Trang

Chuyên đề bệnh trĩ

Thứ Năm, 23/05/2013 14:16

Bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh trĩ của người H'Mông

(Sức khỏe) - (ĐVO) - Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số. Bệnh trĩ có thể điều trị theo Y học cổ truyền (Đông y) hoặc Y học hiện đại (Tây y). Theo các chuyên gia đầu ngành Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu thế hơn bởi tính triệt để và phòng ngừa tái phát trong điều trị bệnh trĩ do điều trị từ nguyên nhân gây ra bệnh.

Theo Đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh trĩ của người H'Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh. Bài thuốc hiện được nghiên cứu, bào chế và cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc.

 Cán bộ Trung tâm bàn luận với đồng bào H'Mông về bài thuốc
Cán bộ Trung tâm bàn luận với đồng bào H'Mông về bài thuốc
 Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H'Mông
Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H'Mông

Bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh trĩ của người H'Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

Thành phần: Nghệ, tam thất, thăng ma, địa du, đương quy, sài hồ và một số dược liệu ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Điều trị và phòng ngừa táo bón.

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột và bệnh đau dạ dày. (Không sử dụng cho phụ nữ có thai)

Công dụng của từng thành phần:

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau.

Ưu điểm của bài thuốc:

Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.

Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).

Thời gian điều trị bệnh ngắn tùy vào tình trạng của bệnh

Chi phí thấp

Bệnh nhân không bị đau đớn

Không gây ảnh hưởng đến cấu trúc hậu môn

Bệnh nhân không bị mất máu

An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, không biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.

Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát, lành và tốt cho cơ thể.

Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Điện thoại tư vấn bệnh trĩ: 04.63299215

 

Văn Ngọc

 

4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc

soha.vn - Phong | 18/11/2014 13:30

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị bệnh nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế.

Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.

Bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh trĩ dưới đây:

Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:

4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc1

Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:

4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 2

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 3

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 4

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

theo Trí Thức Trẻ

 

Chữa dứt bệnh trĩ từ bài thuốc gia truyền cùng phương pháp y võ tâm thuật

24/5/2014 11:41 UTC+7

(Công lý) - Là một võ sư, nhạc sĩ và lương y, vị thầy thuốc có đến hơn 50 năm gắn bó với cả võ và y học ấy vẫn miệt mài cống hiến cho đời bằng những bài thuốc đặc biệt chẩn trị bệnh trĩ, gan, xương khớp…

Đặc biệt hơn, ông đã nghiên cứu và áp dụng võ thuật vào việc chữa bệnh bằng cách điểm huyệt trị thương. Đó chính là thầy thuốc Nguyễn Tấn Xuân.

Vị lương y mê làm thơ và đánh võ

Gặp lương y vào một ngày cuối tháng tư, trong khi ông đang tất bất bắt mạch, kê đơn rồi bốc thuốc cho người bệnh. Ở cái tuổi 65, ông vẫn còn tráng kiện, cặp mắt tinh anh cùng nụ cười dễ mến. Tôi thắc mắc không biết gọi ông là gì cho đúng và đầy đủ đây? Lương y, võ sư hay nhạc sĩ? Lương y Nguyễn Tấn Xuân cười xòa, thôi thì đang ở phòng mạch nên gọi là thầy thuốc thôi. Câu chuyện về người lương y hơn 50 năm gắn với nghiệp thuốc và võ cổ truyền bắt đầu, dù đôi tay vẫn tất bật lo công việc.

Lương y Nguyễn Tấn Xuân đang khám cho bệnh nhân

Lương y Xuân sinh năm 1941 tại Quảng Ngãi, trong một gia đình có truyền thống võ và y học cổ truyền. Khi mới lên 9, ông đã bắt đầu học võ với cha và say mê môn võ cổ truyền từ thuở đó. Trong những năm chiến tranh loạn lạc, gia đình gần 20 con người gồm cả già trẻ lớn bé quyết định rời quê hương vào Nam lập nghiệp và dừng chân lại nhiều nơi. Đi tới đâu, ông cũng mở lớp dạy võ, vừa để rèn cho các con vừa giúp những người dân bản địa được mở mang kiến thức về võ học.

Năm 1971, trạm dừng chân cuối cùng của gia đình là Sài Gòn, khi ấy ông Tấn Xuân vừa tròn 20 tuổi. Từ lúc này, bên cạnh việc rèn võ thuật, ông tập tành học phân loại thuốc từ cha, cả ngày ông lăng xăng giúp cha bốc thuốc. Nhớ lại những ngày tháng đó, ông ngậm ngùi: "Gia đình có đến 12 anh chị em nhưng không phải ai cũng theo nghề võ và y của cha truyền lại. Chỉ có tôi và anh trai là theo nghề thôi, anh cũng chính là sư phụ truyền dạy nghề cho tôi". Sau khi mở võ đường Xuân Nghĩa Đường, song song với việc dạy võ, ông đã mở một hiệu thuốc nhỏ, các môn sinh tới thọ giáo đều được ông truyền dạy, chỉ bảo tận tình. Sau nhiều lần chuyển nơi ở từ quận 10 đến quận Tân Bình, nay Xuân Nghĩa Đường đã an cư tại quận Gò Vấp. Căn nhà nhỏ được ông Xuân cùng các học viên ngăn thành nhiều phòng phục vụ cho công việc chẩn trị, khám chữa bệnh.

"Từ các bài thuốc của cha để lại, anh em chúng tôi đã mày mò, tìm ra nhiều phương thuốc mới. Tôi cũng đã đi học 5 năm để lấy bằng từ Hội Đông y TP.HCM. Giờ ngoài các bệnh về xương khớp, đau nhức hay chấn thương… Tôi đã có phương thuốc mới trị dứt điểm bệnh trĩ và liệt mặt". Theo lời lương y Xuân, trĩ còn gọi là bệnh "lòi dom", là bệnh giãn quá mức đám rối tĩnh mạch của vùng hậu môn và trực tràng. Triệu chứng thường thấy là chảy máu đỏ tươi khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài hậu môn nên khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, hoang mang, lo sợ. Đây cũng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở lứa tuổi từ 30-60 tuổi, nhất là với những người có công việc thường xuyên ngồi một chỗ.

"Tôi điều trị trĩ bằng hai cách là dùng thuốc và bấm huyệt. Với thuốc, tôi dùng vị thuốc chính trong dân gian là cây rau sam, đem rửa sạch, giã nhỏ và đắp vào hậu môn, nơi có búi trĩ lòi ra, đắp cho đến khi hết bệnh. Còn hai bài thuốc ngâm và sắc uống tôi dùng các vị thuốc chính là hoàng bá, ngũ vị tử, kim ngân hoa, thang ma, sài hồ… ".

Trị bệnh bằng phương pháp y võ tâm thuật

Một căn bệnh cũng thuộc hàng khó chữa mà ông Xuân đã nghiên cứu, chữa trị thành công là bệnh liệt mặt (Đông y gọi là khẩu nhãn oa tà). "Những người mắc bệnh này thường thì miệng méo, mắt xếch, thường xảy ra đột ngột. Nguyên nhân chính là do lạnh mà Tây y gọi là "Liệt dây thần kinh ngoại biên VII do lạnh". Điều dễ gây nhầm lẫn mà người bệnh thường mắc phải đó là: thực ra bên méo chính là bên lành và bên lành là bên bị bệnh. Tôi đã điều trị nhiều ca bệnh này bằng phương pháp châm cứu kết hợp uống thuốc, rất thành công".

Ngoài những bài thuốc chữa các bệnh nan y trên, lương y Xuân luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các cách chữa bệnh khác nhau, một thành công lớn của ông là áp dụng võ thuật trong việc chữa bệnh - phương pháp y võ tâm thuật. "Sau khi vận dụng thành công việc trị bệnh bằng cách áp dụng các chiêu thức võ thuật như tập dịch cân kinh, bấm huyệt… tôi đã dồn tâm sức vào việc viết sách, mong từ đó nó có thể phổ biến rộng rãi đến nhiều người hơn. Gần đây nhất, cuố "Ứng dụng 36 tử huyệt vào chữa bệnh" đã gây được ấn tượng lớn trong ngành y. Trước đó tôi cũng đã viết nhiều cuốn sách về các kiến thức y khoa, giúp mọi người hiểu hơn về cơ thể mình cũng như các cách chữa bệnh trong trường hợp khẩn cấp".

Một điều khá bất ngờ là bên trong một con người đam mê võ thuật và dành hết tâm huyết cho y học là một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, đam mê âm nhạc, viết thơ và viết báo. Trong ông như có hai con người đối lập nhau. "Tôi đam mê ca hát và thơ ca từ nhỏ. Đến giờ cũng vậy, dù bù đầu với công việc nhưng cứ có cảm hứng là tôi lại làm thơ. Có đôi khi những âm điệu cứ tự đến, bay nhảy trong tâm trí mình và khi xong việc chỉ việc đặt bút xuống, mọi ca từ cứ thế tuôn trào ra. Ngay cả viết sách cũng vậy, cũng có nhiều cuốn sách tôi viết rất nhanh, nhưng có những sản phẩm mình thai nghén trong đầu năm năm, có thể là mười năm". Người đàn ông bước qua tuổi 60 ấy nói, cứ động cái là ông có thể làm thơ, cứ như những tứ thơ đẹp ấy sẵn trong đầu ông vậy.

Trong câu chuyện về cuộc đời mình, không ít lần ông nhắc đến những người phụ nữ, một mảnh ghép quan trọng trong hành trình của ông. Đó là người mẹ tận tụy, kham khổ, người phụ nữ nghèo miền Trung đã tần tảo nuôi nấng, chăm nom 12 đứa con trong chiến tranh để chồng toàn tâm toàn ý lo sự nghiệp. Tiếp đó là người vợ đầu tiên, người phụ nữ đã đồng cam cộng khổ với ông trong những ngày gian khổ nhất, đã sinh cho ông bốn người con, cả trai lẫn gái nhưng lại không cùng ông đi trọn vẹn con đường đời. "Tôi với bà ấy đã hết nợ dù chưa đến đoạn cuối cuộc đời. Hiện bà ấy ở Mỹ với bốn đứa con lớn, chúng đều đã thành công dù không ai theo nghiệp cha", ông Xuân tâm sự.

Và người phụ nữ cuối cùng trong cuộc đời ông Xuân là lương y Võ Thị Huệ. Người phụ nữ ấy lặng lẽ đứng phía sau, lo chu toàn mọi việc và cũng là cánh tay đắc lực của ông ở Xuân Nghĩa Đường. Trong cuộc hôn nhân thứ hai này, bà Huệ đã sinh cho ông một người con trai, có đam mê võ và y học như ông, võ sưlương y Trần Tấn Nghĩa. "Bà ấy là "đệ tử" của tôi, đam mê võ thuật lắm. Sau này nên duyên vợ chồng, bà đã giúp tôi rất nhiều, hậu phương vững chắc để tôi toàn tâm toàn ý trong công việc". Trong những phút rảnh rỗi hiếm hoi, ông Xuân vẫn thường làm thơ tặng vợ, đàn hát cho vợ nghe.

Trong câu chuyện đời, chuyện người với chúng tôi, lương y Xuân bộc bạch, ngoài chuyên môn về võ và y học, ông thường xuyên sáng tác thơ, viết sách và nhạc. "Khi đọc một bài văn, ngay lập tức tôi có thể chuyển thành một bài thơ, ngắn gọn, mạch lạch và đầy đủ ý tứ. Cũng như khi đọc một bài thơ, tôi dễ dàng triển khai thành một áng văn dài. Do đó, khi có nhiều bạn trẻ ngỏ ý viết bài, đã nhiều lần tôi từ chối. Bản thân mình cũng có kinh nghiệm hơn 20 năm viết báo nên chỉ có mình hiểu mình nhất, lại viết về cuộc đời mình nữa nên có lẽ lớp trẻ khó mà cảm hết được". Đó là lý do đã lâu lắm, ông Xuân từ chối khi các báo muốn viết về ông và Xuân Nghĩa Đường.

Vị lương y một đời mê thơ nhạc

Khi được hỏi về người thầy của mình, một học viên tại phòng mạch Xuân Nghĩa Đường cho biết: "Ấn tượng duy nhất của tôi thầy là một người thầy thuốc tận tụy, một võ sư đam mê võ thuật luôn muốn cống hiến cho xã hội và là một nghệ sĩ đam mê thơ, nhạc. Rất nhiều bệnh nhân sau lần điều trị thành công từ những bài thuốc của thầy Xuân đã có cùng cảm nhận như thế".

 

Ngoài việc điều hành hoạt động của võ đường - phòng mạch Xuân Nghĩa Đường, lương y Nguyễn Tấn Xuân hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng võ thuật MC, chi hội trưởng chi hội võ cổ truyền huyện Hóc Môn.

 Ngọc Đại

 

Tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm

Mai Văn Chính | 06/05/2014 07:05

Tôi mắc phải bệnh trĩ đã 5 năm, cách đây một năm bệnh trĩ phát nặng ở trên cấp độ 3 chuyển sang cấp độ 4. Sau 3 tháng tự chữa bệnh, đến nay tôi đã thoát được căn bệnh này.

Tôi năm nay đã sắp bước vào tuổi lục tuần, đang công tác tại văn phòng của một doanh nghiệp ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.  Tôi mắc phải bệnh trĩ đã 5 năm, cách đây một năm bệnh trĩ phát nặng ở trên cấp độ 3 chuyển sang cấp độ 4. Khi đại tiện ra máu tươi, lúc thì nhỏ giọt, lúc thì chảy ra như gà cắt tiết. Búi trĩ lòi ra, sưng lên đau rát và không tự co vào được. Ban đêm đang ngủ phải tỉnh giấc vì bị ngứa dữ dội ở hậu môn (triệu chứng của người bị bệnh trĩ nặng). Song vì công việc hàng ngày tôi vẫn phải đi làm. Tôi đã sưu tầm tài liệu, nghiên cứu rất kỹ căn bệnh này để tự chữa bệnh cho mình khi chưa có điều kiện để đến phẩu thuật tại bệnh viện và cũng để tiết kiệm tiền. Sau 3 tháng tự chữa bệnh, đến nay tôi đã thoát được căn bệnh này.

Từ thực tế tôi đã tích lũy được kinh nghiệm, nắm được bí quyết về cách phòng chống và tự điều trị bệnh trĩ cho mình bằng các loại thảo dược phổ biến và rất dễ tìm kiếm. Nay tôi viết bài này để các bạn, những người đang bị bệnh trĩ (đặc biệt được xem là nặng) tự tham khảo và điều trị cho mình với hiệu quả rất cao, chi phí rất thấp, không đáng kể. Bệnh nặng nếu uống các loại thuốc đông dược thì phải dùng liên tục trên 6 tháng, chi phí khá lớn nhưng nếu người bệnh không kiêng cử về ăn uống, sinh hoạt thì bệnh trĩ vẫn bị tái đi tái lại.

Sau đây là phương thuốc đó và cách điều trị cụ thể.
 
- Trước hết người bệnh phải kiên trì, chịu khó. Hàng ngày phải mất  khoảng nửa tiếng để xông, ngâm hậu môn.
 
- Thảo dược trị bệnh trĩ chính là diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo): Cả cọng và lá. Loại rau này không hiếm, có bán ở các chợ, giá mỗi bó khoảng 500 đồng. Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng.

Các hoạt chất trong diếp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch. Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ…). Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…

- Thứ đến là  củ nghệ tươi:  Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Củ nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Quả sung: Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại quả tuyệt vời cho những ai mắc phải chứng táo bón (nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ).

- Một ít muối ăn:

Muối cầm máu tự nhiên, sát trùng, làm chóng khô và mau lành vết thương,  trĩ, nứt hậu môn dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.

- Viên đạn chữa trĩ nhét hậu  môn: Protolog

Cách làm:

Lá và cọng diếp cá: 2 bó nhỏ

Củ nghệ tươi: 01 củ nghệ bằng đốt ngón tay đập dập

Quả sung: Vài quả sung già bổ đôi

Muối ăn: Một  thìa nhỏ

Bốn loại trên bỏ vào nồi nhỏ, cho vào chừng 02 lít nước rồi đun sôi.

Để cho bớt nóng đổ ra bô, đặt dưới chiếc ghế khoét 1 lổ đường kính 10 cm.

Ngồi xông hậu môn khoảng 15 phút.

Sau đó đổ nước từ bô sang thau chậu pha thêm một ít nước cho bớt nóng và ngồi ngâm hậu môn thêm 15 phút nửa. Dùng khăn mềm thấm cho khô hậu môn.

Nấu và xông vào cuối ngày, lúc đói bụng, sau khi tập thể dục, đi bộ.

Lưu ý quan trọng:

Người bị bệnh trĩ nặng khi đi đại tiện nên ngồi trên cầu bệt, tránh ngồi xổm. Đại tiện xong dùng nước từ  vòi xịt để rửa hậu môn. Không dùng giấy để lau  vì làm rách hậu môn.

Buổi tối trước khi ngủ nhét viên trĩ vào hậu môn (khoảng 10 ngày).

Kết hợp với xay lá diếp cá để uống và ăn như rau sống hàng ngày cùng với nhiều loại rau, quả như chuối đu đủ... Mỗi ngày uống trên 2 lít nước lọc, chia đều uống từ lúc ngủ dậy cho đến 19 giờ tối. Kiêng cử ăn đồ cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, củ sả, riềng, gừng… Tuyệt đối trong thời gian điều trị không uống rượu bia dù rất ít.

Làm như trên từ 7 -10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm thấy rõ. Và sau một đến hai  tháng sẽ thấy bệnh giảm đi rất đáng kể. Nếu người bệnh chưa yên tâm thì tiếp tục điều trị thêm một tháng nửa. Các búi trĩ sẽ teo và tự co vào trong hậu môn, lành hẵn.

Sau khi khỏi  bệnh cũng phải kiêng cử rượu, bia, chất cay nóng, luôn giữ cho cơ thể không bị táo bón, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

theo Trí Thức Trẻ

 

Bài thuốc "vàng" chữa bệnh trĩ từ hoa, lá thiên lý

Hà Vân | 20/03/2013 21:00

(Soha.vn) - Sắp đến mùa hè, đừng quên món canh hoa thiên lý, vừa mát lại có tác dụng cho người bệnh trĩ.

Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, mọc thành chùm, màu vàng xanh lục nhạt, thơm, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.

Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá thiên lý: Lá thiên lý non 100 g, muối hạt 5 g. Rửa sạch lá thiên lý rồi giã nhỏ với muối, cho thêm khoảng 30 ml nước hòa tan rồi lọc lấy nước. Vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng thuốc tím hoặc nước ấm sau đó dùng nước cất thiên lý tẩm bông đắp lên chỗ bị trĩ rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, trong 1 tuần thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi một ngày. Đây cũng là bài thuốc chữa bệnh sa dạ con.

Để tăng hiệu quả bạn có thể dùng trực tiếp món canh lá và hoa thiên lý, vừa ngon miệng lại có tác dụng cho sức khỏe.

Nấu canh lá, hoa thiên lý với thịt bò, thịt lợn nạc ăn hàng ngày vừa làm mát cơ thể lại bổ sung nhiều dưỡng chất vô cùng phong phú như chất xơ chiếm 3%, chất đạm 2,8 %, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten) cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng cao…

theo Trí Thức Trẻ

 

Cây huyết dụ - khắc tinh của bệnh trĩ và rong kinh

Hà Vân | 24/12/2012 00:05

(Soha.vn) - Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa rong kinh, trĩ ra máu.

Cây huyết dụ có hai loại, một loại lá đỏ cả hai mặt và một loại lá đỏ một mặt, còn mặt kia lá có màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại có lá hai mặt đều đỏ thì tốt hơn.

Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới… Dưới đây xin giới thiệu bài thuốc chữa trĩ và rong kinh từ cây huyết dụ:

Bị trĩ đi ngoài ra máu

Lấy 20 gam lá huyết dụ tươi rửa sạch. Đổ 200 ml nước vào sắc còn 100 ml, chia uống trong ngày.

 

Chữa trĩ nội

Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa rong kinh, băng huyết

Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Thái nhỏ cho 300ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ tươi 20g, cành tử tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một ít đốt thành than, thái nhỏ, trộn đều sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Ngoài ra thì người ta còn dùng cây huyết dụ chữa các bệnh kiết lỵ, khí hư, viêm dạ dày, viêm ruột, ho ra máu...

(Tổng hợp)

theo Trí Thức Trẻ

 

Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi

Ngày 19 tháng 9, 2013 | 10:22

Người có tuổi và cao tuổi, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ có những điểm riêng biệt. Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần dần lão suy.

Người có tuổi và cao tuổi, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ có những điểm riêng biệt. Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần dần lão suy. Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi khiến cho tình trạng rối loạn đại tiện rất dễ phát sinh; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu... Điều đó làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ với những đặc điểm như: (1) Rất ít trĩ đơn thuần mà đa số là trĩ hỗn hợp; (2) Búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa; (3) Trị liệu thường khó khăn vì sức đề kháng kém do mắc nhiều bệnh mạn tính. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc phòng ngừa bệnh trĩ ở người già là hết sức cần thiết.

Chế độ ăn uống

Cổ nhân có câu "bệnh tòng khẩu nhập" (bệnh theo miệng mà vào), điều đó rất đúng đối với bệnh trĩ. Bởi vậy, để dự phòng căn bệnh này cần hết sức chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống. Trước hết, phải điều độ và đúng giờ giấc, không ăn quá no và cũng không để quá đói. Điều này giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động được bình thường, đúng quy luật và có hiệu quả, đặc biệt đối với người già.

Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi 1
 Cơm gạo lứt muối vừng phòng ngừa chứng táo bón, một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Thứ hai, thức ăn cần đảm bảo đủ về lượng, tốt về chất nhưng phải dễ tiêu và có chất xơ, chú ý uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi, trọng dụng các thực phẩm có tính nhu nhuận nhưng ôn ấm như vừng, đậu đen, đậu tương, mộc nhĩ... Mỗi tuần nên ăn một vài bữa cơm gạo lức muối vừng. Điều này giúp cho người già phòng chống hữu hiệu chứng táo bón, một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Cuối cùng, phải hết sức giữ gìn vệ sinh ăn uống, đặc biệt là vào mùa hè để phòng tránh các bệnh lý dễ tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ như kiết lỵ, viêm ruột do nấm hoặc do vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa... Không nên ăn quá nhiều thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, rượu mạnh... dễ gây táo bón hoặc các thức ăn tính quá lạnh như cua, ốc, thịt trâu, dưa hấu... dễ gây đi lỏng.

Chế độ sinh hoạt

Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Hết sức chú ý vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau khi đại tiện. Mỗi ngày nên ngâm nước ấm vùng hậu môn chừng 15 - 20 phút. Không hút thuốc lá và uống rượu.

Biện pháp dùng thuốc

Trước hết, nên trọng dụng các món ăn bài thuốc có công dụng phòng ngừa bệnh trĩ như: (1) Dùng nước sôi pha 60ml mật ong với 30ml dầu vừng uống thường xuyên vào buổi sáng; (2) Dùng 1.000g củ cải trắng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa thêm một chút mật ong, uống khi đói bụng; (3) Lấy 10 củ mã thầy bóc vỏ rửa sạch, thái vụn rồi đem nấu với 200g rau muống, dùng làm canh ăn; (4) Dùng 500g khoai lang rửa sạch, thái vụn rồi cho vào nồi ninh nhừ, cho thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày; (5) Mỗi ngày dùng 2 quả chuối tiêu bóc bỏ vỏ, cho thêm đường rồi đem hầm cách thủy, ăn trong ngày; (6) Tang thầm (quả dâu chín) 30g đem nấu với 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày; (7) Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 50g, mã thầy 100g, đường trắng vừa đủ, tất cả đem nấu nhừ, chia ăn vài lần trong ngày; (8) Hoa hòe 12g, cúc hoa 12g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày...

Có thể uống từng đợt viên hoàn Bổ trung ích khí thang do các cơ sở dược phẩm trong nước sản xuất, mỗi ngày uống từ 15 - 20g, chia 2 lần sáng và chiều. Cũng có thể sử dụng dưới dạng trà thuốc, công thức: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thăng ma 8g, sài hồ 8g, trần bì 8g, cam thảo 6g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Người bị tăng huyết áp thì không nên dùng bài thuốc này.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Ăn uống với người bệnh trĩ nội

Ngày 12 tháng 1, 2014 | 08:00

SKĐS - Tôi bị bệnh trĩ nội đã 3 năm, uống thuốc bệnh đỡ nhiều nhưng thỉnh thoảng lại tái phát. Tôi nghe nói, bệnh này cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống. Vậy, những người mắc bệnh như tôi nên ăn uống như thế nào?

Tôi bị bệnh trĩ nội đã 3 năm, uống thuốc bệnh đỡ nhiều nhưng thỉnh thoảng lại tái phát. Tôi nghe nói, bệnh này cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống. Vậy, những người mắc bệnh như tôi nên ăn uống như thế nào?

Lê Văn Tú (Nghệ An)

Trĩ là bệnh làm giãn, sau đó làm phình mạch, tạo thành từng búi tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng. Người bị táo bón kéo dài hoặc làm công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều và bị những bệnh làm máu huyết ứ trệ hay mắc bệnh trĩ. Không chỉ gây đau đớn, phiền toái trong sinh hoạt, bệnh trĩ nếu không chữa trị tốt có thể dẫn đến biến chứng viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối... do búi trĩ chèn thắt lẫn nhau. Trong việc điều trị bệnh trĩ, ngoài dùng thuốc, thắt dây thun, phẫu thuật... người bệnh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống chống táo bón. Có nghĩa là, cần uống nhiều nước, vì nước làm mềm phân, giúp việc đi cầu dễ dàng hơn. Cần tăng cường chất xơ trong thức ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển. Các loại rau quả, ngũ cốc như đậu trắng, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, dâu tây... rất giàu chất xơ. Cùng với đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm - thuốc có công dụng trị bệnh trĩ như rau diếp cá (ăn sống hoặc sắc nước uống), hoa hòe (hãm trà uống mỗi ngày), khoai lang luộc; các món ăn từ mướp (cung cấp chất nhầy). Người mắc bệnh trĩ phải cương quyết nói "không" với trà, cà phê, thuốc lá, rượu và gia vị cay nóng, vì các chất này làm bệnh nặng thêm.

BS. Phương Hà

Thực phẩm "vàng" trị bệnh trĩ

soha.vn - 17/08/2012 15:15

Hãy bổ sung 8 thực phẩm dưới đây vào thực đơn của mình để ngăn ngừa bệnh trĩ.

1. Rau chân vịt

Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ. Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và phục hồi ruột.

Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.

2. Việt quất

Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt, đặc biệt là những người mắc trĩ. Vì giàu chất sắc, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.

thuc-pham-vang-tri-benh-tri
Quả việt quất.

3. Quả sung

Sung vốn là liệu pháp chống táo bón hữu hiệu. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu bạn ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm.

Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, bạn có thể thay thế bằng sung khô.

4. Mướp

Xơ mướp thấm hút nước giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất nhầy trong mướp cũng làm mềm đường ruột, trơn nhu động ruột, tránh đau đớn.

havan - theo Theo Gia đình trẻ

 

suckhoedoisong.vn - Ngày 28 tháng 12, 2013 | 20:33

SKĐS - Bệnh trĩ là tập hợp các biểu hiện bệnh lý có liên quan đến những thay đổi của mạng mạch trĩ và của các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này.

Bệnh trĩ là tập hợp các biểu hiện bệnh lý có liên quan đến những thay đổi của mạng mạch trĩ và của các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này. Bệnh tuy không nguy hại ngay tới tính mạng người bệnh, song nó thường gây nhiều hậu quả xấu: đại tiện ra máu, sa lồi búi trĩ ra ngoài hậu môn, viêm nhiễm từng đợt... gây đau rát, ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu, do đó ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe, sinh hoạt và lao động của người bệnh.

Theo YHCT, có 2 nguyên tắc điều trị cần kết hợp chặt chẽ với nhau tùy theo thể bệnh: điều trị toàn thân (nội trị) và điều trị tại chỗ (ngoại trị).

Điều trị toàn thân

Dựa vào thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Thể ứ huyết: Đi ngoài ra máu tươi, đau rát, có búi trĩ sa ra ngoài, thường xuyên táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng chắc, mạch hoạt. Phương pháp điều trị: hoạt huyết tiêu ứ, chỉ huyết. Dùng bài thuốc Tứ vật đào hồng gia giảm gồm các vị thuốc: sinh địa 20g, xuyên khung 10g, đại hoàng 4g, đương quy 12g, bạch thược 12g, chỉ xác 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hòe hoa 12g. Sắc uống.

 Đại hoàng.

Đại hoàng.

Thể thấp nhiệt: Đại tiện ra máu tươi, búi trĩ sưng đau, rát, chảy nước vàng, sốt, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch sác. Phương pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Dùng bài thuốc Chỉ thống thang gia giảm gồm các vị thuốc: hoàng bá 12g, hoàng liên 12g, sinh địa 16g, đương quy 10g, trạch tả 12g, đại hoàng 6g, đào nhân 8g, xích thược 12g. Sắc uống.

Thể khí huyết hư: Có tiền sử đại tiện ra máu lâu ngày, da xanh, hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, bệu, mạch trầm nhược. Phương pháp điều trị: bổ khí ích huyết thăng đề. Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí gia giảm gồm các vị thuốc: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, trần bì 8g, kinh giới tuệ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, hòe hoa 12g, thăng ma 8g, sài hồ 10g, đại táo 12g. Sắc uống.

Điều trị tại chỗ

Tiêm thuốc làm xơ trĩ: Thắt trĩ bằng vòng cao su, tia hồng ngoại; nong hậu môn hoặc cắt cơ tròn trong, cắt lạnh; điện lưỡng cực; tia nước phun; tia laser...

Trường hợp trĩ nặng, sa lồi thường xuyên ra ngoài ống hậu môn, điều trị nội khoa không kết quả thì có thể chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.

Phương pháp y học cổ truyền kết hợp dùng thuốc điều trị nội khoa hiện hay dùng và hiệu quả cao là:

Thắt và tiêm dung dịch khô trĩ: Chỉ định cho trĩ nội độ III, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại khi búi trĩ còn đơn độc, riêng rẽ. Thắt các búi trĩ bằng chỉ Lin rồi tiêm dung dịch khô trĩ gồm nha đảm tử, đảm phàn, khô phàn vào búi trĩ dưới chỉ thắt.

Kết hợp dùng thuốc uống có tác dụng trợ mạch, chống nề, chống viêm, giảm đau như: daflon, adrenoxyl, anphachymotripsin…; thuốc đặt tại hậu môn: dưới dạng mỡ hoặc viên đạn như: titanoreine, tomax, preparationH...

 Trần bì là vị thuốc trong bài

Trần bì là vị thuốc trong bài "Bổ trung ích khí thang gia giảm" trị bệnh trĩ thể khí huyết hư.

 

Điều cần lưu ý ở người bệnh trĩ

Về sinh hoạt: Hạn chế các công việc nặng nhọc, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, uống nhiều bia rượu.

Về ăn uống: Không dùng đồ ăn dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày - ruột như: tiêu, ớt... không uống nhiều rượu bia; không ăn các loại đồ ăn dễ gây tiêu chảy. Nên ăn rau, đu đủ, chuối... các loại đồ ăn này làm phân mềm, đỡ táo bón.

Vệ sinh: Tránh va chạm vào vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, xà phòng để rửa hậu môn có tính axít nhẹ, giữ hậu môn luôn khô sạch...

TS. TTƯT. Nguyễn Tất Trung (BV YHCT- Bộ Công an)

Ngày 19 tháng 8, 2014 | 08:41

SKĐS - BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ - vốn được coi là căn bệnh "khó nói".

Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" - 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.

Theo BSCK II Hoàng Đình Lân, bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản mọi người cần biết

Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:

- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.

- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.

4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản mọi người cần biết

Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Chính vì thế, với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát như:

1 - Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

2 - Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

3 - Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

4 - Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản mọi người cần biết

Để chữa trĩ, BS. Lân khuyến cáo nên kết hợp bằng YHCT kết hợp y học hiện đại. Ngoài ra, có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả… nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng. Không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

D.Hải

5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ

Ngày 22 tháng 8, 2014 | 09:16

SKĐS - Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn - là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám vì tâm lý e ngại.

1. Giấu bệnh

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn người dân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại "bệnh khó nói". Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.

5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ

BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho rằng, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng. Do đó, bạn hãy là người bệnh nhân thông thái đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá khi có các dấu hiệu ban đầu kể trên để được điều trị thích hợp.

2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn

Theo BS. Lân, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.

5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ

Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.

3. Trẻ em không mắc trĩ

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục nên cần kiên trì.

5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ

BS. Lân cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên "đợi tuổi" con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đủ đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…

Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.

4. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng

Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.

Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.

5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ

5. Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm

Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng với đa số bệnh nhân mắc bệnh, có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau mổ trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.

Theo BS. Lân, phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.

Dương Hải

 

Tư vấn trực tuyến: "Không còn nỗi lo bệnh trĩ"

Ngày 13 tháng 8, 2014 | 09:48

SKĐS -Mặc dù buổi tư vấn trực tuyến "Không còn nỗi lo bệnh trĩ" đã kết thúc, nhưng bạn đọc vẫn tiếp tục gửi câu hỏi về căn bệnh này, bác sĩ Trần Kim Oanh, Trưởng ban Y, báo Sức khỏe và đời sống sẽ tiếp tục trả lời những thắc mắc của bạn đọc, mời các bạn theo dõi.

Ít vận động, sinh hoạt không điều độ, ăn uống ít chất xơ, dùng bia rượu, chất cay nóng... là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.

Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam, chiếm từ 35-50% dân số, riêng ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc bệnh trĩ. Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh.

Tư vấn trực tuyến:

Theo các chuyên gia, 2/3 số bệnh nhân trĩ không được phát hiện và điều trị, nguy cơ tái phát sau điều trị khá cao nếu người bệnh không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nếu không có biện pháp chủ động phòng chống căn bệnh khó nói này ngay từ khi chưa mắc bệnh….

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, báo Sức khoẻ&Đời sống tổ chức tư vấn trực tuyến: "Không còn nỗi lo bệnh trĩ". Các chuyên gia sẽ giúp các bạn điều trị đúng cách, phòng  tránh bệnh trĩ hiệu quả qua  sinh hoạt, ăn uống. Nếu bị trĩ rồi, làm cách nào để trĩ không còn là mối bận tâm, gây phiền hà cho cuộc sống của bạn.

Buổi tư vấn sẽ có sự tham gia của:

- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, Tiến sĩ Nhâm từng là bác sĩ ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Việt - Đức chuyên về Hậu môn học; đồng thời là hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS), Hội Phẫu thuật Tiêu hóa Pháp (SFCD)...

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

- Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Cường, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Cường, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Cường, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Buổi giao lưu trực tuyến sẽ bắt đầu từ: 10h - 12h, thứ 4, ngày 13/8/2014.

Phamvantrang

  20:40 ngày 23/08/2014

Tôi hay bị táo bón, việc đi đại tiện cũng không đều đặn, có khi mấy ngày mới đi một lần khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn. Mọi người nói như vậy rất dễ mắc trĩ. Tôi muốn bác sĩ tư vấn cho tôi làm thế nào để có thể đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Bạn nói mấy ngày mới đi 1 lần như vậy phân trong đại tràng sẽ bị tái hấp thu nước nên càng táo bón. Tốt nhất là tập thói quen đại tiện hằng ngày vào buổi sáng sớm vừa ngủ dậy. Cách tập đơn giản là dùng tay xoa quanh bụng theo chiều khung đại tràng. Nếu táo bón nên uống một cốc nước sôi để nguội khi vừa ngủ dậy vừa giúp tăng nhu động ruột và có thể dùng thêm các sản phẩm thảo dược có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón.

Chúc bạn sức khỏe!

Ha lan

  20:40 ngày 23/08/2014

Tôi có theo dõi tư vấn trực tuyến trên báo SKĐS về bệnh trĩ. Bản thân tôi rất hay nhiệt miệng, có khi bị 2-3 lần./tháng. Thể nhiệt và táo là nguy cơ gây trĩ cao, vậy làm thế nào để tôi cải thiện được tình trạng nhiệt của mình. Mỗi lần bị nhiệt tôi ăn không ngon, ngủ không yên, đau rát đến cả tuần liền.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Nóng trong người là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng và táo bón kéo dài là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Để khắc phục tình trạng này bạn cần chú ý:Uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như: như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu.Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào nhất định để tránh táo bón.

Vấn đề nhiệt miệng bạn có thể bôi một số loại thuốc như zytee, oticort…

Chúc bạn sức khỏe!

Mạnh Hoàng

khong_bietduoc92@yahoo.com.   20:41 ngày 23/08/2014

Chào tòa soạn, em năm nay 22 tuổi. Một bên vùng bẹn của em bị đỏ và ngứa có lúc hơi đau rát. Em có đi khám và được bác sĩ cho biết là bị nấm và cho thuốc về bôi nhưng nó cứ hết rồi lại tái phát nhiều lần. Em muốn hỏi bác sĩ là phương pháp chữa trị như thế nào cho nó hết hẳn và liệu bị nấm vậy có ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này không rất mong nhận được sự tư vấn và giải đáp ạ.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Khi bị nấm nếu điều trị không đúng cách bệnh hay bị tái đi tái lại nhiều lần. Theo tôi bạn nên đến bệnh viện da liễu để được khám và điều trị.

Chú ý: Bệnh lây cho người khác vì thế không dùng chung quần lót, chậu tắm.

Điều trị: Tuyệt đối không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Nên tắm rửa nhẹ nhàng, không chà mạnh. Tắm bằng xà phòng diệt nấm như sastid, nizorale, kara hoặc bằng chanh hoà loãng, không nên xát chanh trực tiếp lên vùng da bệnh làm tổn thương da.

Phòng tái phát: Lau bằng khăn khô ngay khi ra nhiều mồ hôi, tắm rửa bằng xà phòng diệt nấm, không tự ý bôi các thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Phương Hoa

Hà Tĩnh.   20:41 ngày 23/08/2014

Em là nhân viên văn phòng, công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, gần đây đi ngoài thường bị đau rát, ra máu, rất khó chịu. Xin hỏi đây có phải dấu hiệu bệnh trĩ không? Phương pháp điều trị tại nhà như thế nào?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1. Lời khuyên đối với bạn là:

Phòng tránh yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ như: chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch. Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định. Để biết chính xác có bị trĩ không bạn nên đi khám ở bệnh viện đa khoa gần nhà.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Trần Tiến Khoa

Hòa Bình.   20:41 ngày 23/08/2014

Cháu nhà tôi năm nay lên 3 tuổi, rất sợ đi ngoài vì bị đau rát, hậu môn có phần thịt đỏ nhú ra. Xin hỏi các dấu hiệu bị trĩ của trẻ nhỏ? Cháu nhà tôi nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật khi tuổi còn nhỏ như vậy không? Nếu phẫu thuật có thể trị dứt điểm hẳn không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả thì bé nhà bạn đã bị trĩ, vấn đề hiện tại của bé là táo bón, khi giải quyết được tình trạng táo bón ở bé thì khả năng phục hồi hậu môn của bé sẽ tốt hơn. Cụ thể: Nên cho bé uống nhiều nước. Ăn nhiều rau xanh và quả chin : Chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày. Kết hợp cho bé dùng men vi sinh với thành phần chứa Prebiotic ( chất xơ hòa tan) và Probiotic( vi khuẩn có ích) giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, chống táo bón.

Ở độ tuổi của bé không có chỉ định phẫu thuật trĩ bạn ạ.

Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe!

Minh Trí

minhtri…@yahoo.com, Đà Nẵng.   20:42 ngày 23/08/2014

Tôi bị trĩ 3 năm nay, đã thử nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa thấy đỡ. Gần đây bạn bè khuyên tôi nên dùng thuốc Đông y, sẽ hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ trường hợp nào thì nên điều trị bằng thuốc Đông y? Nếu dùng thuốc Đông y, có cần phải kiêng kem gì trong ăn uống và kết hợp dinh dưỡng không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Khi bị bệnh trĩ thì việc điều trị là hết sức cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng mức độ bệnh. Để xác định mức độ trĩ của bạn có điều trị được bằng đông y thì bạn nên đi khám ở bệnh viện có khoa Y học cổ truyền hoặc bệnh viện Y học cổ truyền. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh.

Minh Tâm

Cần Thơ.   20:42 ngày 23/08/2014

Cháu nhà tôi năm nay 15 tuổi bị trĩ độ 2. Tôi nghe nói chỉ phải ăn nhiều rau xanh và uống sữa lợi tiêu hóa chứ không cần uống thuốc là sẽ dần khỏi. Xin bác sĩ tư vấn liệu có phải phẫu thuật hay chỉ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Khi bị trĩ thì cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để giảm bớt nguy cơ bệnh trĩ nặng hơn. Tuy nhiên ở mức độ này( độ 2), nếu chỉ có chế độ ăn uống sinh hoạt tốt vẫn chưa đủ. Người bệnh nên thể kết hợp thêm một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như An Trĩ Vương giúp cải thiện các tình trạng đau rát, chảy máu khi đi cầu, giúp làm co búi trĩ, bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa, phòng tránh bệnh tái phát.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

Đức Long

Huế.   20:42 ngày 23/08/2014

Thưa bác sĩ, tôi bị trĩ hỗn hợp, được khuyên là nên phẫu thuật. Xin bác sĩ tư vấn liệu sau phẫu thuật có biến chứng gì không? Phẫu thuật xong thì cần lưu ý những gì, chế độ dinh dưỡng như thế nào? Xin cám ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Phẫu thuật hay thủ thuật chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát.

Sau phẫu thuật bạn cần chú ý: Tăng cường vận động các môn thể thao như: đi lại, bơi lội. Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như: như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào nhất định để tránh táo bón. Ngâm hậu môn vào chậu nước muối 0.9% ấm hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Thanh Tú

thahtt…@gmail.com.   20:43 ngày 23/08/2014

Thưa bác sĩ, bạn tôi mách uống bột hoa mào gà sẽ chữa được bệnh trĩ. Điều này có đúng không? Mong được bác sĩ tư vấn thêm một số bài thuốc dân gian từ nguyên liệu dễ tìm để chữa trĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định là hoa mào gà chữa được bệnh trĩ.Tuy nhiên nếu bạn bị trĩ nội độ 3 trở về và trĩ ngoại thì bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được Bộ Y tế công nhận về độ an toàn và hiệu quả trong chữa trị bệnh trĩ. Tốt nhất bạn nên đi khám xác định mức độ bệnh từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Vy Loan

Hà Tây.   20:43 ngày 23/08/2014

Tôi nghe nói phụ nữ có thai chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lí sẽ dễ mắc bệnh trĩ. Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không? Tôi đang mang thai tháng thứ 2 cần phải đề phòng bệnh như thế nào?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Nguyên nhân phụ nữ có thai dễ bị bệnh trĩ đó là do cơ thể có nhiều thay đổi về sinh lý gây nên. Khi có thai, theo thời gian thai nhi ngày một to, tử cung cũng dần phình to ra, tạo thành áp lực đối với tĩnh mạch vùng xương chậu, khiến cho những tĩnh mạch xung quanh hậu môn không được lưu thông, rất rễ hình thành trĩ.

Hơn nữa, phụ nữ có thai thường ít hoạt động, bộ phận tiêu hoá co bóp chậm nên rất rễ bị táo bón, phân đóng cứng đè nén tĩnh mạch trên thành đường ruột, khiến cho máu không được lưu thông, mà khi đại tiện lại phải rặn làm cho áp suất vùng bụng lên cao, khiến cho tĩnh mạch ở trĩ căng lên, rất dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Vì vậy để phòng bệnh trĩ khi mang thai bạn cần chú ý: Trong các bữa ăn hàng ngày, cần phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước.  Không nên ăn hoặc ít ăn những thức ăn cay có tính chất kích thích như rượu bia, tiêu, ớt…Tăng cường vận động như đi bộ hoặc vận động tại chỗ.Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định…

Chúc bạn sức khỏe!

Bạn đọc

  20:43 ngày 23/08/2014

Bố tôi bị tái phát trĩ sau khi chữa bằng thuốc của bác sĩ chỉ định cách đây 3 năm. Xin hỏi với trường hợp tái phát bệnh trĩ ở người già, nên chữa trị như thế nào? Có nhất thiết phải phẫu thuật không? Bố tôi tuổi cao, sức khỏe không tốt nên tôi e ngại việc phẫu thuật.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Không rõ bố bạn đang bị trĩ ở mức độ nào? Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ như trĩ độ thì có thể điều trị nội khoa.Nếu trĩ nặng như trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp ( búi trĩ to kèm theo sưng viêm) thì phải phẩu thuật. Tuy nhiên nếu sức khỏe không cho phép phẫu thuật bố bạn có thể sử dụng sản phẩm An trĩ Vương sẽ giúp ổn định và giảm bệnh dần. Tuy nhiên cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chúc bố bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Đinh Hải Yến

  20:43 ngày 23/08/2014

Em có con 4 tháng rưỡi, được chuẩn đoán là hẹp trực tràng, cháu thường xuyên bị đầy hơi, khó đi cầu. Cách đây 1 tháng,cháu đi khám và được kê đơn thuốc espumisan L. cho uống được gần 10 ngày. thì hết, nên giờ bụng chướng hơi trở lại . Bác sĩ chỉ kê đơn một lọ 30ml thôi . Vậy em có thể mua cho cháu uống tiếp nữa không, nếu uống lâu dài có ảnh hưởng gì không ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Khi bé bị hẹp trực tràng về lâu dài cần phải can thiệp tới phương pháp nong hậu môn hoặc là phẫu thuật. Đối với thuốc espumisan L chỉ giải quyết được triệu chứng. Tuy nhiên khi hết đơn thuốc bạn nên cho bé tái khám để được kê đơn điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.

Ngoài ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi bạn có thể lựa chọn cho bé một số loại men vi sinh có chứa 2 thành phần probitics và prebitics.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

bạn đọc

  20:44 ngày 23/08/2014

Bệnh này có di truyền không ạ? Và để chữa được bệnh này có mất nhiều thời gian không ạ? Em đang rất muốn tìm hiểu sâu về cách chữa tận gốc bệnh này. Mong được tư vấn thêm ạ

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Không rõ bạn là hỏi về bệnh gì?Theo tôi suy luận thì có thể là bạn hỏi bệnh trĩ có di truyền không? Nếu đúng thì tôi xin được trả lời như sau: Bệnh trĩ không phải là bệnh di truyền nhưng có thể xảy ra ở nhiều người trong cùng gia đình là do cơ địa và chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình giống nhau và phù hợp với yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ như đại tiện ra máu, đau rát, ngứa hậu môn, sau búi trĩ cần đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng của bệnh trĩ có thể xảy ra và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tinh thần.

Chúc bạn sức khỏe!

Nguyenthinh2312@yahoo.com

Nguyenthinh2312@yahoo.com.   11:52 ngày 23/08/2014

Tôi ở Gia Lai, xin hỏi có thể điều trị bệnh trĩ ở đâu gần nhất?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Không rõ bạn bị trĩ ở mức độ mấy. Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ như trĩ độ 1, độ 2, độ 3 và trĩ ngoại thì có thể điều trị nội khoa hoặc bằng một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược do bác sĩ khám và chỉ định. Nếu trĩ nặng như trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp ( búi trĩ to kèm theo sưng viêm) thì nên lựa chọn phương pháp phẩu thuật.

Bạn ở Gia Lại thì đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai ( hoặc bệnh viện gần nhà có  chuyên khoa Hậu môn - trực tràng).

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Vũ Linh

Hải Phòng.   11:52 ngày 23/08/2014

Em rất hay phải tiếp khách nên khó tránh được uống rượu bia, có cách nào để phòng bệnh trĩ không thưa bác sĩ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Để phòng tránh bệnh trĩ thì việc đầu tiên bạn cần chú ý: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày). Hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch ( nếu do công việc phải tiếp xúc nhiều với rượu bia thì bạn cần phải bù lại lượng rau xanh và nước). Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội.Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm,tránh các công việc mang vác nặng. Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định.

Chúc bạn sức khỏe!

N.N

Hà Tĩnh.   11:53 ngày 23/08/2014

Bác sĩ cho em hỏi bị trĩ có được ăn tỏi hay không? Vì nghe nói bị trĩ phải kiêng cay nóng. Trước đây sau mổ (không phải mổ trĩ), bác sĩ cho em uống viên tỏi để tăng cường sức đề kháng, chống viêm và vết thương mau lành. Nhưng tỏi lại nóng, vậy có phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ của em khi đó không ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ:

- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn ít chất xơ thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn niều đồ cay nóng.

- Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc,quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.

- Do công việc phải ngồi lâu, đứng lâu.

- Do dùng một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại…

Nên khi bị bệnh trĩ thì bạn vẫn có thể ăn tỏi được nhưng bạn nên hạn chế vì tỏi cũng nóng.

- Tăng cường vận động các môn thể thao như: đi lại, bơi lội…

- Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như: như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào nhất định.

Chúc bạn sức khỏe!

Tiến Đoàn

tiendoan73@.....com.vn.   11:53 ngày 23/08/2014

Xin cho hỏi người bị trĩ nên kiêng bia rượu. Nhưng thi thoảng uống rượu sâm banh hay rượu vang mỗi lần tụ họp bạn bè gia đình có sao không ạ? Người bị trĩ có được ăn gỏi sống như gỏi cá hồi, sushi, sashimi, trong khách sạn hay siêu thị bán không ạ? Ăn rau sống có ảnh hưởng gì không ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Các tác nhân gây nên bệnh trĩ là do ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu. Chính vì vậy khi mắc bệnh trĩ người bệnh cần loại bỏ các tác nhân gây nên bệnh trĩ. Rau sống và những loại thực phẩm mà bạn kể không ảnh hưởng gì tới bệnh trĩ. Nếu được chế biến sạch sẽ và độ an toàn cao thì bạn có thể ăn được.

Chúc bạn sức khỏe!

Ngọc Anh

bupbedepxinh@....com.   11:53 ngày 23/08/2014

Tôi là một người nội trợ trong gia đình. Chồng tôi mắc bệnh trĩ nhẹ cấp độ 1. Vì bác sĩ có tư vấn nói là nên kiêng cay nóng. Vậy trong quá trình nấu ăn, tôi nên dùng các loại gia vị gì để tăng hương vị món ăn mà không ảnh hưởng tới tiến triển bệnh cho chồng tôi. Dùng các loại gia vị như nghệ, sả, gừng, giềng có làm cho bệnh trĩ nặng hơn không ạ? Các loại rau thơm như rau mùi, răm, bạc hà, thơm, húng quế, mùi tàu, xà lách có ảnh hưởng gì không ạ? Nếu không được uống trà và cà phê, tôi nên cho chồng uống gì để giúp anh ý tỉnh táo mà bệnh trĩ lại không tiến triển thêm?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Những gia vị như bạn kể làm tăng hương vị của món ăn và thay đổi thường xuyên không nên cho chồng ăn quá nhiều, bạn có thể linh động được nhé. Có thể uống sinh tố hoa quả thay cho chè, cà phê vừa mát vừa bổ vừa tỉnh táo.

Chúc bạn sức khỏe!

Phạm Hùng

Lai Châu.   11:54 ngày 23/08/2014

Xin cho hỏi người bệnh trĩ có cần kiêng đồ tanh không ạ? Nhà tôi hay ăn hải sản như hàu, tu hài, ngao, tôm, sò huyết. Vậy có nguy cơ mắc bệnh trĩ không ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn

Bị bệnh trĩ không phải kiêng đồ tanh, trừ trường hợp bạn đang dùng thuốc đông y điều trị mà bác sĩ kê đơn dặn cần kiêng tanh trong thời gian uống thuốc thôi bạn ạ.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Minh Huyền

Minhhuyen1976@....com.   11:54 ngày 23/08/2014

Thưa bác sĩ cho em hỏi ăn chay có phải là liệu pháp để chữa bệnh trĩ không ạ. Hiện nay chồng em thừa cân và cũng mắc bệnh trĩ cấp độ 1. Vợ chồng em muốn ăn chay để giảm cân. Liệu chọn giải pháp ăn chay có khiến bệnh trĩ thuyên giảm không ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Biện pháp ăn chay cũng là một liệu pháp để phòng bệnh béo phì.Tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ thì cần khám xác định mức độ trị để bác sĩ tư vấn cách điều trị cụ thể.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Mai Huyền

Hòa Bình.   11:54 ngày 23/08/2014

Em bị trĩ phải 3 năm nay rồi. Nhiều lúc đi ngoài búi trĩ lòi cả ra gây đau đớn, có lúc nó còn chảy máu nữa. Em lại đang muốn có em bé. Vậy nên đi cắt hay là uống thuốc đây? Bác sĩ có thể tư vấn thêm cho em chế độ ăn uống với ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Không rõ là búi trĩ của bạn sa ra ngoài khi đi cầu sau đó có tự co lên được không hay phải dùng tay đẩy lên? Nếu búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu sau đó tự co lên được thì đó là trĩ nội nhẹ độ 1, độ 2. Nếu phải dùng tay đẩy búi trĩ lên thì đó là trĩ nội độ 3. Bạn cần đi khám để xác định mức độ nặng nhẹ từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi.

dangngoc

Hải Phòng.   11:55 ngày 23/08/2014

Ông xã em bị trĩ gần chục năm nay, uống đủ các loại thuốc, chữa đủ các nơi rồi mà ko khỏi. Đợt vừa rồi tôi đọc trên mạng thấy có bài thuốc tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm gồm diếp cá, củ nghệ tươi, quả sung. Xin hỏi đây có phải là bài thuốc Đông y dùng để chữa trị không và hiệu quả thế nào? Tôi cũng muốn hỏi thêm về chế độ dinh dưỡng để dễ dàng cho "đầu ra" hơn.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Bạn không nói rõ ông xã bị trĩ độ mấy, trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Khi bị bệnh trĩ ở mức độ nặng nếu chỉ sử dụng lá diếp cá, củ nghệ tươi, quả sung thì bệnh trĩ không thể khỏi được bạn nhé.Trường hợp của ông xã đã bị lâu năm và đã chữa các nơi không khỏi thì bạn nên đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa hậu môn trực tràng có thể bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp  phương pháp phẫu thuật nếu trĩ độ 4.

Chúc ông xa bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Nguyễn Trung

Thanh Xuân, Hà Nội.   11:55 ngày 23/08/2014

Bệnh trĩ liệu có di truyền không thưa bác sĩ? Ông nội và bố tôi cũng đều bị trĩ và phải phẫu thuật nhưng tái phát nhiều lần. Tôi lo lắng mình cũng sẽ rơi vào tình trạng ấy. Liệu nam giới mắc trĩ có ảnh hưởng đến khả năng làm bố hoặc sinh hoạt vợ chồng không thưa bác sĩ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Bệnh trĩ không phải là bệnh di truyền nhưng có thể xảy ra ở nhiều người trong cùng gia đình là do cơ địa và chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình giống nhau và phù hợp với yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ như đại tiện ra máu, đau rát, ngứa hậu môn, sa búi trĩ cần đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng của bệnh trĩ có thể xảy ra và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tinh thần.

Thân ái!

anhpham1012@gmail.com

anhpham1012@gmail.com.   11:55 ngày 23/08/2014

Em hiện tại đang mang bầu 21 tuần, tuy nhiên em bị trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào. Vì vậy, khi em sinh thì có sinh thường được không hay phải mổ? Và hiện tại thì dùng thuốc gì để điều trị hoặc phẫu thuật được không? Xin cảm ơn!

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả thì bạn đã bị trĩ nội độ 3( búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu sau đó phải dùng tay đẩy lên). Trong thời gian mang bầu thì không có chỉ định phẫu thuật. Khi bạn bị trĩ thì vẫn có thể đẻ thường được, tuy nhiên do thai càng lớn chèn ép và đặc biệt lúc sinh thường phải rặn thì nguy cơ trĩ sẽ nặng hơn nếu không điều trị ngay bây giờ. Bạn nên đi khám ở cơ sở y tế gần nhà để được khám và tư vấn cách điều trị cụ thể.

Chúc bạn sức khỏe!

Bich Ngoc Ho Thi

bichngocdhsp@gmail.com.   11:56 ngày 23/08/2014

Chị em cũng bị trĩ, theo em được biết đó là trĩ độ 3 (vì em cũng học y). Tuy nhiên chị em k dùng phương pháp longo mà dùng phương pháp tiêm xơ. Liệu tiêm xơ có ảnh hưởng gì không, và có tái phát không và bác sĩ giúp em so sánh giữa 2 phương pháp. Và trong trường hợp này thì dùng phương pháp tiêm xơ có giải quyết được k?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Phương pháp tiêm xơ hay còn gọi là (thủ thuật), ở mức nặng bạn nên áp dụng phương pháp thủ thuật hoặc là phẫu thuật. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát. Vì vậy

sau phẫu thuật người bệnh cần thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để phong táo bón và để trĩ không tái phát..

Thân ái!

Hà Bảy

TP.Nam Định.   11:57 ngày 23/08/2014

Xin hỏi bệnh trĩ có điều trị dứt điểm được không? Tôi nghe nói cắt búi trĩ đi rồi vẫn có thể tái phát nên chưa dám đi phẫu thuật vì sợ đau, hiện đang dùng viên đạn đặt. Tôi đang bị trĩ độ 3 búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được rất bất tiện cho sinh hoạt. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn

Trĩ độ 3 có thể điều trị nội khoa mà không cần can thiệp đến biện pháp phẫu thuật. Nếu là cơn trĩ cấp thì bạn phải điều trị bằng thuốc tây theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, sau đó bạn có thể lựa chọn phương pháp dùng thuốc đông y từ thảo dược cũng có tác dụng tốt. Bạn nên đi khám ở bệnh viện có khoa Y học cổ truyền để được tư vấn phương pháp điều theo đông y nếu bạn không muốn phẫu thuật.

Huyền Anh

Thái Bình.   11:57 ngày 23/08/2014

Gần đây tôi bị búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự co lên được. Tôi cũng đã chú ý cải thiện chế độ sinh hoạt, không ăn cay nóng, tích cực ăn rau xanh thì tình trạng có đỡ hơn. Xin hỏi bác sĩ, tự điều chỉnh bằng chế độ ăn uống không dùng thuốc có được không vậy? Làm thế nào để chấm dứt hẳn tình trạng này. Xin cảm ơn.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả thì bạn đã bị trĩ nội độ 2, khi bị trĩ thì bạn cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để giảm bớt nguy cơ bệnh trĩ nặng hơn. Tuy nhiên ở mức độ này nếu chỉ có chế độ ăn uống sinh hoạt tốt vẫn chưa đủ.Bạn có thể kết hợp thêm một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như An Trĩ Vương giúp cải thiện các tình trạng đau rát, chảy máu khi đi cầu, giúp làm co búi trĩ và bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa, phòng tránh bệnh tái phát.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Bạn đọc

  10:50 ngày 23/08/2014

Tôi bị trĩ hỗn hợp độ 3,vừa mới mổ theo phương pháp longo được hai tuần.Giờ không bị đi ngoài ra máu như trước nữa,nhưng khi đi đại tiện sờ vào tôi vẫn thấy hậu môn thò ra bằng ngon tay cái và xung quanh hậu môn có mấy miếng da mỏng thò ra.Vậy cho tôi hỏi mổ theo phương pháp này chỉ hết bị trĩ nội,nhưng trĩ ngoại vẫn còn,phải không thưa bác sĩ?Tôi mổ ở BV Thanh Nhàn,chi phí hết 13 triệu,xin cám ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả thì bệnh trĩ của bạn có thể bị tái phát sau phẫu thuật, nhất là còn những thương tổn khác hoặc là phẫu thuật viên mổ hơi cao. Trường hợp của bạn nên được khám lại và nếu đúng như bạn nói là lại bị sa như cũ, phải nên xem xét lại và phẫu thuật lại bởi một người phẫu thuật viên có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát.

Sau phẫu thật bạn có thể dùng sản phẩm An Trĩ Vương giúp giải quyết nốt công đoạn cuối cùng này để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảnh về sau nữa.

Trương Điệp Nữ

1C1 phuong Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.   10:51 ngày 23/08/2014

Cho em hỏi em bị nứt hậu môn mãn nhưng em không muốn phẫu thuật, em muốn điều trị bằng đông y thì có thể chữa khỏi bệnh ko ạ

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Nứt hậu môn thì không cần phẫu thuật mà quan trọng là làm thế nào để không bị nứt thì bạn cần chú ý:

Chống táo bón hay làm mềm phân giúp lọai bỏ được tác nhân gây bệnh. Bạn nên uống nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày) và tăng cường các chất xơ trong bữa ăn: như rau cải, đậu, trái, … Uống nhiều nước quan trọng vì nước làm phân mềm nhão nên không thể gây tổn thương hậu môn và cũng tránh tái phát.

Ngâm hậu môn nước ấm (40 độ C) 10 – 20 phút, 3 -4 lần/ ngày, giúp  làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu , giảm đau và làm bệnh nhân dễ chịu hơn.

Nếu tình trạng đau rát gây khó chụi thì bạn nên đi khám bác sĩ có thể cho dùng thêm 1 số lọai thuốc mỡ thoa tại chỗ.

Chúc bạn mạnh khỏe sớm điều trị khỏi bệnh!

Phạm Gia Khánh

Tuy Hòa, Phú Yên.   10:51 ngày 23/08/2014

Thưa bác sĩ, tôi có cháu nhỏ 7 tuổi, dạo này cháu rất hay bị táo bón, tôi muốn cho cháu uống thuốc tễ, đông y có được không, hậu môn cháu tôi xem thấy giãn đỏ mỗi khi đi vệ sinh. Xin cảm ơn các bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tượng giãn đỏ hậu môn khi đi vệ sinh nguyên nhân là do bé đang bị táo bón, khi giải quyết được tình trạng táo bón ở bé thì khả năng phục hồi hậu môn của bé sẽ tốt hơn.

- Nên cho bé uống nhiều nước.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín : Chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

- Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày( xoa bụng theo chiều khung đại tràng từ phải qua trái).

Nguyễn Xuân Toàn

Thanh Sơn- Phú Thọ.   10:52 ngày 23/08/2014

Năm nay tôi 68 tuổi, tôi bị trĩ ngoại đã mổ 2 lần. Hiện tôi đi ngoài vẫn đau rát, và có một búi hình như đang ngày càng lớn hơn. Tôi rất lo tôi lại bị trĩ. Trường hợp của tôi có phải can thiệp bằng phẫu thuật lần nữa không thưa bác sĩ, có phương pháp phẫu thuật nào nhanh, rẻ tiền mà lại giữ được lâu không thưa bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả thì bệnh trĩ của bạn đã tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ trĩ bạn nên đi khám hoặc có thể dựa vào các biểu hiện sau:

Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay( Chảy máu là triệu chứng chính)

Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay

đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.

Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.

Trĩ ngoại: Xuất phát bên dưới đường lược ( búi trĩ nằm ngày mép hậu môn kể cả khi dùng tay đẩy cũng không thể co hết vào trong được).

Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.

Việc điều trị bệnh trĩ là hết sức cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng mức độ bệnh.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Phạm Đức Minh

Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh.   10:52 ngày 23/08/2014

Xin bác sĩ cho tôi hỏi chi phí một ca phẫu thuật trĩ nội độ 3 là bao nhiêu? Sau phẫu thuật trĩ sẽ bị đau trong bao lâu, tôi có phải thường xuyên đi khám chuyên khoa lại không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Để biết chính xác bạn nên đến viện sẽ được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Lê Minh Hòa

Sóc Trăng.   10:52 ngày 23/08/2014

Tôi đang mang thai cháu thứ 2 được 5 tháng, vài tuần gần đây tôi thường xuyên bị táo bón, mỗi khi đi vệ sinh tôi cảm thấy rất tức bụng. Xin bác sĩ cho biết, tôi nên làm gì để hết khó chịu như vậy trong thời gian này. Xin cảm ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tượng táo bón thường gặp ở người ít vận động, phụ nữ mang thai, người ăn ít chất xơ... Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Tăng cường vận động thể thao, đối với phụ nữ mang thai bạn nên luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc vận động tại chỗ.

Trong chế độ ăn, bạn nên tăng cường chất xơ như: rau xanh, củ quả... Đồng thời, uống nhiều nước hằng ngày (2-2,5 lít mỗi ngày).

Bạn nên hạn chế các chất kích thích như: rượu, bia, chè, cafe, thuốc lá...

Nên lựa chọn một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược dùng an toàn cho phữ có thai và cho con bú.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Thanh Lan

Đống Đa, Hà Nội.   10:52 ngày 23/08/2014

Tôi bị rò hậu môn, đã điều trị 1 lần, cách đây 2 năm. Mấy tuần trở lại đây tôi lại thấy có chút dịch chảy ra ngoài, rất khó chịu mỗi khi đi vệ sinh. Đây có phải triệu chứng của bệnh rò hậu môn nữa không thưa bác sĩ, xin ông cho biết rò hậu môn có tái phát hay không?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Với biểu hiện bạn mô tả rất có thể bệnh rò hậu môn của bạn đã bị tái phát lại. Theo tôi trường hợp của bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra, nếu bị rò thì bạn nên tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải tìm được lỗ rò trong.

+ Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.

+ Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tự chủ.

+ Chọn phương pháp mổ phù hợp.

Thân ái!

Nguyễn Lê Nam

Sóc Sơn- Hà Nội.   10:53 ngày 23/08/2014

Con gái tôi năm nay 3 tuổi nhưng cháu đi ngoài hay táo, tôi là mẹ cháu nhưng cũng đang bị trĩ ngoại độ 2. Cháu táo bón có lúc đi ngoài phân mềm, to, nhưng có lúc ỉa như hạt ngô. Tôi cho cháu ăn rất nhiều rau nhưng không cải thiện được tình hình. Phân của cháu rất xanh, có phải do ăn nhiều rau phân cháu mới bị vậy không ạ, xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

. Để cải thiện tình trạng táo bón cho con bạn cần chú ý: Nên cho bé uống nhiều nước. Ăn nhiều rau xanh và quả chín : Chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày( Xoa bụng theo chiều khung đại tràng từ phải qua trái).

.  Bệnh trĩ ngoại độ 2của bạn thì chỉ cần dùng thuốc uống( điều trị nội khoa).

Phùng Vân Anh

Đoan Hùng, Phú Thọ.   10:53 ngày 23/08/2014

Thưa bác sĩ, tôi xin hỏi bác sĩ trường hợp sau: tôi bị đại tràng mạn tính, nên nhiều khi đi lỏng, lúc lại táo bón, đặc biệt khi thay đổi chế độ ăn uống. Tôi đang nghĩ mình mắc cả bệnh trĩ nữa vì đi ngoài tôi thấy rát hậu môn, có 1 cục cứng nhỏ lòi ra mỗi khi rặn, trường hợp của tôi nên điều trị đại tràng trước hay trĩ trước, cần khám ở đâu?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả ngoài bệnh đại tràng thì bạn đã bị bệnh trĩ. Trường hợp của bạn tốt nhất nên đi khám tại các bệnh viện đa khoa(chuyên khoa tiêu hóa và hậu môn trực tràng) gần nơi bạn sinh sống.

Bạn có thể điều trị đồng thời cả 2 bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Dư Thanh Lam

Tây Hồ - Hà Nội.   10:53 ngày 23/08/2014

Tôi là nữ năm nay 37 tuổi, mỗi khi đi ngoài tôi thường phải ấn xung quanh hậu môn mới rặn được, không sẽ rất đau mỗi khi đi cầu. Cho tôi hỏi thường xuyên bị như vậy có phải bệnh trĩ không?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Không rõ ngoài biểu hiện táo bón thì bạn đã có hiện tượng búi trĩ thập thò ở hậu môn chưa? Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài kèm theo dấu hiệu ra máu tươi thì đó là dấu hiệu của bệnh trĩ nội. Bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị sớn từ khi còn ở mức độ nhẹ.

Chúc bạn sức khỏe!

Trần Lâm Phong

Cầu Giấy- Hà Nội.   10:54 ngày 23/08/2014

Bác sĩ ơi, con cháu mới 3 tháng, nhưng đã bị táo bón rồi. Vì cháu không có sữa nên con cháu phải ăn sữa ngoài. Mỗi lần đi vệ sinh cháu rất thương, vì con cháu mỗi lần rặn là mặt mũi đỏ gay, khóc thét lên mới đi được. Phân cháu thì thành khuôn cứng bằng ngón tay người lớn ạ. Xin bác cho biết cháu nên dùng thuốc gì để con cháu không còn bị táo bón nữa.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Trẻ ăn sữa ngoài thường hay bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ. Để cải thiện tình trạng này bạn cần chú ý:Cho bé uống thêm nước quả. Chọn loại sữa không gây táo bón. Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày( xoa bụng theo chiều khung đại tràng từ phải qua trái).Kết hợp cho bé dùng men vi sinh với thành phần chứa Prebiotic ( chất xơ hòa tan) và Probiotic ( vi khuẩn có ích) giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh chống táo bón.

Thái M

Tp.HCM.   10:54 ngày 23/08/2014

Đối với người bị bệnh trĩ có nên quan hệ tình dục với vợ hay chồng không? Khi quan hệ cần lưu ý gì đối với bạn tình cũng như để hạn chế tổn thương cho bản thân mình? Đối với người bị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến khả năng sinh con hay không do khó khăn trong quan hệ vợ chồng?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Bị bệnh trĩ hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Bạn cần phải phân biệt rõ ràng bệnh trĩ xảy ra, liên quan đến đường hậu môn trực tràng chứ không liên quan đến đường sinh dục. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý, khi bị bệnh trĩ, việc quan hệ tình dục vẫn diễn ra bình thường được nhưng cần tránh việc tác động đến đường hậu môn, tránh quan hệ tình dục thô bạo.

Thân ái!

Ngọc Mai

Lai Châu.   10:55 ngày 23/08/2014

Xin cho em hỏi bệnh trĩ có lây không? Ví dụ như dùng chung đồ lót, giặt quần áo chung máy giặt, ngồi chung bệ toa lét? Hay ngồi chung ghế nhiễm khuẩn ở nơi công cộng, và khi đi bơi ở hồ bơi?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh trĩ không có tính lây lan. Do vậy tất cả các yếu tố trên đều không ảnh hưởng gì. Đặc điểm hình thành của bệnh trĩ là do thói quen sinh hoạt không tốt, ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động, thích ăn các loại đồ ăn kích thích cay nóng, uống nhiều rượu bia…Khi phát hiện ra mình bị bệnh trĩ, bạn nên đi bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị sớm không nên để bệnh nặng thêm.

H. Lâm

Khánh Hoà.   10:55 ngày 23/08/2014

Xin bác sĩ giải thích căn nguyên của bệnh trĩ. Có phải là do nóng trong người hay nguyên nhân chủ yếu do đâu? Qua tư vấn của các bác sĩ, tôi thấy một khi bị trĩ rồi, nhất là ở cấp độ 3 và 4 thì thường là không khỏi hẳn, kể cả sau khi phẫu thuật? Vậy thì làm thế nào để dự phòng bệnh trĩ hay giảm thiểu tác hại của nó?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Trĩ là 1 căn bệnh rất phổ biến. Đặc biệt có nguy cơ cao ở nhóm người thường xuyên bị táo bón( chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng), phụ nữ mang thai, sau khi sinh, hoặc nhóm người làm việc văn phòng, ngồi nhiều, đứng lâu, béo phì, mang vác nặng…

Để phòng ngừa : Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón .Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội…  Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu. Tránh các công việc mang vác nặng. Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định.

Chúc bạn sức khỏe!

T.T

Hà Nội.   10:57 ngày 23/08/2014

Tôi trước đây sau phẫu thuật (không phải phẫu thuật trĩ) do trong bệnh viện nên ăn uống thiếu chất (chỉ ăn cháo thịt và đồ ăn nhanh, không có rau hoa quả) nên có bị trĩ. Khi hỏi bác sĩ nói là không sao, do nóng trong người nên mới bị thôi. Tôi bị độ 1vài hôm là hết. Sau này không thấy bị lại. Bác sĩ cho hỏi nguyên nhân tại sao tôi lại bị trĩ và tự khỏi. Liệu sau này tôi có bị lại hay không? Xin cảm ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ:

- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn ít chất xơ thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng.

- Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc,quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.

- Do công việc phải ngồi lâu, đứng lâu.

- Do dùng một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại…

Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ mà có chế độ ăn uống sinh hoạt tốt thì bệnh có thể tự khỏi.

Tuy nhiên bệnh trĩ có khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn cho nên các biện pháp dự phòng là vô cùng quan trọng. Vì vậy bạn cần loại  bỏ các nguyên nhân như đã nói trên.

Chúc bạn sức khỏe!

Minh Oanh

Cao Bằng.   10:58 ngày 23/08/2014

Xin cho hỏi nhân hạt gấc, lá muống biển, lá thiên lý non và diếp cá có tác dụng chữa bệnh trĩ hay không? Phải dùng các loại lá dân dã này như thế nào để điều trị trĩ ở cấp độ nhẹ?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Không rõ bạn bị trĩ ở mức độ mấy? Tuy nhiên những lá mà bạn kể trên chỉ có tác dụng giải quyết triệu chứng không có tác dụng điều trị nguyên nhân (co búi trĩ). Muốn điều trị triệt để bạn cần đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Nam K

namnguyen….@gmail.com.   10:58 ngày 23/08/2014

Em chưa lấy vợ và bị bệnh trĩ. Em cảm thấy rất mặc cảm vì bị căn bệnh này. Bác sĩ cho em hỏi liệu sau khi phẫu thuật có để lại sẹo, có ảnh hưởng tới thẩm mỹ hay không? Nếu người yêu biết em bị bệnh trĩ, liệu cô ý có bỏ em hay không? Em cảm thấy rất lo

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Khi áp dụng phương pháp phẫu thuật hay thủ thuật về thẩm mỹ có thể để lại sẹo hoặc là mẩu da thừa và khả năng tái phát bệnh là rất cao nếu không có biện pháp dự phòng tốt.

- Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ như trĩ độ nội 1, độ 2, độ 3 và trĩ ngoại thì bạn có thể lựa chọn điều trị nội khoa.

- Nếu trĩ nặng như trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp ( búi trĩ to kèm theo sưng viêm) thì nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Linh Nhi

Hải Phòng.   10:59 ngày 23/08/2014

Xin bác sĩ giải thích sự khác nhau giữa trĩ tạm thời và trĩ mạn tính. Trĩ tạm thời là do hậu quả tạm thời của việc dùng thuốc có tác dụng phụ và người bị trĩ kinh niên? Đối với người bị trĩ tạm thời do thiếu vận động (ngồi máy tính quá lâu), do hậu quả của việc dùng thuốc gây nóng trong người hay bị trong thời gian mang thai thì có cần điều trị gì không, hay chỉ kiêng khem là đủ?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh trĩ được phân thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ( không phải là trĩ tạm thời và mạn tính đâu bạn nhé).Trong đó trĩ nội được phân thành các cấp độ, tùy theo khả năng co lên của búi trĩ như trĩ độ 1, độ 2 co lên được. Trĩ độ 3, và độ 4 búi trĩ không tự co lên được. Khi xác định bị trĩ dù bất cứ nguyên nhân gì vẫn cần điều trị để tránh trĩ nặng hơn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Yến Mai

Hai Bà Trưng, Hà Nội.   10:59 ngày 23/08/2014

Em nghe các bác sĩ tư vấn là ăn nhiều chất xơ như rau củ quả, khoai lang, các loại hạt thì có thể hạn chế bệnh trĩ. Nhưng trước một thực tế là hiện nay, rau củ quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép, vậy bác sĩ cho em hỏi nếu chúng ta tiêu thụ những loại rau củ quả không đảm bảo chất lượng thì có thể gây ra bệnh trĩ hay không? Những chất bảo quản hay dư lượng thuốc trừ sâu trong rau củ quả có ảnh hưởng tới bệnh trĩ hay làm bệnh nặng thêm không? Nếu có, em nên làm thế nào để hạn chế tác hại khi ăn rau củ quả. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Nếu dùng rau củ quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh ra nhiều bệnh nhưng không làm cho bệnh trĩ nặng hơn đâu bạn nhé.

Để an toàn hơn thì bạn nên chọn những loại rau củ quả sạch và trước khi ăn bạn nên ngâm qua nước muối để loại  bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản.

Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Thị Giang

(Kiên Giang).   10:59 ngày 23/08/2014

Tôi năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Gần đây, thỉnh thoảng tôi đại tiện rất khó, đau rát và có một chút da nhô ra ở hậu môn. Xin bác sĩ cho biết, có phải tôi mắc bệnh trĩ không và cách chữa trị như thế nào? Có chữa dứt điểm được không? Bệnh có ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh nở không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả thì bạn đã bị bệnh trĩ. Khi bị bệnh thì việc điều trị là rất quan trọng:

Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ như trĩ độ 1, độ 2, độ 3 và trĩ ngoại thì bạn có thể điều trị nội khoa. Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời kỳ đặc biệt trong thời mang thai và sinh nở. Bạn nên đi khám để xác định chính xác mức độ bệnh và bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Hiền Khánh

hienkhanh….@hotmail.com.   11:00 ngày 23/08/2014

Bác sĩ cho em hỏi phương pháp phẫu thuật trĩ không dùng dao mổ là phương pháp gì, có tốn kém không ạ? Ở Nam Định có cơ sở để phẫu thuật trĩ không ạ? Hay em phải chuyển tuyến TW để được phẫu thuật? Phẫu thuật trĩ có được BHYT không ạ? Và tỷ lệ hưởng BHYT là bao nhiêu % ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Khi phẫu thuật là phải dùng dao mổ, còn nếu không dùng dao mổ thì gọi là thủ thuật trong đó có các phương pháp như: Thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại…

Tại Nam Định bạn có thể khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định(hoặc bệnh viện gần nhà có chuyên khoa hậu môn trực tràng) . Khi đi bạn nhớ mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế, tùy phương pháp, tùy tuyến điều trị mà sẽ được thanh toán bảo hiểm theo qui định.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

T. Hải

t_hai…@yahoo.co.uk.   11:00 ngày 23/08/2014

Gần đây, em có nghe các phương tiện truyền thông đưa tin có người bệnh bị sa trực tràng hoại tử do thoa thuốc điều trị trĩ của một ông thầy lang nào đó? Tại sao bệnh nhân đó lại bị như vậy à? Vậy khi đi khám đông y hay thuốc nam, chúng ta cần phải lưu ý điều gì để không bị biến chứng à? Sau khi đọc bài báo đó xong em cảm thấy rất lo. Nếu người bị trĩ không điều trị gì có sao không? Vì điều trị mà bị biến chứng thì em cảm thấy rất sợ. Không điều trị thì có biến chứng gì hay có làm bệnh nặng thêm không ạ? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ.

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh trĩ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ. Do vậy bạn cần khám và điều trị ở các cơ sở y tế có uy tín hoặc tại các chuyên khoa hậu môn trực tràng của các bệnh viện.

Riêng với người đã mắc bệnh trĩ thì cần phải điều trị sớm để tránh bệnh nặng hơn và các biến chứng như thuyên tắc, viêm nhiễm, sa trĩ…

Chúc bạn sức khỏe!

KK

giáo viên aerobics, Hà Nội.   11:00 ngày 23/08/2014

Xin bác sĩ hướng dẫn bài tập thể dục để phòng tránh bệnh trĩ. Đối với người đã bị trĩ rồi, khi tập thể dục nên chọn bài tập như thế nào? Người bị trĩ có nên đi bơi hay không? Trong số các bài tập: thể dục thẩm mỹ, yoga, thái cực quyền, đi bộ, thì người bệnh trĩ nên chọn bài tập nào ạ?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Những môn thể dục bạn nêu trong thư đều rất tốt để phòng tránh bệnh trĩ và những người đã bị bệnh trĩ rất nên tập.

Chúc bạn sức khỏe!

Minh Long

Nghệ An.   11:01 ngày 23/08/2014

Xin bác sĩ cho hỏi sự khác nhau giữa trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

.Trĩ nội là búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược ( búi trĩ từ trong hậu môn sa ra ngoài).

.Trĩ ngoại là búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược hậu môn ( búi trĩ nằm ngay mép hậu môn lúc nào cũng có thể sờ thấy được).

.Trĩ hỗn hợp là xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại trên cùng một bệnh nhân. Đặc điểm của trĩ hỗn hợp là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn gấp khúc tạo ra một khối trĩ nằm ở trên đường lược và dưới vùng lược, phát triển to và khớp với nhau, tạo thành các rãnh ở giữa các cơ, làm trên dưới liền thành một khối trĩ hỗn hợp.

Thân ái!

Hathanh…@gmail.com

Hathanh…@gmail.com.   11:01 ngày 23/08/2014

Tôi thường xuyên bị táo bón, liệu có bị bệnh trĩ không thưa chuyên gia, làm thế nào để trị chứng táo bón?

BS. Trần Kim Oanh

Trả lời:

Chào bạn,

Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Để cải thiện tình trạng này bạn cần chú ý: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm,tránh các công việc mang vác nặng. Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định( bằng cách dùng tay xoa quanh bụng theo chiều khung đại tràng).

Chúc bạn sức khỏe!

Minh Đức

Thạch Thất, Hà Nội.   11:01 ngày 23/08/2014

Tôi bị bệnh trĩ từ cách đây 2 năm và đã đi phẫu thuật. Gần đây tôi lại thường xuyên bị táo bón. Liệu tôi có khả năng bị tái phát bệnh trĩ hay không? Xin cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, và bệnh trĩ có khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn cho nên các biện pháp dự phòng là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp dự phòng gồm: Tăng cường vận động các môn thể thao như: đi lại, bơi lội… Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như: như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch. Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào nhất định.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

camvannguyen45@gmail.com

camvannguyen45@gmail.com.   10:27 ngày 23/08/2014

Thưa các bác sĩ cháu bị trĩ ngoại và phát hiện cách đây khoảng 6 tháng nhưng không điều trị gì, chỉ khi đau nhiều cháu mới dùng thuốc. Lâu lâu cháu đi đại tiện lại có máu giọt. Cháu cũng lo lắm. Cháu đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không cải thiện cháu lại sợ không dám mổ.Vậy bác sỹ cho cháu hỏi nếu cháu sống chung với nó thì có biến chứng gì không ạ và nhờ bác sỹ giúp cho cháu biện pháp hạn chế tốt nhất để tránh đau.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Lời khuyên đối với bạn là:

 

  • Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

 

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ (khoảng 2 -3 lít/ngày. Ăn nhiều chất xơ…

- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

- Ngâm hậu môn vào chậu nước muối 0.9% ấm hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.

 

  • Điều trị nội khoa:

 

- Giai đoạn cấp, bác sĩ thường kê đơn cho dùng Daflon, Ginkgo Fort, Rutin C

- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ bôi tại chỗ  và thuốc đặt giúp chống viêm tại chỗ và tác dụng trợ tĩnh mạch như Mastu-S, protolog…

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

nguyennhathathu@gmail.com

nguyennhathathu@gmail.com.   10:27 ngày 23/08/2014

Con tôi hiện nay được 6 tuổi. Cháu thỉnh thoảng cũng hay bị táo bón. Tuy nhiên, cách đây 1 tuần, tôi thấy cháu kêu đau khi đi ngoài và sau khi đi ngoài cháu rỏ một giọt máu đỏ tươi. Tuy nhiên chỉ có 1 giọt duy nhất, những ngày sau, cháu không bị hiện tượng như vậy khi đi ngoài. Xin hỏi BS như vậy cháu có mắc bệnh trĩ không? Nếu cháu bị trĩ thì tôi nên phải cho cháu uống thuốc gì?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Theo mô tả thì con bạn có dấu hiệu bị trĩ nội độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay( chảy máu là triệu chứng chính).

Lời khuyên đối với con bạn là:

- Phòng tránh yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ như: ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày);Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

Ngoài ra có thể lựa chọn một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng táo bón, đau rát, chảy máu khi đi cầu.

Chúc con bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Vũ Tường Khang

  10:27 ngày 23/08/2014

Tôi năm nay 50 tuổi. Tôi bị trĩ ở mức độ nhẹ hai năm trở lại đây. Khoảng gần tháng nay, tôi có ăn trứng gà ngâm mật ong 3 ngày/lần. Xin hỏi BS, ăn như vậy liệu có nóng không và có ảnh hưởng tới bệnh trĩ không? Tôi có thể duy trì ăn kéo dài được không hay nên ăn với liều lượng như thế nào cho phù hợp?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Trong thư bạn không nói rõ gần đây đi cầu có vấn đề gì không? Nếu vẫn đi cầu bình thường thì bạn vẫn có thể ăn trứng gà ngâm mật ong 3 ngày/1lần. Nếu có hiện  tượng táo nóng thì bạn có thể giảm xuống tuần 1  lần.

Chúc bạn sức khỏe!

phambachhop@gmail.com

phambachhop@gmail.com.   10:28 ngày 23/08/2014

Tôi bị trĩ độ 4. Tôi nghe nói, ở Hải Phòng có cách chữa bệnh trĩ chỉ cần tiêm một vài liều thuốc là khỏi dứt điểm. Vậy xin hỏi BS có phương pháp này thật không? Hiện nay tôi đang rất băn khoăn để tìm cách chữa bệnh trĩ của mình được dứt điểm

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Ở mức độ 4 thì bạn cần phải can thiệp đến phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật (tiêm). Để loại bỏ búi trĩ an toàn bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín về chuyên khoa Hậu môn-Trực tràng để khám và điều trị.

thihoanhkhanh@gmail.com

thihoanhkhanh@gmail.com.   10:28 ngày 23/08/2014

Sau mỗi lần đi ngoài, tôi hay cảm thấy đau, rát. Tôi có lấy một ít tetaxilin mỡ để bôi thì thấy giảm bớt và đỡ đau rát. Xin hỏi BS, bôi thuốc như vậy có ảnh hưởng gì tới vùng da đó hay không và tôi có nên thường xuyên bôi thuốc này sau mỗi lần đi ngoài như vây không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Trong trường hợp đau rát, nứt kẽ hậu môn bạn có thể sử dụng tetaxilin 5 -7 ngày, tuy nhiên thuốc này chỉ giải quyết được triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân.

Để cải thiện tình trạng đau rát thì trước tiên bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý giúp phân mềm như: ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu, tập thói quen đi cầu hằng ngày để tránh táo bón.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

myhanhvan@gmail.com

myhanhvan@gmail.com.   10:28 ngày 23/08/2014

Tôi sắp cắt trĩ bằng phương pháp longgo. Như mọi người nói, phương pháp này không đau và có thể xuất viện sau 3 ngày. Vậy xin hỏi BS, sau khi nằm 3 ngày, tôi có được ngồi làm việc luôn không vì công việc của tôi là làm việc văn phòng.

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Khi áp dụng phương pháp phẫu thuật longo bạn có thể ra viện luôn không cần nằm viện,trở lại  làm việc bình thường vài ngày sau đó. Tuy nhiên phẫu thuật hay thủ thuật chỉ là để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ quan trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát. Vì vậy sau phẫu thuật bạn có thể dùng sản phẩm An Trĩ Vương giúp giải quyết nốt công đoạn cuối cùng này để bệnh trĩ không là nỗi ắm ảnh về sau nữa.

Xuân Lan – Thái Bình

  10:28 ngày 23/08/2014

Sau khi sinh con, tôi có dấu hiệu bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, mọi người cũng nói với tôi rằng, đây chỉ là ảnh hưởng sau sinh, một khoảng thời gian nữa sẽ hết tình trạng này nếu tôi biết cách giữ gìn vệ sinh tốt. Xin hỏi BS, điều đó có đúng không? Tôi nên làm thế nào để có thể chữa triệt để bệnh này?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Không rõ bạn đang bị trĩ độ mấy? Tuy nhiên khi bị trĩ nếu không điều trị sớm bệnh càng ngày nặng có thể dẫn đến thuyên tắc, viêm nhiễm…

Theo tôi trường hợp của bạn nên đi khám để xác định mức độ trĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

Vũ Hoàng Hà

Ý Yên – Nam Định.   10:29 ngày 23/08/2014

Tôi nghe nói nếu chăm chỉ dùng lá thầu dầu tươi đắp lên đầu thì sẽ khỏi bệnh trĩ. Vậy xin hỏi BS, điều này có đúng không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định là dùng lá thầu dầu tươi đắp lên đầu thì sẽ khỏi bệnh trĩ đâu bạn nhé. Khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để xác định mức độ trĩ và có hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

khanhvantran@gmail.com

khanhvantran@gmail.com.   10:29 ngày 23/08/2014

Tôi bị trĩ nhẹ. Khi vệ sinh, tôi hay lấy vòi xịt để vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều người có nói, nếu dùng vòi xịt sẽ không tốt như rửa vào chậu nước. Vậy xin hỏi BS cách vệ sinh như thế nào là tốt nhất?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Bạn có thể dùng vòi nước rửa nhẹ nhàng hậu môn là rất tốt. Sau đó bạn có thể ngâm hậu môn vào chậu nước muối 0.9% ấm hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

phantam@gmail.com

phantam@gmail.com.   10:29 ngày 23/08/2014

Xin hỏi BS, có bài thuốc đông y nào có thể chữa dứt điểm trĩ độ 2 hay không?

BS. Trần Kim Oanh

Chào bạn,

Để điều trị khỏi bệnh này mà không muốn can thiệp tới phương pháp phẫu thuật, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như: An Trĩ Vương chứa các thành phần cao diếp cá, cao đương quy, Magiê Carbonat, Rutin, Curcumine có tác dụng:Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…)

- Điềutrị và phòng ngừa bệnh táo bón.

- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị  An Trĩ Vương với mức độ trĩ độ 2:

+ Tháng đầu: Uống ngày 9v chia 3 lần.

+ Tháng thứ 2: Uống ngày 6v chia 2 lần.

+ Tháng thứ 3: Uống ngày 4v chia 2 lần.

Mọi thông tin cần tư vấn bạn có thể gọi điện trực tiếp lên tổng 0439.959.969.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh!

letung@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:49 ngày 13/08/2014

Cho tôi hỏi khi nào bệnh trĩ dẫn đến ung thư đại tràng, hiện tôi đang bị polip đại tràng, tôi rất lo sẽ bị ung thư, xin bác sĩ tư vấn nên xử lý ra sao?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Cho đến nay chưa thấy tài liệu nào công bố rằng bệnh trĩ biến chuyển thành ung thư. Khi có polip đại tràng thì bạn nên cắt bỏ . Không phải tất cả polip đại tràng đều biến thành ung thư nhưng ung thư thường phát trriển từ một polip đại tràng.

xuanha@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:46 ngày 13/08/2014

Xin cho hỏi hiện có phương pháp nào điều trị trĩ mà không cần phải mổ không ạ? Bố tôi bị trĩ nhưng ông không chịu mổ. Cám ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trĩ nhẹ độ 1-2 có thể điều trị khỏi nếu điều trị đúng và bệnh nhân quyết tâm. Bản thân tôi chưa thấy trường hợp bị trĩ nặng nào mà khỏi không cần phẫu thuật hoặc thủ thuật. 

phanhaanh@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:51 ngày 13/08/2014

Cháu ở Kiên Giang, cháu ăn nhiều hải sản, nhưng đã ăn nhiều rau, cháu đã mổ trĩ nhưng lại tái phát, xin hỏi cháu có phải kiêng hải sản không ạ?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Nếu cháu ăn hải sản không gây táo bón hoặc đại tiện phân lỏng, cháu vẫn có thể ăn bình thường. Về bệnh trĩ tái phát, cháu nên đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị.

long tran

Nam, 23 tuổi - tphcm.   11:50 ngày 13/08/2014

em đi vệ sinh thì bị đau và rat pha^n de^ những khi đi khám bác sĩ và nội soi trực tràng thì ko bị tri~ và ko bị nứt hậu môn nhưng ko hiểu sao em đi cầu lại rat và đau cảm giác phan đi qua chỗ vết thương ấy nhưng sao em đi khám lại ko bị gì vậy ạ em ko bị táo bón cho em hỏi triệu chung cua em la bi gi a

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trường hợp của bạn có thể viêm niêm mạc hậu môn hoặc nhiễm khuẩn hậu môn. Bởi vậy bạn cũng nên ngâm rửa hậu môn sau đại tiện và đặt viên đạn trĩ vào hậu môn từ 7-10 ngày.

Anh Tuấn

Sóc Sơn.   11:48 ngày 13/08/2014

Khi vệ sinh vùng hậu môn có lưu ý gì đặc biệt để tránh viêm nhiễm hay không thưa bác sĩ? Anh Tuấn – Sóc Sơn

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Nếu có điều kiện nên dùng nước để rửa hậu môn là tốt nhất, nếu không phải dùng giấy vệ sinh mềm để vệ sinh vùng hậu môn, tránh giấy cứng sẽ gây tổn thương vùng hậu môn.

Anh Tuấn

Sóc Sơn.   11:49 ngày 13/08/2014

Sau khi mổ trĩ, nên ăn gì để mau lành vết thương? Khi vệ sinh vùng hậu môn có lưu ý gì đặc biệt để tránh viêm nhiễm hay không thưa bác sĩ? Anh Tuấn – Sóc Sơn

BSCK II Hoàng Đình Lân

Sau khi mổ trĩ cần ăn uống tăng cường rau xanh, các chất nhuận tràng, không gây táo bón. Nếu thể trạng gầy yếu thì nên tăng cường các chất đạm tránh những chất cay nóng, chua, tanh gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là quan hệ vợ chồng trong một, hai tuần đầu sau phẫu thuật cũng góp phần làm cho vết mổ không được tốt.

Còn nếu vệ sinh vùng hậu môn trực tràng bằng ngâm rửa và vệ sinh hàng ngày cũng có vết mổ gọn sạch nhưng phải đảm bảo vô trùng, và các thầy thuốc có kinh nghiệm về hậu môn trực tràng.

Thùy Nga

Phú Thọ.   11:49 ngày 13/08/2014

Tôi hiện đang cho con bú, liệu có thể phẫu thuật trĩ hay không? Hay trường hợp của tôi chỉ cần uống thuốc là khỏi?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Điều trị phẫu thuật hay dùng thuốc phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh trĩ, do đó, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng đế khám và tư vấn. Bạn đang cho con bú nhưng nếu bệnh trĩ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn thì bạn nên đi phẫu thuật.

Bùi Văn Toản

65 tuổi - Hà Nội.   11:44 ngày 13/08/2014

Chào PGS.TS NGUYỄN MẠNH NHÂM. Tôi năm nay 60 tuổi. trước đây tôi có bị trĩ từ khi 20 tuổi và đã mổ trĩ 2 lần. Lần gần đây nhất cách đây 7 năm, tôi đã phẫu thuật bằng phương pháp longo. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, tôi lại bị lòi trĩ. Mỗi lần đi ngoài, trĩ lòi như quả trứng gà. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Xin hỏi BS, tôi có nên tiếp tục phẫu thuật lần nữa ở tuổi này không? Nếu phẫu thuật thì nên phẫu thuật bằng phương pháp gì?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trường hợp của bác nên tiếp tục mổ lần nữa bằng phương pháp longo. Nếu làm đúng, phương pháp longgo ( của một bác sĩ người Ý đưa ra thế giới năm 1995), dùng máy cắt niêm mạc trực tràng chứ không cắt trĩ. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh, phương pháp này chỉ có thể mổ những loại trĩ nhẹ, còn đối với loại trĩ nặng, độ 3-4, tỷ lệ tái phát rất cao, có tác giả nêu tới 50% (2 người mổ- 1 người bị tái phát). Vậy bác mổ trĩ bằng longgo nếu có bị tái phát  là bình thường. Tại Việt Nam chúng tôi mổ trĩ bằng phương pháp longo từ năm 2001 nhưng đã cải tiến phương pháp longo thành phương pháp cắt bỏ toàn bộ trĩ nên tỷ lệ tái phát rất ít, bản thân tôi cũng đã mổ nhiều trường hợp bị tái phát sau khi đã mổ longo bằng chính phương pháp longo nhưng đã cải tiến của VIệt Nam.

Thân Quang Tùng

Cao Bằng.   11:47 ngày 13/08/2014

Xin bác sĩ cho hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh trĩ với ung thư đại tràng vì biểu hiện lâm sàng rất giống nhau, là đều đi ngoài ra máu và đau rát vùng hậu môn? Hà Tùng – Ba Đình, Hà Nội

BSCK II Hoàng Đình Lân

Để chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ với ung thư đai tràng không thể dựa vào hỏi bệnh và thăm khám bằng tay mà phải dựa vào chẩn đoán nội soi hậu môn trực tràng và sinh thiết tổ chức tế bào viêm hoặc hoại tử ở hậu môn trực tràng qua chẩn đoán giải phẫu bệnh lý.

halinh@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:45 ngày 13/08/2014

cho toi hoi con toi 5thang tuoi ma toan di tao bon, toi lo con toi se bi tri vi ngay nao di i chau cung ran, ma toi an rat mat de cho con bu, xin bs tu van

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Cháu đang bị tình trạng táo bón mạn tính ở trẻ nhỏ, chị nên đưa cháu đến  các BV nhi để khám và điều trị.

tranha@gmail.com

Nam, 30 tuổi.   11:43 ngày 13/08/2014

nghe cua toi phai ngoi nhieu, toi da mo tri ma khong khoi, toi hay an cay nong nhung toi da uong thuoc nhuan trang nhung van khong khoi, xin bac si tu van

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bạn bị trĩ tái phát bạn nên xem lại bạn đã mổ bằng phương pháp nào? Những phương pháp cổ điển dễ tái phát trĩ. Chế độ thói quen sinh hoạt, ăn uống của bạn dễ sinh ra bệnh trĩ cũng là yếu tố góp phần tái phát bệnh trĩ nhanh.Bởi vậy muốn khỏi hẳn bệnh trĩ, bạn phải được điều trị bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên sâu về bệnh lý hậu môn trực tràng.

tuananh@gmail.com

Nam, 30 tuổi.   11:42 ngày 13/08/2014

Cho tôi hỏi, tôi không bị táo bón, nhưng tự dưng lại bị trĩ, tôi cần phải sinh hoạt như thế nào, cảm ơn bác sĩ

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Táo bón chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ. Chế độ sinh hoạt đối với người đang mắc bệnh trĩ: uống nhiều nước, ăn tăng lượng chất xơ, giảm chất kích thích (bia, rượu, ớt...)

lan anh@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:35 ngày 13/08/2014

cho toi hoi bo toi mo tri roi ma van khong khoi, xin bac si tu van giup che do sinh hoat va phuong phap gi de dieu tri triet de, xin cam on

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bố bạn bị trĩ do nguyên nhân gì sinh ra, do táo bón hay uống rượu hay do bệnh nghề nghiệp thì phải khắc phục nguyên nhân sinh ra trĩ thì sẽ hết trĩ. Còn nếu không sau mổ phải tuân thủ tốt chế độ kiêng khem, sinh hoạt trong cuộc sống.

Khi có dấu hiệu trĩ tái phát như chảy máu sưng đau thì phải đến ngay các thầy thuốc chuyên khoa để có đơn thuốc điều trị thích hợp.

Nếu bố bạn đã mổ trĩ mà vẫn bị trĩ thì phải xem lại đã được mổ bằng phương pháp gì, bởi vì nhiều phương pháp vẫn có tái phát.

haanh@gmail.com

Nam, 30 tuổi.   11:39 ngày 13/08/2014

xin cho hoi co dia the nao thi hay bi tri, vi ca gia dinh toi bi tri, lieu co phai di truyen khong aj, cam on bs

BSCK II Hoàng Đình Lân

Cơ địa thể theo y học cổ truyền thể nhiệt, táo thì hay bị trĩ, đặc biệt những người có thói quen ăn cay, nóng hoặc táo bón thì bị trĩ. Còn gia đình bạn bị trĩ trong các y văn, bệnh trĩ cũng có yếu tố gia đình, ví dụ như bố hoặc mẹ bị lỵ sẽ truyền cho con cái cũng bị lỵ. Bệnh lỵ thì sinh ra trĩ.

haphuong@gmail.com

Nữ, 30 tuổi.   11:33 ngày 13/08/2014

Chào bác sĩ, tôi đang mang bầu, từ ngày mang bầu tôi hay bị khó đi ngoài. Tôi nên sinh hoạt như thế nào để không bị trĩ? Xin cám ơn bác sĩ.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bạn bị táo bón có thể do đang mang thai nên không quá lo lắng. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, ăn tăng lượng chất xơ, giảm chất kích thích (ớt...). Nếu không kết quả thì bạn nên đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám.

buihai@gmail.com

Nam, 30 tuổi.   11:36 ngày 13/08/2014

Xin cho hỏi tôi bị trĩ độ 1, vậy có phải kiêng bia rượu không, công việc của tôi thường xuyên phải tiếp khách?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Để khẳng định chẩn đoán, bạn phải đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và được tư vấn cụ thể, không phải kiêng bia rượu tuyệt đối nhưng nên dùng ở một liều lượng thích hợp.

Trang Huyen

38 tuổi,.   11:34 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ Mạnh Nhâm, tôi năm nay 38 tuổi, tôi bị bệnh trĩ ngoại đã 5 năm nay, tôi muốn hỏi, tôi xin gặp bác sĩ Nhâm thì làm thế nào? khám và điều trị ở đâu?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Tôi đã trả lời cụ thể ở trên chị có thể đến Bệnh viện Tràng An để tôi khám bệnh cho chị.

quynh trang

Nữ, 33 tuổi - từ liêm - hà nội.   10:39 ngày 13/08/2014

Tôi xin hỏi PGS TS Mạnh Nhâm. Tôi năm nay 33 tuổi, tôi bị bệnh trĩ đã 6 năm nay, hiện nay tôi đi vệ sinh nó rất đau. Tôi muốn đi khám và muốn được bác sĩ khám thì tôi phải làm thế nào? đến đâu ạ? Xin cám ơn bác sĩ

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chị có thể điện thoại cho tôi theo số 0989631670 (xin gọi trong giờ hành chính) tôi sẽ khám và điều trị cho chị.

văn linh Nam

24 tuổi - hà nội.   11:34 ngày 13/08/2014

trường hợp của tôi bị trĩ từ năm 20 tuôi khi còn đang học đại học, giai đoạn đó do ngồi nhiều + hay căng thẳng mệt mỏi, ăn uống không điều độ nên khi đi ngoài thường ra máu tươi và rát vùng hậu môn,khi ra trường đi làm văn phòng đến nay được 4 năm, thình thoảng công việc nhiều cũng xảy ra hiện tượng trên, mong bác sĩ tư vấn giúp đỡ, xin cảm ơn!

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bạn kể, bạn có thể bị bệnh lý nứt kẽ hậu môn, để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị thích hợp.

Nguyễn Văn Khoát

SK songkhoe...@gmail.com.   11:27 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ nội độ 2 có kèm rò hậu môn, nên điều trị thế nào? Trên thị trường hiện quảng cáo nhiều thuốc đông y, mong bác sĩ tư vấn giúp loại thuốc đảm bảo?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Thuốc đông y không chữa được bệnh dò hậu môn mà phải dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh này. Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị.

linhanh@gmail.com

Nam, 45 tuổi.   11:31 ngày 13/08/2014

con toi rat hay bi tao bon, moi lan di ngoai deu bi ra mau, lieu sau nay con toi co bi tri k

BSCK II Hoàng Đình Lân

táo bón là nguyên nhân chính sinh ra bệnh trĩ, bởi vậy con bạn nếu không chữa được táo bón thì khả năng bị trĩ là rất lớn.

longhai@gmail.com

Nam, 45 tuổi.   11:30 ngày 13/08/2014

Moi lan di ngoai toi hay bi mot it tri loi ra, moi nguoi mach toi ngam nuoc muoi de co lai, co dung k a

BSCK II Hoàng Đình Lân

Nếu bị trĩ lồi ra thì ngâm nước muối cũng có tác dụng còn co lại nhiều hay ít thì phải chẩn đoán là trĩ hay là polip, Còn nếu là trĩ ngoại thì sự co lại còn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn.

Nguyễn Viết Long

32 tuổi- Thái Bình.   11:30 ngày 13/08/2014

Bác sĩ có thể cho biết trẻ ở độ tuổi nào thường hay mắc trĩ nhất? Bệnh trĩ ở trẻ có biến chứng gì đáng lo ngại thưa bác sĩ?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Lứa tuổi thường gặp bệnh trĩ từ 65-45. Trẻ em rất ít mắc bệnh trĩ. Để có chẩn đoán chính xác, bạn nên đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa hậu môn trực tràng.

Phạm Thị Trang

Nữ, 40 tuổi - Hà Nội.   10:15 ngày 13/08/2014

Gửi câu hỏi GS Nhâm: - Xin được chào Giáo sư. Tôi là nữ nhân viên văn phòng. Tất nhiên không rượu bia như nam giới, không ăn được đồ cay và cũng mang theo nỗi lo bệnh Trĩ. Có đợt bị đi ngoài rất khó chịu và ra máu tươi kéo dài khoảng 2 - 3 lần rồi lại hết. Như vậy có phải bị trĩ không? - Được biết Giáo sư có tham gia khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tràng An - là bệnh viện tư nhân. Bệnh viện Tràng An có điều trị Trĩ không? - Kính mong được Giáo sư tư vấn về cách phòng tránh trĩ ở nữ giới để vơi đi phần nào nỗi khổ của Chị em không may mắc phải bệnh trĩ. Trân trọng cảm ơn Giáo sư và chương trình.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Mời chị đến Bệnh viện  tôi sẽ khám và tư vấn chi tiết cho chị.

Đức Minh

(41 tuổi, Nha Trang).   11:25 ngày 13/08/2014

Tôi bị sa búi trĩ, đã thực hiện thắt một lần từ năm 2005. Sau một thời gian, tôi lại bị lại. Tôi tiếp tục đi chích thuốc để trĩ teo ở bệnh viện y học cổ truyền. Giờ tôi lại bị tái phát trở lại. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị trĩ hỗn hợp và không thể trị dứt điểm được phải không? Nếu cả phẫu thuật và dùng thuốc rồi mà vẫn bị tái phát, tôi nên chữa bằng phương pháp gì tiếp theo?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bạn đã bị tình trạng trĩ tái phát ở giai đoạn 3, phương pháp điều trị tốt nhất với bạn hiện tại là phẫu thuật. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp phẫu thuật và trình độ của phẫu thuật viên. Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị thích hợp.

Nguyễn Xuân Khoát -

Tuyên Quang.   11:25 ngày 13/08/2014

Xin chào các bác sĩ, tôi xin giới thiệu tôi sống ở vùng núi Tuyên Quang, việc đi lại rất khó khăn. Một năm trở lại đây tôi đi ngoài thấy xuất hiện cục thịt lồi ra ngoài, nhiều người bảo tôi bị bệnh trĩ và khuyên tôi nên điều trị bằng thuốc đông y, tôi xin hỏi bệnh trĩ có điều trị bằng thuốc đông y được không, có cần phải mổ không?"

BSCK II Hoàng Đình Lân

Nếu bạn được chẩn đoán chính xác là bệnh trĩ, như bạn mô tả là trĩ độ 3 sẽ có chỉ định phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng chống viêm, giảm đau, trợ máu, chống rát hoặc ở độ 2 mới có kết quả điều trị hiệu quả, còn độ 3 thì nên phẫu thuật.

Phạm Xuân Giáp

Cầu Giấy- Hà Nội.   11:21 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ, dạo gần đây tôi đi ngoài thấy xuất hiện cục thịt lòi hẳn ra ngoài, sau khi đi vệ sinh cục thịt này không tụt được trở lại, mà tôi phải dùng ngón tay ấn vào, vậy tôi có phải bị bệnh trĩ không. Tôi đọc trên mạng thấy có những cách chữa dân gian rất hay như uống bột của cây mào gà hay dùng đu đủ xanh buộc vào 2 cẳng chân, cuống quay lên trên, để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại, làm nhiều lần cho đến khi búi trĩ biến mất. Cho tôi hỏi những cách chữa dân gian này tôi có thể áp dụng được không, và uống bột của hoa mào gà có hại không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Hiện nay thế kỷ thứ 21, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại rất nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao, không đau triệt để. Bởi vậy bạn nên phải có chẩn đoán chính xác cục thịt đó của bạn là trĩ hay polip từ đó sẽ có chỉ định cụ thể của các thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng, tránh tình trạng nghe mách bảo hoặc các bài thuốc dân gian như bạn kể trên, không có bằng chứng khoa học và dễ đem lại biến chứng khôn lường. Vi dụ như nhiễm khuẩn hậu môn hoặc viêm tấy lan tỏa, có thể ảnh hướng đến tính mạng.

Hà Dương

34 tuổi, Quảng Nam.   11:22 ngày 13/08/2014

Tôi là nhân viên ngân hàng, thường xuyên ngồi văn phòng trong thời gian dài. Cách đây 1 năm, tôi mắc bệnh trĩ và đã tiêm thuốc để điều trị. Tuy vậy tôi vẫn thấy hình như chưa khỏi hẳn, thường có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh. Tôi nên tiếp tục uống thuốc hay điều trị thế nào để thoát khỏi chứng đau rát này hoàn toàn?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Tiêm thuốc thông thường có thể khỏi những bệnh trĩ thế nhẹ, tuy có những trường hợp thể nặng được chữa khỏi bằng tiêm nhưng rất ít. Tỷ lệ tái phát lại cao. Trường hợp của chị nên đi khám lại để quyết định điều trị, nếu tái phạt nặng thì nên điều trị bằng phẫu thuật.

Nhóm thanh niên đau khổ

TP Hồ Chí Minh.   11:20 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ, chúng tôi là những thanh niên làm về công nghệ thông tin, chúng tôi phải ngồi làm việc rất nhiều, hay thức khuya, uống trà và cà phê thường xuyên, nên đều gặp một vấn đề chung là hay bị táo bón, có người còn bắt đầu có dấu hiệu bị trĩ. Xin các bác sĩ tư vấn cho chúng tôi làm thế nào để cải thiện "đầu ra" của chúng tôi, chúng tôi khẩn thiết mong được trả lời?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Để cải thiện "đầu ra" của các bạn tốt nhất phải có chế độ sinh hoạt khoa học phù hợp với sinh hoạt của con người như ăn uống điều độ, không nên thức khuya, không nên uống cà phê, rượu để táo bón là những yếu tố để điều trị bệnh trĩ.

Phạm Lan Anh

Thanh Sơn – Phú Thọ.   11:18 ngày 13/08/2014

Có những phương pháp nào điều trị trĩ cho trẻ? Trẻ em có cần thiết phải cắt trĩ không thưa bác sĩ? Phạm Lan Anh - Thanh Sơn – Phú Thọ

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trẻ em rất ít khi mắc trĩ, khi mắc trĩ cũng rất ít khi phải phẫu thuật. Thường chủ yếu phải điều trị táo bón là chính. Chị cần đưa cháu đi khám bởi bác sĩ chuyên khoa hậu môn nếu nghi ngờ cháu bị trĩ.

Bùi Văn Hoan

56 tuổi, Hà Nội.   11:17 ngày 13/08/2014

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trĩ ở người già là gì thưa bác sĩ? Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì có cần điều trị không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bệnh trĩ biểu hiện ở người già thường là các triệu chứng chảy máu, sa lồi hoặc đau rát trong đợt trĩ cấp, còn bình thường ai cũng có trĩ "thấp nhân cửu trĩ", bệnh trĩ chỉ được điều trị khi có biểu hiện của đợt viêm trĩ cấp tiến triển. Độ nhẹ thì chỉ cần chế độ sinh hoạt kiêng khem, ăn nhiều chất xơ và rau, khi xảy ra đợt viêm cấp mới cần điều trị.

Thành Trung, 32 tuổi

Ninh Bình.   11:17 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ và đã từng phải phẫu thuật để cắt bỏ từ năm 2000. Nhưng từ sau phẫu thuật đến nay tôi hay bị táo bón, phải uống thuốc để việc đi đại tiện được dễ dàng hơn. Tôi đang rất lo lắng, gần đây đi tiện còn thấy vài giọt máu tươi. Tôi phải điều trị tiếp như thế nào để không còn bị táo bón và ra máu như thế nữa?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bạn nên đến các bệnh viện để xác định nguyên nhân táo bón, trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.

Vũ Tuấn Anh (anhtuannguyendk@gmail.com)

(anhtuannguyendk@gmail.com).   11:15 ngày 13/08/2014

Hiện cháu trai nhà tôi 15 tháng tuổi. Từ khi sinh cháu rất hay táo bón mặc dù tôi nuôi con bằng sữa mẹ và đến tháng thứ 5 mới cho ăn bổ sung. Điều tôi lo lắng gần đây là mỗi lần đi đại tiện, ở hậu môn lồi ra phần thịt đỏ. Xin hỏi có phải cháu bị trĩ không? Vũ Tuấn Anh (anhtuannguyendk@gmail.com)

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Thường các cháu ở tuổi này không hay bị trĩ. Khi bị táo quá, lớp niêm mạc hậu môn hay bị sa ra ngoài làm cha mẹ tưởng bị trĩ. Chị cần đưa cháu đi khám bác sĩ để bác sĩ tư vấn dùng thuốc và chế độ ăn uống để tránh táo bón và phát hiện các bệnh khác như bệnh phình đại tràng bẩm sinh.

Ngọc Linh, 27 tuổi

Thanh Hóa.   11:14 ngày 13/08/2014

Trước đây 3 năm em khám và chữa bệnh trĩ ở bệnh viện gần nhà bằng phương pháp bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng mấy tháng nay em lại bị trở lại. Một người bà con khuyên em nên khám chữa bằng thuốc đông y thì mới hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ điều đó có đúng không? Những bài thuốc hay cây thuốc đông y nào có thể điều trị căn bệnh này?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Phương pháp bôi thuốc hiện nay không còn áp dụng nữa vì đau và nhiều tai biến, tái phát cao. Để có hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị thích hợp. Có nhiều bài thuốc đông y để điều trị bệnh trĩ nhưng chỉ mang tính chất điều trị hỗ trợ, tùy theo từng giai đoạn của bệnh trĩ.

Nguyễn Bích Loan,

34 tuổi, Hải Phòng.   11:15 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ nội độ 1 và đang có thai tháng thứ 6. Xin hỏi có nên điều trị bệnh ở giai đoạn này hay không? Nếu điều trị thì có gây ảnh hưởng đến con tôi sau này hay không? Xin cảm ơn chuyên gia.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Khi có thai mà có trĩ độ 1 chỉ nên điều trị khi có đợt viêm trĩ cấp tiến triển như chảy máu hoặc đau rát phải được chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng có kinh nghiệm bằng những thuốc không có hại đối với thai.

Linh Chi

linhchi@gmail.com.   11:13 ngày 13/08/2014

Tôi đang mang bầu cháu thứ 2 và sắp chuẩn bị sinh con. Lần trước sau khi sinh cháu thứ nhất, tôi có bị bệnh trĩ khoảng gần 1 năm rồi sau đó bệnh giảm dần, nay chỉ thỉnh thoảng tái phát. Tôi sắp sinh cháu thứ 2 nên rất lo ngại sau khi sinh bệnh trĩ sẽ tái phát. Vậy xin hỏi BS có cách nào để tôi phòng tránh bệnh trĩ sau khi sinh không?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Sau khi sinh, bệnh trĩ sẽ tái phát, hoặc bệnh có thể nặng lên nếu có sẵn. Để phòng bệnh trĩ cách tốt nhất là bằng ăn uống, tránh táo bón, ỉa lỏng, kiết lị. Tránh ăn những chất cay nóng như thịt chó, tiêu, ớt....

Vũ Thị Mùi,

37 tuổi, Cao Bằng.   11:14 ngày 13/08/2014

Năm nay bố tôi 65 tuổi. Ông bị bệnh trĩ từ hơn chục năm nay nhưng vì không chữa dứt điểm nên hay bị tái phát. Xin hỏi ở người già có chữa dứt điểm bệnh này được hay không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bệnh này chữa được dứt điểm khi có chỉ định phẫu thuật và bản thân bệnh nhân phải có chế độ kiêng khem những nguyên nhân sinh ra bệnh, ví dụ như táo bón, uống rượu... thì sẽ khỏi hẳn.

Thanh Phương, 24 tuổi

Đà Nẵng.   11:11 ngày 13/08/2014

Cách đây 2 năm em bị bệnh trĩ và đã đi chữa bằng cách thoa thuốc tự rụng tận gốc. Phương pháp này rất đau, em phải điều trị 1 tháng mới hết. Nhưng giờ thì em bị lại. Có thể điều trị dứt điểm bệnh này không? Có phải lần 2 thì buộc phải phẫu thuật?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Không có phương pháp chữa trĩ bằng cách thoa thuốc tự rụng tận gốc. Phương pháp bôi thuốc lên búi trĩ hiện nay không còn  áp dụng vì đau và kéo dài, nhiều tai biến. Hiện nay bạn đã bị tái phát bệnh trĩ do đó nên đến các cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị thích hợp.

Nguyễn Thụy Bình

Mỹ Lộc, Nam Định.   11:12 ngày 13/08/2014

Xin các bác sĩ cho tôi hỏi, tôi năm nay đã 62 tuổi, tôi bị trĩ ngoại đã phẫu thuật, nhưng hiện nay mỗi khi đi khám theo dõi trĩ các bác sĩ kê cho tôi thuốc daflon và tôi phải uống liên tục. Như vậy có ảnh hưởng gì đến bộ máy tiêu hóa của tôi không vì ngoài bệnh trĩ tôi còn bị mỡ máu cao và dạ dày.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trĩ ngoại đã cắt sẽ hết, nhưng cần thăm khám lại của các thầy thuốc chuyên khoa phẫu thuật, không nên dùng thuốc gì lâu quá 2,3 tháng, nhất là bạn lại bị các bệnh mỡ máu cao và dạ dày.

 

Trần Xuân Quang

Thụy Khuê- Hà Nội.   11:10 ngày 13/08/2014

Thưa Phó Giáo sư Nhâm, tôi nghĩ tôi mắc bệnh trĩ, nhưng loại nào tôi chưa biết bởi còn e ngại đi khám bệnh. Bình thường tôi thường bị ngứa hậu môn, hay táo bón, đi đại tiện rất khó, đi ngoài lại bị chảy máu, và có một cục nhỏ bằng quả nhãn lồi ra ngoài nhiều khi còn ra chất dịch nhầy. Tôi hết sức lo lắng cho bệnh tình của mình, không biết tôi có phải tôi mắc bệnh trĩ hay không và là loại nào, tôi biết trĩ có rất nhiều loại, trường hợp của tôi nên điều trị như thế nào? Xin cảm ơn ông.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trường hợp như anh mô tả 90% là bệnh trĩ, nhưng vẫn cần phải đi khám để loại trừ những bệnh khác (nếu có). Trước mắt, anh cần chữa táo bón và giữ vệ sinh vùng hậu môn, tẩy giun (nếu chưa tẩy). Cần thu xếp đi khám sớm theo chuyên khoa hậu môn để phát hiện và điều trị sớm.

Trà My

Phú Thọ.   11:09 ngày 13/08/2014

Tôi hiện đang cho con bú, nhưng trước khi mang thai bác sĩ đã yêu cầu tôi cắt trĩ vì tôi bị trĩ nội độ 3, liệu bây giờ tôi có thể phẫu thuật trĩ hay không? Hay trường hợp của tôi chỉ cần uống thuốc là khỏi?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với trĩ độ 3, dùng thuốc không có hiệu quả điều trị triệt để. Nếu tình trạng bệnh trĩ đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi phẫu thuật bệnh trĩ ở các cơ sở chuyên khoa.

Nguyễn Hòa Lộc (40 tuổi)

Đà Nẵng.   11:05 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ đã lâu năm, mọi người thỉnh thoảng có mách tôi cách trị bệnh trĩ bằng Đông Y. Một số người mách tôi lấy lá thầu dầu tươi đội lên đầu mỗi ngày khoảng 15 phút, như thế sẽ giảm bệnh đi rất nhiều. Xin hỏi BS, phương pháp đó có thực sự mang lại hiệu quả không và lá thầu dầu đội lên đầu có gây ảnh hưởng phụ nào cho sức khỏe không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng. Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy bạn không nên làm những phương pháp kể trên, về mặt khoa học chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.

Nguyễn Mai Hoàng

maihoanguyen@gmail.com.   11:06 ngày 13/08/2014

Con tôi 3 tháng tuổi và rất hay bị táo bón. Có khi cả tuần cháu chỉ đi ngoài có 2 lần. Tôi nghe mọi người mách nên mua gói chất xơ về cho cháu uống. Sau mỗi lần uống, cháu cũng đi ngoài dễ dàng hơn và đỡ bị táo bón. Xin hỏi BS nếu dùng gói chất xơ lâu ngày và kéo dài liệu có gây tác dụng phụ cho con tôi hay không? Tôi nên ăn các loại thực phẩm nào để cho con bú?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đủ đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước. Chị có thể ăn vừng đen, nhưng với rất ít đường, và ít muối sẽ giúp nhuận tràng cho chị nhất là khi đang cho con bú.

Phạm Hải Hà

Haihaphamvcci@gmail.com.   11:07 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ, con tôi 3 tuổi, cháu thường xuyên bị táo bón, mỗi khi đưa cháu vào viện Nhi khám bệnh, bác sĩ thường kê cho cháu uống thuốc Dufalac khoảng 10 ngày, cứ mỗi lần uống thuốc làm loãng phân này, cháu lại đi dễ hơn, nhưng bác sĩ không cho dùng thuốc này thường xuyên. Tôi có nên mua thuốc này ở ngoài cho cháu dùng thường xuyên có được không, có ảnh hưởng đến ruột và dạ dày cháu không, xin bác sĩ tư vấn?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Con bạn đang bị tình trạng táo bón mạn tính, bạn nên đưa con bạn đến BV  để khám và điều trị. Không nên dùng thuốc Dufalac kéo dài vì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của cháu.

Lý Hà,

24 tuổi, Thanh Hóa.   11:05 ngày 13/08/2014

Vợ chồng tôi dự định có em bé trong năm tới nhưng nghe nói phụ nữ có thai rất dễ mắc bệnh trĩ. Rất mong bác sĩ tư vấn làm thế nào để phòng bệnh này vì tôi rất hay bị táo bón. Cảm ơn bác sĩ.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Theo YHCT có câu: Tiền thai đa nhiệt, đã nhiệt thì dễ gây ra bệnh trĩ hoặc táo bón mà bạn đã có. Bởi vậy trước khi có thai bạn nên đi kiểm tra soi hậu môn trực tràng. Nếu có chẩn đoán là trĩ độ 3 thì nên phẫu thuật còn trĩ độ 1,2 thì phải uống thuốc, đặc biệt trong khi có thai phải tăng cường ăn nhiều chất xơ và rau xanh không để táo bón.

Khi có dấu hiệu chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn thì phải đến ngay các thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng để có chỉ định cho điều trị.

Anh Tuấn

Sóc Sơn.   11:05 ngày 13/08/2014

Sau khi mổ trĩ, nên ăn gì để mau lành vết thương? Khi vệ sinh vùng hậu môn có lưu ý gì đặc biệt để tránh viêm nhiễm hay không thưa bác sĩ?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Nên ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.

Lê Mạnh Đức

Đống Đa, Hà Nội.   11:04 ngày 13/08/2014

Con tôi được 3 tuổi, thỉnh thoảng tôi vệ sinh cho bé có thấy ở hậu môn lòi ra cục tròn tròn, và có lần bé bị đi ngoài ra máu tươi, mặc dù phân rất mềm. Một số người bảo bé bị trĩ. Xin hỏi bác sĩ vậy có đúng không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trường hợp này của con bạn phải được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc nội soi hậu môn trực tràng để chẩn đoán phân biệt với bệnh polip hậu môn trực tràng. Còn bệnh trĩ rất hiếm gặp ở những trẻ 3 tuổi.

Thanh Nam

Bắc Ninh.   11:03 ngày 13/08/2014

Tôi bị sa búi trĩ đã nhiều năm nay, rất bất tiện khó chịu vì công việc thường xuyên phải ngồi máy tính nhiều. Xin bác sỹ cho hỏi tôi có thể phẫu thuật để giải quyết vấn đề khó chịu này hay không? Phẫu thuật trĩ có mất nhiều thời gian không, có bất tiện gì không?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bạn kể bệnh trĩ của bạn có thể ở giai đoạn 3 hoặc 4. Giải pháp điều trị là phẫu thuật. Phẫu thuật khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler ít đau, an toàn, tại BV .

Phạm Tiến Đạt,

33 tuổi, Ninh Bình.   11:01 ngày 13/08/2014

Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 8, mấy ngày gần đây vợ tôi bị táo bón, đi ngoài ra máu. Xin hỏi bác sĩ, liệu vợ tôi có bị bệnh trĩ hay không, nếu bị bệnh trĩ thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Xin cảm ơn bác sĩ.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Nếu vợ bạn đi ngoài ra máu tươi thì chắc chắc bị bệnh trĩ và đang trong đợt viêm trĩ cấp và sẽ có ảnh hưởng. Bởi vậy phải cho vợ đến khám ở các BV có các thầy thuốc chuyên sâu về bệnh lý hậu môn trực tràng để có những đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của vợ bạn.

Nguyen Vuong

vuong....@gmail.com.   10:57 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ điều trị trĩ bằng phương pháp Đông Y có hiệu quả hơn phương pháp phẫu thuật không?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc), có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. CHo đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng.

Hãy là người bệnh nhân thông thái!

Hồng Sơn

Hải Phòng.   11:00 ngày 13/08/2014

Khi phẫu thuật trĩ, liệu có khả năng xảy ra tai biến gì hay không, thưa các chuyên gia, xin trả lời câu hỏi của tôi vì tôi sắp phải phẫu thuật trĩ?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Mọi phẫu thuật đều có khả năng xảy ra tai biến, kể cả phẫu thuật trĩ, do đó bạn nên phẫu thuật ở các cơ sở y tế đủ uy tín, trang thiết bị, trình độ bác sĩ.

Lê Mai Anh

(Ninh Bình).   11:00 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ ngoại độ 3, đi khám bác sĩ đã cho chỉ định mổ, nhưng tôi rất lo sợ, tôi nghe nói chỉ cần xông và ngâm hậu môn bằng lá như lá sung, lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ một thời gian là búi trĩ sẽ co lại và tiêu hẳn đi, tôi xin hỏi bài thuốc dân gian này có hiệu quả không thưa bác sĩ?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bài thuốc này chỉ có hiệu quả tác dụng chống viêm giảm đau và có thể thu hồi bối trĩ một phần chứ không khỏi hoàn toàn. Muốn điều trị khỏi hoàn toàn thì bạn phải phẫu thuật, nếu phẫu thuật nên làm ở những BV có chuyên môn sâu về bệnh lý hậu môn trực tràng.

Ngô Thị Thủy, 26 tuổii

Lào Cai.   10:57 ngày 13/08/2014

Năm ngoái tôi bị bệnh trĩ và đã chữa dứt điểm, tuy nhiên đến giờ khi đang mang bầu tháng thứ 7 lại bị tái phát bệnh mà thai nhi to khiến chứng bệnh càng nặng nề hơn, nhiều lúc đứng không được mà ngồi cũng không yên. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa dứt điểm bệnh này mà không ảnh hưởng đến con hay không?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Nói chữa "dứt điểm" thường không chính xác, vì rất khó để chữa dứt điểm bệnh trĩ. Cho đến nay, phẫu thuật chỉ chữa dứt điểm được đa số bệnh trĩ nhưng phải tất cả các loại trĩ. Trường hợp này chắc chữa trĩ chưa dứt điểm. Khi có thai bệnh trĩ thường nặng lên, chị cần tránh táo bón, kiết lị, ỉa chảy. Ăn uống giữ vệ sinh tuyệt đối, chị có thể dùng An Trĩ vương để điều trị (Đã được Bộ Y tế chứng nhận dùng được cho phụ nữ có thai).

Hà Tùng

Ba Đình, Hà Nội.   10:59 ngày 13/08/2014

Xin bác sĩ cho hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh trĩ với ung thư đại tràng vì biểu hiện lâm sàng rất giống nhau, là đều đi ngoài ra máu và đau rát vùng hậu môn?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, bạn nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa.

Nguyễn Cẩm Nhung

Hòa Bình.   10:57 ngày 13/08/2014

Tôi xin hỏi các bác sĩ, tôi đi ngoài hay bị đau rát, thường xuyên tôi thấy có cục thịt lồi hẳn ra ngoài hậu môn, mỗi lần đi ngoài xong tôi thường phải ấn mạnh cục thịt đó mới vào. Tôi rất lo lắng cho bệnh tình của mình, nhiều người bảo tôi bị trĩ, bệnh này tôi có thể tự điều trị ở nhà được hay không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Thứ nhất, bạn phải đến các thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng để chấn đoán chính xác và sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.

Bạn hãy là người bệnh nhân thông thái.

Thành Long

Bắc Giang.   10:57 ngày 13/08/2014

Tôi bị viêm đại tràng mãn tính, vậy có nên mổ trĩ hay không? Bệnh trĩ của tôi ở cấp độ 2.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với bệnh trĩ ở độ 2 chủ yếu là điều trị bảo tồn, hạn chế phẫu thuật. Tốt nhất bạn đến BV  để được tư vấn điều trị phù hợp.

Tiến Bình

Binhtiennv@gmail.com.   10:55 ngày 13/08/2014

Tôi năm nay 30 tuổi, dạo gần đây, tôi đi cầu rất khó, thỉnh thoảng mới có ít máu tươi. Nhưng điều tôi lo lắng là có lúc đi ngoài tôi bị ra cả máu cục, đấy có phải dấu hiệu ung thư hay không, hay chỉ là bệnh trĩ? Tôi cần phải đi khám ở đâu, và cần khám những gì?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bệnh trĩ với ung thư trực tràng khác nhau, nếu muốn chẩn đoán chính xác bạn phải đến khoa tiêu hóa hoặc trung tâm hậu môn trực tràng để nội soi đại tràng, trực tràng sẽ cho kết quả chính xác rằng bạn bị ung thư hạy bị trĩ.

Quang Dũng

Xuân Phương.   10:55 ngày 13/08/2014

Con trai tôi mới 2 tuổi nhưng cháu đã mắc chứng táo bón rất nặng, mỗi lần đi ngoài cháu rất đau, người thì gầy yếu. Một tuần chỉ đi ngoài khoảng 2 -3 lần, những lần đi bị chảy máu rất nhiều, phân cháu đi rất to. Xin cho tôi hỏi, trẻ em có bị bệnh trĩ hay không? Nếu có, thì làm thế nào để phát hiện sớm nhất?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bạn kể thì con bạn đang bị bệnh lý táo bón mạn tính. Cháu không phải bị bệnh trĩ. Bạn nên đưa con đến BV  để khám và điều trị.

Phùng Vân Anh

Vĩnh Long.   10:52 ngày 13/08/2014

Con tôi nay 3 tuổi, nhưng từ khi sinh đến giờ, mỗi lần đi ngoài là một "trận chiến" của cả nhà, bởi cháu bị đau, rặn phát khóc lên, tôi cho cháu uống thuốc bột (tôi cũng không biết nó có chất gì) của một ông lang ở trên khu vực chợ Hôm, mỗi lần uống cháu đi ngoài dễ hơn, nhưng phân của cháu mềm, rất to, giống như đi ra thuốc. Ở hậu môn của cháu cũng bị giãn nhiều, tôi không biết cháu có bị trĩ hay không? Cho tôi hỏi trẻ nhỏ mắc trĩ có khó điều trị không? Xin hỏi, độ tuổi nào điều trị trĩ cho bé là tốt nhất?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối rất ít khi gặp trĩ mà là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục.

Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.

Tuyền Lâm

Hưng Yên.   10:51 ngày 13/08/2014

Xin bác sĩ cho hỏi sự khác nhau giữa các phương pháp phẫu thuật trĩ: khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các ưu điểm của mỗi biện pháp phẫu thuật trĩ. Khả năng khỏi của các biện pháp phẫu thuật trên cũng như kinh phí để hoàn thành cho bệnh nhân?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Phẫu thuật Longo là cắt đi một khoanh niêm mạc trực tràng thừa, phẫu thuật khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler chỉ khâu thắt động mạch trĩ chính, hoàn toàn không cắt tổ chức. Do đó phẫu thuật này ít đau và an toàn hơn, ra viện sau 24 giờ. Tỉ lệ thành công của 2 phương pháp như nhau, đạt trên 90%. Chi phí cho một ca phẫu thuật khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler từ 12-13 triệu đồng, cho phẫu thuật Longo là 15-20 triệu đồng.

Nguyễn Bá Thụ

Nam, 47 tuổi - Hội Đông y tỉnh Bắc Ninh 62 Hai Bà Trưng Tp Bắc Ninh tỉnh Bắc ninh .   10:14 ngày 13/08/2014

Hiện nay mối khi đi đại tiện tôi thấy rất tức và phân rất khó ra sờ xung quanh hậu môn thấy rắn dạng u cục. khi đi xong rửa hậu môn thì thấy xung quanh hậu môn có nhiều mép mềm hơi thò ra

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trường hợp như anh mô tả chúng tôi rất khó xác định vì thiếu thông tin, nhưng bác nên đi khám bệnh về hậu môn, trực tràng ở một trung tâm chuyên khoa.

Sơn Trúc,

Hải Dương.   10:50 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ cấp độ 3, vậy tôi chỉ nên uống thuốc hay phải phẫu thuật trĩ? Và nếu có phẫu thuật, thì nên áp dụng phương pháp phẫu thuật trĩ nào để điều trị dứt điểm?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trĩ độ 3 có chỉ định phẫu thuật, nếu bạn có kinh tế thì nên phẫu thuật theo phương pháp kỹ thuật cao như longgo hoặc phương phá triệt mạch dưới siêu âm dopple hoặc cắt trĩ bằng sóng cao tần.

Nếu bạn chưa có điều kiện thì tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc YHCT kết hợp thuốc y học hiện đại và thuốc đặt điều trị tại chỗ.

Nguyễn Bá Thụ

Nam, 47 tuổi - Hội Đông y tỉnh Bắc Ninh 62 Hai Bà Trưng Tp Bắc Ninh tỉnh Bắc ninh .   10:27 ngày 13/08/2014

Thưa các giáo sư Như thế nào thì được gọi là u hậu môn và bị trĩ hậu môn, vì tôi đã gứi câu hỏi đến rồi hiện nay tôi đang phân vân với bệnh tình của minh. Xin được trợ giúp để tôi có phương hướng chữa bệnh

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

U hậu môn và trĩ hậu môn là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). NHất thiết bạn cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.

nguyen thi tham

Nữ, 31 tuổi - hoang van thu, bac giang.   10:38 ngày 13/08/2014

Cháu bị đau bụng dưới đi khám bệnh bsy kết luận cháu bị đau đại tràng co thắt và trĩ nội độ I. có những lần đi đại tiện đau buốt hết hậu môn sau khi đi đại tiện khoảng gần 10phut mới hết đau. Nhờ bác sỹ tư vấn cho cách chữa bệnh hiệu quả

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bạn kể, bạn có thể đang mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, táo bón mạn tính. Do đó bạn nên đến benh vien để khám và điều trị thích hợp.

sk1

songkhoe...@gmail.com.   10:40 ngày 13/08/2014

Cháu năm nay 21tuổi. Thỉnh thoảng cháu thấy mình ợ chua, ăn ớt vào thấy lâm râm đau bụng, như vậy có phải bị đau dạ dày không ạ. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trường hợp nếu đau dạ dày để chẩn đoán chính xác bạn phải được chỉ định nội soi dạ dày để khẳng định dạ dày có viêm hoặc loét, thậm chí những cơ sở nội soi còn có thể nuôi cấy, xác định có vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Bich Ngoc Ho Thi

bichngoc....@gmail.com.   10:45 ngày 13/08/2014

Chị em cũng bị trĩ, theo em được biết đó là trĩ độ 3 ( vì em cũng học y), tuy nhiên chị em không dùng phương pháp longo mà dùng phương pháp tiêm xơ. Liệu tiêm xơ có ảnh hưởng gì không, và có tái phát không? Và Bác sĩ giúp em so sách giữa 2 phương pháp với. Trong trường hợp này thì dùng phương pháp tiêm xơ có giải quyết được không?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với trĩ độ 3 điều trị phẫu thuật là hiệu quả nhất, tuy nhiên tiêm xơ cũng có thể được áp dụng điều trị cho trĩ độ 3 nhưng tỉ lệ thành công thấp và tỉ lệ tái phát cao.

Lê Hân,

23 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh.   10:43 ngày 13/08/2014

Xin hỏi chế độ ăn uống với người đang mang thai bị bệnh trĩ có gì đặc biệt không? Nếu ăn kiêng theo chế độ cho bệnh nhân trĩ thì có đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển hay không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bệnh trĩ đối với bệnh nhân có thai nghén là điều kiện hết sức phức tạp cho bệnh nhân, đặc biệt là chế độ ăn hoặc dùng thuốc. Một số thuốc điều trị trĩ có tác dụng không tốt cho thai nghén, bởi vậy khi bị trĩ mà có thai nghén cần phải đến các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên sâu về hậu môn trực tràng để kê đơn thuốc và có những lời khuyên hữu ích đối với bệnh nhân mang thai.

Một số thức ăn như rau xanh, chất xơ, chuối tây rất tốt cho bệnh nhân trĩ cũng như phụ nữ thai nghén, và một số thuốc cũng có tác dụng  tốt cho bệnh nhân điều trị trĩ có thai nghén, đặc biệt là thuốc YHCT với những thầy thuốc chuyên sâu về bệnh lý hậu môn trực tràng. Bởi vậy bạn phải đến hoặc xin tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa

 

Nguyễn Tiến

Ngân hàng Tiên Phong- TP Hồ Chí Minh.   10:43 ngày 13/08/2014

Hiện nay cháu nhà tôi 8 tuổi, gần đây khi đi ngoài cháu thấy rất khó đi, đau rát và khi chùi thì thấy máu. Cháu rất ít đi đại tiện (khoảng 3-4 ngày mới đi một lần). Xin hỏi có phải cháu đã mắc trĩ? Bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên đi vệ sinh thế nào giảm bớt đau rát ở hậu môn không ạ?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo lời bạn kể, cháu có thể bị tình trạng nứt kẽ hậu môn do táo bón. Do đó, để có chẩn đoán và điều trị chính xác, bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng tại khu vực TP.HCM. Hiện tại nên cho cháu uống nhiều nước, ăn tăng lượng rau xanh.

sk2

songk....@gmail.com.   10:42 ngày 13/08/2014

Thưa BS. Nguyễn Mạnh Nhâm, tôi bị bệnh trĩ đã 5 năm nay, tôi đoán là bị trĩ ngoại. Tôi muốn bác sĩ khám và mổ thì phải làm như thế nào? Nên khám ở đâu ạ?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Mời chị đến Bệnh viện Tràng An, nơi tôi đang làm việc , tôi sẽ trực tiếp khám và mổ (nếu cần thiết) cho chị

Nguyễn Vân Anh – 42 tuổi

Bình Thuận.   10:00 ngày 13/08/2014

Tôi vừa mới đi khám, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị sa búi trĩ độ 4 cần phải phẫu thuật, nhưng hiện tại tôi rất hoang mang không biết nên phẫu thuật loại nào. Tôi có đọc các bảng thông báo ở bệnh viện chỉ dẫn nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ, xin hỏi các bác sĩ để chữa căn bệnh này có bao nhiêu cách phẫu thuật, loại nào thì an toàn nhất cho trường hợp của tôi?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trĩ đã bị sa đến độ 4 chỉ có điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật. Điều trị bằng phương pháp nào nên được quyết định bởi bác sĩ khám, tùy thuộc thể loại trị của chị. Tuy là trĩ độ 4 nhưng có nhiều loại khác nhau, không phải trĩ nào cũng giống trĩ nào. Chị nên được điều trị bởi bác sĩ giỏi vì trĩ độ 4 là trĩ nặng.

Mạnh Hùng

Thanh Hóa.   10:40 ngày 13/08/2014

Cháu tôi 4 tuổi nhưng thường xuyên bị táo bón, đi ngoài thấy hậu môn bị căng giãn, nhiều khi chảy cả máu, nhiều người bảo cháu nhà tôi bị trĩ. Tôi nghe nhiều người mách cho trẻ bị trĩ ăn nhiều lươn sẽ cải thiện được tình hình. Các chuyên gia có thể cho tôi lời khuyên?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Bệnh trĩ rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. ở dây là do cháu bị rách hậu môn hoặc xung huyết hậu môn do táo bón. Bởi vậy để điều trị những trường hợp này gia đình nên cho cháu ăn tằng cường thức ăn nhuận tràng như rau xanh, đu đủ, chuối tây và thức ăn có nhiều chất xơ. Khi đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.

Không nên cho trẻ ăn lươn.

Nguyễn Trường Giang

Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.   10:41 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ, gần đây gần chỗ hậu môn của tôi nổi lên một cục cứng, chắc, ấn vào thì đau, tôi hay bị ngứa chỗ này, thỉnh thoảng bị chảy mủ rất hôi ở chỗ đó, mỗi khi vỡ xong chỗ đó lại đóng vẩy lại, nhưng việc chảy mủ vẫn thường bị lại, tôi có phải bị trĩ hay không, điều trị như thế nào?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bạn kể, đây có thể là bệnh lý dò hậu môn, để khẳng định bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng tuyến trung ương hoặc tuyến tỉnh để được khám và có chẩn đoán xác định, giải pháp điều trị phù hợp.

Trần Trọng Hiếu – Thành Công – Hà Nội

Thành Công – Hà Nội.   10:02 ngày 13/08/2014

Tôi năm nay 78 tuổi, tôi đã phẫu thuật trĩ cách đây 15 năm, tôi mắc trĩ nội đã cắt 3 búi, còn 1 búi. Trước khi phẫu thuật cắt búi trĩ tôi đi ngoài hay bị chảy máu, nhưng sau phẫu thuật bệnh đã tạm lui và không còn chảy máu. Nhưng hiện nay búi trĩ còn lại hình như đã phát triển thêm, thỉnh thoảng tôi còn bị táo bón, và chảy ít máu. Vậy tôi xin hỏi các bác sĩ tôi có cần đi phẫu thuật tiếp hay không, hay tiếp tục phải sống chung với "nó"?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Tôi nghĩ bác nên điều trị tiếp bằng phẫu thuật, vì bác đã cao tuổi, búi trĩ còn lại có dấu hiệu tăng sinh, chắc bác còn bị các bệnh phụ khác như cao huyết áp. Bác nên tìm bác sĩ giỏi để phẫu thuật, bác có thể đến chỗ tôi để tôi trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho bác.

Nguyễn Hậu

toinguyenhauvan@gmail.com.   10:33 ngày 13/08/2014

Tôi có dấu hiệu bị trĩ mới cách đây 5 tháng. Bệnh có vẻ nặng hơn nhất là khoảng thời gian tôi hay uống cà phê mỗi sáng. Xin hỏi BS, để phòng bệnh, tôi nên tránh những loại thực phẩm nào ngoài cà phê, chè ra? Sau mỗi lần bệnh tái phát, có loại thực phẩm nào có thể làm giảm bớt được bệnh trĩ hay không?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Để khẳng định bạn mắc bệnh trĩ, bạn nên đến khám chuyên khoa hậu môn trực tràng. Để phòng bệnh, bạn nên uống nhiều nước, ăn tăng lượng chất xơ, giảm các chất kích thích: rượu, ớt, cà phê...

Bùi Văn Tiến

Hùng Vương – Nam Định.   10:03 ngày 13/08/2014

Tôi hiện nay 50 tuổi. Tôi bị bệnh trĩ đã 30 năm và từng cắt trĩ 2 lần. Một lần cắt theo phương pháp thắt trĩ cổ truyền cách đây 20 năm, một lần phẫu thuật trĩ theo phương pháp logo cách đây 5 năm. Tuy nhiên hiện giờ, trĩ vẫn lòi ra ngoài bằng quả trứng gà, mỗi lần đi ngoài, tôi vẫn phải lấy tay đẩy trĩ vào. Vậy xin hỏi BS tôi có nên cắt trĩ thêm lần thứ 3 nữa không? Có một số người mách rằng bệnh trĩ chỉ uống thuốc hoặc tiêm vài liều thuốc của một BS ở Hải Phòng là sẽ khỏi dứt điểm. Vậy theo BS tôi nên tiếp tục phẫu thuật hay tiêm thuốc như mọi người mách. Theo BS có loại thuốc nào tiêm để chữa dứt điểm được bệnh trĩ không?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trường hợp của bác là trĩ nặng, nên đã điều trị 2 lần bằng thủ thuật và phẫu thuật thất bại. Tôi không nghĩ trường hợp này có thể uống hay tiêm thuốc để khỏi được bệnh trĩ của bác. Bệnh của bác rất khó điều trị, bác nên đến Bệnh viện Tràng An (59 Tôn Đức Thắng), nơi tôi đang làm việc để tôi trực tiếp khám và điều trị cho bác (phẫu thuật).  Tôi nghĩ rằng nếu bác chịu khhó giữ gìn, vệ sinh dinh dưỡng và được phẫu thuật tốt, trường hợp của bác  có rất nhiều hy vọng khỏi bệnh.

pham thi nhu quynh, 27 tuổi

nhuquynh...@gmail.com.   10:31 ngày 13/08/2014

Cháu đang bị bệnh trĩ khoảng 3 năm rồi, mỗi lầm sau khi đi đại tiện rất khó khăn, bị búi trĩ dài khoảng 1cm. Thỉnh thoảng búi trĩ cũng tự co lại, nhưng không khỏi hẳn. Mong bác sĩ tư vấn khắc phục. Xin cám ơn.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Như vậy cháu bị trĩ độ 2, có thể điều trị nội khoa bằng thuốc toàn thân và tại chỗ. Tại chỗ có thể ngâm rửa và đặt đạn trĩ hậu môn. Toàn thân thì có thể uống các thuốc có tác dụng nhuận tràng bền thành mạch, cầm máu, thăng đề... kết hợp một số thuốc có tác dụng điều trị trĩ như An Trĩ Vương.

Minh Đức

Nam, 42 tuổi - TT Phú Xuyên, Hà Nội.   10:24 ngày 13/08/2014

Thưa Bác Sĩ! Người bị bệnh hoặc hay bị táo bón có ảnh hưởng đến Trĩ không. Nguyên nhân của Bệnh Táo Bón và cách điều trị?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Táo bón là nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ. Táo bón có rất nhiều nguyên nhân (do chế độ ăn ít chất xơ, dùng nhiều chất kích thích, tổn thương chức năng đại tràng, trực tràng, ống hậu môn...) và giải pháp điều trị khác nhau. Bạn nên đến khoa Chất lượng cao BV Y học cổ truyền TƯ để được khám, tư vấn và điều trị.

Nguyễn Đình Dũng

Nam, 36 tuổi - Hà Đông - Hà Nội.   10:28 ngày 13/08/2014

Chào các giáo sư, bác sĩ. Qua các phương tiện thông tin cháu biết đang bị trĩ ở mức 3 đã lâu năm. Mong các bác tư vấn cho cháu phương pháp nào hiệu quả nhất để hết trĩ mà ít đau, không tái phát và ở bệnh viện nào? Mong các bác gửi câu trả lời vào mail cho cháu. Cháu xin cảm ơn!

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với trĩ độ 3, giải pháp tiệt căn là phẫu thuật. Các phương pháp kỹ thuật cao: khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler tại BV Y học cổ truyền TƯ. Chưa có một phương pháp điều trị trĩ tiệt căn 100%. Tỉ lệ tái phát bệnh trĩ từ 3-10%.

Ngoc Ha Tran

anhthu.23...@gmail.com.   09:53 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ nội đã 2 năm. Đã uống thuốc nhưng mỗi lần bị bón thì lại ra máu. Đi khám bác sĩ nói cố gắng đừng để bị táo bón. Nhưng đôi khi công việc và chế độ ăn uống không phù hợp thì lại bị lại, cứ kéo dài sẽ có ảnh hưởng gì về sau? Hiện tại tôi thấy dưới hậu môn có lồi một cục thịt nhỏ bằng đầu đũa. Vậy làm sao để hết được? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Khánh Hòa.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trường hợp của bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn để xác định rõ bệnh, tốt nhất là được soi đại tràng toàn bộ

Thanh Tùng

Yên Bình – Yên Bái.   10:29 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ đã 3 năm, rất khó chịu. Tôi muốn được đi cắt trĩ nhưng đang phân vân không biết nên cắt theo phương pháp cổ truyền hay phương pháp laze mới. Vì môt số người mách rằng nếu cắt theo phương pháp cổ truyền sẽ rất đau nhưng thời gian tái phát bệnh sẽ không sớm như cắt bằng phương pháp mới. Tuy nhiện, cắt bằng phương pháp mới sẽ không đau và hồi phục rất nhanh. Xin BS cho biết cắt trĩ theo phương pháp mới có gì khác biệt so với phương pháp cổ truyền?

BSCK II Hoàng Đình Lân

BV YHCT Trung ương có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.

Phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không. Ví dụ, sau khi phẫu thuật vẫn uống rượu bia hoặc để tình trạng táo bón không ăn nhiều rau xơ thì sẽ dễ bị tái phát, chứ không phải do phương pháp phẫu thuật mà tái phát nhanh hay chậm.

Trần Nguyên Đạt

Thái Bình.   09:52 ngày 13/08/2014

Cháu chào GS. Nguyễn Mạnh Nhâm, cháu là nữ 26 tuổi, hiện nay đang mang bầu tháng thứ 5, cháu hiện đang có biểu hiện của bệnh trĩ và táo bón, công việc bận rộn làm cháu rất khó chịu. Vậy GS cho cháu hỏi nếu muốn điều trị thì dùng cách nào mới hiệu quả và an toàn được ạ?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chào bạn!

Bản chất búi trĩ chính là do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Khi phụ nữ mang thai nhất là lúc thai nhi phát triển ngày càng to làm cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Do đo khi mang  bầu , chị em dễ mắc bệnh  trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài. Có những người tắc mạch máu nhiều, làm búi trĩ phình to khiến người bệnh đau dữ dội.

Ngoài lý do trên, vì ít vận động, nội tiết thay đổi,( khi có thai nội tiết tố thay đổi có xu hươngsinh ra hay làm tăng bệnh trĩ sẵn có), bổ sung thêm chất sắt, canxi cũng gây nên tình trạng  táo bón kéo dài khiến bệnh trĩ càng ngày càng nặng hơn.

Phụ nữ mang bầu bị trĩ nên cố tránh sử dụng các biện pháp phẫu thuật trĩ để tránh phải dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi. Giải quyết tình trạng bệnh khó chịu này bệnh nhân nên điều trị nội khoa, vệ sinh hàng ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như sau:

- Vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày: Sau mỗi lần đi đại tiện, dùng nước vệ sinh sạch sẽ không dùng gấy lau vì dễ gây tình trạng đau rát, nên ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm ngày 10 -15 phút giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

- Hạn chế ngồi nhiều, đứng nhiều dễ làm tăng áp lực với các tĩnh mạch trĩ, thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc nằm nghỉ ngơi.

- Tránh tình trạng  táo bón bằng cách bổ sung  nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước...

Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này. Để giảm nhanh triệu chứng táo bón và các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tpcn An trĩ vương ở giai đoạn này cho đến lúc sinh thậm chí sau sinh.

Tpcn An Trĩ Vương Với các  thành phần chính như chiết xuất ngư tinh thảo (rau diếp cá), đương quy , rutin , nghệ, ion magie có tác dụng:

Giúp xua tan ngay táo bón

Giúp hỗ trợ nhanh chóng làm co búi trĩ

Hỗ trợ cải thiện ngay các triệu chứng đau rát và chảy máu

An toàn, dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Nguyễn Văn Quỳnh, 38 tuổi

Quynh-seta@gmail.com.   10:01 ngày 13/08/2014

Tôi năm nay 38 tuổi. Cách đây 12 năm, tôi đã cắt polip hậu môn tại Bệnh viện y học cổ truyền quân đội, sau khi cắt, tôi thấy có 1 chút lòi ra ngoài hậu môn, tôi có đi khám lại và được biết đó là búi thịt lòi ra sau khi phẫu thuật cắt polip. Đến nay búi thịt này bị lòi ra ngày càng nhiều hơn, không gây đau đớn nhưng rất bất tiện cho việc vệ sinh. Tôi muốn điều trị dứt điểm tình trạng này. Vậy xin cho hỏi Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương điều trị cắt trĩ theo phương pháp nào, thời gian điều trị bao lâu và chi phí như thế nào? Tôi được biết có BS Cường điều trị theo phương pháp mới ít đau và hồi phục nhanh, như vậy có bị tái phát không? Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bạn có thể điều trị theo phương pháp kỹ thuật cao: khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler tại BV Y học cổ truyền trung ương hoặc liên hệ trực tiếp với BS Cường (0912234722). Chi phí khoảng 12-13 triệu đồng, tỉ lệ tái phát 3-5%.

Đỗ Văn Long

Hải Phòng.   10:02 ngày 13/08/2014

Tôi bị bệnh trĩ đã nhiều năm rồi. Mấy ngày nay búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn nên rất đau. Tôi đi khám được chẩn đoán trĩ độ 3. Xin quý báo tư vấn bệnh của tôi nên điều trị thế nào, có phải mổ không?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Tình trạng bệnh trĩ hiện tại của bác là trĩ độ 3 tắc mạch, để điều trị triệt để phải dùng phương pháp phẫu thuật. Nếu chưa có điều kiện phẫu thuật, có thể dùng thuốc: An Trĩ Vương... ngâm hậu môn nước ấm. Bác có thể đến BV Y học cổ truyền TƯ hoặc các BV ĐK tuyến tỉnh để khám và điều trị phẫu thuật.

Phan Anh Minh

38 tuổi- Phú Yên.   10:26 ngày 13/08/2014

Tôi bị trĩ nội nhưng đi khám bác sĩ chưa cho chỉ định cắt trĩ, tuy nhiên mỗi khi đi ngoài thấy rất khó khăn, các bác sĩ chỉ cho tôi thuốc đặt hậu môn proctolog mỗi khi bị táo bón. Mỗi lần như vậy tôi lại đi đại tiện dễ dàng hơn, tuy nhiên tôi muốn chữa trị triệt để những khó chịu này, tôi có cần phải phẫu thuật hay không?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trường hợp này theo chỉ định bạn nên phẫu thuật, nhưng phải đến những trung tâm có kinh nghiệm chuyên sâu về hậu môn trực tràng như khoa Ngoại, BV YHCT Trung ương hoặc BV Việt Đức; không nên đến các phòng khám hoặc các trường hợp tư nhân để làm cá thủ thuật dễ gây nhiễm trùng hoặc biến cố trong phẫu thuật bệnh trĩ

Nguyễn Thị Xuyến, 36 tuổi

Bắc Ninh.   10:06 ngày 13/08/2014

Tôi 36 tuổi, sau khi sinh cháu thứ 2, tôi mắc bệnh trĩ khá nặng nên mỗi lần đại tiện tôi bị chảy máu. Tệ hơn là gần đây tôi thấy trĩ bị sa ra ngoài nên tôi hay bị đau và ngứa. Chồng tôi khuyên nên đi mổ cắt trĩ nhưng tôi rất ngại và lo sợ, tôi muốn được dùng thuốc để điều trị bệnh. Xin quý báo cho biết loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh của tôi?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với tình trạng bệnh của chị thì bệnh trĩ ở giai đoạn 3. Để điều trị tiệt căn phải dùng phương pháp phẫu thuật. Dùng thuốc điều trị chỉ mang tính chất điều trị hỗ trợ, các loại thuốc có thể dùng chống táo bón (An Trĩ Vương...), ngâm hậu môn nước ấm, uống nhiều nước...

Trần Thu Hà

Hải Dương.   10:22 ngày 13/08/2014

Tôi năm nay 42 tuổi, bị mắc bệnh trĩ từ sau khi sinh cháu thứ 2, đến nay đã 15 năm. Tôi lại hay bị mắc chứng táo bón nên gần đây bệnh trĩ ngày càng nặng lên. Mỗi lần đi ngoài, các búi trĩ thường căng phồng lên và lồi hẳn ra ngoài, đôi khi bị chảy máu và rất đau. Nhiều lúc sau khi đi vệ sinh xong, búi trĩ không tự co lại mà tôi phải dùng tay để ấn vào nên rất khó chịu. Xin cho biết có thể dùng thuốc gì để điều trị bệnh trĩ? Tôi xin cảm ơn!

BSCK II Hoàng Đình Lân

Theo như bạn mô tả, bạn bị trĩ độ 3, tức là đã có chỉ định phẫu thuật thì mới triệt để. Còn nếu không có điều kiện phẫu thuật thì có thể uống thuốc để khắc phục chứng chảy máu, đau và rát hậu môn. Để uống thuốc có hiệu quả, bạn phải đến các thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc chuyên khoa tiêu hóa ghi đơn thuốc đúng theo chỉ định và bệnh lý của bạn.

Ví dụ như Dallou hoặc một số bài thuốc YHCT như chè trĩ số 9 hoặc một số TPCN hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như An Trĩ Vương...

Nguyễn Thị Phúc

Phú Thọ.   09:51 ngày 13/08/2014

Thưa GS. Nhâm, tôi thường xuyên bị táo bón nặng, đi ngoài ra máu. Hiện nay dù có táo bón hay không luôn thấy ở hậu môn có một phần thịt lồi như 1 cái mụn nhỏ. Xin hỏi GS có phải tôi đã bị trĩ không, bệnh táo bón của tôi có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ? Cần phải điều trị và sinh hoat như thế nào mới có hiệu quả?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chào bạn! Theo mô tả, bạn đã bị trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp (vì có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi). Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách dùng tay ấn nhẹ búi trĩ sau khi đi cầu xong, nếu búi trĩ co vào trong (chân búi trĩ ở trong lòng ống hậu môn), bạn đã bị trĩ nội. Nếu búi trĩ không vào trong được (chân búi trĩ mọc ngay rìa ống hậu môn), bạn đã bị trĩ hỗn hợp với trĩ nội tương đương độ 2 hoặc độ 3.

Táo bón cùng thói quen sinh hoạt không điều độ là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nên bạn cần chú ý phòng tránh bằng cách ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng, không nên ngồi nhiều đứng lâu, ngồi xổm, nên xoa bụng khi đi cầu và vận động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội đều đặn hàng ngày.Nếu đau rát nhiều, bạn ngâm hậu môn bằng nước muối 0.9% ấm khoảng 10 phút mỗi ngày sẽ thấy dễ chịu hơn, giúp vệ sinh tốt và co búi trĩ nhanh hơn.

Bạn có thể uống thực phẩm chức năng An trĩ vương để giúp hỗ trợ điều trĩ bệnh trĩ và giảm nhanh triệu chứng táo bón của mình. Nên điều trị duy trì  từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất bạn nhé. Tuy nhiên trong điều trị nếu thấy bệnh nặng thêm hoặc táo bón tăng lên, nên đi khám chuyên khoa.

Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Minh Đức VN

  10:21 ngày 13/08/2014

Thưa Bác Sĩ, bệnh nhân thường xuyên bị Táo Bón có ảnh hưởng gì đến Trĩ ko?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Táo bón là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ, do đó bạn cần phải điều trị tình trạng táo bón. Bạn có thể đến khoa Chất lượng cao, BV Y học cổ truyền TƯ, 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội để được tư vấn và điều trị tình trạng táo bón của bạn.

Hoàng Hải Vân

Thái Bình.   10:19 ngày 13/08/2014

Cháu năm nay 29 tuổi, bị bệnh trĩ nội loại 2 và hình như sắp sang loại 3. Mong các bác sĩ có thể tư vấn giúp cho cháu nên chữa trị theo cách nào an toàn, khỏi hẳn với tình trạng bệnh như trên được không? Và nếu cháu chữa theo phương pháp khâu triệt mạch trĩ thì sẽ như thế nào? Thời gian nằm viện và chi phí là khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn các bác đã giúp cháu!

BSCK II Hoàng Đình Lân

Nếu chỉ định khâu triệu mạch trĩ, bạn có thể về nhà ngày thứ 2 sau phẫu thuật, còn ở tỉnh xa thì mất 3 ngày. Sau đó bạn vẫn phải dùng thuốc theo đơn để điều trị.

Kinh phí phương pháp này khoảng 12-13 triệu đồng.

Nguyễn Hoàng Oanh

Nguyễn Chí Thanh- Hà Nội.   10:00 ngày 13/08/2014

Xin bác sĩ cho tôi hỏi, mặc dù con tôi ăn ít rau, nhưng ăn nhiều hoa quả nhưng sao cháu vẫn bị táo bón. Cháu nhà tôi mới 4 tuổi nhưng cứ 2-3 ngày mới đi 1 lần, mỗi lần đi đều không dám ngồi bô vì sợ đau. Từ bé cháu toàn phải đi ngoài ở tư thế đứng vì quá đau.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo bác kể thì cháu của bác đang bị tình trạng táo bón mạn tính ở trẻ nhỏ, nên đưa cháu  tới khoa Chất lượng cao, BV Y học cổ truyền TƯ, 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội để được khám và điều trị.

Đặng Ngọc Toàn

University of Western Sydney, NSW, Australia.   14:36 ngày 11/08/2014

Kính thưa bác sỹ, Xin gửi lời chào bác sỹ từ Úc châu. Vì gần đây (tuần vừa rồi và tuần này), tôi đi đại tiện có thấy máu tươi thấm vào giấy vệ sinh, tôi rất lo lắng không biết mình bị bệnh gì. Cụ thể, tuần vưa rồi sau khi đi đại tiện tôi tình cờ phát hiện có máu tươi dính ở giấy vệ sinh. Nhưng những lần sau đó tôi không phát hiện thấy hiện tượng này nữa. Sáng nay, tôi lại phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, dù không nhiều lắm. Hiện tại, sức khỏe tôi vẫn bình thường, vẫn ăn uống, sinh hoạt không có gì khác lạ. Công việc hiện tại dòi hỏi tôi phải ngồi liên tục rất nhiều giờ mỗi ngày (khoảng 8-10 hrs), suy nghĩ nhiều và nhiều lúc căng thẳng. Tôi không chắc đây có phải là nguyên nhân gây ra việc đi cầu có máu không? Tôi có đi thăm khám bác sỹ bên này và họ có khám ở hậu môn và nói rằng không thấy vị xước hay rách gì. Do tôi thấy không an tâm, nên xin bác sỹ vui lòng cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. Tôi không hút thuốc hay uông rượu nhiều, chỉ thỉnh thoảng (có thể cả năm không hút 1 điều nào hay uống rượu). Rất mong được bác sỹ tư vấn và giúp đỡ. Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chào anh, đi ngoài ra máu chỉ là một hiện tượng, nó có rất nhiều nguyên nhân, mà trong đó xước hay rách hậu môn chỉ là một nguytên nhân không quan trọng. Chắc anh cũng có tuổi, đi ngoài ra máu cần được đặc biệt khám về đại tràng và hậu môn. Khám xét tốt nhất là phương pháp nội soi. Anh nên đặt vấn đề nội soi toàn bộ đại tràng và hậu môn (có thể bằng máy hay viên nang). Trước mắt anh nên tránh ngồi lâu và càng giữ gìn ăn uống, vệ sinh càng tốt.

Nguyễn Thanh Lan, 20 tuổi

Hưng Yên.   09:59 ngày 13/08/2014

Cháu năm nay 20 tuổi, hai tháng nay thi thoảng cháu lại bị đi ngoài phân có dính máu tươi. Phần hậu môn có lòi một cục nhỏ bằng hạt lạc. Có phải cháu bị trĩ không? Làm gì để khỏi bệnh?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Để khẳng định là bệnh trĩ cháu nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng tại BV Y học cổ truyền TƯ hoặc các tỉnh, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho cháu.

Lê Phan Hưng

40 tuổi.   09:56 ngày 13/08/2014

Tôi tên Hưng, 40 tuổi. Tôi đã bị trĩ lâu năm, đi khám thì bác sĩ nói tôi bị trĩ độ 3, bác sĩ khuyên nên phẫu thuật nhưng tôi rất sợ phải phẫu thuật. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có nhất thiết phải phẫu thuật hay không? Sau phẫu thuật nghe nói vẫn có thể bị tái phát, vậy phải làm thế nào tránh tái phát?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Chào bạn!

Tình trạng của bạn bị trĩ nội độ 3, tức là khả năng tự co lên của búi trĩ kém. Do vậy, để giải quyết nhanh tình trạng trĩ bệnh này, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ tức là: Thủ thuật hoặc phẫu thuật loại bỏ búi trĩ bệnh. Đồng thời phòng tránh bệnh tái phát sau phẫu thuật trĩ như sau:

- Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

- Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

- Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả như tpcn An Trĩ Vương. Uống tpcn An Trĩ Vương ngày 4 viên chia 2 lần

liên tục trong 3 tháng để đạt kết quả cao.

Chúc bạn mạnh khỏe và thành đạt!

hoapt27@gmail.com

Nhãn hàng.   09:55 ngày 13/08/2014

Chào Bác sĩ Hoàng Đình Lân, em là nam, năm nay 27 tuổi,là lái xe taxi tại Hà Nội. Dạo gần đây em hay bị đi cầu ra máu, có cục u nhú ra sau đó thụt vào. Xin hỏi bác sĩ có phải em đã bị bệnh trĩ không? Các biểu hiện nhận biết bệnh trĩ là gì?

BSCK II Hoàng Đình Lân

Chào bạn!

Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Như vậy trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ là:

- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.

- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh

Với các triệu chứng mô tả có thể bạn đang bị trĩ nội độ 2, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn- trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh bạn nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Lê Mạnh Cường, 38 tuổi

Hà Nội.   09:58 ngày 13/08/2014

Tôi là giám đốc một công ty quảng cáo tại Hà Nội, do đặc thù công việc phải uống rượu bia nhiều, ăn uống không điều độ. Gần đây tôi hay bị đi cầu ra máu, có búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên. Tôi được giới thiệu dùng An Trĩ Vương, vậy dùng liệu có hiệu quả không? Liều dùng thế nào? Nên kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống ra sao?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Chào bạn! Theo mô tả bạn đang ở giai đoạn trĩ nội độ 2. Bệnh chưa đến mức phải phẫu thuật mà quan trọng của quá trình điều trị là làm bền hệ tĩnh mạch trĩ và tránh yếu tố nguy cơ bệnh.

Việc thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn làm cho niêm mạc bị sung huyết, gây cản trở quá trình máu trở về tĩnh mạch nên dễ gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, với những người uống rượu quá nhiều và thường xuyên uống rượu, đa số thường ăn uống thất thường khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thường bị táo bón và tiêu chảy cũng là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên hạn chế sử dụng bia rượu trong cuộc sống hàng ngày, nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Thường xuyên đi lại, vận động, uống nhiều nước, sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa...

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón, bạn có thể sử dụng sản phẩm An Trĩ Vương. Sản phẩm tpcn An Trĩ Vương nguồn gốc thảo dược an toàn, có tác dụng giúp hỗ trợ làm co búi trĩ, làm bền hệ tĩnh mạch trĩ , chống viêm và chống táo bón hiệu quả. Trường hợp của bạn có thể dùng An Trĩ Vương theo hướng dẫn sau:

-2 Tháng đầu tiên: Ngày uống 9 viên chia 3 lần.

- Tháng thứ 3: Ngày uống 6 viên chia 2 lần.

-Tháng thứ 4: Ngày uống 4 viên chia 2 lần.

Sau 4 tháng sử dụng, tpcn An Trĩ Vương giúp búi trĩ của bạn co lên hoàn toàn và hệ tĩnh mạch trĩ đã bền vững. Tuy nhiên, ban vẫn cần duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh tái phát bệnh.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Trang, 23 tuổi

  09:57 ngày 13/08/2014

Thưa bác sĩ Cường, tôi là Trang 23 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Em thường làm việc với máy tính tại văn phòng nên thường phải ngồi 8 tiếng mỗi ngày, công việc cũng khiến tôi ăn uống không điều độ nên bị trĩ. Búi trĩ thường xuyên ở ngoài, phải ấn lên mới vào? Bác sĩ cho tôi hỏi triệu chứng như vậy thì là trĩ độ mấy, trĩ có mấy cấp độ và cách điều trị hiệu quả như thế nào?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Chào bạn!

Bệnh trĩ tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Triệu chứng bệnh trĩ ở mỗi dạng lại khác nhau:

Trĩ nội: các búi trĩ được hình thành trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ:

Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn.

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được.

Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.

Trĩ ngoại : Búi trĩ hình thành ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.

Trĩ hỗn hợp: Sự hiện diện của cả trĩ nội và trĩ ngoại ở 1 bệnh nhân được gọi là trĩ hỗn hợp.

Theo mô tả bạn đang bị trĩ nội độ 3 (búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và phải đẩy mới lên được).  Khi tĩnh mạch trĩ suy ở mức độ 3, khả năng co lên kém, có thể phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, phẫu thuật trĩ chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh trĩ (loại bỏ búi trĩ). Phần khác không kém phần quan trọng của quá trình điều trị là làm bền hệ tĩnh mạch trĩ và tránh yếu tố nguy cơ tái phát bệnh.

Để phòng tránh yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ bạn nên thực hiện theo chế độ sau:

- Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

- Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

- Vệ sinh bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ sau mỗi lần đi cầu.

Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng giúp hỗ trợ làm co búi trĩ, làm bền hệ tĩnh mạch trĩ , chống viêm và chống táo bón như  thảo dược  An Trĩ Vương.

Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh trĩ, chị có thể gọi đến tổng đài số 0439959969.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh và hạnh phúc!

Lương Trung Dũng

Nam, 36 tuổi - Hà Nội.   20:57 ngày 07/08/2014

Chào bác sỹ Hai năm nay em thường bị rát hậu môn mỗi khi đi làm ngồi nhiều hay ngồi xe máy. Em cũng đã đi khám và bác sỹ bảo viêm ống hậu môn. Trước em có uống một loại thuốc đông y mấy tháng nhưng vẫn không khỏi, nên cũng một năm nay em cũng không dùng gì cả. Nếu ở nhà thì hiện tượng đó rất ít và thậm chí không có, chỉ có những lúc em đi xe máy đi làm và ngồi nhiều mới bị hiện tượng như vậy. Bác sỹ hãy tư vấn và cho em lời khuyên Em xin cảm ơn bác sỹ.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Theo lời kể của bạn, có thể bạn đang bị bệnh lý nứt kẽ hậu môn, và cần phải tới bác sĩ để điều trị. Mời bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để có chẩn đoán và giải pháp điều trị thích hợp.

Đặng Diễm Trinh

Nữ, 21 tuổi - cần thơ.   17:15 ngày 09/08/2014

Cháu xin chào chương trình, chào các bác sĩ ạ! Con bị táo bón khoảng gần 1 năm nay, có đi khám bác sĩ bảo là nứt đường hậu môn cấp, nhưng uống thuốc hết được thời gian ngắn rồi bị lại, và hiện tại đến nay vẫn còn, con đi vệ sinh ra máu hoài và đau rát, con rất muốn nghe lời khuyên của bác sĩ và chỉ cho con cách điều trị ạ, con đi học rất mệt mỏi và khó khăn ạ, cảm ơn chương trình và các bác sĩ ạ!!

BSCK II Hoàng Đình Lân

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn cấp thì điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, kết hợp thuốc ngâm và thuốc toàn thân, có thế kết hợp thuốc y học hiện đại và YHCT. Nếu có viêm nhiễm, nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh và nên đến các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc BS tiêu hóa để tư vấn, điều trị bằng thủ thuật như nong hậu môn cũng có kết quả tốt 70%.

Lương Mai

mailuong@gmail.com.   10:04 ngày 13/08/2014

Tôi mới phẫu thuật trĩ theo phương pháp longo cách đây 3 tuần. Xin hỏi BS tôi có cần phải kiêng các loại thức ăn hoặc thực phẩm nào không? Nếu phải kiêng thì kiêng trong thời gian bao lâu? Sau khi phẫu thuật, tôi nên ăn các loại thực phẩm hoặc có chế độ ăn như thế nào cho hợp lý?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Trong các thức ăn cần kiêng nhất sau phẫu thuật longo là : gạo nếp (gây sưng), rau muống (gây lồi), ngoài ra kiêng đồ cay nóng, bia rượu, thuốc lá. Bạn cần kiêng càng lâu càng tốt nếu bạn muốn tránh tái phát bệnh, nhất là những thức ăn gây táo bón, kiết liị, ỉa chảy.

Ban Nguyen Trong

trongban...@gmail.com.   09:48 ngày 13/08/2014

Cháu tôi 3 tuổi không biết ăn rau nên hay bị táo bón, làm cách nào dể chống táo bón cho cháu?

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Đây là tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, nên đưa cháu đến khám tại khoa Chất lượng cao, BV Y học cổ truyền trung ương, 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội để có chẩn đoán và giải pháp điều trị phù hợp.

trinhvanbinh

Nam, 60 tuổi - hongky yenthe bacgiang.   18:30 ngày 10/08/2014

tôi bị trĩ nội độ 3 hơn 10 năm nay.nhờ các bác sĩ tư vấn cách điều trị. xin trân trọng cảm ơn.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trĩ nội độ 3 có chỉ định phẫu thuật, hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật không xâm lấn như khâu treo triệt mạch dưới siêu âm dopple của BV YHCT. Nếu bạn định phẫu thuật thì đến khoa Ngoại của BV để được tư vấn cụ thể. Còn nếu chưa có điều kiện kinh tế, thời gian để phẫu thuật thì bạn có thể điều trị nội khoa và chế độ kiêng khem để duy trì sinh hoạt hàng ngày.

Bảo

Nữ, 42 tuổi - Q.Tân Phú, tp.HCM.   11:28 ngày 08/08/2014

@PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm : Dạ cháu chào PGS.TS năm nay cháu 42 tuổi là nữ, cháu là nhân viên VP. Cháu đang bị trĩ độ 2, bị nứt hậu môn và có miếng da thừa bằng hột ngô, hiện cháu đang được bác sĩ điều trị vết nứt trước rồi bs nói sẽ cắt miếng da thừa sau.Cho cháu hỏi nếu như cháu không cắt miếng da thừa đó thì có ảnh hưởng gì không thưa bác ( vì cháu biết bệnh này sẽ bị tái phát nếu như không chú ý đến việc ăn uống). Xin bác hãy trả lời giúp cháu.Cháu xin cảm ơn bác.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Qua thông tin chị cho biết, tôi không biết chị đang được điều trị bằng phương pháp nào. Hiện nay phương pháp chữa nứt hậu môn tốt nhất là bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Nếu vậy bạn nên tranh thủ cắt mảnh da thừa trong lúc phẫu thuật, vì khi phẫu thuật bác sĩ sẽ gây tê ở hậu môn cho chị. Tuy nhiên mảnh da thừa không gây nguy hiểm, không biến thành ung thư, nó chỉ làm vướng ở hậu môn, nên nếu điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật (ví dụ như tiêm botox) thì có thể cắt hay không cắt da thừa vẫn được.

hoang

Nam, 25 tuổi - 47 le lai quan 1 tphcm.   19:29 ngày 12/08/2014

cho em hỏi cao hạt dẻ ngựa có tác dụng gì với bệnh trĩ a

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Hiện tại chưa có tài liệu khoa học nào để nói về tác dụng của cao hạt dẻ ngựa để điều trị bệnh trĩ.

Nguyễn Hằng

CĐSP Thái Nguyên.   15:14 ngày 12/08/2014

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi, chưa có gia đình. Cháu phát hiện mình bị trĩ ngoại cách đây 3 năm khi thấy túi trĩ lồi ra. Cháu đã điều trị bằng thuốc bắc nhưng không khỏi. Tình trạng bệnh của cháu chưa nặng vì không phải lúc nào túi trĩ cũng lồi ra. Nếu cháu ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước thì thấy bệnh đỡ hơn. Cháu muốn hỏi bác sĩ về cách điều trị để khỏi hẳn bệnh, cháu có nên đến cơ sở y tế để cắt bỏ túi trĩ không? Cháu rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Cháu cảm ơn!

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trĩ ngoại thì điều trị nội khoa không có tác dụng mấy, mà phải điều trị bằng ngoại khoa. Nếu có gia đình, trước khi chửa đẻ nên phẫu thuật để khi có thai trĩ không bị sa lồi hoặc tắc mạch.

Trần Thị Thu Nga

Nữ, 43 tuổi - 180 Long thới-Long Thành Trung -Tây Ninh.   12:45 ngày 11/08/2014

Xin hỏi chuyên gia, loại thuốc nào được dùng để điều trị trĩ dạng nhẹ (chỉ khi bị táo bón, mới có cảm giác khó chịu như ngứa hậu môn,hậu môn rát và rướm máu)

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bản chất là bệnh lý táo bón chưa khẳng định được là bệnh trĩ. Tốt nhất bạn nên đến khám chuyên khoa bệnh lý hậu môn trực tràng. Hiện tại bạn có thể dùng các loại thức ăn nhuận tràng như khoai lang, rau diếp cá ... uống nhiều nước

Lâm Tấn Hùng

Nam, 49 tuổi - Trung tâm da liễu Quảng Nam.   15:45 ngày 12/08/2014

Tôi bị trĩ đã lâu, chưa dùng thuốc, cách đây khoảng 02 tháng có chảy máu tươi trong khi đi đại tiện, đến nay đã hết ra máu nhưng lại gây đau, tức rất khó chịu. Nhờ Bác sĩ tư vấn điều trị.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trước hết, bạn phải đến khám để chẩn đoán chính xác có bị trĩ tắc mạch hay không; thứ hai, là có bị áp xe hay không.

Nếu bị hai bệnh trên thì phải dùng kháng sinh giảm đau, thậm chí phải mổ. Còn nếu do trĩ thì có thể điều trị nội khoa dùng thuốc YHCT kết hợp y học hiện đại.

Le Suong

Nữ, 33 tuổi.   09:45 ngày 09/08/2014

Chào Bác sĩ, Em phẫu thuật bệnh trĩ hỗn hợp bằng phương pháp Longo cách nay 4 năm, nhưng sau phẫu thuật em thấy trĩ vẫn còn và cho tới bây giờ. Bình thường thì không sao nhưng sau khi đi vệ sinh ngồi hơi lâu 1 chút là bị lòi ra, có khi phải lấy tay nhét vào. Xin bác sĩ tư vấn giúp em, em có nên đi mổ lần nữa không ạ? Em cảm ơn.

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa về hậu môn trực tràng để khám lại, đánh giá tình trạng bệnh hiện tại từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chính xác. Có thể đến BV Y học cổ truyền trung ương, 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, HN hoặc các BVĐK tuyến tỉnh.

Trần Van Anh

Nữ, 36 tuổi - Vĩnh Phúc.   06:24 ngày 09/08/2014

Tôi năm nay 36 tuổi, sau khi sinh con tôi thấy ở hậu môn xuất hiện một đoạn thịt dài 1cm lòi ra.Tôi chưa một lần đi khám bác sỹ về hiện tượng này. Xin Bác sỹ cho tôi hỏi: 1. Tôi bị như thế có phải là bệnh trĩ không? và đó là loại trĩ gì? 2.Tôi có thể đi khám ở đâu(địa chỉ cụ thể của Bệnh viện và khoa điều trị)để tôi được chữa trị dứt điểm?. Tôi xin cảm ơn Bac sỹ.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Trường hợp của bạn phải thăm khám cụ thể phân biệt giữa trĩ và polip hậu môn để chẩn đoán chính xác, sau đó đến các chuyên khoa tiêu hóa (Chuyên khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai; Phòng khám 217 BV YHCT Trung ươmg) và trực tràng.

Duy Nguyen

chuotdaulau@gmail.com.   09:47 ngày 13/08/2014

Thưa các chuyên gia. Cháu năm nay 17 tuổi,cháu mắc bệnh trĩ cách đây 4 năm. Cháu có lên bệnh viện để chữa trị nhưng cháu bị máu lâu đông bẩm sinh nên không thể cắt đi đc. Cháu cũng có uống thuốc trong vòng 6 tháng liền, bệnh tình có thuyên giảm nhưng do gia đình không đủ điều kiện nên ngưng. Bây giờ thì cháu đi vệ sinh trĩ nó vẫn ra,hết đi thì thụt vào hậu môn. Sinh hoạt của cháu rất khó khăn khi bị bệnh này,có một thời gian cháu bị sưng búi trĩ phải đi chữa trị tư,chữa khoảng 2 tuần thì hết sưng. Vậy các chuyên gia cho cháu biết cách chữa trị với ạ. Cháu xin cảm ơn.

BSCK II Hoàng Đình Lân

Theo tôi, chữa trĩ nên bằng YHCT (ngâm rửa tại chỗ cùng thuốc nhưng nên đến chuyên gia có uy tín để chữa trị như BV YHCT trung ương) kết hợp y học hiện đại như dùng viên Dallou 500mg hoặc một số TPCN hỗ trợ điều trị bệnh trĩ dựa trên những bài thuốc YHCT nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng. Bạn không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc.

HÀ THỊ TRANG

Nữ, 30 tuổi - Nhật tảo -Đông Ngạc -Từ Liêm -Hà Nội.   16:35 ngày 08/08/2014

Cháu đang cho con bú nhưng bị trĩ ngoại được 4 năm rồi giờ cháu có cách nào chữa không ạ? phác đồ điều trị như thế nào .hoặc cho cháu địa chỉ tin cậy để điều trị, Cháu cảm ơn nhiều!

ThS.BS. Lê Mạnh Cường

Với bệnh trĩ độ 4 để điều trị triệt để thì dùng phương pháp phẫu thuật tại BV Y học cổ truyền trung ương, 29, Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc các BVĐK tuyến tỉnh. Nếu chưa có điều kiện điều trị phẫu thuật thì điều trị tạm thời bằng phương pháp nội khoa: nhuận tràng, ngâm hậu môn bằng nước ấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét