Trang

Chẩn đoán bệnh qua vị trí đau bụng

(Tổng hợp)

Đau bụng: Vị trí đau có thể cho biết nguyên nhân

TPO - Đau bụng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng tiêu hóa khác như buồn nôn hoặc nôn.
 

Đôi khi, các cơn đau là do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm (như thực phầm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sản phẩm sữa).

Thông thường, đau sẽ khỏi trong vài giờ. Trong trường hợp nhiễm vi rút hoặc nhiễm khuẩn, đau có thể kéo dài 1-2 ngày. Nhưng trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một rối loạn nặng hơn, có thể cần điều trị thuốc.

Vị trí đau có thể cho biết nguyên nhân

Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định vị trí đau giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân gốc rễ gây đau. Nhưng ở một số trường hợp, vị trí có thể bị sai.

- Vùng rốn. Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện.

- Trên rốn. Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.

- Dưới rốn. Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung.

- Bụng trên bên trái. Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy.

- Bụng trên bên phải. Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.

- Bụng dưới bên trái. Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng - bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.

- Bụng dưới bên phải. Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa.

- Đau di chuyển. Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối loạn tụy có thể lan giữa hai vai.

Khi nào cần khám bệnh

Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Hãy đến bệnh viện nếu thấy:

- Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài

- Đau ngày càng nặng hơn

- Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.

Viết

 
 

Phân biệt nguyên nhân gây đau bụng qua vị trí đau

Vietgiaclinic 31 Tháng 3 2015

Các vị trí đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu.

Đau bụng là một danh từ chung chung vì bệnh của bất kỳ một cơ quan nào nằm trong ổ bụng đều có triệu chứng đau. Tuy vậy, tính chất đau bụng đôi khi không hoàn toàn giống nhau mà có đặc thù riêng của từng bệnh.

Danh từ bụng, người ta muốn ám chỉ là ổ bụng. Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn) và hạ vị (dưới rốn). Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Đôi khi, các cơn đau là do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm (như thực phầm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sản phẩm sữa). Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.

Nhưng trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một rối loạn nặng hơn, có thể cần điều trị thuốc. Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng thường rất phức tạp. Xác định vị trí đau sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân sâu xa gây nên.

Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn và đôi khi có thể xác định sai. Dưới đây là một số vị trí và nguyên nhân dẫn đến đau bụng:

1. Vùng rốn: Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện.

2. Trên rốn: Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.

3. Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung.

4. Bụng trên bên trái: Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy.

5. Bụng trên bên phải: Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.

6. Bụng dưới bên trái: Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng - bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.

7. Bụng dưới bên phải: Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa.

8. Đau di chuyển: Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối loạn tụy có thể lan giữa hai vai.

Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính. Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị thì có thể gặp đau bụng không thấy khu trú rõ ràng ở một vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc...

Khi nào cần khám bệnh?

Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Bạn hãy đến ngay Phòng khám để các Bác sĩ có thể kiểm tra ngay cho bạn nếu có các triệu chứng sau:

- Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
- Đau ngày càng nặng hơn.
- Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.
- Nhất là đối với trẻ nhỏ khi đau bụng không biết nói nên rất khó chẩn đoán và xác định vị trí đau vì vậy việc đưa đến bênh viên là hết sức cần thiết

 
 

Bắt bệnh qua những vị trí đau ở vùng bụng

phunutoday.vn - Cập nhật lúc: 10:12 30/03/2015
 
(Sức khỏe) - Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu.

Đau bụng là một danh từ chung chung vì bệnh của bất kỳ một cơ quan nào nằm trong ổ bụng đều có triệu chứng đau. Tuy vậy, tính chất đau bụng đôi khi không hoàn toàn giống nhau mà có đặc thù riêng của từng bệnh.

Bắt bệnh qua những vị trí đau ở vùng bụng
Đau bụng là triệu chứng thường gặp.

Danh từ bụng, người ta muốn ám chỉ là ổ bụng. Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn) và hạ vị (dưới rốn). Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Đôi khi, các cơn đau là do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm (như thực phầm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sản phẩm sữa).

Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.

Nhưng trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một rối loạn nặng hơn, có thể cần điều trị thuốc. Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng thường rất phức tạp. Xác định vị trí đau sẽ giúp phát hiện nguyên nhân sâu xa gây nên.

Đau bất chợt bên sườn phải

Vị trí: Đau bên sườn phải có thể lan ra những vùng khác của bụng hoặc lưng.

Nguyên nhân có thể: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.

Cách xử trí: Nếu cơn đau kéo dài sau khi ăn đồ béo, nên đi bác sĩ khám.

Đau bất chợt dưới rốn

Vị trí: Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên rốn.

Nguyên nhân có thể: Rối loạn đường ruột, viêm nhiễm đường tiểu hoặc viêm khung chậu.

Cách xử trí: Nếu cơn đau càng nặng, nên đi bác sĩ để được chẩn đoán hoặc đi cấp cứu.

Đau quặn bụng bất chợt

Vị trí: Gần hạ sườn, lan xuống háng.

Nguyên nhân có thể: Sỏi thận hoặc nếu kèm theo sốt có thể là viêm túi mật hoặc thận.

Cách xử trí: Uống thật nhiều nước. Nếu bạn bị sốt, nên đi bác sĩ ngay.

Cảm giác nóng rát trong bụng

Vị trí: Dưới xương ức, đặc biệt sau khi ăn.

Nguyên nhân có thể: Trào ngược thực quản.

Cách xử trí: Uống thuốc chống tiết axít và tránh những bữa ăn đầy chất béo. Nếu cơn đau kéo dài nhiều tuần, nên đi bác sĩ.

Đau bất chợt và ra máu

Vị trí: Đau trong dạ dày kèm đi tiêu ra máu hoặc ói ra máu.

Nguyên nhân có thể: Xuất huyết nội.

Cách xử trí: Đi bệnh viện.

Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng tái phát

Vị trí: Đau âm ỉ trong bao tử và tái phát sau nhiều tuần, nhiều tháng, kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.

Nguyên nhân có thể: Dị ứng lactose, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

Cách xử trí: đến bác sĩ.

Đau bụng bất chợt ở người lớn tuổi

Vị trí: Đau bụng bất chợt ở người lớn tuổi hay hút thuốc hoặc bị cao huyết áp, có thể kèm theo chóng mặt.

Nguyên nhân có thể: Phình động mạch chủ bụng.

Cách xử trí: Đi cấp cứu.

Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp

 
 

Xác định nguyên nhân đau bụng qua vị trí

trangphuclinh.vn - Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu. Bài viết dưới đây giới thiệu mẹo nhỏ xác định nguyên nhân gây ra chứng này.

Xác định nguyên nhân đau bụng qua vị trí 1

 

Vị trí đau bụng xác định nguyên nhân

1. Đau vùng rốn

Hiện tượng đau gần rốn có thể liên quan đến sự rối loạn ở ruột non hoặc viêm ruột thừa. Nếu không chữa trị kịp thời thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Kèm theo triệu chứng khác của viêm ruột thừa bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn
  • Sốt nhẹ
  • Muốn trung hoặc đại tiện

Trên rốn: Nếu ở vùng trên rốn, ở vùng trên giữa của bụng là vùng thượng vị. Cơn đau này có thể liên quan tới axit dạ dày. Cơn đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu các rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.

Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể là biểu hiện của rối loạn đại tràng. Với đối tượng là phụ nữ, nguyên nhân hay gặp là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung.

2. Bụng trên bên trái.

Khu vực này rất hiếm khi có hiện tượng đau, nhưng nếu đau có thể là do rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy

3. Bụng trên bên phải

Những cơn đau dữ dội bên phải kéo đến thường liên quan đến viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng, xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng có thể gây đau ở khu vực này.

4. Bụng dưới bên trái

Nếu gặp trường hợp đau ở đây, có thể liên quan tới rối loạn đại tràng xuống, nơi để thải phân. Những rối loạn thường gặp là:

5. Bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng. Nguyên nhân khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa.

6. Các cơn đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái, đau kéo dài

Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), cảm giác đi ngoài chưa hết phân, trướng bụng nhiều, đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiên các triệu chứng tăng nặng… thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích). Khi đó bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để thăm khám và chẩn đoán xác định và sử dụng thuốc theo chỉ định để giảm stress và các yếu tố kích thích gây co thắt đại tràng

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đa số các trường hợp gây đau bụng không trầm trọng, nhưng có một số triệu chứng có thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa trên các triệu chứng hoặc vị trí đau. Khi có các triệu chứng dưới đây cần đến ngay bệnh viện:

  • Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài
  • Đau với cường độ ngày một nặng hơn
  • Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao

BS. Võ Hoài Nam

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét