Sưu tầm miễn phí, nhằm giúp cộng đồng có các thông tin có lợi cho sức khỏe ----- (Nếu Quý vị có bất kỳ phàn nàn nào về bản quyền, làm ơn báo lại thông qua mục Nhận xét ở dưới mỗi bài đăng. Quản trị blog sẵn sàng xem xét và gỡ bỏ bài đăng không phù hợp trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn!)
Bình giữ nhiệt có 6 dấu hiệu này thì khuyên bạn nên thay mới, để lâu dễ rước bệnh vào thân
Bình giữ nhiệt có khả năng giữ nóng hoặc lạnh đồ uống trong thời gian dài, dùng được trong nhiều hoàn cảnh lại sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt. Vậy nên không mấy khó hiểu khi món đồ này được người người nhà nhà ưa chuộng sử dụng. Dù rất hữu ích trong cuộc sống nhưng nếu thấy bình giữ nhiệt 6 dấu hiệu 'bất ổn" sau đây, khuyên bạn đừng ngần ngại thay mới để đảm bảo an toàn sức khoẻ!
1. Lõi cách nhiệt bị hỏng
Khi lõi cách nhiệt của bình bị hỏng hoặc bị thoát khí, khả năng cách nhiệt của bình cũng theo đó mà giảm sút đáng kể. Điều này có thể khiến đồ uống trong bình không giữ được nhiệt độ lâu như mong muốn, gây ảnh hưởng đến hương vị và sự an toàn của thực phẩm. Đặc biệt một số đồ uống có chứa sữa, nếu không được giữ ở nhiệt độ ổn định có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ.
2. Bình có hiện tượng rỉ sét
Những vết rỉ sét xuất hiện trên thân bình giữ nhiệt, dù ít hay nhiều cũng đều là dấu hiệu để bạn biết rằng: đã đến lúc thay bình mới. Vết rỉ sét không chỉ làm mất tính thẩm mỹ cho sản phẩm mà quan trọng là chúng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Khi bình bị rỉ sét, các chất độc hại có thể thôi nhiễm vào đồ uống. Bạn cứ vô tư sử dụng do không cảm nhận được sự bất thường trong nước uống, về lâu dài sẽ cực kỳ hại thân. Cho nên, một khi thấy bình giữ nhiệt có hiện tượng rỉ sét, bạn nên ngừng sử dụng và cân nhắc mua bình mới để dùng.
3. Xuất hiện mùi hôi hoặc vết bẩn khó làm sạch
Khi bình giữ nhiệt có mùi hôi hoặc vết bẩn khó làm sạch, dù bạn luôn chùi rửa kỹ càng mỗi ngày, vậy thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm. Việc mùi hôi, vết bẩn xuất hiện có thể do bình gặp vấn đề ở các lớp vỏ bên trong, hoặc vì lý do nào đó khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển. Vậy nên, nếu bạn tiếp tục sử dụng bình trong tình trạng này, khả năng cao sẽ gây ngộ độc thực phẩm và làm tổn hại sức khoẻ.
4. Nắp bình bị hỏng
Nắp là một trong những bộ phận quan trọng của bình giữ nhiệt. Khi nắp bị hỏng hoặc không thể đóng kín hoàn toàn, đồ uống có thể rơi vãi trong quá trình di chuyển làm bẩn đồ đạc thậm chí là gây bỏng nếu đựng nước nóng ở trong. Và vì không được giữ kín hơi nên khả năng giữ nhiệt cho đồ uống sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, nắp bình lỏng lẻo còn có thể tạo điều kiện để hơi ẩm tích tụ, làm sinh sôi vi khuẩn và nấm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
5. Bình méo mó, có vết nứt
Nếu chẳng may làm rơi bình giữ nhiệt và khiến bình bị biến dạng hoặc xuất hiện vết nứt, khuyên bạn tốt hơn hết là nên mua bình mới để sử dụng. Quá trình va đập có thể khiến các lớp chất liệu bên trong bình bị nứt vỡ mà mắt thường nhìn qua rất khó nhận biết. Dẫn tới bình bị rò nhiệt và không còn khả năng giữ nhiệt vượt trội.
Ngoài ra, các vết nứt xuất hiện ở thân bình dù nhỏ hay lớn đều có thể trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Bạn không muốn gây hại cho bản thân thì hãy "bỏ cũ - dùng mới" ngay khi thấy bình có hiện tượng móp méo và nứt vỡ.
6. Bình dùng trong khoảng thời gian dài
Nếu đã dùng bình giữ nhiệt trong 1 thời gian dài thì bạn nên cân nhắc để thay mới, ngay cả khi cảm nhận rằng bình vẫn đang dùng tốt. Bởi vì theo thời gian, vật liệu bên trong bình có thể đã bị lão hoá, khiến hiệu quả sử dụng bị giảm sút hoặc làm cho bình trở nên giòn và dễ vỡ.
Tuổi thọ của bình giữ nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu và tần suất sử dụng, tuy nhiên, thông thường bạn nên kiểm tra và thay bình sau khoảng 2 - 5 năm sử dụng.
Gợi ý một số mẫu bình giữ nhiệt chất lượng, an toàn:
Đi bộ giúp đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ nhưng 4 nhóm người này càng đi càng yếu
Xã hội
Thái Hà•22/11/2024 - 08:09
Những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên hạn chế đi bộ trong một số trường hợp.
Đi bộlà hoạt động thể chất được nhiều người yêu thích. Theo các nghiên cứu, bài tập này khá đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cố gắng đi bộ 30 phút mỗi ngày là một mục tiêu tuyệt vời để có được sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể dù là bạn chia nhỏ quãng thời gian hay là đi bộ một lèo.
Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Đi bộ giúp tăng cường chức năng tim và phổi, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắcbệnh tim. Theo huấn luyện viên cá nhân Ronny Garcia tại Blink Fitness (Mỹ) giải thích: "Đi bộ làm tăng nhịp tim, giúp giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim nói chung".
Cải thiện sức khỏe tim và phổi của bạn sẽ giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Khi bạn đi bộ 30 phút mỗi ngày, hệ thống tim mạch của bạn sẽ thích nghi và cải thiện. Việc đi bộ nhanh thậm chí còn làm tăng lợi ích nhiều hơn. Nó giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời giảm nguy cơ bị đau tim hoặcđột quỵ.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm sinh lý Quốc tế cho thấy, chỉ cần đi bộ 5 đến 10 phút trong công viên có thể giảm căng thẳng và lo lắng hiệu quả hơn so với tập thể dục trong nhà.
Cải thiện giấc ngủ
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái khó ngủ và ngủ không sâu giấc thì hãy thử luyện tập việc đi bộ đều đặn mỗi ngày. Việc này giúp bạn có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khu vực thần kinh.
Người thường xuyên luyện tập đi bộ sẽ có giấc ngủ tốt hơn người bình thường nhờ vào não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ. Thêm vào đó, vận động nhiều sẽ khiến cơ thể bạn mỏi mệt, từ đó đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Tốt cho phổi, hệ hô hấp
Đi bộ giúp nhịp tim tăng lên và máu co bóp nhiều hơn. Từ đó cơ thể sẽ được hít thở không khí trong lành và làm cho phổi được hoạt động khỏe mạnh hơn.
Cải thiện chức năng não bộ
Đi bộ 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là ngoài trời, có tác động mạnh mẽ đến chức năng não của bạn, bao gồm cải thiện khả năng chú ý, trí nhớ, chức năng điều hành và khả năng tập trung. Nó cũng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần. Sử dụng giờ nghỉ trưa để đi dạo ngoài trời có thể khiến thời gian còn lại trong ngày làm việc của bạn hiệu quả hơn nhiều.
Hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ trong thời gian ngắn, cũng có thể ngăn ngừa và thậm chí có thể đảo ngược sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Đi bộ giúp đốt cháy calo, hỗ trợ duy trì cân nặng và ngăn ngừa tăng cân. Việc giảm mỡ thừa trong khi duy trì khối lượng cơ bắp sẽ tăng cường sức khỏe tổng thể và thể chất.
Những ai không nên đi bộ?
Mặc dù đi bộ là hoạt động an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng những người có một số tình trạng sức khỏe đặc biệt nên thận trọng hoặc hạn chế đi bộ:
Người mắc bệnh tim mạch
Người bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện, bao gồm cả việc đi bộ thường xuyên. Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện sức khỏe từ bên trong.
Người bị thoát vị đĩa đệm
Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau nhức và tê bì, thường lan từ thắt lưng xuống chân. Người bệnh cần cẩn trọng khi di chuyển, vì đi lại không đúng cách có thể làm tình trạng nặng hơn.
Tuy nhiên, đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách có thể mang lại lợi ích cho cột sống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định cường độ và cách thức đi bộ phù hợp.
Người bị thoái hóa khớp gối
Người bệnh nên tránh tự ý đi bộ mà không có hướng dẫn, vì có thể gây hình thành gai xương trong khớp gối. Thay vào đó, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối.
Người mắc bệnh về mạch máu
Các bệnh như giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch hoặc động mạch có thể bị ảnh hưởng khi vận động nhiều, do tăng áp lực bơm máu và nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ và tần suất vận động phù hợp để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục chương trình đi bộ, những người có các tình trạng sức khỏe nêu trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Giấc ngủ có liên quan đến tuổi thọ: Nghiên cứu ĐH Harvard chỉ ra người sống thọ, khỏe mạnh thường có 5 dấu hiệu khi ngủ
Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ được chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ.
Trong một nghiên cứu mới công bố đầu năm 2023 được trình bày tại hội nghị chung của Viện Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi có giấc ngủ tốt sẽ sống lâu hơn.
Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 172.321 người có độ tuổi trung bình là 50 và 54% là phụ nữ cho thấy việc đáp ứng một số tiêu chí nhất định về giấc ngủ có thể kéo dài thêm tuổi thọ. Những người tham gia được theo dõi trong khoảng 4,3 năm, trong đó hơn 8.000 đã qua đời vì bệnh tim mạch (30%), ung thư (24%) và nguyên nhân khác (46%).
Dựa trên việc đánh giá các yếu tố khác nhau về chất lượng giấc ngủ , các nhà nghiên cứu đã xác định 5 dấu hiệu để xác định xem giấc ngủ có ngon hay không:
Ngủ 7 - 8 tiếng/ đêm,
dễ tự đi vào giấc ngủ,
không sử dụng thuốc ngủ,
ngủ không bị ngắt quãng và
cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi sau khi thức dậy.
Tiến sĩ Frank Qian, bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, thành viên lâm sàng về y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết:"Nếu giấc ngủ của mọi người có tất cả những tiêu chí lý tưởng này, họ có nhiều khả năng sống lâu hơn. Vậy nên việc cải thiện giấc ngủ một cách tổng thể và xác định nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ rất quan trọng, có thể ngăn ngừa một số trường hợp tử vong sớm".
Theo một tuyên bố về nghiên cứu, "so với những người có từ 0 đến 1 yếu tố thuận lợi cho giấc ngủ, những người đáp ứng cả 5 yếu tố có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì thấp hơn 30%, khả năng tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 21%, khả năng tử vong do ung thư thấp hơn 19% và 40 % ít có khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác ngoài bệnh tim hoặc ung thư".
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe, tuổi thọ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Trong một nghiên cứu được công bố tháng 6/2023 trên Tạp chí PLOS, các nhà khoa học tại Đại học College London đã phân tích hơn 7.000 công chức ở Vương quốc Anh trong suốt 25 năm. Những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo thói quen, chất lượng giấc ngủ ở độ tuổi 50, 60 và 70 cũng như vấn đề sức khỏe khi về già của họ.
Những căn bệnh được phân tích bao gồm ung thư, tiểu đường, bệnh tim, sa sút trí tuệ, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính, suy tim, bệnh gan, viêm khớp, Parkinson, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Nghiên cứu cho thấy ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm ở độ tuổi 50, 60 và 70 có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh mãn tính theo thời gian so với ngủ 7 tiếng. Ở độ tuổi 50, nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính cao hơn 20% và có thể mắc nhiều hơn một bệnh. Tình trạng mắc nhiều hơn một bệnh mãn tính còn được ghi nhận ở độ tuổi 60 và 70 khi ngủ 9 tiếng trở lên mỗi ngày.
Để tăng chất lượng giấc ngủ, nên đi ngủ và thức dậy theo một khung giờ nhất định ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ. Thêm vào đó, hãy đảm bảo môi trường ngủ của bạn mát mẻ và tối, hạn chế tiếng ồn nhất có thể.
Cần tạo thói quen không sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh hoặc những thứ gây xao nhãng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thiền, yoga, thái cực quyền, tắm nước ấm là những việc giúp thư giãn và dễ ngủ hơn.
Theo Tiến sĩ Frank Qian, cha mẹ có thể dạy trẻ những cách để ngủ tốt hơn từ sớm để cải thiện sức khỏe."Ngay từ khi còn trẻ, nếu mọi người có thể tập những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ mình liền mạch, điều này mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể lâu dài",Tiến sĩ Qian nói,"Điều quan trọng đối với những người trẻ tuổi là hiểu rằng rất nhiều hành vi sức khỏe sẽ tích lũy lợi ích hoặc tác hại theo thời gian. Giống như cách chúng ta luôn nói về việc không bao giờ quá muộn để tập thể dục hoặc ngừng hút thuốc, cũng không giờ là quá sớm. Giấc ngủ nên được nhắc đến thường xuyên hơn".
Sáng 13/11, IQAir (ứng dụng của tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp lớn về không khí, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ) ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức 205, thuộc ngưỡng tím - rất có hại cho sức khỏe. Kết quả này cho thấy, Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 3 thế giới, chỉ sau Delhi của Ấn Độ và Lahore của Pakistan.
Đến ngày 18/11, Thủ đô Hà Nội vẫn nằm trong top 5 những thành phố ô nhiễm không khí nhất, với chỉ số chất lượng không khí và bụi mịn PM2.5 là 198. Nồng độ PM2.5 này cao gấp 21,8 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra các nhóm nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, hoạt động đốt, sử dụng bếp than tổ ong. Yếu tố thời tiết, khí hậu cũng tác động không nhỏ đến chất lượng không khí, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường, người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Người dân nên vệ sinh mũi, súc họng vào buổi sáng, tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; thường xuyên tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ…
_
Nữ giám đốc từ chối lương 200 triệu, rời Hà Nội "trốn" ô nhiễm, bụi mịn
(Dân trí) - Mọi kế hoạch trong tương lai của bản thân và gia đình chị Minh gắn với Hà Nội. Tuy nhiên, dự định thay đổi hoàn toàn khi sức khỏe của chị dần nảy sinh những phản ứng với môi trường sống.
Mua 4 căn nhà, góp vốn 2 công ty vì mục tiêu sống lâu dài ở Hà Nội
"Hà Nội mấy ngày nay luôn trong Top những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Ra đường mắt cứ cay xè. Tử thần trong không khí có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch".
Đọc dòng chia sẻ của người bạn đang sinh sống ở Hà Nội đăng tải trên mạng xã hội, chị Mai Tuyết Minh (45 tuổi) càng thấy lựa chọn rời Hà Nội của mình là đúng đắn.
"Tử thần" trong không khí mà bạn chị Minh nhắc đến là bụi mịn. Ô nhiễm không khí, bụi mịn từng là nỗi ám ảnh của chị Minh, đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa, các tháng cuối năm.
Chia sẻ với phóng viênDân trí, chị Minh cho hay, chị sinh ra ở Sơn Tây, Hà Nội. Làm việc trong lĩnh vực đàm phán thương mại quốc tế, chị sớm có công việc ổn định với mức thu nhập cao tại những tập đoàn lớn về nhiệt điện, dầu khí, than khoáng sản…
Quá trình đàm phán các hợp đồng quốc tế, chị Minh có cơ hội đi đến nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Mỗi chuyến đi đem đến cho chị nhiều trải nghiệm. Chị ấn tượng với những đất nước hiện đại, có bầu không khí trong lành.
"Ngày bé, tôi vẫn nhìn thấy sao trên bầu trời Hà Nội, vẫn ngắm bình minh và hoàng hôn nhưng đến khi đi làm thì không thấy sao nữa, gần như quanh năm chỉ thấy mờ mờ, trắng trắng. Hiếm hoi lắm mới có hôm trời trong xanh. Khi sang Đan Mạch và Mỹ lần đầu, bước ra khỏi sân bay, tôi ngạc nhiên hỏi vì sao bầu trời ở đó trong xanh đến thế?", chị Minh nhớ lại.
Nhờ thu nhập mỗi tháng trên 100 triệu đồng, lại có các mối quan hệ làm ăn nên chị Minh vừa đi làm, vừa góp cổ phần mở 2 công ty. Dần dần, chị mua được 4 căn nhà ở Hà Nội.
"Sự nghiệp phát triển, thời điểm gần 10 năm trước, tôi chưa từng có ý nghĩ sẽ rời Hà Nội. Bố mẹ, anh em, họ hàng của tôi đều ở đây. Tôi nghĩ mình sẽ mãi sống ở Thủ đô, nghỉ hưu cũng sẽ sống ở đây", chị Minh nói.
Mọi kế hoạch trong tương lai của bản thân và gia đình chị Minh gắn với Hà Nội. Tuy nhiên, mọi dự định thay đổi hoàn toàn khisức khỏecủa chị dần nảy sinh những phản ứng với môi trường sống.
Chị Minh kể, năm 2015, chị trải qua ca phẫu thuật cắt túi mật. Ba năm đầu, sức khỏe bình thường nhưng đến năm 2018, chị liên tục phải đến bệnh viện và sử dụng thuốc vì da mẩn ngứa, không thể kiểm soát.
"Bác sĩ cho biết, khi cơ thể không có mật thì gan "chịu trận". Gan yếu thì da nổi mề đay, mẩn ngứa. Khimôi trườngô nhiễm, da càng tổn thương nặng hơn", chị Minh kể.
Thời điểm ấy, con trai học cấp 3 của chị Minh thường xuyên bị viêm mũi dị ứng, cứ một đôi tháng lại phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Mẹ bị ngứa ngáy suốt ngày, con lại viêm hô hấp, chị Minh thử vào miền trong sống gần biển một thời gian thì thấy đỡ. Song cứ về Hà Nội, da dẻ người phụ nữ này lại "biểu tình".
"Phép thử" sống gần biển khiến chị Minh nghĩ đến phương án chuyển hẳn chỗ ở. Tuy nhiên, nghĩ đến công việc và cơ hội phát triển tại Thủ đô, người phụ nữ có đôi chút chần chừ.
Cú sốc khiến chị quyết tâm thay đổi môi trường sống là sự ra đi của mẹ đẻ. Mẹ chị Minh không may bịung thưphổi và mất sau 29 ngày phát hiện bệnh khiến chị suy sụp.
Lúc này chị càng nhận ra, sức khỏe là ưu tiên số 1. Ngày chị Minh viết đơn xin nghỉ việc, rời khỏi vị trí Giám đốc vùng Việt Nam - Lào - Campuchia kiêm nhiệm Trưởng phòng mua hàng khách sạn Jw Marriott, nhiều người không khỏi bất ngờ. Không ai tin, chị lại dễ dàng từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước.
Tổng thu nhập mỗi tháng từ tập đoàn và từ 2 công ty của chị Minh không dưới 9 con số (tức hàng trăm triệu đồng). Hai công ty chị góp cổ phần ở Hà Nội đang kinh doanh thuận lợi, chị cũng bỏ lại để "chạy trốn khỏi khói bụi đô thị".
"Hai mẹ con tôi chuyển vào ngôi làng ven biển ở Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa mua một căn nhà để ở.
Nếu ở Hà Nội, tôi như một con cá bị mắc kẹt thì vào đây, tôi được thoải mái vẫy vùng. Không khí trong lành, 2 mẹ con tôi không phải dùng bất cứ viên thuốc nào. Da tôi hồng hào khỏe khoắn, không còn mẩn ngứa. Con trai cũng hết bị viêm xoang", người phụ nữ 45 tuổi cho hay.
Bầu không khí trong lành như một liều thuốc
Được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành, người phụ nữ Hà Nội cảm thấy cuộc sống như sang trang mới. Tuy nhiên, chị vẫn canh cánh nỗi lo trong lòng khi bố đẻ của mình vẫn ở Hà Nội.
Mỗi lần đọc tin tức chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao, chị lại bồn chồn. Khuyên bố nhiều lần chuyển vào sống cùng mình không được, chị mua máy làm sạch không khí, thuốc bổ… cho bố, thuê người giúp việc để hỗ trợ ông. Tuy nhiên, những giải pháp tình thế không khiến sức khỏe ông khá lên.
"Da ông bị phù thũng, đi lại khó khăn, đi đâu phải có 2 người dìu. Có ngày ông gọi điện cho tôi 20 lần nhắc đến cái chết vì cảm thấy ngột ngạt, khó thở", chị Minh tâm sự.
Hai tháng trước, sau nhiều lần nghe con gái thuyết phục, người bố 71 tuổi đã đồng ý chuyển từ Hà Nội vào Khánh Hòa.
Đúng như chị Minh dự đoán, chỉ sau một thời gian ngắn, bố chị đã khỏe lên, tự vận động được. Bầu không khí trong lành như một liều thuốc giúp ông ăn ngon, ngủ tốt và không còn lệ thuộc quá nhiều vào thuốc.
Những ngày này, chị Minh thấy trên khắp các phương tiện thông tin xuất hiện nhiều bài viết về tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Nhiều người còn chia sẻ về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, bụi mịn tới sức khỏe.
Chị Minh rất đồng cảm. "Với những người nhạy cảm như tôi, khi môi trường ô nhiễm sẽ dễ dàng cảm nhận được ngay qua những triệu chứng cụ thể. Với những người khỏe mạnh, các biểu hiện không rõ ràng nhưng tôi nghĩ, bụi mịn sẽ âm thầm tấn công, ngấm ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Điều này rất đáng lo ngại", chị nói.
Vì có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán thương mại, chị thường xuyên nhận được lời mời từ các công ty lớn. Gần đây, một tập đoàn quốc tế đã mời chị về làm việc với mức lương 200 triệu đồng/tháng. Điều kiện đưa ra là phải đến chi nhánh của tập đoàn ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm việc trực tiếp mỗi ngày.
Mức lương hấp dẫn song chị Minh đưa ra một lý do lịch sự để từ chối. "Mỗi lần về Hà Nội giải quyết công việc tôi chỉ ở tối đa 3 ngày sau đó lại về biển. Bởi cứ ở lâu thì da lại mẩn ngứa, nhưng vào biển thì khỏi ngay lập tức mà không cần viên thuốc nào", chị Minh cho hay.
Khung cảnh yên bình, trong lành giúp người lớn có năng lượng làm việc, trẻ em vui vẻ vì được hòa mình vào thiên nhiên.
Sau 6 năm rời Hà Nội, chị Minh nhận ra mình không chỉ bảo vệ được sức khỏe mà vẫn có thể phát triển kinh tế khi biết nắm bắt cơ hội. Chị mở dịch vụ lưu trú ven biển cho khách du lịch, khách nghỉ dưỡng. Nhiều vị khách đến thuê phòng chia sẻ, họ cảm nhận được sự khỏe khoắn khi thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt ở các thành phố lớn.
Mỗi tháng, chị Minh duy trì mức thu nhập trên 200 triệu đồng nhờ vào kinh doanh dịch vụ lưu trú, điều hành 2 công ty về xuất nhập khẩu ở Hà Nội và Italia qua hình thức trực tuyến.
Nhìn lại hành trình bỏ phố về biển của mình, chị Minh chia sẻ: "Khi cơ thể khỏe mạnh, tâm trí minh mẫn sáng suốt thì ngồi ở đâu cũng có cơ hội, không nhất thiết phải bon chen nơi đông đúc, chật chội".
Sáng 13/11, IQAir (ứng dụng của tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp lớn về không khí, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ) ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức 205, thuộc ngưỡng tím - rất có hại cho sức khỏe. Kết quả này cho thấy, Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 3 thế giới, chỉ sau Delhi của Ấn Độ và Lahore của Pakistan.
Đến ngày 18/11, Thủ đô Hà Nội vẫn nằm trong top 5 những thành phố ô nhiễm không khí nhất, với chỉ số chất lượng không khí và bụi mịn PM2.5 là 198. Nồng độ PM2.5 này cao gấp 21,8 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra các nhóm nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, hoạt động đốt, sử dụng bếp than tổ ong. Yếu tố thời tiết, khí hậu cũng tác động không nhỏ đến chất lượng không khí, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường, người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Người dân nên vệ sinh mũi, súc họng vào buổi sáng, tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; thường xuyên tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ…
Hiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầu
Tháng 9 vừa qua, các công nhân tại nhà máy điện chạy bằng than lớn nhất miền đông Trung Quốc đã phải làm việc 10 ngày đêm không ngừng nghỉ để giải quyết một vấn đề chưa từng thấy trước đây: Cơn "sóng thần" sứa.
Cụ thể, tại Nhà máy điện Zheneng Jiaxing ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, các nhóm công nhân làm việc luân phiên theo ca để dọn sạch hàng triệu con sứa tràn vào hệ thống làm mát của nhà máy. Chúng khiến hoạt động của nhà máy phải dừng lại.
Ngay cả sau khi dọn hơn 150 tấn, số lượng sứa mắc vào hệ thống vẫn không có dấu hiệu chậm lại. Các bao tải sứa chất đống, toả mùi tanh nồng. Trong khi đó, các công nhân phải nhặt từng con sứa khỏi lưới lọc bằng tay, khiến tiến độ chậm chạp.
Phó Giám đốc bộ phận bảo trì của nhà máy Xi Chao nói với đài CCTV vào ngày 29/9: "Trong lịch sử 30 năm của nhà máy, chúng tôi chưa từng gặp vấn đề này".
Cuộc "khủng hoảng" chưa từng có
Loài sứa đỏ có tên khoa học Rhopilema esculentum vốn là món ngon được ưa chuộng tại châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Năm nay, truyền thông Trung Quốc cho biết là năm "bội thu chưa từng có trong nhiều thập kỷ" khi loài này xuất hiện dọc khắp các vùng ven biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với Nhà máy điện Zheneng Jiaxing, đây không phải là tin tốt.
Ngày 18/9, một lượng lớn sứa đã tràn vào trạm bơm tuần hoàn của nhà máy. Đây là nơi hút nước để làm mát máy phát điện. Những con sứa bám chặt vào các bộ lọc đang quay, làm tắc nghẽn đường ống, khiến hệ thống quá tải và cuối cùng làm tắt máy phát điện.
Sau đó, ông Xi cho biết hơn 100 đợt sửa chữa đã được tiến hành khẩn trương để giải quyết các sự cố liên quan đến sứa.
Không riêng Zheneng Jiaxing, vào tháng 8, hai nhà máy điện ở Thượng Hải cũng phải đối mặt với tình trạng sứa xâm lấn. Thậm chí trên toàn cầu, các quốc gia ven biển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh cũng đã phải vật lộn với tình trạng tương tự trong ba thập kỷ qua.
Các chuyên gia cho biết sự bùng nổ số lượng sứa là tín hiệu cho thấy những thay đổi của môi trường. Tình trạng nước biển bị ô nhiễm do dư thừa dinh dưỡng (hàm lượng nitơ và photpho cao vượt ngưỡng) khiến tảo nở hoa và điều kiện oxy thấp. Đây là môi trường có lợi cho sứa. Ngoài ra, việc đánh bắt quá mức làm giảm các loài thiên địch của sứa, cho phép chúng phát triển mạnh và lan rộng.
Sao không ăn chúng?
Tin tức về cuộc "khủng hoảng sứa" tại nhà máy điện Trung Quốc trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội, thu hút hơn 41,69 triệu lượt xem trên Weibo.
Nhiều cư dân mang thắc mắc tại sao không ăn chúng, vì chúng vốn được chế biến thành những món ăn ngon như nộm sứa. Trớ trêu thay, số lượng sứa gom được từ nhà máy có thể làm ra ít nhất 300.000 suất ăn nhưng chúng lại bị chất đống trong các bao tải mà không kịp đem đi xử lý.
Ông Xi phó giám đốc nhà máy giải thích rằng họ không chắc liệu loài sứa làm tắc nghẽn nhà máy có hoàn toàn ăn được hay không. Vì ngoài loài sứa ăn được, biển Trung Quốc còn có sứa mặt trăng (Aurelia aurit) và sứa bờm sư tử (Cyanea). Hai loại sứa này không có giá trị ẩm thực và thường bị coi là loài xâm lấn.
Một vấn đề toàn cầu
Trong vài thập kỷ qua, số lượng sứa bùng nổ trở thành một thách thức toàn cầu, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nhà máy điện trên toàn thế giới.
Cựu Giám đốc Sun Song của Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã nghiên cứ về sứa từ năm 2005. Ông giải thích: "Trên thực tế, mọi nhà máy điện trên toàn thế giới đều từng bị sứa tấn công vào một thời điểm nào đó. Đây là vấn đề toàn cầu".
Ông nhấn mạnh rằng các nhà máy điện hạt nhân đặc biệt dễ bị tổn thương. Không dễ dừng hoạt động như nhà máy điện than, các lò phản ứng hạt nhân cần quá trình tắt dần dần. Nếu sứa làm tắc đường ống, mất nước làm mát, các lò phản ứng có nguy cơ quá tải nhiệt và nổ tung.
Ngoài các nhà máy điện, ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng. Du khách tắm biển thường xuyên bị sứa đốt. Chỉ riêng trong mùa hè năm ngoái, Hàn Quốc đã ghi nhận khoảng 2.900 trường hợp bị sứa đốt.
Ngăn chặn "cơn sóng thần" sứa
Như đã giới thiệu ở trên, sứa là loài có khả năng thích nghi cao với môi trường khắc nghiệt. Nhà nghiên cứu Sun Song cho biết loài sứa hoa đào (Craspedacusta sowerbii) tồn tại trong 550 triệu năm là một ví dụ điển hình.
Ông Sun nói với Sixth Tone rằng cả sứa và cá đều dựa vào sinh vật phù du để làm thức ăn, nhưng tình trạng đánh bắt quá mức làm cạn kiệt nguồn cá, tạo cơ hội cho sứa thống trị các hệ sinh thái. Ngoài ra, tình trạng phú dưỡng cản trở sự sống của cá nhưng lại có lợi cho loài sứa.
Sứa cũng có vòng đời độc đáo. Trước khi trở thành loài trôi nổi tự do, chúng tồn tại dưới dạng các polyp bám vào đáy biển. Những polyp này có thể nằm im trong nhiều năm, sinh sản vô tính cho đến khi điều kiện nước thuận lợi kích hoạt sự bùng nổ số lượng.
Vì thế, toàn thế giới đang nỗ lực không ngừng nghỉ để quản lý và giảm thiểu nguy cơ do sứa gây ra. Năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đề xuất sử dụng động vật phù du làm mồi nhử để định vị và cạo sạch các vùng polyp của sứa. Tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát triển "kẻ hủy diệt sứa" là một robot có khả năng phát hiện và tiêu diệt loài sinh vật này.
Tại Vương quốc Anh, công nghệ máy bay không người lái được sử dụng để theo dõi và báo hiệu chuyển động của sứa hướng đến các nhà máy điện. Một nhà máy điện ở Nhật Bản đã áp dụng một phương pháp mới, lắp đặt thêm các ống dẫn khí để tạo ra các bong bóng chuyển hướng sứa khỏi các ống dẫn nước.
Tuy nhiên, ông Sun thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ông nói: "Thực ra chúng ra biết về đáy biển ít hơn về mặt trăng".
Đặc sản miền Bắc ngon nức nở lên báo nước ngoài: Là thuốc bổ xương khớp, tăng cường miễn dịch nhưng khi ăn cần nhớ 6 lưu ý
Món ăn này không chỉ là thuốc bổ xương khớp, tăng cường miễn dịch mà còn rất hữu hiệu với các vấn đề tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu...
Cứ độ tháng 9 âm lịch, người dân miền Bắc ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình... lại đến mùa thu hoạch rươi. Dù hình dạng không bắt mắt, nhiều người còn thấy sợ nhưng khi chế biến, rươi trở thành món ăn hấp dẫn và thực khách khó lòng chối từ.
Tháng 10 âm lịch, chính là thời điểm hiện tại, rươi được đánh giá có chất lượng tốt nhất. Đặc sản miền Bắc từng lên báo nước ngoài, được khen ngợi hết lời vì quá đỗi hấp dẫn.
Cụ thể trên tờ báo SCMP, phóng viên mô tả: "Chả rươi chiên có vị giòn ở bên ngoài và mềm ở giữa. Dù ban đầu, rươi có vẻ ngoài hơi đáng sợ nhưng khi thành nguyên liệu làm chả thì rất ngon. Mùi thơm của trứng, vị bùi ngậy của thịt lợn, vị thơm nồng từ đất của rươi hòa quyện với các loại rau thơm và chút hăng hăng của vỏ quýt kết hợp với nhau tạo nên một món ăn độc đáo".
Bài báo không quên đưa ra ví dụ một nhà hàng chả rươi có tiếng ở khu phố cổ của Hà Nội. Phóng viên của SCMP cũng thưởng thức ngay tại đây và ghi lại những trải nghiệm này của bản thân khi lần đầu được nếm đặc sản miền Bắc Việt Nam.
Con rươi - Thuốc bổ xương khớp, tăng cường miễn dịch của người miền Bắc
Theo BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM), không chỉ làm thực phẩm ăn hàng ngày, rươi còn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Nó là thuốc bổ xương khớp, tăng cường miễn dịch, rất hữu hiệu với các vấn đề tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu...
Trong Đông y, dược tính của món rươi tương tự như vỏ quýt. Rươi có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu... Đông y sử dụng rươi để để điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như đau nhức xương khớp, tăng cường miễn dịch. Nó xứng đáng là thực phẩm vàng nên bổ sung vào mùa đông lạnh lẽo, người dễ bị suy giảm sức đề kháng, dù già hay trẻ nhỏ cũng đều nên sử dụng.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, rươi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. 100g rươi chứa 81,9g nước, 12,4g protit, 4,4g lipit, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo. Ngoài ra, trong rươi còn có chứa nhiều loại chất khoáng khác như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%)...
Theo chuyên gia, tranh thủ rươi đang chính vụ, mọi người có thể làm các món ăn thay đổi như chả rươi, nem rươi, mắm rươi, rươi rang muối... để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, muốn bổ xương khớp, người bị bệnh xương khớp muốn giảm đau thì có thể ăn lá lốt cuốn rươi. Món ăn này giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Lưu ý khi ăn rươi để bồi bổ sức khỏe
1. Ăn rươi nên kết hợp vỏ quýt
Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, khi chế biến rươi cần lưu ý không bao giờ thiếu vỏ quýt.
Nguyên nhân bởi, điều này giúp món rươi phát huy công dụng tốt nhất. Không chỉ phòng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, giúp tiêu đờm, nó còn làm món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
2. Chế biến rươi thật sạch sẽ trước khi nấu chín
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rươi sống ở vùng nước lợ nhiều bùn cát. Chúng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm chất độc từ chính môi trường sinh sống. Nếu đánh bắt rươi ở khu vực nước bị ô nhiễm thì chuyện rươi bẩn rất khó tránh.
Chúng có thể là vật trung gian gây bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn Salmonella, E.coli. Vì vậy, khi mua về chế biến cần đảm bảo sạch sẽ, tránh nguy cơ mắc bệnh.
3. Lựa chọn rươi còn tươi khi mua
Rươi sau khi đánh bắt nếu bị chết thì sẽ phân hủy rất nhanh. Việc phân hủy sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, khi chế biến rươi cần chọn sản phẩm còn tươi, loại bỏ rươi chết để món ăn hấp dẫn hơn, đồng thời tránh ngộ độc thực phẩm.
4. Lưu ý chọn mua rươi tươi ngon
Bạn nên chọn cửa hàng uy tín để mua rươi. Khi mua nên chọn rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, rươi có màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Thông thường, những con rươi ngon bổ nhất, khỏe mạnh nhất sẽ ở bên trên. Những con bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, có mùi tanh, ăn kém ngon.
Tốt nhất không nên mua những con rươi có thân nhỏ, gầy, bò yếu, ít động đậy.
5. Đối với rươi cấp đông
Để vận chuyển nhiều nơi, hiện nay người ta thường cấp đông rươi để đảm bảo tươi ngon. Tuy nhiên, bạn vần cần chọn nguồn hàng đảm bảo tươi sống rồi mới cấp đông. Trước khi chế biến cần chuyển rươi từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần.
Sau đó vớt rươi rã đông để ráo nước, dùng nước ấm khoảng 40 độ C thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ để gạn bỏ hết nước bẩn, chỉ lấy phần rươi sạch đem đi chế biến.
6. Những đối tượng không nên ăn rươi
Các chuyên gia cảnh báo, người có cơ địa dị ứng không nên ăn rươi. Người có tiền sử bị hen nên tránh xa.
Tuy bổ dưỡng nhưng người vừa khỏi ốm cũng cần tránh ăn rươi vì sẽ tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể lâu hồi phục sau ốm.
Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng nên cũng cần hạn chế món ăn này.