Với loại nồi này, bạn phải tỉnh táo khi mua và nhớ phải kiểm tra kỹ càng trước khi sử dụng.
Tôi là người thích ăn và thích nấu ăn, đã sử dụng hàng chục loại nồi từ nồi chống dính, nồi inox, nồi có lớp phủ,... để phục vụ đam mê ẩm thực của mình. Cuối cùng vẫn quay lại sử dụng nồi sắt "chân ái".
Nồi sắt tuy hơi nặng nhưng thật sự rất tiện dụng và bền, có thể thoải mái dùng miếng chà sắt hoặc xẻng sắt mà không sợ bong tróc, hỏng hóc.
Nhiều người giống tôi, sau khi thử hàng loạt loại nồi thì cuối cùng đều quay lại sử dụng nồi sắt. Có người còn cho rằng dùng nồi sắt để xào nấu có thể bổ sung sắt cho cơ thể. Song vẫn phải đính chính rằng quan điểm này là hoàn toàn sai vì sắt rong nồi sắt không phải loại sắt cơ thể cần, chúng ta cũng không thể hấp thụ.
Tuy nhiên, trên thị trường lại có vô số loại nồi sắt. Có những loại nồi chỉ có giá vài chục nghìn, nhiều người ham rẻ nên mua về mà chẳng hay đó chính là 1 loại nồi cực kỳ độc hại.
Tại sao nồi sắt lại có "độc"?
Nồi sắt "độc hại" được sản xuất bất hợp pháp. Các nhà sản xuất thu gom các vỏ sắt phế liệu và thùng chứa hóa chất thải làm nguyên liệu nhằm giảm chi phí mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
Do các nguyên liệu này chứa lượng lớn kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân, asen,...) và các chất độc hại (một số thùng hóa chất thải còn có biểu tượng đầu lâu) nên khi dùng nồi sắt sản xuất từ những vật liệu này để nấu ăn ở nhiệt độ cao, các chất độc hại sẽ giải phóng vào thức ăn, biến món ăn ngon thành thuốc độc.
Nghiêm trọng hơn, việc tiêu thụ thức ăn nhiễm độc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn hại chức năng thận và các bệnh lý khác.
Làm sao để phân biệt nồi sắt độc?
1. Ngoại hình bất thường
Thông thường, nồi sắt khi xuất xưởng sẽ được xử lý bằng phương pháp nitrat hóa (phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao). Mục đích chính là giúp nồi không bị gỉ và chống ăn mòn. Một chiếc nồi sắt tốt sau khi qua quá trình nitrat hóa sẽ có bề mặt màu đen hoặc xám, màu sắc của cả chiếc nồi sẽ đồng đều.
Còn nồi sắt "độc hại" thì không trải qua quá trình này - tức là không qua xử lý nhiệt độ cao, vì vậy màu sắc được tạo nên không phải do phản ứng oxy hóa sau nhiệt độ cao mà là lớp sơn được phun lên.
Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy bề mặt của nồi sắt rởm có một lớp như được phủ sơn và lớp sơn này sẽ bị hòa tan dưới nhiệt độ cao hoặc trong môi trường axit-kiềm. Sau khi lau chùi bằng miếng chà sắt, bạn sẽ thấy vết trầy giống như lớp sơn bị bong tróc, để lộ ra lớp sắt bên dưới.
2. Mùi lạ khi đun khô
Thông thường, khi mua nồi sắt, bạn cần phải tôi nồi. Trong quá trình tôi nồi, nếu là nồi sắt "độc hại", khi đặt trên lửa đun khô sẽ có mùi rất nặng, khói xanh bốc lên, có khi còn có mùi thuốc, nhựa hoặc sơn trong quá trình nung.
Sau khi đun khô, màu xanh lam sẽ biến mất hoàn toàn do vốn dĩ chiếc nồi đã được nhuộm màu. Tiếp đến, nồi chuyển màu đen hoặc xám đậm do có chứa tạp chất như chì.
Nồi sắt tốt sau khi được đun nóng thì ngược lại, sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa và chuyển thành oxit sắt, màu sắc thường sẽ có màu xanh lam.
3. Cọ xát có dấu hiệu bất thường
Dùng vật dụng cùn cọ xát trên bề mặt nồi, sau đó dùng giấy lau chùi vị trí bị cọ xát, nồi sắt rởm sẽ để lại một chất kim loại có màu giống với màu của nồi trên giấy.
Nồi sắt tốt thì khác hoàn toàn, khi bạn cọ xát rồi lau chùi bằng giấy, bề mặt vẫn sạch sẽ. Điều này giúp bạn dễ dàng phân biệt nồi sắt có vượt quá tiêu chuẩn kim loại nặng hoặc có phải là nồi sắt chính hãng hay không.
4. Có sự khác biệt về âm thanh
Nồi sắt chính hãng có âm thanh trong trẻo và vang dội, âm thanh vang lâu, trong khi nồi sắt độc khi gõ sẽ phát ra âm thanh khá trầm và đục.
Nguồn: post.smzdm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét