Mặc dù Omega-3 mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng lại 'đại kỵ' với một số người, dưới đây là những người được khuyến cáo không nên sử dụng Omega-3.
Uống omega-3 có tác dụng gì?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Lê Bách, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền (Hà Nội) cho biết, axit béo Omega-3 bao gồm 3 loại là EPA, ALA và DHA, đều là những chất cần thiết cho sức khỏe.
Bổ sung Omega-3 có thể mang lại những lợi ích sau đối với sức khỏe:
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
- Tốt cho mắt: DHA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ nhỏ. Bổ sung đầy đủ Omega-3 sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, suy giảm thị lực.
- Tốt cho người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm: Omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
- Tốt cho người bệnh tăng huyết áp: Bổ sung Omega-3 đúng chỉ định có thể giúp duy trì huyết áp ổn định.
- Tác dụng khác: Omega-3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa lão hóa da sớm và mụn.
Những người không nên sử dụng Omega-3
Omega-3 tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên bổ sung dưỡng chất này. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, một số trường hợp sau không nên bổ sung dầu cá Omega-3:
Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Có thể bị đầy hơi, chướng bụng.
Trẻ dưới 15 tháng tuổi: Có thể gây hại cho một số cơ quan trong cơ thể.
Thai phụ: Không nên bổ sung dầu cá thô vì nó có thể chứa nhiều chất ô nhiễm và kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, chỉ nên bổ sung Omega-3 từ thực phẩm.
Sản phẩm chay có thể thay thế dầu cá
Báo Lao động dẫn nguồn trang Onlymyhealth cho biết, theo tiến sĩ Nagar, đối với những người theo chế độ ăn chay, hoặc thức ăn có nguồn gốc từ thực vật thì nguồn axit béo Omega-3 có thể thay thế thực phẩm bổ sung bao gồm:
- Hạt lanh và dầu hạt lanh.
- Hạt chia.
- Quả óc chó.
- Hạt cây gai dầu.
Tiến sĩ Preeti Nagar cho biết thêm: "Các nguồn Omega-3 có nguồn gốc thực vật chứa ALA, mà cơ thể có thể chuyển đổi thành EPA và DHA, mặc dù tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với việc tiêu thụ trực tiếp EPA và DHA từ dầu cá".
Mặc dù các nguồn thực vật có lợi, nhưng việc tiêu thụ trực tiếp EPA và DHA từ dầu cá có thể hiệu quả hơn trong việc tăng mức Omega-3 trong cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét