rút xuống mặt trước của đùi, đau quặn. Ngoài ra, còn bị chướng bụng và đi ngoài nhiều lần, phân nát. Tôi đi khám phòng mạch gần nhà được xác định là viêm đại tràng và uống thuốc 3 tuần với các loại Amox, Flagyl và men tiêu hóa, kết quả đi ngoài phân bớt xấu dần nhưng vẫn đau bụng dữ dội và chướng bụng. Thật sự tôi vừa bệnh vừa căng thẳng với 4 kỳ thi của con từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7, nên ráng cầm cự, uống thuốc giảm đau, chườm nước nóng và ăn uống kiêng cữ. Mãi đến ngày 23/7 vừa rồi tôi đi khám bảo hiểm ở BV Nhân Dân Gia Định, BS cho soi nhưng tôi xin uống thuốc trước vì quá sợ soi ruột do đang bị sưng trĩ. Nay tôi đã uống được 2 tuần và thấy ổn định chuyện đi ngoài nhưng ở hạ sườn phải vẫn đau, tuy có giảm về cường độ, hầu như hằng ngày tôi phải uống thêm thuốc giảm đau Advil mới đi làm nổi. Toa thuốc của tôi là Spamoin 200mg, Upha-Bio108CFU, Ranitidin 150mg, Sulpiride 50 mg, uống 2 tuần và tôi sắp đi tái khám. Tôi phát hiện lá lách to 122x54mm và tiểu cầu tăng cao PLT là 624 cách đây 3 tháng khi đi khám tổng quát. Xin hỏi BS hai điều: 1- Khi đi tái khám lại tôi có nên xin soi ruột không vì đã từ chối lần rồi vừa vì bị sưng trĩ và vừa sợ phát hiện K. Và liệu có bị K không BS? 2- Khi lá lách to và chỉ số tiểu cầu cao ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và mình phải làm gì thưa BS? Xin chân thành cám ơn BS và chương trình, chúc BS và các anh chị phụ trách khỏe mạnh. (Thu Thủy, 48 tuổi, Giáo viên, Gò Vấp - TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Điều 1: Bạn nên nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh và từ đó để có biện pháp điều trị bệnh thích hợp, bệnh trĩ của bạn hoàn toàn không ảnh hưởng đến nội soi đại tràng, bạn không nên ngại phát hiện bệnh lý ung thư đại tràng qua nội soi vì thực sự nếu là ung thư bạn phải điều trị càng sớm càng tốt.
Điều 2: Lách to hay số lượng tiểu cầu tăng có thể gặp trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau và tùy thuộc vào bệnh lý nền là gì mới có thể biết được sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Do đó, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe và bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân lách to và tiểu cầu cao.
* Chào bác sĩ Hồ Tấn Phát, xin hỏi bác sĩ, em thỉnh thoảng bị đau bụng phần trên lỗ rốn rất khó chịu, người toát mồ hôi, đau kéo dài khoảng 1 tiếng, cảm giác muốn ói. Xin bác sĩ tư vấn giùm cách chữa trị. Cảm ơn bác sĩ nhiều. (Nguyen Van Minh, 27 tuổi, Nhan vien, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có khả năng bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên đến khám tại phòng khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Em thường hay bị đau vùng thượng vị, có lúc đau xung quanh vùng rốn. Em có đi khám và nội soi ở Trung tâm Hòa Hảo hai lần, kết luận viêm dạ dày nhưng uống thuốc không bớt. Đến nay, em vẫn còn đau và thường có triệu chứng đau rát vùng thượng vị. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho em rõ hơn về nguyên nhân, một số phương pháp và cách điều trị tốt nhất. Xin cảm ơn chương trình và cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Mậu Vương, 28 tuổi, Kỹ sư xây dựng, Q.1, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Trường hợp viêm dạ dày của bạn, điều quan trọng là trong quá trình điều trị bạn phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý: kiêng các chất cay chua, nước có ga, các loại mắm (mắm tôm, mắm tép, mắm thái…), café, rượu, bia, thuốc lá, các chất béo.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày như do chế độ ăn và sinh hoạt (ăn nhiều chất cay chua, nhiều chất béo, ăn vội vàng, nhai không kỹ, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, rối loạn giờ giấc ăn uống); do thuốc và các hóa chất (acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…); do nhiễm vi trùng Helicobacter Pylori; do nguyên nhân thần kinh (các trạng thái lo lắng, căng thẳng) và có thể do một số bệnh lý nội tiết gây nên như đái tháo đường, hội chứng cushing…
* Cách đây nửa tháng tôi bi đau bụng kéo dài một tuần với hiện tượng đau quặn bụng. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi khám và điều trị ở đau là tốt nhất... Thành thật cám ơn! (Nguyen Thanh Huu, 48 tuổi, Q.11, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn bị đau một tuần, hiện tại đã hết được 1 tuần, có thể sẽ không bị lại, cũng có thể sẽ bị lại nếu là một bệnh lý nào đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và nếu cần sẽ làm một số xét nghiệm (nội soi dạ dày, siêu âm bụng,…) để kiểm tra.
|
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: "Đau quặn bụng có thể nguy hiểm hoặc không. Thông thường đau quặn bụng nghĩa là đau có cơn trội lên trên nền đau âm ỉ khó chịu hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục". |
* Tôi thường hay bi đau ở dưới phần ức khoảng 1cm, bác sĩ cho hỏi nguyên nhân, cách chữa như thế nào? (Bui Kim Chung, 38 tuổi, Ke toan, ngo 42 so 107 lang Thanh Cong)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân như đã nói ở trên. Điều trị hiện tại có rất nhiều thuốc sử dụng, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc phù hợp cho bạn và quan trọng là bạn phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý (không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua cay; không uống rượu, không hút thuốc lá; không nên ăn quá nhanh hay nhai không kỹ; nên cố gắng ăn uống đúng giờ và không ăn quá no hoặc không nên nhịn đói quá lâu; cố gắng giảm thiểu tối đa các trạng thái tâm lý căng thẳng hay lo âu.
* Cho em hoi la nhung lan em toi kinh nguyet thi phan bung duoi cua em rat dau, va thuong dau vao khoang 2h toi, lam em ngu khong duoc? Vay cho em hoi co anh huong gi den suc khoe va chuyen co con sau nay khong? Vi em da co chong roi va em hien dang song tai Han Quoc. Xin hay tu van dum cho em. (Le Thi Ngoc Truc, 20 tuổi, Noi tro, Tra On - Vinh Long)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Các cơn đau này sẽ làm bạn rất mệt mỏi trong thời gian có kinh, giảm khả năng làm việc. Tuy nhiên, thông thường sẽ không ảnh hưởng đến chuyện có con sau này của bạn, nếu cơn đau kéo dài ngày càng tăng bạn nên đến khám tại các bệnh viện sản khoa để được tư vấn thêm.
* Thua bac si, toi bi tieu chay hai ngay roi, bi kiet. Toi uong thuoc da khoi, nhung gio an nhieu thi thay nang bung va quan dau, an it thi khong dau, nho bac si tu van de toi duoc yen tam. Xin cam on bac si. (Tuyet Loan, 54 tuổi, Noi tro, Ap Phu Phong, Xa Quoi Thanh, Huyen Chau Thanh, Ben Tre)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn đã bị rối loạn tiêu hóa, khả năng do nhiễm trùng đường ruột hoặc một loại thức ăn nào đó không phù hợp với bạn. Hiện tại, dù bệnh đã ổn định, tuy nhiên hệ tiêu hóa vẫn chưa được hồi phục lại bình thường, bạn không nên ăn quá no, tạm thời không dùng sữa, không ăn rau sống. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu (cháo), qua vài ngày nữa bệnh sẽ ổn.
* Mấy hôm nay bụng tôi bị đau, đau cả vùng bụng không cố định, có triệu chứng sôi ruột, đánh rắm. Đi khám BS bảo viêm dạ dày, vậy xin hỏi bệnh đó như thế nào có nguy hiểm không, tôi thường xuyên uống café có sao không? (Kim Nguyen, 22 tuổi, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích", bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị thích hợp, bạn có thể uống café đen đá hay đen nóng nhưng không được uống café sữa đá và cafe sữa nóng.
* Toi thuong dau bung kinh khung, tuong chung nhu dut tung doan ruot (1, 2 thang, bi 1, 2 lan), sau khoang 3 phut thi khoi, khong bi gi them, di cau binh thuong. Toi da thuong bi nhu vay nhieu nam roi. Xin BS cho biet nguyen nhan vi sao toi bi nhu vay? (Tran Bach Dan, 46 tuổi, Cong chuc, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng như đã nói ở trên, bạn cũng chưa cho biết là đau ở vị trí nào của vùng bụng nhưng trường hợp của bạn là đã bị rất thường xuyên, có thể do tình trạng co thắt ống tiêu hóa đột ngột do một nguyên nhân nào đó, bạn nên đi khám bệnh tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện để được chẩn đoán (nội soi dạ dày hay đại tràng, siêu âm bụng, xét nghiệm phân,…), sau đó các bác sĩ mới có hướng điều trị thích hợp.
* Khi dung diem tam xong neu mon an co chat beo thi toi hay bi hien tuong dau quan bung va di cau rat nhieu lan cho toi khi het chat beo do thi thoi. Xin nho bac si tu van va huong dan cach dieu tri. Xin cam on! (Le Trung Tuan, 56 tuổi, CN, Go Vap, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn bị "Hội chứng ruột kích thích" hay "Hội chứng ruột kém hấp thu", bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm phân và có thể phải nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh. Bạn nên kiêng ăn uống các chất béo, mỡ, không uống bia, không ăn rau sống.
* Chào bác sĩ! Con gái tôi 14 tuổi cháu thường đau quặn bụng khi đói hoặc khi no, cứ phải nằm nghỉ 1 lúc thì hết. Cháu thường xuyên tẩy giun đúng định kỳ 6 tháng/1 lần. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho tôi về bệnh của cháu. Cháu 14 tuổi có nội soi được không? Tôi cũng đã cho cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 nhưng vào ngày thứ bảy nên bác sĩ nói nên đi khám vào ngày thường thì tốt hơn vì có đầy đủ dụng cụ hơn. (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 50 tuổi, Công chức, khu phố 2-phường 1-thị xã Tây Ninh)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể cháu bị viêm dạ dày. Cháu 14 tuổi có thể nội soi dạ dày được. Ngày thứ bảy phòng khám các bệnh viện vẫn làm việc bình thường nhưng bác sĩ đã tư vấn như vậy thì bạn nên cố gắng thu xếp đưa cháu đi khám theo hướng dẫn. Tạm thời không cho cháu ăn uống các chất cay chua (nước cam, nước chanh, các loại nước có ga, sữa chua, các trái cây có vị chua,…).
* Khoảng 1 tháng truớc em bị tình trạng sau khi ăn xong là bị đau quặn bụng muốn đi vệ sinh. Kéo dài như thế 1 tuần. Khi đi khám thì bác sĩ bảo là hội chứng rối loạn đại tràng kích thích. Sau khi uống thuốc thì hết và mấy hôm nay cũng bị lại như thế nhưng không đau quặn như trước (em bị tiêu chảy khi uống sữa bò hay sữa tươi từ nhỏ). Vậy xin bác sĩ tư vấn chỉ định hướng điều trị giúp em. Cảm ơn bác sĩ. (Thanh Phước, 19 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn nhiều khả năng nhất là "Hội chứng ruột kích thích" như bác sĩ đã nói, bệnh này cần uống thuốc liên tục, có thể phải uống trong thời gian dài và thời gian điều trị phụ thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân và phụ thuộc vào việc bệnh nhân có tuân thủ tốt chế độ ăn uống hay không.
Bạn nên tái khám để tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn. Bệnh này đặc biệt phải kiêng không được uống sữa và chỉ cần làm tốt điều này bạn đã có thể giảm bệnh được rất nhiều rồi.
* Doi khi an sang muon khoang 8 gio khi an xong em bi dau bung (dau quan khoang 2-3 con). Xin bac si cho biet nguyen nhan va cach dieu tri? Em xin tran trong cam on! (Nguyen Duc Hien, 35 tuổi, Nha Trang, Khanh Hoa)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể bạn chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường và liên quan đến thức ăn buổi sáng bạn vừa ăn, bạn nên đổi thức ăn sáng sang loại khác và không nên ăn mỡ hành, thức ăn có nhiều chất béo trong bữa ăn sáng, không uống café sữa. Nếu không hết bạn nên thu xếp đi kiểm tra tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện.
* Thưa bác sĩ em bị quặn bụng, cơn đau đến bất chợt, nhưng chỉ trong vài phút thì lại thấy hết đau, em đi khám siêu âm thì bác sĩ nói không có vấn đề gì, đi nội soi cũng vậy, bác sĩ bảo không có gì hết. Vậy nguyên nhân khiến em đau là gì hả bác sỉ, em không hiểu, em vẫn tẩy giun đều đặn, bị đau vài phút thì hết. (Hoàng Thị Minh Giang, 22 tuổi, Nhân viên, Hội An, Quảng Nam)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Trong thực tế, một số trường hợp bệnh nhân bị "Hội chứng ruột kích thích" cũng thỉnh thoảng có những cơn đau bụng dữ dội phải đi cấp cứu tại bệnh viện, cơn đau có thể kéo dài vài giờ hoặc chỉ thoáng qua nhanh. Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống những lúc lên cơn đau xem có ăn uống những thức ăn giống nhau không. Tẩy giun đều đặn không có nghĩa là không bị đau bụng vì đau bụng có rất nhiều nguyên nhân. Nếu cơn đau không hết, bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để trao đổi trực tiếp với bác sĩ khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh.
* Tôi thường đau quặn bụng, triệu chứng là bắt đầu từ bàng quang bên trái có cảm giác đầy hơi sau đó dội ngược lên vùng ngực bên trái cơn đau rất dữ dội dẫn đến nôn mửa, muốn đi cầu nhưng không đi được. Tôi có đi khám bệnh viện và nhập viện nhiều lần nhưng các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân và không điều trị dứt điểm được. Cơn đau của tôi thường bắt đầu vào buổi chiều tối không có định kỳ tái diễn nhiều lần trong tháng. Có những kết quả chụp X-quang khi tôi đi khám thì các bác sĩ khám chẩn đoán là tắt ruột không thoát vị. Vậy nhờ quý báo chuyển đến bác sĩ giúp chứng bệnh của tôi là gì và điều trị bằng cách nào? Tôi đi làm các xét nghiệm máu về sán, giun đều cho ra âm tính. Xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Hồng Hải, 34 tuổi, Kế toán, 98 Tây Sơn - TP Quy Nhơn - Bình Định)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bệnh của bạn khá phức tạp, các triệu chứng của bạn có thể do các bệnh lý xuất phát từ ống tiêu hóa hoặc đường niệu bên trái. Không biết còn triệu chứng nào khác đi kèm hay không (đi cầu như thế nào? tính chất phân? đi tiểu bình thường hay có dấu hiệu bất thường?). Khi cơn đau xuất hiện lại, bạn có thể khám và nhập viện tại một cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Cháu hay bị đau quặn bụng, đau nhiều về phía bên phải và dưới rốn, nhất là lúc bị căng thẳng, cháu từng phải vào bệnh viện cấp cứu vài lần. Bác sĩ nói cháu bị cơn đau quặn thận, cho vài viên thuốc uống, cháu có bớt nhưng trường hợp này tái đi tái lại nhiều lần... Cháu muốn biết triệu chứng như vậy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị để khỏi hẳn? Có cần kiêng ăn gì không? Xin bác sĩ vui lòng giải đáp, xin cảm ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 21 tuổi, SV, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có thể là một "cơn đau quặn thận" do sỏi đường niệu hoặc một cơn đau của "Hội chứng ruột kích thích". Bạn cần khám tại các phòng khám tiết niệu của các bệnh viện. Hội chứng ruột kích thích hiện vẫn không rõ nguyên nhân, bạn cần kiêng sữa, các chất lên men, hải sản, rau sống, các loại mắm tôm tép...
|
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: "Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau bụng, nguyên nhân là gì còn tùy thuộc vào vị trí đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm (sốt, ói, buồn nôn,...) và một số yếu tố khác" |
* Cám ơn Báo đã tổ chức cuộc giải đáp trực tuyến này. Hội chứng đbkt tôi mắc phải từ nhiều năm nay. Nó là nỗi lo thường trực của tôi trong công việc hằng ngày. Tôi tự đặt nó là hội chứng "sau cà phê sáng". Tôi thường mắc phải sau khi ăn sáng và uống cà phê xong. Đã quen dần với nó thì không thấy nguy hiểm (trong trường hợp của tôi). Sau khi đi tiêu xong thì người nhẹ nhõm và công việc bình thường. Nhiều lúc, có việc phải đi làm sớm, tôi không dám ăn sáng, vì sau khi ăn sáng và uống cà phê khoảng 10-15 phút là tôi đau quặn bụng. Sau khi giải quyết xong, mọi chuyện lại ổn thoả. Triệu chứng này đã làm khổ tôi thật nhiều. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên bổ ích. Xin cám ơn Bác sĩ và Báo Thanh Niên. (Gia Thiên, 36 tuổi, Công chức, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn đã có những triệu chứng khá điển hình của hội chứng ruột kích thích, do bạn đã bị nhiều năm nên lời khuyên dành cho bạn là bạn nên thay đổi thức ăn sáng, bạn có thể uống cafe đen (đá) tuy nhiên không được uống kèm sữa. Nếu triệu chứng không giảm bạn nên dùng cafe đen pha loãng hơn. Ngoài ra, nên kiêng rau sống, đồ sống (thức ăn chưa được nấu chín), đồ biển, các loại khoai, bánh mì. Bạn nên cố gắng điều chỉnh để bệnh ổn định vì dù bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn.
* Tôi tên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ở Biên Hòa - Đồng Nai. Năm 2006 tôi bị đau bụng và lên BV Thống Nhất, Biên Hòa. BS nói tôi bị viêm ruột thừa và phải mổ. Sau mổ tôi bị nhiễm trùng, ứ dịch, sau đó bị áp se tồn lưu và người sốt liên tục, tôi xin chuyển lên BV Chợ Rẫy để điều trị. Sau một tuần tôi được xuất viện, về nhà tôi lại bị đau và sốt. Tôi quay lại BV Chợ Rẫy, BS cho tôi siêu âm thì tôi bị ứ dịch trở lại. Tôi uống thuốc theo toa thì bớt nhưng vài tháng sau thì lại đau lại.Tôi lại đến BV, BS cho tôi uống thuốc nhưng không bớt nữa và ngày càng đau nhiều. Tôi chuyển sang BV Đại học Y Dược thì BS nói tôi bị dính ruột và tôi phải mổ để gỡ dính, tôi được xuất viện khoảng một năm sau tôi đau trở lại. Tôi trở lại BV Chợ Rẫy khám ở khoa Ngoại tiêu hóa vào ngày 10 tháng 12 năm 2009 đi siêu âm BS nói các quai ruột bị ứ dịch nhiều và BS cho tôi toa thuốc về tôi uống thì thấy bớt đau được 2 tháng. Mới đây ngày 31 tháng 7 năm 2010 tôi lại đau bụng và kèm theo các cơn sốt rét liên tục. BS cho tôi uống debrirat- panum-tanol thì bớt sốt nhưng vẫn âm ỉ đau. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi hướng điều trị ra sao, tôi phải làm gì để khỏi bệnh. Xin cám ơn bác sĩ!!! (Mỹ Hạnh, 42 tuổi, Buôn bán, Biên Hòa)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn nên quay lại bệnh viện nơi bạn đã khám bệnh vào ngày 31.07.2010 để tái khám, và nên xin nhập viện điều trị để xác định đúng nguyên nhân gây đau bụng và sốt như hiện tại. Khi đi khám bệnh nhớ mang theo đầy đủ hồ sơ (xét nghiệm, giấy ra viện....) để tiện cho việc theo dõi và điều trị bệnh. Chúc bạn mau lành bệnh.
* Xin tu van kham va chua benh nay o benh vien nao? (Nguyen Hoang Minh, 32 tuổi, Kinh doanh, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể xin tư vấn và khám chữa bệnh này ở bệnh viện nào cũng được. Nếu bạn ở ngoài TP.HCM thì đến các bệnh viện tại địa phương. Nếu ở TP.HCM thì có thể đến bất kỳ bệnh viện nào trên địa bàn thành phố.
* Tôi thường xuyên có triệu trứng đau bụng khi đi bộ quá nhiều và có cảm giác như có một khối u ở bụng dưới rốn bên trái. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, tôi có thể đã mắc bệnh gì, và phải làm như thế nào? (Hoang Thi Mai, 24 tuổi, Nhan vien sales, Q.6, TP.HCM)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Không biết chính xác là "khối u ở bụng dưới rốn bên trái" theo như bạn mô tả là ở vị trí nào, nếu ở vị trí vùng bẹn bên trái (nằm bên trái bàng quang) thì có thể bạn đã bị "thoát vị bẹn bên trái", bạn nên đi khám tại các phòng khám "ngoại tiêu hóa" tại các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng. Nếu chính xác là ngay dưới rốn bên trái thì khả năng bạn bị "Hội chứng ruột kích thích" và khối u xuất hiện mà bạn nói chỉ đơn thuần là do sự tăng co thắt của đại tràng gây ra và sẽ lúc có lúc không, bạn nên đi khám tại các phòng khám nội tiêu hóa tại các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Tôi rất mừng khi được tư vấn trực tuyến với chủ đề: "Đau quặn bụng - những điều cần biết" vào chiều nay. Kính thưc bác sĩ ! Tôi thường xuyên đau quặn bụng không hiểu lý do gì, có khi đau quặn khoảng 20 phút là tự động hết. Những lúc bị là lúc tôi đang căng thẳng về một vấn đề nào đó hay phát biểu trước tập thể một nội dung, sau khi ngồi xuống là bị. hay làm việc cố sức, khiêng hay xách nặng vật gì đó cũng bị. Kính nhờ bác sĩ cho biết đây là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị ra sao. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ dồi dào sức khỏe và chữa khỏi bệnh cho tất cả mọi người. (Trần Văn Chừng, 44 tuổi, Giáo viên, Long Khánh, Đồng Nai)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Khả năng bạn bị rối loạn tiêu hóa do stress (làm việc căng thẳng, mệt mỏi,...), trong trường hợp này bạn nên cố gắng có chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giảm stress. Theo kinh nghiệm của tôi, khí công và dưỡng sinh rất thích hợp cho bạn giải quyết vấn đề này.
* Đau vùng bụng (từng cơn rất đau) khoảng 30 phút rồi hết. Thỉnh thoảng tôi bị như thế, xin bác sĩ cho biết cách điều trị và phòng tránh. Rất cảm ơn. (Tăng Thịnh, 47 tuổi, Viễn thông, 44 Lạc Long Quân, Quy Nhơn)
- Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau bụng, nguyên nhân là gì còn tùy thuộc vào vị trí đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm (sốt, ói, buồn nôn,...) và một số yếu tố khác. Trong trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
* Mỗi lần hành kinh, bụng em rất đau, đau quặn theo từng cơn. Bạn bè em có một số đứa khi hành kinh không đau gì hết. Để hết đau vào những ngày này thì em có thể uống Buscopan được không? Nếu được thì uống vào tuần nào trong tháng để không bị đau bụng khi đến ngày hành kinh? (Thảo Hiền, 34 tuổi, NV, Bình Thuận)
Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể uống Buscopan vào những ngày này, khi có cơn đau nhiều bạn có thể uống 1 lần 2 viên, một ngày có thể từ 2 đến 3 lần, khi cơn đau đã giảm thì ngưng không nên lạm dụng, hằng tháng mỗi lần tới kì kinh bạn chỉ nên uống khi đau bụng nhiều. Nếu cơn đau không giảm, bạn nên đến khám tại bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn thêm.
* Tôi năm nay 27 tuổi, chưa có gia đình, làm việc văn phòng. Gần đây tôi bị đau nhẹ vùng bụng dưới, đi siêu âm cho kết quả bình thường, chưa phát hiện bệnh lý nhưng có ghi kèm câu "tăng nhu động ruột". Thời gian gần đây tôi hay bị sôi bụng, đầy hơi và đau quặn bụng khi buồn đại tiện (tôi không bị táo bón). Cho tôi hỏi tăng nhu động ruột là bệnh gì, có ảnh hưởng gì không? Có thể dùng thuốc Buscopan để điều trị được không? (Tran Thi Phuong, 27 tuổi, NV, Tan Phu)
Thạc sĩ - Bác sĩ Hồ Tấn Phát: Bạn có thể hiểu một cách đơn giản "tăng nhu động ruột" là tình trạng tăng co bóp hơn bình thường của ruột (do dùng thuốc nhuận trường, do nhiễm trùng đường ruột,...) Tùy thuộc vào bệnh lý nền gây ra hiện tượng tăng nhu động ruột mới biết được bệnh có nguy hiểm hay không. Thuốc bạn hỏi có thể sử dụng tạm thời để giảm triệu chứng đau gây ra do tăng nhu động ruột nhưng không sử dụng để điều trị bệnh lý nền được.
Thanh Niên Online
(thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét