Tìm thấy hợp chất chống ung thư trong loại gia vị người Việt thường dùng
GĐXH - Loại củ có vị cay nồng này đang được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư vú, dạ dày, vòm họng, thực quản, tiền liệt tuyến, gan, ung thư bàng quang… Vì sao tỏi được cho là có khả năng hỗ trợ phòng ung thư? Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, sau khi xem xét, đánh giá các nghiên cứu toàn cầu, các báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (AICR) cho thấy việc ăn tỏi thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì các hợp chất trong tỏi giúp sửa chữa DNA, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm.
Cụ thể, trong mỗi nhánh tỏi có chứa nhiều chất phytochemical, nhiều chất trong đó đã thể hiện đặc tính phòng chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ví dụ như flavonoid, inulin, saponin, S-allyl cysteine... Tỏi được nghiên cứu cho thấy tác dụng phòng chống ung thư mạnh nhất đối với ung thư đại trực tràng.
Loại củ có vị cay nồng này cũng đang được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, dạ dày, vòm họng, thực quản, tiền liệt tuyến, gan, ung thư bàng quang… Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều tỏi đặc biệt có liên quan đến việc giảm nguy cơ tim mạch và giảm nguy cơ ung thư phổi.
Kết hợp tỏi với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm món ăn trở nên ngon hơn, khiến bạn ăn được nhiều rau hơn. Chế độ ăn nhiều rau đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ ung thư.
Những món ăn từ tỏi vừa ngon vừa đẹp mắt khắp thế giới Nếu như người Việt dùng tỏi để ăn sống thì trên thế giới, tỏi không chỉ là gia vị, tỏi còn được xem là nguyên liệu chính trong các món ăn nổi tiếng của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Tây Ban Nha...
Sinangag hay cơm tỏi là món ăn sáng quen thuộc của người Philippines. Món cơm này có thành phần và cách chế biến khá đơn giản. Cơm nấu chín, để nguội (có thể để qua đêm hay trong ngăn mát tủ lạnh để hạt cơm tách rời và hơi săn lại) chiên cùng tỏi xắt hạt lựu phi thơm.
Có thành phần đơn giản như thế nên người dân tại đất nước này thường ăn cơm xào tỏi cùng các món ngon khác như trứng chiên, rau xào, cà ri hay gà chiên, nướng... để ngon miệng cũng như tăng cường dinh dưỡng.
Sopa de Ajo hay súp tỏi là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng được yêu thích của người Tây Ban Nha.
Ngoài nguyên liệu chính là tỏi, tùy sở thích, khẩu vị, người nấu sẽ kết hợp công thức cơ bản của món ăn này với hàng loạt nguyên liệu khác nhau như trứng, thịt gà, thịt heo...
Manuel jangajji hay tỏi ngâm là món ăn kèm nổi tiếng của Hàn Quốc. Tỏi ngâm có cách chế biến khá đơn giản, người ta ngâm tỏi nguyên vỏ hoặc từng tép vào nước tương đã được pha cùng giấm theo một tỷ lệ nhất định, rồi dùng dụng cụ chèn chặt để tỏi không nổi trên mặt nước tương. Một hủ tỏi ngâm có thời gian "ủ" khoảng 2 tuần ở nơi râm mát.
Tỏi ngâm nước tương có vị cay cay, chua chua, mặn mặn cùng hương thơm thoang thoảng của nước tương. Bạn có thể ăn tỏi ngâm cùng mì tôm, cơm hay dùng làm gia vị trong các món kho, xào, nướng.
Nhắc đến Benami kheer (bánh pudding tỏi), người ta nhớ ngay đến Ấn độ.
Món ăn này có cách chế biến khá cầu kỳ, tỏi bóc vỏ, ngâm cùng đường phèn qua đêm để tỏi thấm đường và lên màu đẹp. Sau khi "thấm đường", tỏi được trộn cùng hỗn hợp bơ, sữa nướng chín. Thành phẩm là món bánh pudding bơ tỏi có vị béo, bùi khá lạ miệng.
Kem tỏi: Sự kết hợp giữa món ăn có vị ngọt thơm (kem) và gia vị nặng mùi, cay nồng như tỏi tưởng như không thể lại là món ngon được biết đến nhiều một số lễ hội của Mỹ.
Có sự tham gia của gia vị có mùi mạnh, vị cay đậm, kem tỏi "tưởng không ngon lại ngon không tưởng" với sự hòa quyện của mật ong, va ni cùng hương tỏi thoang thoảng ở hậu vị.
Ngồng tỏi là một phần thân và củ tỏi non. Khi ăn cho cảm giác tươi, mát thanh, cùng vị cay thoang thoảng nhẹ hơn củ tỏi.
Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), người dân thường dùng nguyên liệu này để làm gỏi, xào cùng củ tỏi, thịt bò. Không chỉ ở Việt Nam, một số ẩm thực gia của châu Á cũng chế biến món ăn từ loại rau này.
Bánh mì bơ tỏi Hàn Quốc là một trong những trào lưu ẩm thực gần đây tại Việt Nam. Món bánh này hút thực khách mọi độ tuổi với vị thơm, béo, ngậy của phô mai kết hợp tỏi băm nhuyễn.
Bạn có thể chế biến món ăn này tại nhà như sau: mua một ổ bánh mì; rạch nhiều đường ngang dọc; đặt phô mai và tỏi vào các rãnh vừa cắt; đặt bánh vào lò nướng hay lò vi sóng; Canh chỉnh thời gian thích hợp là có thể thưởng thức .
Bánh mì bơ tỏi kiểu Pháp là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt. Món ăn có độ thơm, giòn khiến mọi người ăn đến no chứ không ngán.
Nguồn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tim-thay-hop-chat-chong-ung-thu-trong-loai-gia-vi-nguoi-viet-thuong-dung-172241121150711632.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét