Trang

Có 12 loại bệnh sau không nên ăn gừng kể cả làm gia vị

http://chuabenh.info/co-12-loai-benh-sau-khong-nen-gung-ke-ca-lam-gia-vi/
Trang chủ » Sức khỏe » Có 12 loại bệnh sau không nên ăn gừng kể cả làm gia vị
Có 12 loại bệnh sau không nên ăn gừng kể cả làm gia vị
Jan 23, 2015 by Khỏe Đep
Gừng được biết đến không chỉ như là một loại gia vị mà nó còn được dùng trong y học dân gian để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh lí thường gặp. Tuy nhiên, cũng có lúc gừng sẽ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.
Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể khỏi các độc tố và các gốc tự do, giúp làm giảm cân.
Lạ kỳ "chuối cô đơn" – "thần dược" trị bách bệnh
Ngực nhỏ có lợi cho sức khỏe
Những thói quen khiến bạn già trước tuổi
Những điều bạn nên biết khi ăn trứng vịt lộn
Những dấu hiệu để phát hiện bệnh trĩ
Gừng còn có nhiều lợi ích khác nữa. Song cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng. Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.

Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:
- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.
- Đang bị khối u
Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.
- Viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.
- Khi bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.
- Bị sỏi mật
Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
- Khi bị trĩ, xuất huyết
Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.

- Khi bị huyết áp cao, bệnh tim
Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.
- Khi mang thai
Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.
- Khi thân nhiệt cao
Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.
- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da
Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.
- Quá trình dị ứng
Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.
- Sự tương tác thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.
Nguồn: soha.vn



Những cấm kỵ khi sử dụng gừng

anninhthudo.vn - Trần Biên , (Theo Citydoctor.ru)


ANTĐ - Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như là một trong các loại thực phẩm gia vị, mà nó còn được dùng trong y học dân gian để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, khi sử dụng gừng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi dùng gừng làm thuốc hay để ăn bạn hãy chú ý đến một số điều cần lưu ý sau.



Bệnh dạ dày: Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và  gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.

Bệnh gan: Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.

Bệnh trĩ, xuất huyết: Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.

Phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Người thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Tương tác của thuốc và gừng: Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

Theo Đông y, bạn dùng gừng không được gọt vỏ vì như vậy sẽ mất hết dược tính của gừng. Không được ăn gừng tươi đã bị dập hay mọc mầm vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản. Hơn nữa, thời gian buổi tối cũng không được ăn gừng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe.





























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét