Trang

Phát hiện thời điểm đi ngủ cực tốt cho tim

Phát hiện thời điểm đi ngủ cực tốt cho tim: Hóa ra không phải trước 10 giờ tối như nhiều người nghĩ

Nhiều người quan niệm rằng ngủ sớm trước 10 giờ tối tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu dưới đây lại đưa ra câu trả lời bất ngờ.

Phát hiện thời điểm đi ngủ cực tốt cho tim

Nghiên cứu trên 88.000 người trong độ tuổi từ 43-79 được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã chỉ ra rằng đi ngủ quá muộn hoặc đi ngủ quá sớm (trước 10 giờ tối) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu về thói quen ngủ của người tham gia thông qua máy theo dõi đeo tay trong bảy ngày. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe và thói quen, lối sống của người tham gia nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi.

Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm bao gồm: nhóm đi ngủ trước 10 giờ tối, nhóm đi ngủ trong khoảng từ 10 giờ đến 10 giờ 59 phút tối; nhóm đi ngủ từ 11-12 giờ đêm và nhóm đi ngủ sau 12 giờ đêm.

Trong sáu năm nghiên cứu, 3,6% người tham gia (3.172 người) đã mắc bệnh tim mạch và gặp phải các biến cố tim mạch như tim như đột quỵ, suy tim, đau tim và bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người đi ngủ sau 12 giờ đêm có tỷ lệ mắc bệnh tim cao nhất. Cụ thể, nhóm ngủ sau 12 giờ đêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 25% so với nhóm ngủ trong khoảng 10 giờ đến 10 giờ 59 phút. Nhóm đi ngủ trước 10 giờ tối có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 24% và nhóm đi ngủ từ 11-12 giờ đêm có nguy cơ mắc các vấn đề về tim cao hơn 12% so với nhóm đi ngủ trong khoảng 10 giờ đến 10 giờ 59 phút.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngủ trong khoảng từ 10 giờ đến 10 giờ 59 phút tối có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp nhất. Đây có thể là thời điểm đi ngủ tối ưu giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ David Plans tại Đại học Exeter, Anh chia sẻ: "Nhóm nghiên cứu nhận thấy việc đi ngủ quá muộn, hoặc đi ngủ quá sớm (trước 10 giờ tối) đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do đi ngủ quá sớm (trước 10 giờ tối) và đi ngủ quá muộn (sau 12 giờ đêm) có thể gây gián đoạn nhịp sinh học trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch."

 - Ảnh 1.

Những người ngủ quá sớm (trước 10 giờ tối) và ngủ quá muộn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. (Ảnh: Military Times)

Tiến sĩ Abhinav Singh, Giám đốc y tế Trung tâm Giấc ngủ Indiana, chuyên gia tại Sleep Foundation - người không tham gia nghiên cứu - cho biết: "Chất lượng giấc ngủ tốt là nền tảng để xây dựng sức khỏe tối ưu. Ngay cả khi bạn có chế độ dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn nhưng nếu không ngủ đủ giấc bạn vẫn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch, giúp phục hồi cơ bắp, tăng cường chức năng não bộ và kéo dài tuổi thọ".

Theo chuyên gia Singh, trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM), nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm và nhịp thở ổn định. Những thay đổi này làm giảm căng thẳng cho tim, cho phép nó phục hồi sau các căng thẳng xảy ra trong ngày. Do đó, các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, cholesterol cao, đau tim, béo phì, tiểu đường và đột quỵ.

Tiến sĩ Davis cũng lưu ý rằng các phát hiện của nhóm không cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa thời điểm đi ngủ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho biết thời gian đi ngủ có thể được coi như một yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tiến sĩ Davis cho rằng nếu có thêm nhiều nghiên cứu khác đưa ra kết luận tương tự, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách thay đổi thời gian đi ngủ.


Nguồn 
https://soha.vn/phat-hien-thoi-diem-di-ngu-cuc-tot-cho-tim-hoa-ra-khong-phai-truoc-10-gio-toi-nhu-nhieu-nguoi-nghi-198250116170821537.htm

người lớn tuổi ăn thịt heo

Bất ngờ với nghiên cứu về người lớn tuổi ăn thịt heo
Thịt heo vốn ít được khuyến khích cho chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện điều bất ngờ về một trong những loại thịt phổ biến và cũng được yêu thích này.
Theo đó, các nhà khoa học đã nhấn mạnh vai trò của việc tiêu thụ thịt heo đối với sức khỏe cơ bắp và chế độ ăn uống ở người lớn tuổi - nhóm dân số khó đáp ứng nhu cầu về đạm và vi chất dinh dưỡng hằng ngày.
Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Gachon ở Hàn Quốc, phối hợp với các chuyên gia tại Đại học Tufts và các tổ chức sức khỏe của Mỹ như Think Healthy Group, LLC và các tổ chức hàng đầu khác, thực hiện.
Bất ngờ với nghiên cứu về người lớn tuổi ăn thịt heo- Ảnh 1.
Các nhà khoa học đã nhấn mạnh vai trò của việc tiêu thụ thịt heo đối với sức khỏe cơ bắp và chế độ ăn uống ở người lớn tuổi
Các tác giả đã sử dụng dữ liệu của 2.068 người Hàn Quốc từ 65 tuổi trở lên, so sánh thói quen ăn uống và các chỉ số sức khỏe giữa người tiêu thụ thịt heo và người không tiêu thụ thịt heo.
Kết quả cho thấy tiêu thụ thịt heo có tác dụng tích cực đến lượng chất dinh dưỡng hấp thụ, chất lượng chế độ ăn uống và sức mạnh nắm tay - một chỉ số về sức mạnh cơ bắp tổng thể ở người lớn tuổi, theo trang tin y khoa News Medical.
Cụ thể, tiêu thụ thịt heo mang lại những lợi ích sau:
  • Tăng lượng năng lượng và chất dinh dưỡng hấp thụ như protein, sắt và vitamin B.
  • Cải thiện điểm chất lượng chế độ ăn uống, một phần nhờ tăng đáng kể lượng rau tiêu thụ hằng ngày.
  • Tăng sức mạnh cầm nắm - một chỉ số về sức mạnh cơ bắp tổng thể và chứng teo cơ ở người lớn tuổi.
Tác giả chính, tiến sĩ Hae-Jeung Lee, giáo sư tại Đại học Gachon, nhấn mạnh: Người lớn tuổi đặc biệt dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu này chứng minh vai trò của thịt heo như một phần của chế độ ăn uống cân bằng giúp người lớn tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và duy trì sức mạnh cơ bắp.
Các tác giả cho rằng lượng thịt heo tiêu thụ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn uống bằng cách hoạt động như một "thực phẩm mang", thúc đẩy tiêu thụ nhiều hơn các thành phần lành mạnh khác, như rau xanh. Đây là nghiên cứu thứ 3 xác nhận vai trò của thịt heo như một "thực phẩm mang" trong chế độ ăn uống trên toàn cầu.
Bất ngờ với nghiên cứu về người lớn tuổi ăn thịt heo- Ảnh 2.
Tiêu thụ thịt heo giúp cải thiện điểm chất lượng chế độ ăn uống, một phần nhờ tăng đáng kể lượng rau tiêu thụ hằng ngày
Bí quyết cải thiện sức khỏe cho người lớn tuổi với thịt heo bổ dưỡng
Đồng tác giả, tiến sĩ Taylor C. Wallace, Tổng giám đốc điều hành của Think Healthy Group, LLC và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học George Washington và Đại học Tufts (Mỹ), lưu ý rằng cách tiếp cận của Hàn Quốc đối với việc tiêu thụ thịt heo mang lại những hiểu biết có giá trị cho các quốc gia khác nhằm cải thiện sức khỏe của người lớn tuổi.
Ở Hàn Quốc, thịt heo thường được tiêu thụ dưới dạng thịt nạc tươi thay vì thịt chế biến và theo truyền thống, thịt heo thường được kết hợp với nhiều loại rau giàu dinh dưỡng, ông giải thích. Sự cân bằng này không chỉ nâng cao chất lượng chế độ ăn uống mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà người lớn tuổi có thể thiếu, như protein, sắt và một số loại vitamin quan trọng.
Tiến sĩ Wallace giải thích: Kết hợp thịt heo nạc vào chế độ ăn cân bằng có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở người lớn tuổi đồng thời hỗ trợ sức khỏe cơ bắp và thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh hơn trên toàn cầu.
Các tác giả ủng hộ các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận lợi ích của việc tiêu thụ thịt heo trong các chế độ ăn uống khác nhau, theo News Medical.

Những loại dầu ăn bị coi là có hại cho sức khỏe

Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?
  • Thứ sáu, 17/1/2025 14:31 (GMT+7)
Dầu ăn đang bị nhiều người loại bỏ khỏi chế độ ăn vì quan điểm cho rằng acid béo omega-6 trong các loại dầu này có độc và gây viêm. Vậy theo đánh giá khoa học, dầu hạt có hại hay có lợi cho sức khỏe?
Các loại dầu hạt như dầu cải và dầu hướng dương thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến như đồ nướng, chiên rán. Hiện nay, một số người đang tránh xa các loại dầu hạt và cho rằng acid béo omega-6 trong các loại dầu này có độc, là nguyên nhân gây viêm, họ cũng cho rằng dầu hạt là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn béo phì.
Dầu hạt bị nhiều người tẩy chay, vì sao?
Nhiều người dùng mạng xã hội thường gọi danh sách "tám loại dầu hạt đáng ghét", bao gồm dầu cải (hạt cải dầu), ngô, đậu nành, hướng dương, hạt bông, cây rum, hạt nho và cám gạo.
Judy D. Simon, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Trung tâm Y tế Đại học Washington cho biết: "Nhiều loại thực phẩm siêu chế biến có mật độ dinh dưỡng thấp hơn nhưng bản thân loại dầu này thực sự đã bị một số người coi là xấu xa".
Dầu hạt là một phần của chế độ ăn lành mạnh.
dau an anh 1
dau an anh 1
Dầu hạt là một phần của chế độ ăn lành mạnh.
Dầu hạt có lợi ích gì cho sức khỏe?
Nghiên cứu cho thấy các loại dầu hạt như dầu cải và dầu hướng dương chứa chất béo không bão hòa đa có lợi có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Thay vì cắt giảm hoàn toàn dầu hạt, hãy tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm chế biến tối thiểu và nhiều loại chất béo lành mạnh.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ những thành phần nguyên liệu dầu ăn tốt cho sức khỏe nên sử dụng như: dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải...
Đây là những loại dầu dồi dào chất béo có lợi cho cơ thể. Các loại dầu gạo lứt, dầu đậu nành và dầu hướng dương lại sở hữu điểm bốc khói cao nên phù hợp cho nhu cầu chiên rán, xào; còn dầu ô liu phù hợp để dùng cho các món ăn không gia nhiệt như ăn sống, trộn salad.
Dầu ăn chứa hỗn hợp chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn) và cả chất béo bão hòa ít lành mạnh hơn. Chất béo không bão hòa đa bao gồm omega-3 và omega-6. Cá béo chứa nhiều omega-3 hơn, trong khi dầu hạt chứa nhiều omega-6 hơn.
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ khuyến nghị nên giảm chất béo bão hòa và thay bằng chất béo không bão hòa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến nghị nên tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa như chất béo từ dầu hạt, các loại hạt và đậu phụ... thay vì chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Chuyên gia Simon cho biết: "Nhiều năm qua, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các loại chất béo không bão hòa đa này thực sự có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư, do đó, chúng có lợi ích tích cực cho sức khỏe".
Trái ngược với những tuyên bố trên mạng xã hội về dầu hạt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung acid linoleic (loại omega-6 chính trong dầu hạt) vào chế độ ăn uống không làm tăng các dấu hiệu viêm trong máu. Acid linoleic thực sự có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Grace Derocha, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Detroit và là người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng Hoa Kỳ cho biết: "Những lo ngại về omega-6 thúc đẩy tình trạng viêm thường bị cường điệu quá mức và không được hỗ trợ mạnh mẽ bởi bằng chứng quy mô lớn".
Quá trình oxy hóa là một lý do khác khiến một số người quyết định tránh xa dầu hạt. Nhiệt độ và ánh sáng có thể khiến các acid béo không bão hòa bị oxy hóa và tạo ra các gốc tự do. Acid béo không bão hòa, đặc biệt là acid linoleic bị oxy hóa nhanh hơn chất béo bão hòa.
Chuyên gia Derocha cho biết: "Chất béo bị oxy hóa có thể tạo ra các sản phẩm phụ có khả năng gây hại nhưng rủi ro này có khả năng được giảm thiểu bằng cách sử dụng các phương pháp nấu ăn như xào ở nhiệt độ vừa phải, tránh chiên ở nhiệt độ cao trong thời gian dài và bảo quản dầu đúng cách".
Liệu mỡ động vật có tốt hơn dầu hạt không?
Dầu hạt, giống như tất cả các chất béo, cung cấp 9 calo mỗi g, trong khi nguồn protein và carbohydrate cung cấp 4 calo mỗi g.
Derocha cho biết việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo, bao gồm cả những thực phẩm có chứa dầu hạt có thể dẫn đến tình trạng dư thừa calo và sau đó là tăng cân. Tuy nhiên, bằng chứng không ủng hộ việc chỉ đổ lỗi cho dầu hạt.
Phần lớn những lời chỉ trích về dầu hạt bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi chúng trong các loại thực phẩm siêu chế biến như đồ ăn nhẹ chiên, đồ nướng, đồ ăn nhanh có nhiều calo, ít chất dinh dưỡng và dễ tiêu thụ quá mức. Chính chế độ ăn uống tổng thể góp phần gây tăng cân, chứ không phải sự hiện diện của dầu hạt.
Mỡ động vật ổn định nhiệt hơn trong quá trình chế biến so với dầu ăn.
dau an anh 2
dau an anh 2
Mỡ động vật ổn định nhiệt hơn trong quá trình chế biến so với dầu ăn.
Việc sử dụng mỡ động vật như mỡ bò cũng là một lựa chọn. Mỡ bò chủ yếu chứa acid béo bão hòa và không bão hòa đơn và chỉ một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đa.
Dầu hạt có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Một thìa canh dầu hạt cải chứa ít hơn 1 g chất béo bão hòa, cùng một lượng dầu hướng dương có 1,36 g nhưng một thìa canh mỡ bò có hơn 6 g chất béo bão hòa. Tức là 3 thìa canh mỡ bò sẽ gần đạt đến mức khuyến nghị là 20 g chất béo bão hòa mỗi ngày, trong khi Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên giữ lượng chất béo bão hòa hàng ngày ở mức thấp hơn nữa, không quá 13 g.
Mỡ động vật ổn định nhiệt hơn do hàm lượng chất béo bão hòa cao, chống lại quá trình oxy hóa trong quá trình chiên. Mặc dù quá trình oxy hóa ít gây ra vấn đề hơn nhưng hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn có thể không phù hợp với hướng dẫn về sức khỏe tim mạch nếu tiêu thụ với số lượng lớn theo thời gian.
Những người muốn tránh dầu hạt có thể lựa chọn những loại dầu khác như dầu ô liu, dầu bơ và dầu đậu phộng có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao hơn. Tuy nhiên, những loại dầu này thường đắt hơn dầu hạt.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật và thịt đỏ là nguyên nhân gây béo bụng. Ngoài chất béo, carbohydrate cũng là một trong những thứ khiến vòng hai ngày càng quá khổ.

3 loại rau củ Việt gần như không có thuốc trừ sâu

3 loại rau củ Việt gần như không có thuốc trừ sâu lại tốt như "tiên dược", Tết này đi chợ cứ yên tâm mua

Trong dịp Tết, chọn mua 3 loại rau này không chỉ đảm bảo an toàn vì ít sử dụng thuốc trừ sâu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Càng gần đến Tết thì nhu cầu mua rau càng tăng cao, nhưng cũng là lúc nhiều người lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy việc tiêu thụ trái cây, rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có thể làm giảm lợi ích của chúng, bao gồm cả lợi ích chống lại bệnh tim mạch và tử vong.

quyn9835-1626449237-1626449356-6664-1626449407.jpg

Cận Tết nhu cầu mua rau xanh tăng cao. (Hình minh họa).

Các chuyên gia đến từ Nhóm Công tác Môi trường EWG (Mỹ) mỗi năm đều đưa ra danh sách "Clean Fifteen", chia sẻ những loại trái cây và rau củ ít dư lượng thuốc trừ sâu nhất. Danh sách này được thống kê dựa trên dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

May mắn thay, trong danh sách này có nêu tên những loại rau củ Việt, chúng vừa không chứa hoá chất lại được ví như "tiên dược" cho sức khỏe.

Dưới đây là 3 loại rau bạn có thể yên tâm mua trong dịp Tết này.

3 loại rau củ Việt gần như không có thuốc trừ sâu lại tốt như "tiên dược"

1. Ngô ngọt

Tết này đi chợ, các bà nội trợ có thể yên tâm mua ngô ngọt về cho gia đình sử dụng. Suốt nhiều năm liền, ngô ngọt đều có tên trong danh sách Clean Fifteen của nhóm EWG. Nhóm bảo vệ môi trường này tuyên bố rằng ngô ngọt thường có lượng dư lượng thuốc trừ sâu thấp. Chỉ có hơn 2% mẫu ngô ngọt bị phát hiện chứa thuốc trừ sâu.

Hơn nữa, ngô cũng phần vỏ khá dày, nó là lớp bảo vệ tự nhiên giúp giữ cho hạt bên trong an toàn khỏi thuốc trừ sâu tiềm ẩn.

Chẳng phải tự nhiên mà ngô lại được mệnh danh là "ngọc trân châu". Theo y học hiện đại, trong một hạt ngô có chứa 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì. Đồng thời chứa cả vitamin E selen, magie…

pop-corn-785074_1920-1536x1024.jpg

Ngô ngọt chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ trong ngô cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

Vitamin E trong ngô ngọt có tác dụng dưỡng ẩm và chống lão hóa cho da. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của môi trường và làm chậm quá trình lão hóa.

Không những vậy, các chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và flavonoid trong ngô giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

2. Bắp cải

Theo EWG, loại rau lá xanh này có khả năng kháng sâu bệnh tương đối tốt, do đó ít phải sử dụng thuốc trừ sâu.

bap-cai-hap-luoc-1024x683.jpg

Bắp cải không chỉ là loại rau ngon, mà còn rất dồi dào dinh dưỡng. Với hàm lượng vitamin C cao, bắp cải giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong bắp cải còn giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.

Nhờ chứa nhiều vitamin A, C và K, bắp cải giúp duy trì làn da sáng mịn, tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng khô xơ. Các chất chống oxy hóa trong bắp cải còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giảm nếp nhăn và bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do.

3. Khoai lang

Khoai lang cũng nằm trong danh sách 15 loại rau củ chứa ít thuốc trừ sâu nhất của tổ chức EWG. Các chuyên gia cho rằng, khoai lang thường được trồng trong đất và vì vậy nó ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Khoai lang có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C có thể giúp nuôi dưỡng làn da và tăng tốc độ trao đổi chất của da. Vitamin A kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp duy trì các tế bào nội mô khỏe mạnh và điều chỉnh sự phát triển của tế bào da.

mo-hinh-trong-khoai-lang-nhat.jpg

Những người ăn khoai lang trong bữa sáng, chỉ một thời gian ngắn sẽ thấy giảm cân rõ rệt. Nguyên nhân là bởi khoai lang rất nhiều chất xơ, giúp no lâu, ngăn ngừa thèm ăn trong ngày. Hơn nữa, chất xơ còn hỗ trợ bảo vệ nhu động đường tiêu hóa, tránh táo bón.

Mặc dù Clean Fifteen cung cấp một lựa chọn an toàn hơn, nhưng điều quan trọng cần nhớ là không có sản phẩm nào hoàn toàn không có thuốc trừ sâu. 

Để giảm thiểu tiếp xúc, hãy cân nhắc các biện pháp sau:

- Rửa sạch rau củ: Rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy để giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

- Gọt vỏ khi có thể: Gọt vỏ trái cây và rau quả để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, phần này có thể chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao hơn.

- Chọn sản phẩm hữu cơ: Lựa chọn sản phẩm hữu cơ đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp.

- Mua rau quê: Mua rau trồng tại quê có thể giúp bạn có cơ hội mua những loại rau sạch, không bị phun thuốc.


Nguồn 
https://cafef.vn/3-loai-rau-cu-viet-gan-nhu-khong-co-thuoc-tru-sau-lai-tot-nhu-tien-duoc-tet-nay-di-cho-cu-yen-tam-mua-188250116133538873.chn

Mẹo vệ sinh lò vi sóng sạch kin kít chỉ nhờ một nguyên liệu quen thuộc trong tủ lạnh!

Mẹo vệ sinh lò vi sóng sạch kin kít chỉ nhờ một nguyên liệu quen thuộc trong tủ lạnh!
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/
Mẹo vệ sinh lò vi sóng sạch kin kít chỉ nhờ một nguyên liệu quen thuộc trong tủ lạnh!

Thật khó tin nhưng chiếc lò vi sóng, người bạn đồng hành quen thuộc trong căn bếp, lại thường xuyên bị chúng ta bỏ qua khi dọn dẹp. Cánh cửa đóng kín vô tình che giấu đi những vết dầu mỡ bắn tung tóe, mảng thức ăn khô cứng bám dính và vô vàn mảnh vụn li ti. Những vết bẩn này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, thậm chí thu hút cả côn trùng gây hại.

Một phương pháp làm sạch được truyền tai rộng rãi trên mạng xã hội và các diễn đàn nội trợ là sử dụng hơi nước kết hợp với chanh. Hơi nước nóng giúp làm mềm các vết bẩn cứng đầu, trong khi axit citric trong chanh giúp chúng bong tróc dễ dàng hơn. Đây là giải pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả, thay thế cho các sản phẩm tẩy rửa hóa học.

Bạn chỉ cần một chiếc cốc hoặc bát chịu nhiệt, đổ vào khoảng một cốc nước và thêm vài lát chanh tươi (hoặc nước cốt chanh nếu không có chanh tươi). Đặt hỗn hợp này vào lò vi sóng và quay từ 3 đến 5 phút tùy vào độ bẩn. Hãy quan sát, nếu hơi nước chưa bốc lên mạnh thì bạn có thể quay thêm một phút nữa.

how to clean a microwave with lemon 5199448 hero dbd9c64fe47b4ae28ca6b616f7823386
Bạn chỉ cần đổ nước và thêm vài lát chanh vào một chiếc bát. Ảnh minh hoạ

Sau khi kết thúc, đừng mở cửa lò ngay. Hãy chờ thêm khoảng 5 phút để hơi nước nóng và tinh chất chanh tiếp tục làm mềm vết bẩn. Khi mở cửa lò, các mảng bám giờ đã mềm, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển để lau sạch. Để tăng thêm hiệu quả, có thể dùng khăn ướt thấm một chút dung dịch khử khuẩn nhẹ.

Lưu ý, những vết bẩn ở đáy lò có thể cứng đầu hơn do hơi nước thường bốc lên trên. Nếu cần thiết, bạn có thể lặp lại quy trình xông hơi để tăng hiệu quả. Đĩa xoay bên trong lò cũng cần được vệ sinh kỹ lưỡng bằng cách ngâm trong nước ấm và chà rửa sạch sẽ.

clean microwave 2000 44664e3a662d4b33b0abdecfc3582df7
Sau khi vết bẩn được làm mềm bạn chỉ cần lau sạch bằng khăn. Ảnh minh hoạ

Sau khi làm sạch bên trong lò vi sóng, hãy tiếp tục vệ sinh phần bên ngoài. Để loại bỏ các vết dầu mỡ bám dính, bạn có thể sử dụng hỗn hợp giấm và nước theo tỷ lệ 1:1. Đối với bụi bẩn nhẹ, dung dịch cồn pha loãng là lựa chọn hợp lý. Nếu gặp vết bẩn cứng đầu, hãy thử dùng baking soda ẩm, sau đó lau lại bằng nước sạch.

Giữ cho lò vi sóng sáng bóng không nhất thiết phải dùng sản phẩm tẩy rửa đắt tiền. Chỉ cần một chút tỉ mỉ và dành thời gian chăm sóc, bạn có thể duy trì sự sạch sẽ cho thiết bị này. Mẹo đơn giản trên sẽ giúp việc dọn dẹp trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.

Nguyễn Nghĩa


Nguồn
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ve-sinh-lo-vi-song-sach-kin-kit-chi-nho-mot-nguyen-lieu-quen-thuoc-trong-tu-lanh-a499814.html

Tuổi tác 'vắt kiệt' cơ thể thế nào?

Tuổi tác 'vắt kiệt' cơ thể thế nào?

Quá trình lão hóa của cơ thể không diễn ra đồng nhất trên tất cả bộ phận, mà mỗi cơ quan bị tuổi tác "vắt kiệt" theo những cách khác nhau.

Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tuổi thọ bình quân của người Việt là 74,7, tăng 9 tuổi so với năm 1993. Tuy nhiên, số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 65,4 tuổi, theo số liệu năm 2021. Tức là, người Việt có hơn 9 năm cuối đời phải sống chung với bệnh tật.

Thực tế, dù chưa bước vào ngưỡng già, cơ thể đã bắt đầu quá trình lão hóa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) và Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) công bố năm 2024 trên tạp chí Nature, cơ thể già đi đáng kể ở độ tuổi 44 và 60. Kết quả dựa trên phân tích quá trình lão hóa của 108 người độ tuổi từ 25 đến 75 trong hai năm. Do đó, nhiều người cảm thấy "già đi đột ngột", bởi tốc độ lão hóa tăng tốc sau mốc 44 và 60 tuổi.

Nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng cho thấy, các bộ phận cơ thể không lão hóa cùng tốc độ. Qua một số mốc tuổi, các cơ quan yếu dần dẫn đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng sức khoẻ.

Từ khoảng 18 tuổi, collagen bền vững và elastin đàn hồi trong da bắt đầu suy giảm, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và chảy xệ. Da mỏng đi, giảm tiết dầu và giảm khả năng tái tạo tế bào. Các mô liên kết cũng mất linh hoạt.

Biểu hiện: Da khô, bắt đầu có nếp nhăn, dễ bị tổn thương và khó lành khi bị trầy xước hay chấn thương. Người cao tuổi dễ bị loét da do nằm lâu và dễ bị nhiễm trùng.
Lời khuyên: Hạn chế hút thuốc, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi lão hóa sớm.

Khối lượng và sức mạnh cơ bắp suy giảm dần sau tuổi 40. Khi cơ bắp lão hóa, chúng bắt đầu co lại và mất khối lượng. Đến tuổi 60, sức mạnh cơ ngày càng giảm, làm cho cơ bắp kém linh hoạt hơn.
Lời khuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp làm chậm sự mất cơ và duy trì sức mạnh cơ.

Khối lượng xương giảm với tốc độ lên đến 1% mỗi năm sau tuổi 35. Với phụ nữ, quá trình này diễn ra nhanh hơn sau mãn kinh. Hàm lượng khoáng chất trong xương giảm dần theo thời gian, khiến xương trở nên ít đặc và dễ gãy hơn, nguy cơ loãng xương cao hơn.

Biểu hiện: Đau nhức cơ và khớp, yếu cơ, cứng khớp, giảm khả năng vận động, dễ gãy xương khi té ngã, đặc biệt là xương hông và cột sống. Thời gian phục hồi sau gãy xương kéo dài và thường gây đau đớn.
Lời khuyên: Các bài tập chịu trọng lượng như nâng tạ, nhảy dây, leo cầu thang… giúp giảm tình trạng này, tăng cường cơ đùi trước giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối.

 tuổi 40, mắt bắt đầu mất khả năng lấy nét. Thuỷ tinh thể mất tính đàn hồi, giảm chất lượng võng mạc, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Biểu hiện: Giảm khả năng nhìn rõ, đặc biệt là khi đọc gần hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Thị lực suy giảm ảnh hưởng đến an toàn trong sinh hoạt hàng ngày, dễ té ngã.
Lời khuyên: Kính chống tia UV và bổ sung vitamin C, beta-carotene có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

 tuổi 60, giảm thính lực trở nên rõ rệt hơn do mất dần các tế bào lông ở tai trong, đặc biệt là âm thanh tần số cao. Cứ ba người trong độ tuổi 65 - 74 thì một người bị suy giảm thính lực nghiêm trọng.
Biểu hiện: Khó nghe trong môi trường ồn ào, dễ cảm thấy cô lập và khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng tâm lý và có thể gây trầm cảm.
Lời khuyên: Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Vị giác và khứu giác suy giảm từ tuổi 70 do giảm số lượng các gai vị giác và tế bào cảm nhận mùi.
Biểu hiện: Giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và giảm cân không mong muốn.

Hệ tim mạch: Từ tuổi 65, các tế bào cơ tim thu nhỏ trong khi thành tim dày lên, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Khả năng hiếu khí - sử dụng oxy để cung cấp năng lượng cho các hoạt động kéo dài (như chạy bộ, bơi lội…) - giảm khoảng 10% mỗi thập kỷ. Mạch máu mất tính đàn hồi và xơ cứng, dẫn đến tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu. Nguy cơ bệnh tim tăng đáng kể.

Biểu hiện: Mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau thắt ngực, suy tim, huyết áp cao và nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Triệu chứng thường nặng hơn khi hoạt động hoặc ở trạng thái căng thẳng.
Lời khuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ăn thực phẩm giàu chất xơ, giảm tiêu thụ chất béo có hại.

Hệ hô hấp: Chức năng phổi bắt đầu giảm khoảng 1% mỗi năm sau tuổi 30. Những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất ô nhiễm sẽ bị suy giảm nhanh hơn. Mô phổi mất tính đàn hồi, giảm khả năng giãn nở, các cơ hô hấp yếu hơn. Đường thở dễ bị xẹp, làm giảm khả năng trao đổi khí.

Biểu hiện: Khó thở, đặc biệt khi vận động, ho mãn tính, dễ bị nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Người cao tuổi cũng có khả năng phục hồi sau nhiễm trùng hô hấp kém hơn, dễ dẫn đến viêm phổi mãn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Hệ tiêu hóa: Tiết acid dạ dày và enzyme tiêu hóa giảm, làm suy giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Cơ ruột cũng giảm khả năng co bóp. Sau tuổi 50, dạ dày sản xuất ít axit hơn, gây khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12.
Từ tuổi 60, các nhung mao ruột bị phẳng dần theo tuổi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Biểu hiện: Khó tiêu, đầy hơi, táo bón, giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin, khoáng chất (như thiếu vitamin B12, sắt). Táo bón mãn tính có thể gây ra trĩ hoặc nứt hậu môn.

Hệ tiết niệu: Từ tuổi 50, thận giảm số lượng nephron và khả năng lọc máu, giảm khả năng duy trì cân bằng nước và điện giải. Bàng quang mất tính đàn hồi và giảm sức chứa.

Biểu hiện: Tiểu đêm nhiều lần, tiểu không kiểm soát, khó tiểu, có thể gây mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày. Chức năng thận suy giảm còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như cao huyết áp và bệnh thận mạn tính.
Lời khuyên: Uống đủ nước và tránh mất nước có thể giúp bảo vệ thận.

Hệ thần kinh: Sau tuổi 70, các thay đổi liên quan đến não rõ ràng hơn. Số lượng tế bào thần kinh giảm, đặc biệt ở vùng não liên quan đến trí nhớ. Dẫn truyền thần kinh chậm hơn và khả năng tái tạo tế bào thần kinh kém đi.

Biểu hiện: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, phản xạ chậm, dễ mất thăng bằng, tăng nguy cơ té ngã. Các bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson cũng dễ xuất hiện ở người cao tuổi.

Hệ miễn dịch: Từ tuổi 60, suy giảm chức năng của tế bào miễn dịch, giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.

Biểu hiện: Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (như cúm, viêm phổi), khó hồi phục sau khi bị bệnh. Hệ miễn dịch suy yếu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh ung thư và các bệnh tự miễn dịch.

Chiều cao giảm trung bình 1 cm mỗi 10 năm sau tuổi 40, tổng cộng có thể giảm từ 2,5 đến 7,6 cm.

Chỉ số già hóa của Việt Nam liên tục tăng và hiện lên đến 60%, tức cứ 10 người dưới 15 tuổi thì có 6 người từ 60 tuổi trở lên, theo Tổng cục Thống kê.

Áp lực chuẩn bị cho "tuổi già" sẽ tăng nhanh trong những năm tới, bởi Việt Nam đang trong quá trình già hóa và dự kiến chuyển thành nước già vào năm 2036, khi tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm trên 14% dân số. Tiến trình này của Việt Nam kéo dài 17 năm, là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Sức khỏe yếu, trong khi thu nhập thấp và chi phí y tế ngày một tăng đang là thách thức lớn cho quá trình già hóa dân số tại Việt Nam.

Bài 2: Già không điểm tựa

Nội dung: Lê Phương

Đồ họa: Khánh Hoàng - Thanh Hạ

Nguồn:

- PGS.TS.BS Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa, Trường ĐH Y Dược TP HCM, Trưởng Khoa Tim mạch cấp cứu và Can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất

- Nghiên cứu Stretch your timeline của tác giả Mandy Oaklander, xuất bản năm 2015

- Nghiên cứu Aging of the Immune System của tác giả Cornelia M Weyand và Jörg J Goronzy, Department of Medicine, Stanford University Medical School, xuất bản năm 2016


Nguồn: 

Sau 60 tuổi, tập thể dục hàng ngày và thỉnh thoảng mới tập, kiểu nào tốt hơn?

Sau 60 tuổi, tập thể dục hàng ngày và thỉnh thoảng mới tập, kiểu nào tốt hơn? Bác sĩ trả lời khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ

Đáp án của chuyên gia đã làm nhiều người phải bất ngờ.

Cụ ông Ngô và cụ ông Tôn (Trung Quốc) đều đã ngoài 60 tuổi. Cụ Ngô nổi tiếng là người sống kỷ luật, ngày nào cũng dậy sớm để chạy bộ, tập thể dục mà không hề ngại mưa gió. Nhìn cụ, ai nấy đều nghĩ rằng chắc chắn sức khỏe của cụ ngày càng tốt hơn.

Trái lại, cụ Tôn có lối sống khác biệt hẳn. Ông ít khi ra ngoài vận động, phần lớn thời gian dành để ngồi nhà xem tivi hay thưởng trà. Thấy vậy, nhiều người không khỏi lo lắng và thầm nghĩ liệu cụ có quá lười vận động hay không.

Thế nhưng, qua thời gian, kết quả lại khiến mọi người ngạc nhiên. Cụ Ngô bắt đầu thường xuyên phàn nàn về tình trạng đau đầu gối, mỏi lưng và sức khỏe dường như có dấu hiệu sa sút. Trong khi đó, cụ Tôn lại giữ được thần thái vui vẻ, sắc diện hồng hào, thỉnh thoảng khi đi dạo, tập thái cực quyền, cụ cười nói thoải mái và hứng khởi cùng bạn bè. Điều này khiến cụ Tôn trông có vẻ thoải mái và khỏe mạnh hơn hẳn cụ Ngô.

Vậy, tại sao người ngày ngày tập luyện như cụ Ngô lại không khỏe bằng người vận động ít như cụ Tôn? Nguyên nhân ở đây là gì?

Vấn đề tập luyện quá sức với người trung niên

Theo bác sĩ chỉ ra, cụ Ngô giữ thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày mà không ngơi nghỉ tuy tốt, nhưng cần chú ý tới vấn đề vận động quá sức hay không. Nếu tập luyện quá mức cần thiết và quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, cụ sẽ dễ gặp chấn thương, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Ở tuổi này, khả năng phục hồi của cơ thể giảm đáng kể so với khi còn trẻ. Nếu khi còn thanh xuân, chạy bộ 10 km hay tập gym đến mức đổ mồ hôi ướt áo, cơ thể chỉ cần vài ngày nghỉ ngơi là khỏe lại. Nhưng khi đã lớn tuổi, các cơ bắp và khớp không còn khả năng phục hồi nhanh chóng. Những tổn thương nhỏ tích tụ qua từng ngày sẽ trở thành vấn đề lớn, giống như món nợ khó trả, khiến cụ Ngô ngày càng kiệt sức.

Ngoài ra, hệ tim mạch và tuần hoàn máu của người lớn tuổi cũng yếu hơn, không thể chịu được cường độ vận động cao. Tập luyện quá sức khiến tim phải hoạt động như "động cơ quá tải", đẩy nhanh nhịp tim và tăng huyết áp. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ mệt mỏi kéo dài đến các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, việc tập luyện quá mức cũng làm tăng tốc độ lão hóa khớp và sụn. Khi già đi, lượng dịch khớp trong cơ thể giảm đi, khiến các khớp xương dễ bị tổn thương do ma sát. Cụ Ngô thường xuyên bị đau đầu gối và cứng lưng chính là biểu hiện rõ ràng của việc lạm dụng các khớp quá mức.

Không chỉ có vậy, áp lực tâm lý cũng là một hệ quả không nhỏ. Cụ Ngô đặt ra tiêu chuẩn khắt khe trong việc duy trì lịch tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, khi cơ thể dần không thể theo kịp, cụ cảm thấy thất vọng, lo âu, dẫn đến stress. Thay vì tận hưởng niềm vui từ việc vận động, cụ lại bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng, hoàn toàn đi ngược với mục đích ban đầu của việc tập thể dục.

Nên vận động vừa phải, lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng

Trái với cụ Ngô, cụ Tôn không ép bản thân phải tập luyện hàng ngày. Ông chỉ vận động khi cảm thấy thoải mái, kết hợp những hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo hoặc tập thái cực quyền. Chính cách tiếp cận này đã giúp cụ giữ được sức khỏe ổn định và tinh thần thoải mái, chuyên gia nhận định.

Điểm mạnh của việc vận động vừa phải là cơ thể có đủ thời gian phục hồi sau mỗi lần vận động. Các cơ bắp và khớp, sau khi được kích thích nhẹ nhàng, sẽ tự sửa chữa và phát triển khỏe mạnh hơn. Điều này giúp cụ Tôn duy trì một cơ thể dẻo dai mà không bị tổn thương tích tụ.

Hơn nữa, các hoạt động vừa sức không gây áp lực lớn lên hệ tim mạch. Trái lại, nó giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch một cách an toàn. Cách tập luyện nhẹ nhàng này không làm cụ Tôn kiệt sức mà còn mang lại lợi ích dài lâu.

Quan trọng hơn, cụ Tôn luôn giữ tâm trạng thư thái khi tập luyện. Không bị ám ảnh bởi các mục tiêu quá cao, ông coi vận động như một thú vui, một cách để tận hưởng cuộc sống. Tâm lý thoải mái này góp phần không nhỏ vào việc duy trì sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Những hiểu lầm thường gặp ở người lớn tuổi khi tập thể dục

Nhiều người cao tuổi, dù muốn duy trì sức khỏe, lại vô tình mắc phải những sai lầm phổ biến trong quá trình tập luyện. Dưới đây là ba sai lầm điển hình:

Tập thể dục quá sớm vào buổi sáng

Nhiều người tin rằng tập luyện vào sáng sớm là tốt nhất vì không khí trong lành. Tuy nhiên, vào thời điểm này, lượng oxy trong không khí thấp hơn, dễ gây khó thở và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Thời điểm tốt nhất để vận động là sau khi mặt trời đã lên, khi cơ thể hoàn toàn tỉnh táo.

Không uống đủ nước khi vận động

Một số người lớn tuổi cho rằng không khát thì không cần uống nước. Thực tế, mất nước trong quá trình tập luyện có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Việc uống nước đều đặn giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ kiệt sức.

Bỏ qua khởi động và giãn cơ

Không ít người nghĩ rằng các bài tập nhẹ như đi bộ không cần khởi động. Nhưng việc này dễ gây chấn thương, đặc biệt là ở cơ và khớp. Dành 10-15 phút để khởi động và giãn cơ sẽ giúp cơ thể thích nghi với vận động và giảm nguy cơ chấn thương.

Có thể thấy, vận động đúng cách quan trọng hơn nhiều so với việc tập luyện cường độ cao. Ở tuổi già, sức khỏe không phải nằm ở số lượng hay thời gian tập luyện, mà ở sự cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi. Tập luyện vừa sức, kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, mới là chìa khóa để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Nguồn 
https://soha.vn/sau-60-tuoi-tap-the-duc-hang-ngay-va-thinh-thoang-moi-tap-kieu-nao-tot-hon-bac-si-tra-loi-khien-nhieu-nguoi-thay-doi-suy-nghi-198250116160328639.htm

Công Thức Các Món Ăn Từ Măng Tây

Công Thức Các Món Ăn Từ Măng Tây - Bí Kíp Ăn Ngon Giữ Dáng Mùa Tết

Măng tây là loại thực phẩm được du nhập vào nước ta từ lâu nhưng mới chỉ phổ biến gần đây và đang ngày càng được ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Các món ăn từ măng tây không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết sau, hãy cùng Nguyễn Kim học cách chế biến các món ăn từ măng tây đơn giản cho bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn bạn nhé!

Các món ăn từ măng tây rất bổ dưỡng

Các món ăn từ măng tây thơm ngon, bổ dưỡng

Nguồn gốc của măng tây

Măng tây là loại cây có nguồn gốc từ Âu châu, vùng Bắc Phi và khu vực Tây Á và được sử dụng từ rất lâu đời như một loại rau. Dù đã được du nhập vào trồng tại Việt Nam vào những năm 1960 nhưng phải đến gần đây, loại thực phẩm này mới trở nên phổ biến hơn và ngày càng được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt. 

Hiện nay có 3 loại măng tây chính: Măng tây màu xanh, măng tây màu trắng và Măng tây màu tím. Tại Việt Nam, măng tây xanh được trồng nhiều và phổ biến hơn cả với giá trị dinh dưỡng không thua kém sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. 

Giá trị dinh dưỡng của cây măng tây

Các món ăn từ măng tây có giá trị dinh dưỡng cao

Các món ăn từ măng tây không chỉ có hương vị thơm giòn, ngon ngọt đặc trưng của măng tây mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Đó là bởi loại thực phẩm này không chỉ có chất xơ mà còn chứa dồi dào các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B6), C, E, K, Canxi, axit folic, Magie, kẽm, sắt và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, cây măng tây còn chứa chất inulin, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Chính vì vậy, loại cây này còn được ví như "rau cao cấp" với nhiều công dụng "đa zi năng" như:

- Cải thiện giấc ngủ, cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

- Điều hòa, giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ bảo vệ hệ tuần hoàn, tim mạch.

- Trị khan tiếng, ho, đau rát họng.

- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. 

- Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, trị táo bón.

- Tăng cường sức khỏe sinh sản, cho xương chắc khỏe hơn, 

- Phụ nữ mang thai sử dụng măng tây thường xuyên sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn nhờ chứa nhiều axit folic.

Ngoài ra, các món ăn từ măng tây cũng rất đa dạng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tăng hương vị. Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Măng tây xào thịt bò

Các món ăn từ măng tây - măng tây xào thịt bò

Măng tây xào thịt bò - Một trong các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Nguyên liệu:

- Thịt thăn bò loại ngon

- Măng tây, cà rốt, tỏi, hành tím,...

- Các loại gia vị

Cách thực hiện:

- Thịt thăn bò thái mỏng, ướp với gia vị, hành tỏi băm trong khoảng 15 phút.  

- Măng tây rửa sạch, bỏ phần xơ ở gốc, cắt thành khúc vừa ăn. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành sợi vừa ăn. Hãy chần sơ hai loại rau này trong nước sôi cùng ít muối để giữ màu xanh nhé.  

- Bắc chảo dầu, phi hành tím, tỏi băm cho thơm rồi cho thịt bò đã ướp sẵn vào xào cho tới khi hơi tái thì tiếp tục cho măng tây, cà rốt đã được chần sơ vào. Đảo thật nhanh và đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bày ra đĩa, rắc ít tiêu và ngò rí lên trên. Đây là một trong số các món ăn từ măng tây dễ làm và ngon miệng nhất đấy, hãy trổ tài ngay cho cả nhà thưởng thức nhé. 

Canh sườn nấu măng tây

Các món ăn từ măng tây - sườn nấu măng tây

Canh sườn nấu măng tây - Một trong các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Nguyên liệu:

- Sườn non heo 

- Măng tây 

- Đậu hũ trắng, hành lá 

- Các loại gia vị

Cách thực hiện:

- Sườn heo rửa sạch, luộc sơ qua để khử bớt mùi tanh rồi vớt ra. Chuẩn bị một nồi nước mới và hầm cho đến khi mềm.  

- Măng tây rửa sạch, cắt phần gốc cứng rồi cắt thành khúc vừa ăn (khoảng 4cm).

- Lần lượt cho măng tây, đậu hũ vào nồi hầm sườn, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn. Đợi cho đến khi măng tây đã mềm thì múc ra tô, cho ít hành lá và tiêu lên trên rồi dùng với cơm khi còn nóng. 

Để giúp cho việc nấu món canh măng tây được nhanh chóng và thơm ngon hơn, bạn có thể sử dụng nồi áp suất để hầm nấu nhé!

Gỏi măng tây

Các món ăn từ măng tây - gỏi măng tây

Gỏi măng tây - Một trong các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Gỏi măng tây có hương vị chua chua, ngọt ngọt dễ ăn, thanh mát, rất thích hợp làm khai vị hoặc trong những ngày trời nắng nóng. Vì thế đây cũng là một trong các món ăn từ măng tây được yêu thích.

Nguyên liệu:

- Măng tây tươi, cà rốt, hành tây, đậu phộng rang, rau thơm, hành ngò,...

- Mực, tôm, 

- Dầu ô liu, giấm, gia vị

Cách thực hiện:

- Măng tây tươi đem rửa sạch, cắt bỏ đoạn gốc rồi cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó chần sơ với nước sôi bỏ ít muối rồi ngâm liền trong nước đá để giữ được màu xanh và độ giòn. 

- Mực rửa sạch, cạo hết phần đen, cắt thành miếng vừa ăn (có thể dùng dao khứa xéo cho đẹp) rồi luộc chín.

- Tôm lột vỏ, rút phần chỉ lưng đen ra rồi luộc chín.

- Cà rốt, hành tây rửa sạch, gọt vỏ, thái thành sợi.

- Pha nước mắm ớt chanh tỏi đường sao cho vừa ăn

- Lần lượt cho măng tây, mực, tôm đã luộc chín, để ráo nước cùng cà rốt, hành tây thái sợi vào tô. Cho thêm giấm, đường, nước mắm chanh ớt tỏi và dầu ô liu vào, trộn đều các nguyên liệu để thấm vị rồi bày ra đĩa, rắc thêm ít ngò và đậu phộng rang lên. 

Súp cua măng tây

Các món ăn từ măng tây - súp cua măng tây

Súp cua măng tây - Một trong các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Cái tên tiếp theo trong danh sách các món ăn từ măng tây thơm ngon, hấp dẫn mà Nguyễn Kim muốn giới thiệu tới bạn chính là Súp cua măng tây. Với vị ngọt, thanh mát, món ăn này phù hợp cho tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người già hoặc người mới khỏi bệnh cần bồi bổ. 

Nguyên liệu: 

- Cua biển loại vừa

- Măng tây tươi, mộc nhĩ (nấm mèo), trứng gà, trứng cút, 

- Bột bắp, gia vị, hành ngò,...

Cách thực hiện:

- Cua biển rửa sạch, đem luộc chín rồi gỡ thịt cua ra (nhớ giữ lại nước luộc cua)

- Măng tây tươi rửa sạch, bỏ phần gốc già cứng, cắt thành khúc vừa ăn (khoảng 4 - 5 cm)

- Mộc nhĩ rửa sạch, ngâm với nước ấm cho nở ra, thái nhỏ

- Trứng cút luộc chín, lột vỏ, trứng gà đập ra chén, đánh cho tan đều.

- Đun sôi nồi nước luộc cua rồi cho mộc nhĩ đã thái sợi vào. Sau đó, lần lượt cho thịt cua đã gỡ và măng tây vào. Tiếp tục cho trứng cút đã lột vỏ rồi đổ từ từ trứng gà vào, đồng thời khuấy nhanh để tạo thành sợi trứng. 

- Pha bột bắp với nước ấm, khuấy đều rồi cho vào nồi súp để súp sệt lại, nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị.

- Múc súp cua măng tây ra tô, rắc thêm chút hành lá, ngò và tiêu rồi dùng khi còn nóng. 

Để món súp được mềm nhừ và mịn hơn, bạn có thể sử dụng những loại nồi nấu chậm để chế biến như nồi tiềm, nồi ủ,...

Măng tây xào tỏi

Các món ăn từ măng tây - măng tây xào tỏi

 Măng tây xào tỏi - Một trong các món ăn từ măng tây đơn giản mà ngon miệng

Top 5 các món ăn từ măng tây kích thích vị giác không thể thiếu món măng tây xào tỏi với cách thực hiện đơn giản nhưng lại giòn ngọt và rất đưa cơm. Hãy tham khảo cách chế biến món này nhé:

Nguyên liệu:

Măng tây tươi, tỏi, hành tím, gia vị

Dầu ô liu

Cách thực hiện:

- Măng tây tươi bạn đem rửa sạch, bỏ đi phần gốc cứng rồi cắt thành khúc vừa ăn (từ 4 đến 5 cm) và để cho ráo nước.

- Bắc chảo cho nóng, cho chút dầu ô liu vào. Khi dầu nóng thì phi hành, tỏi băm cho thơm rồi cho lên bếp, cho dầu ô liu vào. Đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi cho thơm rồi cho măng tây vào, đảo nhanh tay trong lửa to. Tiếp theo nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đảo đều thêm vài phút rồi múc ra đĩa, rắc chút tiêu, ngò lên trên rồi dùng với cơm nóng rất ngon.  

Lưu ý khi chế biến và sử dụng các món ăn từ măng tây

Lưu ý khi chế biến các món ăn từ măng tây

Để các món ăn từ măng tây được thơm ngon, bổ dưỡng, sau đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm khi lựa chọn và sử dụng:

Nên mua những đọt măng tây tươi, đầy đặn. Để kiểm tra xem măng tây đã hái lâu chưa, bạn hãy bấm vào phần gốc, nếu nghe tiếng "tách" giòn và bề ngoài gốc không khô héo là được.

Măng tây có thân mảnh nhanh chín, phù hợp với các món gỏi hoặc xào.

Măng tây có thân mập tốn thời gian sơ chế, chế biến hơn nhưng đẹp mắt hơn, ăn ngon hơn. 

Măng tây có chứa nhiều chất xơ nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây trướng bụng, khó chịu.   

Với phần gốc măng tây, bạn có thể phơi khô, nấu nước với đường phèn để làm món giải khát thơm ngon, thanh nhiệt và giải độc gan.

Bệnh nhân cao huyết áp đang điều trị thuốc không nên ăn măng tây bởi có thể làm giảm huyết áp nhanh, khó kiểm soát, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tham khảo thêm cách bảo quản măng tây đúng chuẩn nhé!

Nếu trong lần đầu tiên ăn măng tây mà xuất hiện các dấu hiệu như: ngứa, khó chịu trong cổ họng, buồn nôn, mẩn ngứa, chóng mặt, đầy hơi,…thì không nên dùng tiếp vì đây là triệu chứng của dị ứng.


Nguồn 
_

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn là thông tin hữu ích mà chị em nội trợ nên biết. Bởi đây là nguyên liệu giàu dinh dưỡng và dễ ăn. Tham khảo bài viết này để có thể sơ chế măng tây đúng cách cũng như các cách bảo quản để có thể giữ lại được nhiều dinh dưỡng nhất bạn nhé!

Măng tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi,.. và các loại vitamin như A, C, K. Việc bổ sung những món ăn từ măng tây sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh do các tác nhân xấu gây nên. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sơ chế măng tây đúng chuẩn thì các chất dinh dưỡng có thể bị mất đi. 

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn

Cách sơ chế măng tây chuẩn sẽ giúp giữ nguyên được các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để thực hiện, bạn làm theo những bước sau:

  • Bước 1: Chọn măng tây 

- Khi chọn măng tây bạn hãy lựa những cây có màu tươi xanh, bóp nhẹ có cảm giác cứng. Nhiều chị em mắc sai lầm là chọn măng tây mềm vì nghĩ như vậy sẽ non. Tuy nhiên nếu măng tây quá mềm thường sẽ bị úng.

- Lựa măng tây có phần thân đầy đặn, mọng nước, không khô héo, nhăn nheo.

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng - Hình 1

  • Bước 2: Rửa măng tây 

- Cách sơ chế măng tây chuẩn thì phần rửa măng tây cũng rất quan trọng. Vì măng tây thường có nhiều cát trong các kẽ, ngọn nên nếu không rửa kĩ khi ăn sẽ bị sạn. Khi sơ chế, bạn nên rửa măng tây dưới vòi nước có tia chảy mạnh.

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng - Hình 2

- Phần ngọn của măng tây thường rất non, dễ gãy. Vì thế khi rửa không nên vò, chà mạnh bằng tay. Nếu măng tây bị nát sẽ bị giảm hàm lượng dinh dưỡng cũng như khiến măng tây không còn được xanh, tươi.

  • Bước 3: Cắt bỏ phần cuống cứng, già của măng tây

- Phần cuống măng tây thường cứng và già, ít dinh dưỡng. Khi nấu lên sẽ bị dai và không ngon.

- Bạn nên cắt bỏ khoảng 2.5cm đến 5cm phần cuống.

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng - Hình 3

Cách bảo quản măng tây tươi, xanh

Nếu đã nắm được cách sơ chế măng tây chuẩn thì chị em nên tìm hiểu thêm cách bảo quản măng tây tươi, xanh, giữ được nhiều chất dinh dưỡng.

Bảo quản măng tây trong tủ lạnh

  • Bảo quản măng tây trong tủ lạnh là phương pháp chị em thường sử dụng. Bạn cần chọn hũ thủy tinh phù hợp, sau đó thêm vào hũ 1 lượng nước vừa đủ ngập phần rễ măng.
  • Kế đó, cho măng tây vào hũ, rồi dùng dây buộc bó măng nhưng đừng buộc quá chặt mà chỉ nên buộc lỏng để giữ cho măng tây ở tư thế thẳng đứng là đạt yêu cầu.
  • Tiếp theo, bạn sẽ dùng túi ni lông sạch trùm kín lên đầu ngọn măng để tránh việc măng tây bị lây mùi của các thực phẩm khác.

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng - Hình 4

Với cách bảo quản này thì măng tây sẽ giữ được độ tươi trong khoảng 1 tuần. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần lấy măng ra và sử dụng cách sơ chế măng tây đã hướng dẫn là có thể chế biến các món ăn ngon cho gia đình.

Sử dụng khăn giấy để bảo quản măng tây

Sử dụng khăn giấy để bảo quản là cách khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được độ tươi ngon của măng. Măng tây khi mua về, bạn ngâm vào nước lạnh khoảng 5 phút. Sau đó lau khô phần búp măng.

Kế đó dùng giấy ăn sạch hoặc giấy chống ẩm quấn kín phần gốc măng rồi cho vào bao xốp và buộc kín lại. Sau đó bạn cho bó măng vào tủ lạnh để bảo quản là được.

Bảo quản măng tây bằng cách đông lạnh

Măng tây khi được đông lạnh sẽ bảo quản được trong một thời gian dài. Bạn tiến hành cách sơ chế măng tây như trên rồi dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần gốc rồi cắt măng thành từng khúc dài khoảng 2 - 3 lóng tay. Sau đó tiến hành chần măng tây qua nước sôi trong khoảng 30 giây.

Cách sơ chế măng tây đúng chuẩn và các cách bảo quản để giữ được nhiều dinh dưỡng - Hình 5

Cho măng sau khi chần sơ vào bát nước đá lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Cuối cùng, bạn sẽ xếp măng tây vào hộp và cho vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 1 tiếng. Đây là cách bảo quản măng tây được lâu nhất.

Nguồn: https://fptshop.com.vn/tin-tuc/dien-may/cach-so-che-mang-tay-173767