Rau là các món ăn quen thuộc và không thể thiếu trên bàn ăn của người Việt. Ăn rau rất tốt cho sức khỏe nhưng có lẽ bất cứ ai khi đi chợ cũng băn khoăn 2 câu hỏi: "Ăn rau gì tốt nhất?" và "Loại rau nào sạch nhất". Sự lo lắng này hoàn toàn có cơ sở vì tình trạng rau bẩn, rau bị phun nhiều hóa chất đang tràn lan ngoài thị trường. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn rất dễ mua phải loại rau không an toàn, dễ rước bệnh tật về cho bản thân và gia đình. Hôm nay chúng tôi sẽ bổ sung cho bạn thêm 2 loại rau vào danh sách "Rau không thuốc trừ sâu" cũng gần như không chứa hóa chất. Bạn có thể dùng 2 loại rau không thuốc trừ sâu này chế biến thành các món ngon cho gia đình mình.
1. Rau diếp (rau xà lách): Loại rau không thuốc trừ sâu cho bữa ăn an lành
Nếu bạn đã từng trồng hoặc thường xuyên tiêu thụ rau diếp hay rau xà lách, bạn sẽ biết rằng loại rau này không bao giờ phải dùng đến thuốc trừ sâu. Bởi vì trong loại rau này có chứa một thành phần giống như thuốc chống côn trùng tự nhiên. Hơn nữa, loại rau này có mùi đặc trưng, vị đắng mà sâu bọ không thích. Do đó côn trùng và sâu bọ sẽ không bao giờ tấn công, phá hoại loại rau này. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi trồng, chu kì sinh trưởng của rau diếp rất ngắn. Việc dùng thuốc trừ sâu sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của nó. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng thu hoạch. Tính ở góc độ kinh tế, thì việc dùng thuốc trừ sâu cho loại cây này vừa không hợp lý lại ảnh hưởng hiệu quả thu hoạch. Nói chung, sâu bệnh hiếm khi xuất hiện trên rau diếp, do đó đây là loại rau rất an toàn để bạn chế biến món ăn cho gia đình.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau diếp thơm là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Bởi vì cứ 100g rau diếp thơm có chứa tới 70 miligam canxi. Loại rau này cũng rất giàu các vitamin như: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2,... nên nó là nguồn bổ sung vitamin dồi dào cho cơ thể. Flavonoids và chất chống oxy hóa trong rau diếp có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bên cạnh đó nó cũng rất giàu sắt, magie, kali, mangan, đồng, protein, beta-carotene,... Nên ngoài việc có thể tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch, rau diếp cũng hỗ trợ rất tốt cho xương khớp và ngăn ngừa bệnh tật.
Món ăn gợi ý: Rau diếp thơm xào tỏi
Thành phần nguyên liệu: 400g rau diếp thơm, 1 củ tỏi, lượng gia vị thích hợp, 1 thìa canh bột nêm, 1 thìa canh dầu hào, lượng dầu ăn vừa phải.
Cách làm món rau diếp thơm xào tỏi:
- Rau diếp bạn rửa sạch, cắt làm đôi rồi để ráo nước. Tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập và băm nhỏ. Bạn có thể dùng thêm nguyên liệu ớt khô nếu thích cay và giúp món ăn đa dạng hương vị hơn. Nếu dùng ớt, bạn thái miếng nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp, cho lượng dầu ăn thích hợp vào, đun nóng. Sau đó thêm tỏi vào phi thơm. Tiếp đó bạn cho rau diếp thơm vào xào trên lửa lớn. Nêm chút gia vị, dầu hào, bột nêm rồi đảo đều. Bạn không nên xào quá lâu vì rau diếp rất nhanh chín. Tổng thời gian nấu không nên quá 3 phút.
2. Hành tây
Hành tây là một trong những loại thực phẩm dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, lại sinh trưởng nhanh nên hầu như trong quá trình trồng không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Hơn thế hành tây có vị cay, mùi hăng nên sâu bọ rất sợ và không dám đến gần. Đây cũng là lý do vì sao hành tây không chứa dư lượng thuốc trừ sâu sau khi thu hoạch. Nó là loại rau vừa giàu dinh dưỡng lại an toàn cho sức khỏe. Hành tây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe.
Hành tây rất giàu chất xơ và prebiotic, cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hành tây còn là một nguồn tuyệt vời với hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau giúp cơ thể ức chế quá trình oxy hóa diễn ra. Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u. Nhờ giàu quercetin, nên hành tây rất tốt trong việc chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra, cũng như ảnh hưởng của lão hóa và các vi khuẩn gây viêm. Hành tây đặc biệt giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit. Những chất này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột và cải thiện chức năng miễn dịch... Với tất cả những công dụng đặc biệt đó, bạn nên thêm hành tây vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé!
Món ăn gợi ý: Hành tây xào nấm
Thành phần nguyên liệu: 1 củ hành tây, 5-7 cây nấm hương, 5 tép tỏi. 2 cây hành lá, lượng gia vị thích hợp, 1 thìa canh tinh chất cốt gà, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món hành tây xào nấm:
- Bóc bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài rồi rửa sạch hành tây. Sau đó cắt hành tây thành từng miếng nhỏ. Tỏi đập dập, băm nhỏ, hành lá xắt nhỏ. Nấm hương rửa sạch, cắt thành các lát mỏng. Nếu bạn dùng nấm hương khô thì cần ngâm trong nước nóng cho nở, rửa sạch rồi mới cắt lát.
- Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đun nóng. Khi dầu nóng khoảng 70% thì cho tỏi và hành lá xắt nhỏ vào xào thơm. Sau đó cho hành tây rồi thêm nấm vào xào. Cuối nêm gia vị, tinh chất cốt gà cho vừa ăn. Xào thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp, lấy món ăn ra đĩa.
Thêm 3 loại rau không chứa thuốc trừ sâu, được ví như "tiên dược", làm món ăn vừa ngon lại bổ khí huyết, lợi đường tiêu hóa
Khám phá 3 loại rau không chứa thuốc trừ sâu, bao gồm lá ngải cứu, lá mơ và lá lốt, để chế biến các món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Tận hưởng hương vị độc đáo từ các món ăn được làm từ các nguyên liệu này trong bữa cơm gia đình. Những loại rau này không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp bữa ăn của bạn thêm phần hấp dẫn và bổ dưỡng. Hãy thử ngay để cảm nhận sự khác biệt!
1. Ngải cứu - rau không chứa thuốc trừ sâu tự nhiên tốt cho sức khỏe
Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, ngải điệp, là loại thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae. Đây cùng là một loại rau sống lâu năm và người dân trồng rất nhiều dùng để chế biến thức ăn và dược liệu. Cây ngải cứu sinh trưởng và phát triển rất dễ trong môi trường tự nhiên. Nó có vị đắng, mùi nồng nên côn trùng và sâu bọ không ăn. Do đó loại rau này thường không dùng thuốc trừ sâu trong quá trình chăm sóc.
Theo y học cổ truyền ngải cứu là một vị thuốc có vị cay, tính hơi ôn, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, thổ huyết, chảy máu cam, tốt trong điều trị nhiều chứng bệnh của phụ nữ... Đây cũng là loại rau được ví von là "vua" của các loài thảo mộc bởi mùi thơm và công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ. Loại rau này có thể chế biến thành rất nhiều món ngon như gà tần ngải cứu, tim hầm ngải cứu, trứng tráng ngải cứu…
Món ăn gợi ý: Trứng tráng ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g lá ngải cứu, 3 quả trứng gà, 1g gừng, 5g dầu ăn, 1g gia vị.
Cách làm món trứng tráng ngải cứu:
Bước 1: Rau ngải cứu bạn mua về nhặt sạch. Bạn nên chọn những lá ngải non để thành phẩm vừa ngon lại không bị quá đắng, dai. Sau đó rửa sạch rau ngải cứu và để ráo nước. Tiếp đó đặt nồi nước lên bếp, đun sôi rồi cho ngải cứu vào chần nhanh. Khi rau ngải cứu đổi màu xanh thẫm thì vớt ra, để ráo (hoặc chờ nguội thì nắm nhẹ để loại bỏ nước). Tiếp theo bạn cắt nhỏ ngải cứu và băm nhỏ gừng, cho vào bát tô, trộn đều.
Bước 2: Đập trứng vào bát rau ngải cứu, thêm chút gia vị rồi trộn đều. Đặt chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi đun nóng. Sau đó bạn cho trứng trộn ngải cứu vào, dàn đều và chiên trên mức lửa nhỏ cho đến khi hơi nâu. Lật mặt còn lại và tiếp tục chiên cho đến khi chín vàng nhẹ.
2. Lá mơ
Với mỗi người Việt, lá mơ (lá mơ lông) là một loại rau rất quen thuộc và sống nhiều năm. Lá mơ lông có chứa tinh dầu rất hăng và giàu vitamin C giúp cung cấp năng lượng đồng thời tăng cường sức để kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó lá mơ lông có chứa hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa. Cùng với hoạt chất Alkaloid có trong lá mơ lông cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó nó cũng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Lá mơ lông có tính mát nên có tác dụng điều hòa khí huyết, cân bằng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…
Món ăn gợi ý: Lá mơ cuốn đậu phụ chiên giòn
Nguyên liệu cần có: Một nắm lá mơ, 100g bột chiên giòn, 1 quả trứng gà, 80ml nước, một chút bột nêm (tùy thích), lượng vừng trắng thích hợp, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món lá mơ cuốn đậu phụ chiên giòn
Bước 1: Cho bột chiên giòn, bột nêm vào tô, đập trứng gà, thêm nước rồi trộn đều để được hỗn hợp bột sánh sệt. Sau đó bạn cho vừng trắng vào, khuấy đều. Đậu phụ bạn cắt thành các lát có độ dày khoảng 1cm. Lá mơ rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Bạn xếp lá mơ ra mặt phẳng, đặt đậu phụ lên rồi cuốn lại. Tùy thuộc vào lá to nhỏ mà bạn có thể dùng 1 hoặc 2 lá để gói kín. Sau đó bạn nhúng từng phần lá mơ cuốn đậu phụ vào tô bột chiên giòn rồi thả vào chảo dầu đã đun nóng để chiên đến khi chín vàng giòn.
3. Lá lốt
Lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được dùng chế biến các món ăn trong bữa cơm gia đình của người Việt. Lá lốt rất giàu tinh dầu có mùi thơm đặc trưng nên sâu bọ và côn trùng khá "kị". Cũng vì lẽ đó mà lá lốt không bao giờ phải sử dụng đến thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng. Lá lốt giàu beta-caryophyllene - chất có khả năng chống viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Lá lốt có thể dùng để chế biến nhiều hoặc là rau gia vị thêm vào các món ăn ngon. Bạn có thể dùng lá lốt để làm món thịt bò cuốn lá lốt, chả thịt cuốn lá lốt...
Món ăn gợi ý: Chả thịt cuốn lá lốt
Nguyên liệu cần có: 400g thịt heo xay, 2-3 cây hành lá, 2 củ hành tím, một nắm lá lốt khoảng 30 lá, gia vị, bột nêm, bột tiêu, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món chả thịt cuốn lá lốt:
Bước 1: Lá lốt rửa sạch để ráo. Cho hành tím, tỏi vào máy xay hoặc băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, sau đó thái nhỏ. Cho các loại nguyên liệu đã sơ chế này vào tô đựng thịt băm, trộn đều. Sau đó bạn đặt lá lốt lên mặt phẳng, cho lượng nhân vừa phải vào rồi cuộn lại. Lần lượt làm cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng. Tiếp đó thả từng viên chả thịt cuốn lá lốt vào, chiên. Bạn lưu ý nên đặt phần mép lá lốt xuống mặt chảo trước để không bị bong. Lật và chiên đều chả khoảng 10-15 phút cho đến khi toàn bộ bề mặt lá lốt chuyển sang màu vàng nâu là được. Khi chả thịt cuốn lá lốt chín, bạn lấy ra cho vào giấy thấm dầu rồi mới xếp vào đĩa.
Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã biết thêm được 3 loại rau (lá mơ, lá lốt, lá ngải cứu) không chứa thuốc trừ sâu mà bạn có thể dùng để nấu các món ngon cho gia đình như: Trứng tráng ngải cứu - Lá mơ cuốn đậu phụ chiên giòn - Chả thịt cuốn lá lốt. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn nguyên liệu an toàn, tốt cho sức khỏe gia đình mình.
Hãy ăn hết mình 5 loại rau không thuốc trừ sâu này: Đem làm món rau xào hay nấu canh đều ngon
Lựa chọn 5 loại rau không thuốc trừ sâu cho bữa ăn sạch và an toàn
Mùa thu cũng đồng thời là mùa thu hoạch của nhiều loại rau củ. Khi nhiệt độ dần giảm xuống, các loại rau tươi theo mùa cũng lần lượt xuất hiện. Những loại rau này không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì sức khỏe và nâng cao thể lực trong mùa thu. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 5 loại rau không thuốc trừ sâu. Chúng đều là những nguyên liệu tự nhiên không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tận dụng các loại rau tự nhiên này để chế biến món ngon đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
1. Củ sen
Sang mùa thu, bạn có thể nhìn thấy củ sen được bày bán đầy ngoài chợ rau. Củ sen có màu trắng, tùy thuộc vào cách thức chế biến mà nó sẽ giữ được độ giòn hay mềm ngọt. Củ sen có giá trị dinh dưỡng cực cao, rất giàu chất xơ, vitamin C và nhiều khoáng chất khác nhau. Thường xuyên ăn củ sen sẽ có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, thanh nhiệt và làm mát máu. Đồng thời, củ sen còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Công thức gợi ý: Củ sen xào chua ngọt.
Nguyên liệu làm món củ sen xào chua ngọt
2 củ sen, 4g đường trắng, 1 thìa canh nước tương, 4g gia vị, 2g tinh chất cốt gà, 5g giấm.
Cách làm món củ sen xào chua ngọt
Bước 1: Gọt vỏ củ sen và cắt thành từng miếng. Thêm nước vào nồi rồi đun sôi. Cho các miếng củ sen vào chần qua, vớt ra để riêng.
Bước 2. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đun nóng. Sau đó cho củ sen đã chần sơ vào xào đều, thêm đường, giấm, nước tương, lượng gia vị vừa đủ, xào nhanh và trộn đều. Sau khi củ sen chín bạn cho thêm tinh chất cốt gà vào, xào đều tiếp trong khoảng 1 phút thì tắt bếp, lấy ra đĩa.
2. Củ niễng
Củ niễng là loại rau thủy sinh có kết cấu mềm, giòn, giàu chất xơ, vitamin B và nhiều loại khoáng chất. Củ niễng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Thường xuyên ăn củ niễng có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giải độc cho cơ thể. Công thức gợi ý: Củ niễng xào thập cẩm.
Nguyên liệu làm món củ niễng xào thập cẩm
3-5 củ niễng (tùy độ to nhỏ), 1 củ cà rốt nhỏ, 3 cái nấm mèo (mộc nhĩ), 5g giấm, 1 thìa canh đường, 2 thìa canh nước tương, 1 quả ớt xanh ngọt (hoặc 1/3 quả ớt chuông xanh), 5 tép tỏi băm, 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh bột bắp, 1-2 cây hành lá xắt nhỏ, một chút bột nêm.
Cách làm món củ niễng xào thập cẩm
Bước 1: Củ niễng bạn lột bỏ lớp vỏ, rửa sạch rồi thái sợi. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi. Nấm mèo sau khi ngâm nhở thì thái miếng nhỏ để riêng. Ớt xanh thái miếng nhỏ dài. Chuẩn bị 1 bát tô, thêm giấm, đường, nước tương, tương ớt, tỏi băm và bột bắp vào, trộn đều rồi đặt sang một bên.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo đợi nóng thì thêm hành lá xắt nhỏ, tỏi băm vào xào thơm. Tiếp theo cho cà rốt thái sợi, nấm mèo và củ niễng vào xào chín tới. Lúc này bạn đổ nước sốt đã chuẩn bị vào, xào nhanh và đều tay. Thêm chút bột nêm rồi xào cạn nước thì tắt bếp, lấy ra đĩa là có thể thưởng thức.
3. Bí đao
Bí đao rất giàu vitamin C, kali và có lượng calo thấp. Đây là thực phẩm rất thích hợp cho người muốn giảm cân. Bí đao có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng tấy, thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, bí đao còn có tác dụng giúp "thư giãn" ruột và hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể. Công thức gợi ý: Canh sườn heo bí đao.
Nguyên liệu làm món canh bí đao sườn heo
300g sườn heo, 1 khúc bí đao, lượng gia vị thích hợp, bột nêm, 1-2 cây hành lá xắt nhỏ.
Cách làm món canh bí đao sườn heo
Bước 1: Chần chín sườn heo trong nồi nước có cho rượu nấu ăn để khử mùi tanh. Vớt ra rửa sạch rồi để ráo. Bí đao gọt vỏ và cắt thành khối vuông/hoặc lát có độ dày vừa phải rồi để riêng.
Bước 2: Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, trút sườn heo đã chần vào. Sau đó bạn cho thêm vài lát gừng rồi đun sôi trên lửa lớn và hớt bọt. Sau đó vặn lửa nhỏ đun liu riu trong 40 phút. Lúc này bạn có thể nêm thêm nước sôi vào cho vừa với khẩu phần ăn của gia đình. Tiếp đó bạn thả bí đao vào rồi tiếp tục nấu trong 10 phút. Cuối cùng nêm gia vị, bột nêm cho đậm đà và rắc hành lá cắt nhỏ rồi dùng.
4. Bí đỏ
Bí đỏ rất giàu beta-carotene, vitamin A và chất xơ, tốt cho sức khỏe. Ăn bí đỏ thường xuyên có thể giúp nuôi dưỡng làn da, bảo vệ thị lực và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, bí đỏ còn có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Công thức gợi ý: Sườn heo hấp bí đỏ và tỏi.
Nguyên liệu làm món sườn heo hấp bí đỏ và tỏi
500g sườn heo, 1 miếng bí đỏ (khoảng 200g), 10 tép tỏi băm, 2 thìa canh nước tương, 1 thìa canh rượu nấu ăn, 1 thìa canh tinh bột bắp, lượng muối thích hợp.
Cách làm món sườn heo hấp bí đỏ và tỏi
Bước 1: Gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch rồi cắt bí đỏ thành khối vuông. Sườn sau khi sơ chế sạch thì ướp với muối, nước tương, tinh bột bắp, rượu nấu ăn và tỏi băm trong 30 phút.
Bước 2: Xếp các miếng bí đỏ ra đĩa, rải đều sườn đã ướp lên trên. Đặt đĩa sườn heo bí đỏ vào nồi rồi hấp trong 25 phút, đến khi sườn chín và bí đỏ mềm dẻo. Sau đó lấy ra khỏi nồi thì rắc hành lá cắt nhỏ lên để trang trí và tăng hương vị.
5. Rau khoai lang
Rau khoai lang là loại rau lá xanh rất bổ dưỡng. Rau khoai lang rất giàu chất xơ, vitamin C và các khoáng chất như canxi, magie. Nó có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Đồng thời ăn rau khoai lang cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Rau khoai lang mềm và hoàn hảo để xào hoặc trộn salad. Công thức gợi ý: Rau khoai lang xào tỏi ớt.
Nguyên liệu làm món rau khoai lang xào tỏi ớt
1 mớ sau khoai lang, 1 củ tỏi, 1-2 quả ớt, lượng muối thích hợp, lượng bột nêm vừa phải.
Cách làm món rau khoai lang xào tỏi ớt
Bước 1: Rau khoai lang nhặt sạch, loại bỏ cuống già. Sau đó bạn rửa sạch rau khoai lang, để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ. Ớt cắt khoanh nhỏ rồi để riêng.
Bước 2: Đun nóng dầu trong nồi, cho tỏi và ớt vào xào thơm. Tiếp theo cho rau khoai lang vào xào trên lửa lớn; nhanh chóng thêm một chút muối, bột nêm cho vừa ăn, xào đến khi rau khoai lang chín đều và thấm gia vị.
Có rất nhiều loại rau củ giàu chất dinh dưỡng. Rau xanh không thuốc trừ sâu là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. 5 loại rau củ gồm củ sen, củ niễng, bí đao, bí đỏ, rau khoai lang không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cực cao. Mỗi loại đều có tác dụng riêng. Hãy tận dụng thời điểm đẹp của mùa thu để ăn nhiều loại rau tự nhiên này, chúng có thể giúp bạn giữ dáng và tạo nền tảng tốt cho sức khỏe khi mùa đông đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét