Gọt vỏ cũng không thể tránh được độc tố hoàn toàn
Các loại thuốc trừ sâu, diệt nấm, chất diệt cỏ được tưới bón vào đất nông nghiệp và ngấm dần vào cây từ rễ. Để giảm thiếu tác hại của một số loại sâu bệnh như sâu ăn quả, người ta còn trực tiếp đổ thuốc vào vỏ dọc từ thân đến cành cây. Nói cách khác, ngay cả khi gọt bỏ vỏ cũng khó loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu.
Trong vỏ quả có chứa hàm lượng kim loại nặng cao
Theo một nghiên cứu gần đây phát hiện, mức độ chì trong vỏ táo đã tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng khác như chì, cadmium, đồng, thiếc, tali trong vỏ tác cao hơn nhiều lần bên trong ruột quả.
Ví dụ, khi ruột quả chứa 0,53mg/kg chì thì vỏ quá có 0,76mg/kg tức cao hơn gấp đôi. Với cadmium và tali nồng độ trong ruột quả là 4 lần, đồng là 3 lần và latin là 12 lần! Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây cho thấy vỏ táo hấp thụ trực tiếp chì trong không khí, nếu được bảo vệ trong túi, hàm lượng này có thể giảm xuống 80%, như vậy vỏ táo sẽ không nguy hiểm cho chúng ta!
Giá trị dinh dưỡng trong vỏ táo có đáng để mạo hiểm sử dụng?
Táo rất có lợi cho cơ thể, thúc đẩy ăn uống cho người thiếu kẽm, có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường, nồng độ polyphenol trong vỏ táo cao hơn ruột táo nhiều lần. Polyphenol trong vỏ táo đạt 307mg/100g, flavonoid là 184mg/100g, procyanidins là 105mg/100g, nhiều hơn hẳn so với ruột táo. Nghiên cứu còn cho thấy, chiết xuất polyphenol trong vỏ táo có tác dụng chống bức xạ, trì hoãn sự chiếu xạ, giảm đáng kể nhiễm độc chì ở gan, xương và máu chuột thí nghiệm.
Những lưu ý khi ăn táo cả vỏ:
- Chọn táo được đóng trong bao, túi. Vỏ loại táo này sạch hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.
- Mùa thu là mùa sử dụng táo an toàn nhất bởi đây là mùa táo, ít bị sử dụng thuốc bảo quản.
- Bề mặt táo tươi và có lớp sáp tự nhiên (nếu vỏ táo bóng thì nên gọt vỏ trước khi ăn).
Hạnh Phúc
Theo huanqiu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét