Đứng hình với tác dụng phụ từ quả đu đủ
songkhoe.vn - Điều cần biết - 27/11
Đu đủ có ruột vàng và vị ngọt dịu là một siêu thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Đủ đủ ít calo, ít chất béo nhưng lại rất giàu chất xơ. Một quả đu đủ kích thước trung bình sẽ cung cấp cho bạn 300% lượng vitamin C cần thiết cho một ngày. Đây là thực phẩm lí tưởng cho những người đang trong chế độ giảm cân và an toàn cho hầu hết mọi người và lứa tuổi kể cả trẻ mới tập đi.
Tuy nhiên, ăn cái gì nhiều quá cũng không tốt và đu đủ cũng không ngoại lệ. Hãy cũng chúng tôi điểm qua những tác dụng phụ không mong muốn của đu đủ:
Có thể gây sảy thai
Nhựa đu đủ gây co thắt tử cung, có thể tăng nguy cơ sảy thai
Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.
Papain, một loại emnzym có trong lá đu đủ có chức năng tương tự như oxytocin và prostaglandin. Hai loại hoóc-môn này được biết đến là nguyên nhân gây ra các cơn đau co thắt, phụ nữ mang thai có thể bị xuất huyết. Do đó, hãy tránh ăn đu đủ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Khiến tay co quắp, không còn cảm giác
Nếu ăn quá nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia. Nếu như người bệnh còn mắc thêm chứng vàng da thì mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng.
Rối loạn hô hấp
Papain, một loại enzyme có trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Ăn đu đủ với số lượng lớn có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tực ở mũi, hen suyễn…
Sỏi thận
Một trái đủ đủ dài 15cm chứa 60mg vitamin C trong nó, cho nên nó đáp ứng được tới 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C làm tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi ung thư, tăng huyết áp, rối loạn mạch máu và ngăn ngừa lão hóa sớm. Tuy nhiên, với lượng vitamin C quá lớn nạp vào cơ thể hàng ngày, hàng tuần như thế sẽ mở đường cho việc hình thành sỏi thận.
Dạ dày
Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng... Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều . Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.
Không an toàn cho những người đang cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ
Phụ nữ châu Á được khuyên là nên ăn nhiều xà lách và đu đủ để có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sự mâu thuẫn giữa các quốc gia. Nhiều nơi trên thế giới cấm phụ nữ đang cho con bú ăn đu đủ kể cả chín hay xanh khi đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nguyên nhân là do enzyme trong đu đủ không có lợi cho sức khỏe trẻ sơ sinh. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ.
Tương tác với thuốc loãng máu
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng papain trong lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.
Phát ban
Sự dồi dào của chất papain và chất chống oxy hóa làm cho đu đủ có thể trong thành 1 thành phần của kem chống lão hóa. Tuy nhiên không phải loại da nào cũng hợp với các thành phần này, một số người bị ngứa và khô da, một số khác thậm chí còn phát ban sau khi sử dụng dưỡng ẩm có chiết suất đu đủ.
Dị ứng
Chất nhựa trong quả đu đủ có thể gây ngứa tay khi tiếp xúc trực tiếp
Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.
Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
Nhịp tim chậm
Những người bị rối loạn tim mạch nên tránh sử dụng đu đủ. Hiện nay, chất papain trong đu đủ được biết đến là nguyên nhân làm chậm nhịp tim, gây ra bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Tiêu chảy
Giống như tất cả các loại trái cây giàu chất xơ, đu đủ không an toàn nếu ăn quá nhiều trong giai đoạn bị tiêu chảy. Nguy hiểm hơn cả là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.
Không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Lượng chất xơ dồi dào có thể khiến các bé đi ngoài lỏng phân, nếu không đủ nước thì lại dẫn đến tình huống ngược lại là táo bón. Dù là cho trẻ ăn đủ đủ chín hay xanh, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.
Táo bón
Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Mỗi ngày bạn nên uống từ 10-12 cốc nước, để không bị táo bón. Khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại. Kết quả là bạn bị táo bón.
Trên thực tế, đu đủ là một món quà tuyệt vời từ thiên nhiên dành cho con người. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng một cách khôn ngoan, đu đủ có thể là nguyên nhân gốc rễ của tất cả các tác dụng phụ nói trên. Đừng hoảng sợ, chỉ cần bạn cẩn trọng, nhớ kỹ các tác dụng phụ này, ăn uống điều độ, bạn sẽ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Trịnh Dung (Stylecraze)
Theo Suckhoedoisong.vn
Tác dụng phụ kinh hoàng từ đu đủ không phải ai cũng biết
baogiaothong.vn - 16/08/2015 - 08:15 (GMT+7)
Đu đủ là loại quả được nhiều người ưa chuộng nhưng nó cũng có rất nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Đu đủ có thể gây nhiều tác dụng phụ |
Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Tuy nhiên sẽ không lường hết được tác dụng phụ của đu đủ chín trong các trường hợp sau:
Có thể gây sảy thai
Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Vì vậy đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn.
Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.
Bị vàng da
Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều Beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều Beta caroten.
Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.
Dạ dày
Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...
Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.
Rối loạn hô hấp
Papain, một loại enzyme có trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Ăn đu đủ với số lượng lớn có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tực ở mũi, hen suyễn…
Loãng máu
Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.
Loạn mạch
Hạt đu đủ rất tốt để làm thuốc trị bệnh, nhưng thông thường khi ăn bạn nên chú ý gạt bỏ hết hạt, bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét