Trang

Thí nghiệm này có thể khiến người uống cà phê Việt Nam run sợ

Phương Nhi thực hiện |

Thí nghiệm này có thể khiến người uống cà phê Việt Nam run sợ
 
Bạn sẽ run sợ nếu nhớ lại đã uống rất nhiều phin cà phê không sủi bọt. Và nếu đó chỉ là đỗ tương, ngô rang cháy pha hương liệu độc thì hẳn bạn sẽ run sợ lần nữa vì nguy cơ ung thư.

Trước thực trạng cà phê bẩn tràn ngập thị trường Việt Nam ở mức báo động nguy hiểm, chúng tôi đã từng thực nghiệm 1 biện pháp: Dùng 3 ly nước lọc nguội, lật mặt loại cà phê độc hại.

Ở bài này, chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả biện pháp thực nghiệm thứ hai là: Dùng 2 phin pha cà phê hoặc đổ bột cà phê ra giấy - từ đó chỉ cần quan sát bằng mắt thường là nhận diện được.

Với cách này, bất kỳ ai cũng có thể nhận biết, lật mặt loại bột cà phê bẩn, rất độc hại cho cơ thể, bảo vệ chính bản thân và gia đình chúng ta.

Biện pháp của chúng tôi được sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên gia hiển nhiên rất sành cà phê - ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa).

Theo ông An, cách dùng 3 ly nước lọc khá hay và dễ làm, tuy nhiên chưa bộc lộ thật rõ nét cho sự đối lập, phân biệt giữa 2 loại: cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả).

Thay vào đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận biết dựa vào bọt của cà phê khi pha trong phin, cũng rất dễ làm. Tại văn phòng của ông An, thực nghiệm đã được tiến hành ngay trước mặt phóng viên Trí Thức Trẻ.

1. Phân biệt cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả) qua 2 phin pha cà phê

Hai phin cà phê, một chứa bột cà phê nguyên chất (phin số 2), một chứa bột cà phê đang bán tràn lan trên thị trường - theo như truyền hình VTV phản ánh là làm từ ngô rang, đậu tương rang cháy khét (phin số 1).

Đổ nước sôi 100 độ C vào 2 phin này.

Khi đó, trong phin chứa cà phê nguyên chất (phin số 2) lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí, tràn ra cả ngoài phin.

Nhưng ở phin còn lại (phin số 1), bột cà phê không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm dần, nước ngấm vào bột và bốc mùi thơm nồng nặc.

Ông An chỉ tay vào phin cà phê không hề sủi bọt và nói: "Đây chính là loại cà phê rởm đang bán rất nhiều trên thị trường".

Trong loại bột cà phê bẩn trên thị trường sẽ pha trộn tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao như bột ngô (bắp), bột đậu tương rang, cùng nhiều tạp chất khác, hại cho sức khỏe.

Lật tẩy cà phê bẩn bằng cách dùng 2 phin pha.

2. Ngoài cách dùng 2 phin pha, chúng tôi cũng thực nghiệm cách đổ bột cà phê ra để quan sát.

Nhìn bằng mắt thường và lấy tay sờ vào từng loại, thì bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời.

Do hạt cà phê rang thật rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều.

Trái lại, bột cà phê có pha trộn bột rang cháy các loại hạt khác thường vón cục, ẩm ướt, ít tơi bong hơn, có phần bết dính. Mời bạn xem thêm clip bên dưới:

Lật mặt cà phê bẩn bằng cách nhìn và sờ vào bột

* Bạn đọc tham khảo thêm: Trung tâm Tin tức VTV24 của Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: Với phóng viên, biên tập viên của VTV24, ít nhất 1 ngày cũng phải có 1 cốc cafe vào người mới đủ tỉnh táo làm việc.

Nhưng sau khi xem xong tiêu điểm ngày hôm nay, chúng tôi đã phải cân nhắc lại cách giữ tỉnh táo cho bản thân.

Chuyển động 24h thâm nhập lò sản xuất cà phê bẩn

theo Trí Thức Trẻ

 

Chỉ cần 3 ly nước lọc, lật mặt loại cà phê độc hại

soha.vn - Ngọc Thảo thực hiện |

Chỉ cần 3 ly nước lọc, lật mặt loại cà phê độc hại

Làm thế nào để ra quán cà phê không bị uống nhầm... ngô, đỗ tương rang cháy khét, qua đó ngăn chặn các loại hóa chất độc hại vào cơ thể bạn? Mời xem thí nghiệm dưới đây!

Thí nghiệm do bạn Ngọc Thảo (Hải Phòng) gửi đến tòa soạn, kèm những lập luận chặt chẽ. Chúng tôi xin phép đăng tải thí nghiệm này.

1) Quan sát 3 ly nước lọc nguội (từ trái sang)

- Ly nước số 1 với bột cà phê như báo chí phản ánh là làm chủ yếu từ đỗ tương và ngô rang cháy khét. Có thể dễ dàng mua loại bột cà phê này (đóng bịch, không nhãn hiệu) tại một số cửa hàng tạp hóa bất kỳ trên cả nước.

- Ly nước số 2 với bột cà phê có pha thêm hương liệu, trong đó có bơ thực vật (margarine). Loại này có thể mua được từ một số nơi quảng cáo là cà phê rang xay nguyên chất.

- Ly nước số 3 với bột cà phê rang và xay thuần, không sử dụng bơ thực vật (margarine) và hương liệu trong quá trình sản xuất.

2) Khi thả bột cà phê vào nước

- Ly số 1 chứa cà phê làm từ ngô, đậu tương rang cháy khét: chìm nhanh nhất. Có thể thấy bột cà phê rơi "lả tả" như "sung rụng".

Màu nước ngay lập tức chuyển sang đen kịt. Đó là do bột ngô và đỗ tương nặng nên chìm nhanh hơn, và phẩm màu "hiện nguyên hình" khi hòa trong nước lọc.

- Ly số 2 chứa cà phê có pha hương liệu và margarine: bột café không chìm trong nước.

Đó là do trong quá trình chế biến, nhà sản xuất sao tẩm thêm bơ thực vật nhằm tăng độ thơm. Do có bơ bao quanh nên bột cà phê này, tuy đúng là từ hạt cà phê không trộn đỗ tương hay ngô rang cháy, nhưng cũng không chìm trong nước mà nổi hoàn toàn.

- Ly số 3 chứa cà phê thuần không sao tẩm: Có chìm nhưng chìm chậm hơn ly số 1, nước có màu nâu đặc trưng do cà phê được rang ở điểm "full city".

3) Khi dùng thìa ngoáy mạnh

- Ly số 2: Cà phê không chìm hết trong nước mà phần lớn vẫn nổi trên bề mặt cốc, nhìn kĩ sẽ thấy có váng bơ không tan, nước màu vàng trong.

- Ly số 3: Cà phê chìm hoàn toàn trong nước, lúc này ly nước có màu nâu đặc trưng của cà phê.

Như vậy, cà phê ở một số nơi giới thiệu là rang xay nguyên chất mà bạn đang uống, tuy là hạt cà phê thật nhưng chưa chắc "nguyên chất" như bạn nghĩ.

Nếu bột cà phê bị bọc bởi bơ thực vật không tan trong nước, thì nó sẽ như thế nào khi đưa vào cơ thể bạn?

Chưa kể tới, cà phê có thể bị để lâu trong kho với điều kiện bảo quản không đảm bảo, nhất là với khí hậu thất thường của miền Bắc, dễ bị ẩm mốc.

Cách chọn cafe nguyên chất chuẩn

Phóng viên đã gặp gỡ anh Bạch Hồng Sơn, một chuyên gia về các giống cà phê đặc sản của các vùng miền trên cả nước và được anh chia sẻ kình nghiệm cách nhận biết cà phê hạt nguyên chất không sao tẩm.

- Nếu có hạt cà phê, bạn cắn trực tiếp hạt, khi phát hiện có vị béo, mặn, mùi thơm ngọt như cacao thì đó là cà phê có hương liệu.

Quan sát hạt cà phê thấy có lên dầu dù bảo quản trong hộp kín thì rất có thể cà phê đã để quá lâu hoặc bảo quản không tốt.

Hạt cà phê nguyên chất gần như không lên dầu nếu bảo quản tốt, cắn vào thấy giòn, đắng tự nhiên, mùi thơm xuất hiện sau cùng khi lớp hậu vị đắng đã đi qua đầu lưỡi.

- Nếu chỉ có bột cà phê, bạn thực hiện như thí nghiệm nêu trên. Bột cà phê nguyên chất chìm trong nước với tốc độ chậm, nước có màu nâu của cà phê.

Bột cà phê sao tẩm không chìm xuống nước do rang bằng bơ thực vật, khi quấy mạnh lên vẫn không chìm, thậm chí còn có váng bơ nổi lên bề mặt nước. Loại cà phê sao tẩm này khi pha bằng phin, bã cà phê thường sủi rất nhiều bọt.

* Tham khảo thêm: Khi cái chết đến qua đường ăn uống (nguồn: VTV24)

Bản tin VTV24 mới đây phát trên truyền hình đã cung cấp thông tin gây sốc: 70% là đậu, ngô và hoá chất, chỉ có 30% là cà phê - đó là thức uống bạn đang dùng mỗi ngày!

Trong phóng sự, phóng viên VTV24 đã tận mắt chứng kiến công nghệ biến đậu, ngô, vỏ cà phê, hoá chất... thành cà phê bột.

Hóa chất tạo hương cho cà phê pha sẵn, không nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều độc tố cho cơ thể.
Hóa chất tạo hương cho cà phê pha sẵn, không nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều độc tố cho cơ thể.

Ít ai biết rằng trong các gói "cà phê bột" có mùi thơm quyến rũ bán sẵn trong nhiều tiệm tạp hóa và quán quán cafe lại chứa thành phần không phải cà phê mà là đỗ tương và ngô rang cháy khét, tiềm tàng mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bản tin VTV24 lật tẩy cà phê làm từ ngô, đậu tương rang cháy khét

 theo Trí Thức Trẻ

 

Rợn người cà phê tạo bọt bằng nước rửa bát, tạo màu bằng phẩm nhuộm vải

soha.vn - Ngọc Anh (Tổng hợp) |

Rợn người cà phê tạo bọt bằng nước rửa bát, tạo màu bằng phẩm nhuộm vải

Nhiều quán cà phê vỉa hè, để tạo những li cà phê "nhiều bọt, thơm nức mũi" họ sẵn sàng sử dụng chất tạo bọt SLS (60.000 đ/20kg) để giữ bọt lâu tan.

Đây là chất tẩy rửa, tạo bọt dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất xà phòng, mỹ phẩm...

Cà phê tạo bọt bằng nước rửa bát, nhuộm màu bằng phẩm nhuộm vải

Hiện nay, thói quen thưởng thức cà phê hàng ngày rất phổ biến ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội…. Nhưng vấn nạn cà phê bẩn tạo bọt bằng nước rửa chén đã và đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP HCM từng chia sẻ với bào Thanh Niên: "Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê".

Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xayđều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê vì giá rẻ.

Đầu tiên, phải kể đến lịch sử cà phê trộn thêm ngô, đậu nành rang cháy. Trước đây cà phê Việt Nam còn hiếm, người tiêu dùng cũng ít nên quán cà phê thường chế thêm ngô, đậu nành vào để rang cùng.

Theo thời gian khách hàng quen hương vị nên trở thành bình thường. Đáng lo ngại khi ngô, đậu nành trong nhiệt độ rang cà phê (225 -235oC) bị cháy đen, sẽ biến đổi chất và được xác định là tác nhân gây ung thư.

Ngoài ra, không ai dám đảm bảo chất lượng, tỷ lệ chuẩn lượng ngô, đậu nành mà các cơ sở rang, xay cà phê đưa vào trộn với cà phê bán cho người tiêu dùng.

 - Ảnh 1
Phần lớn người tiêu dùng không biết rằng một số quán cà phê sử dụng chất tạo bọt SLS (60.000 đ/20kg) pha vào cà phê để giữ bọt lâu tan. Đây là chất tẩy rửa, tạo bọt dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất xà phòng, mỹ phẩm. (Ảnh minh họa).

Gần đây, giới trẻ Hà Nội rộ lên "mốt" cà phê bọt. Quán nào có cà phê càng nhiều bọt càng ngon, cốc cà phê bọt vun lên có ngọn thì càng hấp dẫn và hút khách.

Sở thích này xuất phát từ sự xâm nhập của cà phê capuchino, một loại cà phê châu Âu với các kiểu tạo hình ảnh bằng bọt rất đẹp mắt vào Việt Nam. Người dùng ngậm bọt cà phê, để nó tan trên đầu lưỡi thưởng thức vị thơm của cà phê.

Phần lớn người tiêu dùng không biết rằng một số quán cà phê sử dụng chất tạo bọt SLS (60.000 đ/20kg) pha vào cà phê để giữ bọt lâu tan. Đây là chất tẩy rửa, tạo bọt dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất xà phòng, mỹ phẩm.

Chất này đặc biệt nguy hại đến tim mạch, chỉ cần một lượng vài chục mg thôi nó cũng có thể khiến người trưởng thành loạn nhịp tim, dùng lâu dài sẽ gây tổn hại tim mạch.

Một sở thích khá "dị" của người uống cà phê xuất hiện gần đây cho rằng cà phê càng đen càng thơm, càng đậm. Sở thích này cũng có lý do liên quan đến cách chế biến cà phê của người Việt Nam.

Trong đó, rang cà phê ở nhiệt độ cao và rất cao, hạt cà phê thu được màu nâu rất đậm gần như đen. Đáp ứng dân nghiền thích cà phê đen sậm, một số quán vỉa hè đã pha hóa chất để ly cà phê của quán mình "đen hơn".

Độc chiêu này chính là phẩm nhuộm vải có xuất sứ từ Trung Quốc và Đài Loan, rất độc hại đối với sức khỏe con người.

Có một thứ phụ gia nữa mà người trong nghề gọi là "mẻ". Đó là những mảnh vụn vỏ hạt cà phê, hầu như không có caffeine.

Để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê "gắt cổ", người ta chọn chất độn là đậu đỏ.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi. Nếu đến chợ hóa chất Kim Biên TP HCM, bạn sẽ thấy đủ loại tinh cà phê của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ...

Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét.

Nhờ chúng, dù có cho vào nhiều chất độn thì ly cà phê vẫn thơm. Việc tẩm tinh dầu là một nghệ thuật, vì nếu không khéo sẽ làm cho cà phê có vị đắng và mau hỏng.

 - Ảnh 2
Cà phê 7 phần là chất độn "tắm" với hóa chất nhuộm vài. (Ảnh: VnExpress).

Cà phê trộn hóa chất gây hại gan, suy tủy, ung thư, teo tinh hoàn...

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, các chất như SLS, phẩm nhuộm phân tán là những chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, là tác nhân gây ung thư ở con người.

Sự phổ biến của SLS trong sản phẩm cà phê nếu không được kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây ngộ độc và nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP HCM cũng cho biết, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất.

Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản.

Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. "Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng".

 - Ảnh 3
Cà phê 'đểu' được cho là một trong các nguyên nhân gây teo tinh hoàn ở nam giới. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được.

Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm.

"Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư.

Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận.

Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ;

Thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...", bác sĩ Ký nói rõ.

Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê "đểu", nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu...

Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền.

"Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư.

Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư", ông T.H nhấn mạnh.

Phân biệt cà phê sạch và pha tạp

Hạt cà phê nguyên chất phải là hạt cà phê rang mộc, khi sờ sẽ không thấy nhờn và dính, có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ. Ngược lại, hạt cà phê có pha tạp chất sẽ có độ nhờn, dính, mùi nồng.

Do có độ xốp, tơi lớn nên cùng khối lượng thể tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn cà phê pha tạp. Khi pha cà phê, bột nguyên chất gặp nước sôi sẽ nở lớn. Cà phê pha tạp thì ngược lại nở ít, bã có độ dính cao.

Ly cà phê nguyên chất có màu nâu cánh gián đem đến cảm giác sạch, khi cho đá vào, để ra ánh nắng sẽ có màu nâu hổ phách.

Theo Đời sống & Pháp Luật

 

Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất

Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất

Sáng ngày 19.7, lực lượng trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP. Cần Thơ ( PC 46) đã bất ngờ tiến hành kiểm tra Công ty cà phê An Khánh (trụ sở tại số 303/1, đường Cái Sơn Hàng Bàng, P An Khánh, Q Ninh Kiều) do ông Nguyễn Mậu Thảo (SN 1974) làm Giám đốc.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp này sản xuất cà phê chủ yếu từ bắp, đậu nành, hương liệu và hóa chất.

Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất
Nguyên liệu là được cho là phụ phẩm của cà phê
Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất
Công ty cà phê An Khánh
Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất
Sản xuất mỹ phẩm

Tại hiện trường, lực lượng kiểm tra đã phát hiện tại đây có hệ thống dây chuyền sản xuất, đóng gói cà phê qui mô lớn và gần 100 bao nguyên liệu (loại 50 kg) các loại như đậu nành, bắp, phế phẩm của hạt cà phê  cùng số lượng lớn hương liệu, hóa chất như đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và nhiều thùng, can hóa chất tạo mùi, tạo màu...

Lực lượng chức năng còn thu giữ được rất nhiều  bao bì, nhãn hiệu in sẵn các loại  dùng chế biến, sản xuất ra khoảng 15 thương hiệu cà phê. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ được rất nhiều loại mỹ phẩm, bao bì mỹ phẩm khác nhau được sản xuất và cất giữ tại công ty này. Do lãnh đạo công ty vắng mặt, nên chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ nguồn gốc các nguyên liệu trên.

Theo khai nhận ban đầu của các công nhân, để chế biến được 100 kg cà phê thành phẩm, chỉ cần 5kg cà phê thật, còn lại là các nguyên liệu khác, trong đó có bắp, đầu nành, phế phẩm của hạt cà phê... Để cà phê được đậm đà, họ còn cho thêm rượu và nước mắm và nhiều loại hoá chất... Cùng thời điểm trên, PC 46 cũng đã kiểm tra cơ sở gần Công ty cà phê An Khánh, phát hiện ở đây có gần 10 công nhân đang sản xuất mỹ phẩm từ các loại hóa chất, hương liệu. lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm kg hóa chất nguyên liêu dùng để sản xuất ra 30 loại kem dưỡng da, làm trắng da các thương hiệu trong và ngoài nước cùng với hơn 200kg kem trộn đã thành phẩm.

Theo khai nhận của một người làm công tên Nguyễn Tấn Lữ (SN 1978, ngụ 26, đường Ba Tháng Hai, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ), địa điểm sản xuất mỹ phẩm này đã ra đời, hoạt động hơn một năm nay. Anh Lữ đảm trách việc pha trộn. Công thức pha trộn ban đầu do Giám đốc Nguyễn Mậu Thảo chỉ dẫn; việc tiêu thụ và nhập nguyên liệu đều do vợ chồng ông Thảo thực hiện…

Trong suốt quá trình các trinh sát kiểm tra, đại diện DN không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, các giấy tờ liên quan đến công bố chất lượng sản phẩm, cũng như hóa đơn, chứng từ theo quy định. Người nhà của ông Nguyễn Mậu Thảo cho biết ông Thảo đã đi Phú Quốc.

Chiều cùng ngày, thượng tá Trần Thanh Chàng - Trưởng phòng PC 46 cho biết, do số lượng hóa quá lớn , nên việc kiểm kê số lượng đến chiều vẫn chưa kết thúc, Đồng thời do giám đốc DN không có mặt nên PC 46 đã niêm phong toàn bộ hệ thống sản xuất cùng các nguyên liệu, nhãn mác dùng để chế biến cà phê và sản xuất mỹ phẩm để tiếp tục làm rõ.

theo Lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét