http://www.blogsuckhoe.com/cac-bai-thuoc-don-gian-chua-khoi-gai-cot-song.html
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thái hóa, bao gồm hẹp đĩa đệm, xơ hóa tấm tận và tạo thành gai xương.
Gai cột sống có thể gặp ở bất kỳ bị trí nào của cột sống nhưng thường gặp nhất là khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
Những biểu hiện của bệnh gai cột sống gồm có:
– Đau vùng cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi người bệnh đứng hoặc đi. Trường hợp bệnh đã trở nặng thì đau tê ở cổ lan qua 2 tay, đau ở lưng, đau dọc xuống 2 chân. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh đi lại hay cử động.
– Ở những bệnh nhân bị dây thần kinh chèn ép thì bệnh nhân sẽ thấy đau ở tay, chân, cơ bắp rã rời. Với bệnh nhân có gặp chứng ống tủy thu hẹp thì sẽ có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Chanh là vị thuốc bất ngờ trong bài thuốc chữa gai cột sống.
2. Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống:
Trong dân gian có nhiều cách chữa gai cột sống tận dụng những thảo dược dễ kiếm không có tác dụng phụ nhưng thực tế áp dụng lại rất hiệu quả.
Bài thuốc dưới đây đã được phản hồi của nhiều người là có hiệu quả rất cao trong việc điều trị gai cột sống. Đặc biệt là thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã chữa khỏi.
Bài thuốc như sau:
Nguyên liệu gồm 2 quả bưởi, 1kg chanh bỏ hạt phơi khô, 200g ngải cứu khô. Đem tất cả các nguyên liệu sao vàng, hạ thổ rồi ngâm với 2 lít rượu, 200g đường phèn. Uống thuốc hàng ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Lý giải công dụng của thuốc:
Theo Đông y, bưởi có tác dụng chữa đau khớp, giảm đau. Ở góc độ y học hiện đại, trong bưởi có những phytochemical ngăn chặn chất prostaglandins làm viêm khớp xương.
Quả chanh theo Đông y có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc. Chanh có chức năng giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa, từ đó tăng cường khả năng tự chữa gai cột sống.
Vỏ bưởi và chanh đều có công năng hành khí nên có tác dụng chỉ thống nên rất tốt để giảm chứng đau đớn cho người bị thoái hóa cột sống.
Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, có tác dụng tốt trong việc chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt. Với những bệnh này, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.
3. CÂY XƯƠNG RỒNG CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG HIỆU QUẢ
Nói đến chứng đau lưng thì không ít người nghĩ đến căn bệnh gai cột sống. Bệnh tạo ra các gai xương nên khi chúng ta hoạt động, các gai xương cọ vào những xương khác và các phần mền xung quanh khiến chúng ta có cảm giác đau nhói. Đề giảm các cơn đau này người bệnh thường phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau rất dễ gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Chính vì vậy biện pháp đẩy lùi những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra một cách an toàn và có thể áp dụng lâu dài là điều mà nhiểu người mong đợi. Trên thực tế dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu với các bạn bài thuốc trị bệnh gai cột sống từ cây xương rồng.
Có 2 loại xương rồng có thể dùng làm thuốc trị bệnh này là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ.Bài thuốc với cây xương rồng ba chia
– Bạn cần chuẩn bị 1 con cá lóc vừa ăn làm sạch , bỏ ruột. Khoảng 3 đọt non xương rồng cỡ 1 gang tay rửa sạch bỏ hết gai và xắt lát mỏng theo chiều ngang rồi bóp với muối và xả vài lần cho hết mủ.- Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng ngay lúc còn nóng cho đỡ ngán. Đảm bảo sau 5 ngày liên tiếp các cơn đau của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.
4. Bài thuốc chữa gai cột sống với cây xương rồng bẹ
– Bạn cần vài nhánh xương rồng bẹ như trong hình, mang về rửa sạch với chút muối , nhớ bẻ các gai đi nhé.
– Nướng tứng nhánh xương rồng trên bếp cho nóng và cuốn ngay vào 1 cái khăn đắp nên chỗ đau ngay khi còn nóng. Khi xương rồng đã nguội bạn thay thế bằng 1 nhánh xương rồng mới nướng khác. Làm nhiều lần như thế để tăng hiệu quả trị bệnh. Công dụng của bái thuốc này là làm tan máu bầm và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau các cơn đau nhanh chóng.
Trên đây là 2 bài thuốc trị bệnh khá thông dụng từ 2 loại xương rồng. Bạn không nên bỏ qua bất kì phương pháp nào bởi nó có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích.
5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GAI CỘT SỐNG
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.
Theo Phunutoday
Liên Quan Khác
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
Gai cột sống do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Nhưng khi giai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh
1. Dấu hiệu nhận biết
Đa số bệnh nhân bị gai cột sống sống chung hòa bình với gai. Nhưng lại có khoảng 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do:
– Gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh. Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
– Vùng thường xuất hiện các cơn đau thường là nhưng vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và thắt lưng. Và cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động như: đi, đứng ,… Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghĩ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh bị đau những vùng này sẽ giới hạn cử động ở các phần này.
– Đối với những người bị gai đốt sống cổ thì triệu chứng thường là đau lan xuống vai thường kèm theo nhức đầu.
– Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp, đứt đĩa liên sống, đau thần kinh tọa. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp tiết kiệm được chi phí, đề phòng được những biến chứng xấu có thể xảy ra.
2. Cách điều trị
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.
Không xâm lấn, phẫu thuật:
– Việc cần làm đầu tiên của người bệnh là nghĩ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.
– Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
– Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Điều trị phẫu thuật:
– Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng,mãn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Theo Bacsi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét