> Bệnh sỏi mật cần theo dõi và điều trị kịp thời
> Chế độ ăn cho người bị sỏi mật
Tôi phát hiện bị sỏi mật, hiện tại còn rất nhỏ, chưa có biến chứng gì. Nhưng tôi nghe nói nếu không ăn uống hợp lý thì sỏi sẽ to nhanh và có thể phải cắt bỏ túi mật. Vậy xin bác sĩ cho biết, bệnh sỏi mật phải ăn uống thế nào?
Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi. Ảnh minh họa. |
Trịnh Văn Tân(Thái Nguyên)
Theo vị trí, sỏi mật được chia làm 2 nhóm chính: sỏi túi mật và sỏi đường mật. Tính chất của sỏi cũng chia làm 2 loại: sỏi sắc tố mật (chủ yếu là bilirubinat calci) và sỏi cholesterol. Sỏi cholesterol thường gắn với tình trạng béo phì, với chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol máu cao.
Để tránh ứ đọng mật và nhiễm khuẩn đường mật cần hạn chế các thức ăn gây táo bón (các thức ăn, đồ uống có nhiều tanin) vì táo bón tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại ở đường ruột phát triển mạnh và dẫn đến viêm tá tràng, viêm túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng đọng thành sỏi mật.
Để tránh bị sỏi cholesterol cần hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ động vật và chứa nhiều cholesterol. Những thức ăn có nhiều cholesterol là các phủ tạng động vật như óc, tim, gan, lòng, bầu dục, lòng đỏ trứng gà...
BS. Nguyễn Trường Sơn
Theo Sức Khỏe & đời sống
17:00 | 02/04/2011
Bệnh sỏi mật cần theo dõi và điều trị kịp thời
TP - Tôi đi khám sức khỏe định kỳ, sau khi xét nghiệm và siêu âm được chẩn đoán máu nhiễm mỡ và mắc sỏi túi mật. Bác sĩ có kê đơn thuốc và nói nếu không đau thì có thể chung sống mà chưa cần phải can thiệp; đồng thời tư vấn cho tôi điều chỉnh chế độ ăn để giảm cholesterol máu. Tôi có nên khám chuyên khoa không? - (ng.t.anh.23.@gmail.com)
Một ca mổ nội soi cắt túi mật. Ảnh: H.S. |
Trả lời:
Sỏi mật là bệnh thường gặp ở Việt Nam. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa, do sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, ở Việt Nam trước kia, chủ yếu là sỏi sắc tố mật, sỏi chủ yếu nằm trong gan và ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật, còn sỏi túi mật chỉ chiếm 5-10%. Nhưng ngày nay, sỏi túi mật chiếm tới 50% trường hợp sỏi mật, đồng thời tỷ lệ sỏi cholesterol cũng tăng cao. Nguyên nhân phần lớn phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
Độ tuổi mắc sỏi mật rất phong phú, từ 20 đến 60 tuổi. Trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới từ 4 đến 6 lần. Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi mật, như: béo phì; dư thừa hoocmon nữ (Estrogen); sử dụng thuốc giảm cholesterol thường xuyên; bệnh tiểu đường; giảm cân quá nhanh; nhịn đói triền miên; nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Trong đó béo phì là yếu tố nguy cơ lớn thứ nhất cho bệnh sỏi mật phát triển, đặc biệt với phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, béo phì làm giảm số lượng muối mật bài tiết và cũng là nguyên nhân tăng hàm lượng cholesterol trong máu và gan. Béo phì cũng giảm nguy cơ tống xuất của túi mật.
Bên cạnh yếu tố béo phì, nhiễm ký sinh trùng đường ruột là đặc điểm nổi bật của sỏi đường mật ở Việt Nam nói riêng và xứ nhiệt đới nói chung. Loại ký sinh trùng thường thấy là giun đũa chui từ ruột lên đường mật.
Khi mắc sỏi mật, đa số bệnh nhân nặng có cảm giác đau rõ rệt xuất hiện đột ngột ở vùng hạ sườn phải, lan lên vai hoặc sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ kèm theo đổ mồ hôi hoặc ói mửa. Trường hợp nhẹ, có thể không đau hoặc chỉ âm ỉ, tức nặng ở hạ sườn phải.
Các biểu hiện khác như sốt nhẹ hoặc sốt kéo dài khi bị nhiễm trùng đường mật. Vàng da khi xuất hiện sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan. Trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Sỏi mật có thể có những biến chứng rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong như: áp xe gan – đường mật, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đường mật, chảy máu đường mật… Nếu ứ mật kéo dài sẽ dẫn tới xơ gan mật thứ phát.
Đối với bệnh nhân mắc sỏi mật, cần thực hiện chế độ ăn uống chọn lọc. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ, cholesterol như phủ tạng động vật, trứng, các chất kích thích như chè, cà phê, cacao, chocolate. Nên dùng thức ăn giàu đường bột vì loại thức ăn này dễ tiêu, không ảnh hưởng tới mật. Gia tăng chất xơ để giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón.
Trường hợp của bạn mặc dù chưa có chỉ định can thiệp nhưng rất nên theo dõi chuyên khoa thường xuyên để phát hiện diễn tiến bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Hiện nay, kỹ thuật can thiệp cắt túi mật bằng nội soi được ứng dụng rộng rãi trong điều trị hạn chế tổn thương sau phẫu thuật và bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
BS Nguyễn Mạnh
tienphong.vn:Chế độ ăn cho người bị sỏi mật
> Phát hiện 11.688 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân
TPO - Sỏi mật là một trong những bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, chế độ ăn cho người bị sỏi mật cũng là liệu pháp quan trọng, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Ảnh minh họa. |
Đây là bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi ở các đường mật trong gan hoặc ở nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc sỏi túi mật, cổ túi mật.
Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.
Khi nghi ngờ bị sỏi mật, phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để được xác định có bị sỏi mật hay không, từ đó có lời khuyên và chỉ định kịp thời từ bác sĩ.
- Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc, không được chủ quan để tránh những biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bệnh sỏi mật rất cần thiết được tư vấn, điều trị của thầy thuốc chuyên khoa gan mật.
- Nên khám bệnh theo định kỳ và theo lời hẹn để có tiên lượng bệnh một cách chắc chắn của bác sĩ đang theo dõi sức khỏe cho mình.
Chế độ ăn
Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
- Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...
- Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
- Giàu đường bột, chất xơ: Thức ăn này dễ tiêu, không ảnh hưởng đến mật, giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
- Nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
- Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.
- Các thức ăn giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột).
- Không nên dùng trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thêu
14:25 | 19/03/2011
Phát hiện 11.688 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân
Bệnh nhân Luo De Fang khiến bác sỹ và y tá tại bệnh viện Vân Nam, Trung Quốc phải giật mình khi họ đếm được 11.688 viên sỏi sau khi làm phẫu thuật sỏi mật. Luo De Fang là bệnh nhân sỏi mật 45 tuổi, sống tại Côn Minh, Trung Quốc.
Bệnh nhân Luo De Fang và sỏi mật. Ảnh: Internet. |
Luo De Fang cho biết, cô đã phát hiện mình bị sỏi mật từ ba năm trước.
Cô kể lại rằng, một năm trước, cô bắt đầu bị đau bụng sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Từ hồi đầu năm nay, các cơn đau xuất hiện thường xuyên nên cô đã đến bệnh viện chuyên về sỏi mật tại Vân Nam. Các bác sỹ chẩn đoán rằng cô bị sỏi mật kết và đang trong giai đoạn cuối của bệnh.
Bác sỹ làm phẫu thuật cho Luo De Fang tiết lộ, 11.688 viên sỏi đã được lấy ra nhưng chúng tôi vẫn giữ được túi mật không bị ảnh hưởng.
Theo Lan Phương
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét