Trang

Nước gừng có thể gây đột tử

http://m.soha.vn/song-khoe/nuoc-gung-co-the-gay-dot-tu-20151225145647302.htm

Khánh nguyễn Theo Người đưa tin • 31/12/2015

Gừng có nhiều công dụng, nhưng nếu không biết cách sử dụng bạn cũng có thể tử vong vì gừng đấy.
Những người nếu dùng trà gừng nó sẽ biến thành độc tố
6 “cấm kị” khi ăn gừng đảm bảo sức khỏe
Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng.
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm.
Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan... nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .
Gừng chống chỉ định với người cao huyết áp

Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau, như sinh khương (gừng tươi), bào khương (vỏ củ gừng), can khương (gừng khô).
Gừng có nhiều tác dụng như chỉ khái (trị ho), giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch bằng cách xoa bóp với rượu gừng hoặc ngâm chân nước gừng nóng...
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng là tốt vì nước ấm cộng với gừng đập dập sẽ có tác dụng giải lạnh.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gừng vì gừng chỉ giúp giải lạnh chứ không chống được thấp khớp như nhiều người nhầm tưởng.
Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.
Ngoài ra, đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Nóng lạnh đột ngột dễ đột quỵ
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn thì tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, ví dụ như đau bụng do cảm hàn thì tuyệt đối không dùng sâm.
Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng thì không dùng các vị thuốc có tính nhiệt, ví dụ như sốt nóng thì không dùng gừng.

Cần chú ý tránh sự thay đổi nóng lạnh đột ngột vì khi đang ở trong nhà ấm bước ra lạnh đột ngột sẽ dễ dẫn đến co mạch, hoặc đang bị lạnh lại gặp nóng đột ngột, chẳng hạn như uống nước nóng, ủ nóng đột ngột dễ gây giãn mạch.
Cả hai trường hợp này nếu vượt quá ngưỡng cơ thể có thể điều chỉnh thích nghi thì đều có thể gây đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tốt nhất khi gặp lạnh, nên ủ ấm từ từ, uống nước ấm dần để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.
Không nên chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng cao huyết áp, đột quỵ và tuyệt đối không uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp.

-
http://m.soha.vn/song-khoe/nhung-nguoi-neu-dung-tra-gung-no-se-bien-thanh-doc-to-20151219164842026.htm

Những người nếu dùng trà gừng nó sẽ biến thành độc tố
Thanh Thu Theo Khỏe & Đẹp • 18/12/2015

Những trường hợp sau không được uống trà gừng, mọi người hãy nhớ để tránh "mang họa vào thân".
Những người tuyệt đối không nên uống trà gừng
Uống trà gừng giải quyết 5 vấn đề sức khỏe hay gặp
Trà gừng được biết đến là một trong những loại ‘thuốc’ tự nhiên có tác dụng tuyệt vời chữa nhiều bệnh.
Bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng loại ‘thuốc’ này để trị bệnh vì uống nhiều trà gừng không phải là cách tốt để phòng và chữa bệnh.

Trà gừng được biết đến là một trong những loại ‘thuốc’ tự nhiên.
Gừng là loại thảo mộc tự nhiên có nhiều công dụng với sức khỏe .
Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm 2 - 3% tinh dầu (Zingiberen, D-camphen), 3 - 5% chất nhựa cay như zingeron, zingerol, shogaola (trong quá trình làm khô, chất gingerol biến thành shogaol), chất béo, các vitamin và chất khoáng như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm,..
Nó có thể giúp phòng và điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư...
Tương tự như vậy, trà gừng cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm viêm họng hoặc ổn định đường tiêu hóa...
Nhất là vào mùa đông lạnh, mưa rét, uống một cốc trà gừng khiến bạn “ấm từ trong ruột ấm ra”. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể uống được nước gừng và ăn gừng.
Hãy xem bạn có nằm trong danh sách những người này không nhé.
Những người không được uống trà gừng
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên uống trà gừng vì nó được coi là không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi và thậm chí có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
Nếu bạn dùng trà gừng trong những thời gian này thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên sản phụ khoa.
Người cao huyết áp
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng có tính ấm nên có nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Không nên uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp.
Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc "Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng", tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.
Người có cơ địa nhiệt hoặc hàn
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, chẳng hạn đau bụng do cảm hàn tuyệt đối không dùng sâm.
Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Trường hợp khác
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Uống bao nhiêu là đủ?
Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn uống 1 chén nhỏ trà gừng mỗi ngày. Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều loại trà này, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Thông thường, một người khỏe mạnh có thể uống khoảng 1 - 2 tách trà gừng.
Tuy nhiên nếu bạn đang gặp những rắc rối sức khỏe nhất định như bệnh tiểu đường , bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai... thì trước tiên bạn phải tham khảo ý kiến một chuyên gia về sức khỏe và sau đó uống trà gừng theo hướng dẫn.

-

http://m.soha.vn/song-khoe/6-cam-ki-khi-an-gung-dam-bao-suc-khoe-20151204151608195.htm

6 “cấm kị” khi ăn gừng đảm bảo sức khỏe
B.T Theo Lao động • 8/12/2015

Theo các chuyên gia, một người không nên ăn quá 4g gừng mỗi ngày vì có thể gây ra buồn nôn, ợ chua hoặc đau đớn.
Trị yếu sinh lý cho nam giới chỉ bằng vài củ gừng tươi
Vì sao chỉ một củ gừng có thể "đánh bay" được bệnh mất ngủ?

Phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc.

Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

Không ăn quá nhiều gừng vì nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng.

Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.

Người thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Tương tác của thuốc và gừng: Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc.

Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim
Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều.
Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Ngoài ra, người bị sỏi mật ăn gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó. Ngoài ra, bạn có biết, không được dùng gừng cho người bị say nắng, không dùng cho những người có thân nhiệt cao,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét