Lò vi sóng có thể khiến thức ăn nóng không đều, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tồn tại và sinh sôi, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng 5 loại thực phẩm.

Trang PARADE thông tin, dữ liệu từ Mạng lưới An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ cho thấy cứ 6 người Mỹ thì có một người bị bệnh do ngộ độc thực phẩm hàng năm. Thủ phạm lớn nhất là các vi khuẩn như salmonella, listeria và E. coli. Mitzi Baum, Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Stop Foodborne Illness khuyến cáo rằng khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, bạn cần khuấy/đảo thức ăn ít nhất một lần để phân bổ nhiệt, sau đó cho trở lại lò vi sóng để hâm nóng với nhiệt độ thích hợp (ít nhất là 74 độ C). Ngoài ra, phải tuân thủ hướng dẫn nấu ăn an toàn trên bao bì khi hâm nóng.

 

Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Joan Salge Blake, giáo sư và chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Boston (Hoa Kỳ), cho biết việc hâm nóng sữa công thức hoặc sữa mẹ trong lò vi sóng có thể khiến nhiệt độ không đều và đặc biệt những phần nóng của chất lỏng có thể làm bé bị bỏng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo không nên cho sữa mẹ vào lò vi sóng vì quá trình hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Gia cầm nhồi

Barbara Kowalcyk, phó giáo sư tại Đại học George Washington (Hoa Kỳ), khuyến cáo rằng không bao giờ nên hâm nóng gà nướng nhồi và các thực phẩm khác trong lò vi sóng. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) lưu ý rằng mặc dù gà nấu nhanh nhưng phần nhân bên trong có thể không đạt đến nhiệt độ thích hợp cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Nước xốt thịt sống

Blacke chỉ ra rằng nước ướp chưa nấu chín có thể chứa mầm bệnh và gây ngộ độc thực phẩm, vì vậy chúng phải được đun sôi trước. Điều này là bởi lò vi sóng có thể làm nóng không đều và mầm bệnh có thể vẫn tồn tại sau khi hâm nóng.

Thức ăn thừa cũ hơn một tuần

Nếu có thức ăn thừa để trong tủ lạnh quá 7 ngày thì phải vứt bỏ ngay. FDA lưu ý rằng hâm nóng bằng lò vi sóng không đảm bảo an toàn cho những thức ăn thừa này. Thức ăn thừa để lâu ngày có thể chứa nấm mốc và các chất khác. Baum cho biết nếu những vi khuẩn này có mặt trong thực phẩm và không bị tiêu diệt trong quá trình đun nóng, chúng có thể gây bệnh nghiêm trọng. Theo USDA, thức ăn thừa thường có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.

Thực phẩm để ngoài, không cất trong tủ lạnh quá 2 giờ

Baum chỉ ra rằng nếu thực phẩm được để ở nhiệt độ phòng từ hai giờ trở lên, chỉ riêng "nhiệt độ cao" không thể đảm bảo an toàn khi ăn, vì một số vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ nấu và sinh sôi nếu để quá lâu. Ví dụ, khi thực phẩm dễ hỏng không được bảo quản ở nhiệt độ an toàn, tụ cầu vàng có thể phát triển nhanh chóng và tạo ra độc tố không thể bị tiêu diệt ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Clostridium botulinum cũng có thể sinh sôi trong vòng vài giờ và thậm chí hâm nóng thực phẩm cũng không thể khử trùng hoặc loại bỏ các độc tố có hại mà vi khuẩn thải vào thực phẩm.

Nguồn và ảnh: Aboluowang