Trang

Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam

(TNO) Theo ghi nhận mới nhất của Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) thì Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam hiện nay thuộc về cụ ông Cao Viễn (106 tuổi, sinh năm 1908) và cụ bà Vũ Thị Hai (tròn 100 tuổi, sinh năm 1914) tại làng Phượng Lịch, Xóm 2, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.


Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam - Ảnh: Vietkings cung cấp

Hai cụ đều làm nghề nông. Do một trận lũ nên hồ sơ giấy tờ của hai cụ hiện không còn, chỉ còn sổ hộ khẩu được cấp vào năm 2008.

Dù đã bước qua tuổi 100 nhưng hai cụ vẫn rất minh mẫn, các cụ thích đọc báo, nghe đài, đặc biệt cụ ông rất thích làm thơ và có một biệt tài nấu ăn rất ngon. Cụ Viễn còn tự tay viết danh sách con, cháu và một bài thơ để gửi cho Vietkings với nét chữ khá rõ ràng và chính xác...

Hai cụ có tất cả 8 người con (3 người con trai và 5 người con gái), gồm: ông Cao Xuân Du sinh năm 1935 (mất năm 2012); người con gái tiếp theo mất khi vừa 10 tuổi; ông Cao Xuân Đại sinh năm 1939 (75 tuổi); bà Cao Thị Tứ sinh năm 1943 (71 tuổi); ông Cao Xuân Ngũ sinh năm 1947 (67 tuổi); bà Cao Thị Đào sinh năm 1950 (64 tuổi); bà Cao Thị Lan sinh năm 1952 (62 tuổi) và bà Cao Thị Quế sinh năm 1955 (59 tuổi).

Hai cụ đã có 34 cháu nội, ngoại. Người cháu nhiều tuổi nhất đã 54 tuổi, cháu nhỏ tuổi nhất đã 25. Các cháu của hai cụ đều đã trưởng thành, trở thành các cán bộ công chức nhà nước. Hai cụ có 138 người chắt (lớn nhất 27 tuổi và nhỏ nhất là 3 tháng tuổi), trong đó có một chắt nội được đi du học tại Đức và hiện công tác tại TP.HCM.

Khi được hỏi về bí quyết sống lâu, hai cụ chia sẻ: "Sống vô tư, chân thật, vui vẻ, hòa hợp với mọi người, biết kính trên nhường dưới, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và chăm chỉ thể dục… Muốn con cháu hiếu thảo, học hành giỏi, đạo đức tốt thì trước hết cha mẹ bao giờ cũng phái là tấm gương soi". 

Bà Cao Thị Quế (con út) cho biết dù đã 106 tuổi nhưng cụ ông vẫn thích nghe đài, sáng tác thơ, đọc báo, lúc con cái bận cụ có thể nấu ăn. Cụ sống hiền lành, chất phác nên chưa mất lòng một ai từ đứa trẻ con đến người lớn tuổi. Bà Quế coi việc hai cụ sống đến ngưỡng "bách niên giai lão" là đại phúc của cả gia đình.

Tổ chức Vietkings sẽ cử đại diện tới trực tiếp trao bằng xác lập kỷ lục và huy hiệu Kỷ lục Việt Nam đến cặp vợ chồng đặc biệt này. Đồng thời, sẽ chịu các chi phí liên quan để đề xuất xác lập kỷ lục cho "Cặp vợ chồng cao tuổi nhất" đến Tổ chức Kỷ lục châu Á và Tổ chức Kỷ lục Thế giới.

Hà Đình Nguyên

>> Bí quyết trường thọ của cụ bà già nhất thế giới
>> 10 kỷ lục về biển đảo Việt Nam
>> Người từng nắm kỷ lục béo nhất thế giới qua đời ở tuổi 48
>> Kỷ lục nhắn tin nhanh nhất thế giới đã bị phá
>> Công bố đặc sản quế Trà Bồng xác lập kỷ lục châu Á

Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh rận mu

Hồng Anh (Tổng hợp)  31/07/14 07:27

(GDVN) - Rận mu là những sinh vật ký sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục có hình thù giống con cua, nó là loài côn trùng có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông.

Cảnh báo bệnh rận mu tái phát

Tờ Thanh niên ngày 30/7 đưa tin, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, gần đây viện tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp rận mu (còn có tên gọi là rận càng cua, rận bẹn...) ký sinh trên cơ thể.

Hầu hết bệnh nhân đều sống tại TP. Hà Nội và mới nhất là trường hợp Trần Đình H. (nam, 19 tuổi, ở Q.Tây Hồ, Hà Nội). Suốt 3 tuần liên tục, anh H. này bị ngứa vùng kín, khi đến khám còn mang theo hai con rận nhỏ đựng trong lọ thủy tinh.

"Hai côn trùng này được chúng tôi xác định đúng là rận bẹn", PGS-TS Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho biết.

Rận mu sống trên mắt.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y VN) cho biết thêm: "Thời gian qua chúng tôi tiếp nhận 8 trường hợp mắc rận bẹn, gồm 2 nữ, 6 nam, đều là người lớn. 3 trường hợp gần nhất là bệnh nhân P.T.N (nữ, 35 tuổi, ngụ Tuyên Quang), Phạm Văn N. (nam, 41 tuổi, ngụ Hà Đông) và T. (nam, 32 tuổi, ngụ H.Kim Động, Hưng Yên), đều có rận ở vùng bẹn, phải gãi liên tục gây lở loét. Rận bám rất chắc ở chân lông, có những vết thâm đen ở da vùng bẹn do rận hút máu để lại… Có nam bệnh nhân rất lo lắng vì cứ nghĩ rằng mình mắc bệnh về nam khoa!".      

Không chỉ ký sinh ở người lớn, rận bẹn còn có thể ngụ trên cơ thể trẻ em

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương từng tiếp nhận bệnh nhi T.V.A (5 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội), vào viện trong tình trạng một bên mi mắt bị rận ký sinh gây đau, ngứa khó chịu. Rận bám sát vào chân mi mắt, khiến bờ mi của cháu nổi cộm.

"Chỉ trên một bên mi mắt mà mẹ của cháu bé bắt được gần 20 con rận bẹn!", PGS-TS Nguyễn Văn Châu cho biết.

Rận mu là gì?

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới.

ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm của con người.

Rận mu.

Đặc điểm nhận biết

Rận mu là những sinh vật ký sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục có hình thù giống con cua, nó là loài côn trùng có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông của con người, chúng bám vào lông ở phần mu. Rận mu không có cánh, thân trắng, màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu.

Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.

Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau.

Biện pháp phòng tránh

Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.

Rận mu ở bụng.

Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.

Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm.

Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.

Nguyên nhân giun sán lúc nhúc trên người

(VTC News) – Một ca bệnh hy hữu mà TS – BS Nguyễn Thu Hương điều trị là sán lá gan nhỏ 'làm tổ' trong của quý của bệnh nhân.

Trên thành 'của quý' của một bệnh nhân nam, 42 tuổi, ở Hà Nội bỗng xuất hiện khối u nhỏ. Lúc đầu, vợ tưởng chồng bị lậu và rất lo lắng. Người vợ không tránh khỏi những băn khoăn về người chồng 'má ấp tay kề'.

Hai vợ chồng dẫn nhau đến bệnh viện phụ sản TW điều trị thuốc nhưng không khỏi.

Ăn gỏi cá, người đàn ông ở Hà Nội bị sán đóng tổ trong 'của quý'
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Ảnh: Nguyễn Tâm
TS – BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW) cho biết: Bệnh nhân nam phát hiện u nhỏ cộm cứng thành dương vật gần một tháng. Kèm theo không đau, hơi ngứa, đi tiểu bình thường không buốt, không có mủ lỗ tiểu.

Bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư nhân được chẩn đoán u nang và được chỉ định cắt đốt điện. Sau điều trị vẫn thấy ngứa, vướng, thành dương vật nổi cộm cứng dưới da.

Khám dưới da cách bao quy đầu 0,5 cm có một vật dài 2cm, nhỏ mỏng. Chúng tôi chẩn đoán theo dõi ký sinh trùng dưới da. Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm như dịch niệu đạo Chlamydia âm tính, cầu khuẩn gram âm đương tính (++); Test nhanh HIV âm tính, HBsAg âm tính.

Siêu âm gan bình thường. Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt khối u.

Phẫu tích khối u thấy ở trung tâm có một ký sinh trùng dài khoảng 2cm dẹt, đường kính 1mm màu vàng trong, phần đầu cắm chặt vào vật hang. Xung quanh tổ chức xơ và dịch vàng trong.

Mẫu vật được chuyển vào xác định loài tại khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW. Chẩn đoán hình thể ban đầu là con sán dẹt có hình lá, màu hồng nhạt, hơi khô cứng, kích thước 18mm x 1mm x 5mm. Hình thể xác định nghĩ đến sán lá gan nhỏ. Bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen, mẫu vật đã được xác định chính xác là Clonorsis sinensis.

Đây là một loài sán lá gan nhỏ gây bệnh trên người hay gặp tại các cùng người dân có thói quen ăn gói cá sống. Bình thường bệnh hay gặp tổn thương vùng gan và có thể gây ung thư gan.


Dù tận mắt thấy con sán lá gan nhỏ nhưng BS Hương rất cẩn trọng. Đây là ca bệnh cực hy hữu khi sán lá gan nhỏ sống trên dương vật.

BS Hương phải hỏi rất kỹ và yêu cầu gặp cả 2 vợ chồng bệnh nhân để hỏi cho tường tận cũng như giải thích cho 2 vợ chồng rõ. Một chi tiết đáng quan tâm là ông cùng bạn hay đi nhậu có ăn món cá sống. Như vậy, có thể sán lá gan nhỏ đã vào cơ thể ông qua đường tiêu hóa và chu du xuống làm tổ ở 'của quý'.

BS Hương nói: "Để biết chính xác và khoa học đó có phải là sán lá gan nhỏ hay không, mẫu vật được xác định bằng sinh học phân tử và ra kết quả Clonorchis sinensis tại khoa Ký sinh trùng và khoa Sinh học Phân tử của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW.

Phân tích độ tương đồng các nucleotit mẫu nghiên cứu so với mẫu Clonorchis sinensis Nam Định, Việt Nam được lưu giữ trên ngân hàng gen, độ tương đồng là 99,9% và với mẫu Clonorchis sinensis Quảng Đông Trung Quốc độ tương đồng là 98,9%. Sau phẫu thuật cắt bổ khối u, bệnh nhân được điều trị khỏi".

Sán lá gan nhỏ vào cơ thể thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2011), sán truyền qua thức ăn là một nguyên nhân ảnh hưởng đến ít nhất 56 triệu người trên toàn thế giới.

Ăn gỏi cá, người đàn ông ở Hà Nội bị sán đóng tổ trong 'của quý'
Ăn gỏi cá nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ.
Các loài sán lá truyền qua thức ăn gây bệnh cho người phổ biến hiện nay bao gồm Clonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus. Trong đó, sán lá gan nhỏ có ba loài chính gây bệnh trên người là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.

Clonorchis sinensis gây bệnh sán lá gan nhỏ ở người, lần đầu tiên tìm thấy vào năm 1874. Bệnh phổ biến tại các nước có tập quán ăn cá nước ngọt sống hoặc chưa nấu chín.

Theo ước tính của WHO có khoảng 3 triệu người sống tại Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Trung Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini. Hơn 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis.

TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW cho biết, tại Việt Nam đã xác định bệnh do C. sinensis lưu hành chủ yếu ở miền Bắc với ít nhất 15 tỉnh, tỷ lệ nhiễm trung bình 19%. Trong đó, tỉnh có tỉ lệ nhiễm cao là Ninh Bình, Nam Định có một số điểm có tỉ lệ nhiễm lên tới 35%-37%.

Bệnh có liên quan đến tập quán ăn gỏi cá, tại Nam Định tỉ lệ dân ăn gỏi cá tại một số địa phương đến 80,4%, Ninh Bình 70%, Thanh Hoá 67,9%.

Sán lá gan nhỏ O. viverrini được tìm thấy ở ít nhất 9 tỉnh phía Nam như Phú Yên có nơi có tỷ lệ nhiễm tới 36,9%, Bình Định 11,9%, Đăk Lăk 7,6%, Đà Nẵng 0,3%, Quảng Nam 4,6%, Khánh Hoà 1,4%.

Theo TS. Dương đến năm 2013 các số liệu điều tra trong toàn quốc cho thấy sán lá gan nhỏ vẫn còn đến 32,7% tại Kỳ Sơn Hòa Bình, 27,7% tại Ba Vì-Hà Nội, 17,7% tại Nga Sơn-Thanh Hóa, 34,85%-50,55% tại Nam Định, 9,36% tại Gia Viễn-Ninh Bình, 11,1% Yên Bình-Yên Bái và tại Tuy Hòa-Phú Yên 0,4%.

TS Hương cho biết: Cả hai loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini được xác định như tác nhân gây ung thư.

Con sán lá gan nhỏ là loài lưỡng tính có hình lá, dài 10-25mm chiều dài và 3-5mm chiều rộng, dày 1mm với 2 hớp khẩu (hớp khẩu miệng lớn hơn hớp khẩu bụng) và có tinh hoàn phân nhiều nhánh nhỏ.

Trứng hình hạt vừng, có nắp nhỏ, 27-35µm x 15-17µm, màu vàng hoặc nâu nhạt. Sán trưởng thành đẻ trứng và thải trứng thu tinh ra ngoài theo phân. Khi những quả trứng đó chứa phát triển đầy đủ đến giai đoạn ấu trùng lông miracidia trong nước ngọt vào vật chủ trung gian thứ nhất (ốc).

Trong các mô của ốc các miracidium phát triển và nhân lên thành ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Các ấu trùng này phát triển và xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ hai là cá nước ngọt Cyprinidae và thành ấu trùng nang cercaria.

Người bị nhiễm do ăn cá sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn, hoặc ăn các loài động vật giáp xác và rau thủy sinh nhiễm ấu trùng sán lá.

Ấu trùng này đến ở tá tràng và xâm nhập các ống dẫn mật, phát triển từ sán non đến con trưởng thành trong vòng một tháng. Khép kín chu kỳ vòng đời khoảng ba tháng. Con sán trưởng thành sống khoảng 20-25 năm.

Trên lâm sàng ca bệnh sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu). Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh. Ca bệnh được xác định bằng xét nghiệm tìm thấy trứng sán  trong phân hoặc dịch tá tràng.

Con sán trưởng thành thường ẩn nằm sâu trong ống mật nhỏ của gan, gây viêm đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, xơ hóa các mô lân cận tùy theo mức độ của bệnh.

Nghiêm trọng nhất là gây ung thư biểu mô đường mật đường mật, một thể biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong của bệnh ung thư biểu mô đường mật do sán lá gan nhỏ.

» Cực nguy hiểm sinh vật kí sinh ở người
» Cận cảnh 'quái vật' giun ký sinh chui ra từ cơ thể vật chủ
» Phát hiện sán xơ mít dài 10m nằm trong ruột người
» Cận cảnh giun móc hút máu người
» Kinh dị các phương pháp chữa bệnh 'lấy độc trị độc'

Nguyễn Tâm
 

Cận cảnh giun móc hút máu người

(VTC News) – Những con giun, sán bò lổm ngổm trên  ngực trên môi nạn nhân nhằm hút máu để sống ký sinh.
Giun, sán bò trên ngực, môi người

Cận cảnh giun móc hút máu người


Mới đây, cô Allen bắt đầu để ý tới vết mèo cào lần trước giờ đã mọc lên một vệt đỏ, ngứa không giống như vết nhiễm trùng thông thường. Cô có cảm giác có con gì đó đang ngọ nguậy trên ngực. Vì vậy, cô đã đến bác sỹ để khám.

Cận cảnh giun móc hút máu người
Giun móc bò trên ngực cô Allen.

Khi kiểm tra qua vết cào, bác sỹ hết sức ngạc nhiên khi thấy giun móc đang bò lổm ngổm dưới lớp da của Allen. Sau đó, vị bác sỹ đã phẫu thuật lấy nó ra khỏi cơ thể cô Allen.

Theo bác sỹ, cô đã nhiễm giun móc. Con giun "quái vật" này đã chui vào cơ thể cô qua vết mèo cào trước đó. Do chủ quan, nên cô cũng không điều trị vết thương ngay từ đầu.

Nhà sinh vật học Dan Riskin cho biết, giun móc là loài ký sinh trùng hút máu. Chúng dùng hai chiếc răng to cắm chặt vào da, lần theo những vết thương mở và xâm nhập vào cơ thể con người để sống ký sinh. Giun móc sống bằng cách hút máu trong cơ thể con người.

Vì vậy, khi mắc bệnh giun móc, người bệnh thường có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt. Ở vết thương nơi giun móc xâm nhập thường nổi lên những vệt loằng ngoằng. Đó chính là những con giun móc đã trưởng thành đang bò dưới lớp da của người bệnh.

Cận cảnh giun móc hút máu người
Giun móc trong cơ thể người.


Tháng 10/2013, một vị tiến sỹ bỗng phát hiện con sán đang di chuyển ở niêm mạc môi của mình, nó đã ở đó 3 tháng trước khi được lấy ra.

Tiến sĩ Jonathan Allen, 36 tuổi, là một chuyên gia về động vật không xương sống tại trường Đại học William và Mary, ở Virginia,  Mỹ.  Một lần, anh đang giảng dạy trên lớp thì thấy có vật gì đó cựa quậy ở niêm mạc môi. Anh có thể cảm nhận được con sán đó bằng chính lưỡi của mình mỗi khi nó di chuyển.

Sau đó, anh đã đến khám bác sỹ  phẫu thuật răng miệng nhưng ông ta nói rằng Allen hoàn toàn bình thường.  Thậm chí, ông ta còn cho rằng chỗ nổi lên đó là một rối loạn sắc tố bình thường trong miệng.

Không dừng ở đó, anh quyết định tự giải quyết con sán đó bằng một chiếc kẹp. Và Allen đã lôi được con sán ra ngoài cơ thể, nhốt nó vào một chiếc lọ nhựa.

Theo vị tiến sỹ, con sán này đã tồn tại ở niêm mạc môi, niêm mạc chỗ má của anh ta được khoảng 3 tháng. Và khi ký sinh ở đó, nó không ngừng di chuyển từ môi ra má và ngược lại.

Con sán này được xác định là Gongylonema pulchruma, sinh vật ký sinh trùng chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể gia súc. Đây là trường hợp thứ 13 tại Mỹ, và là trường hợp thứ 60 trên toàn thế giới được báo cáo rằng chúng sống trên người.

Nó thường được tìm thấy ở động vật - đặc biệt là trâu, bò, chó, mèo và thỏ - nhưng có thể được truyền sang người thông qua các điều kiện mất vệ sinh và ăn các côn trùng bị nhiễm bệnh.

Nó cũng có thể bị nhiễm vào người từ các loại thực phẩm bị ô nhiễm trong quá trình lưu trữ không đảm bảo hoặc từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Tại Việt Nam, nhiều trường hợp bị nhiễm giun, sán. Tháng 1/2013, bệnh nhân Lê Lan 41 tuổi (Khương Đình, Hà Nội) bị những con giun bò lổm nhổm dưới da. Theo kết luận của Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đó là loại giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).

Chị Lan mắc giun vì khi tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi mà không đeo găng tay đã khiến ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da.
Còn ông H.V. D. nhà ở Thái Thịnh, Hà Nội nhập viện vì cơ thể suy kiệt do căn bệnh giun lươn. Ông hay đau bụng, đi ngoài, ăn uống không ngon, buồn nôn làm ông sụt cân khoảng 13 kg.

Trên da còn có những vệt loằng ngoằng dài. Lúc đầu ông tưởng bị dị ứng nên đi khám da liễu nhưng không khỏi bệnh.

Sau đó, các sĩ đã tìm ra bệnh của ông là nhiễm ấu trùng giun lươn. Ông được điều trị với thuốc uống  căn bệnh đã ổn.

Ông cho biết: Khi khám bệnh, bác sĩ có hỏi ông làm nghề gì, có tiếp xúc với đất không? Ông có ăn uống gì sống thường xuyên?

Ông D. vốn làm ở quán hải sản. Vì vậy, mỗi khi khách kêu đồ và còn thừa thì món hàu sống, tôm cuốn sống là khoái khẩu của ông, ông đều ăn sạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc ông bị nhiễm giun lươn.

Tránh bị giun tấn công thế nào?


Cận cảnh giun móc hút máu người

Ths – BS Huỳnh Hồng Quang, Viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn phân tích: Giun lươn tồn tại trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng. Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.


Khi ấu trùng xuyên qua da, bệnh nhân có thể thấy biểu hiện viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu cường độ nhiễm cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy 5-7 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp giun lươn lạc chỗ có thể gây các triệu chứng viêm phổi bất thường.

Bệnh giun lươn mãn tính, không biến chứng có thể gặp ở người bình thường, không có suy giảm miễn dịch, đa số không có triệu chứng. Nếu có thường biểu hiện ở da như những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay.

Biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ,....Trường hợp nặng, có biến chứng gặp ở người suy giảm miễn dịch. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết.

Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Khi cơ thể chúng ta bị suy giảm miễn dịch thì chúng bùng lên phát triển rất mạnh, phát tán đến nhiều cơ quan gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Do đó, BS Quang khuyến cáo: Dù là bệnh nhẹ, không có biểu hiện gì nhưng nếu phát hiện có nhiễm giun lươn qua xét nghiệm thì cũng phải điều trị để giảm nguồn lây cho cộng đồng và tránh bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.

Khi có giun lươn trong cơ thể, nếu có biểu hiện thì chỉ có triệu chứng ở đường tiêu hóa và ngoài da, như tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, xuất hiện đường ngoằn ngoèo ở ngang thắt lưng, trên mu bàn tay, bàn chân và quanh hậu môn (do ấu trùng di chuyển).

Để phòng ngừa nhiễm giun lươn và các loại giun, sán nói chung (giun móc, giun mỏ, giun đũa, giun kim, giun tóc...), các chuyên gia ký sinh trùng khuyên không nên tiếp xúc đất mà không có phòng hộ cá nhân, nhất là không cho trẻ nghịch đất, đi chân đất hoặc chơi các trò chơi tiếp xúc với đất vì lý do ấu trùng loại giun này dễ dàng chui qua da rồi đi vào các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, tránh ăn hải sản sống nếu hải sản đó không được nuôi trong vùng được kiểm soát dịch, bệnh.


» Rợn người cô gái bị ấu trùng ruồi ăn thịt đục não
» Đeo kính áp tròng: Ấu trùng làm tổ trong mắt?
» Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình
» Bị ấu trùng sán bám vào não sau khi ăn tiết canh lợn
» Tại sao có giun bò lúc nhúc dưới da?
» Lúc nhúc dưới da phụ nữ ở Hà Nội là giun lươn

Nam Anh
 

Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình

Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường.
 
Anh Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội) có thói quen khi đi chợ mua cá to thường bảo người bán hàng làm thịt nhưng để lại phần ruột. Phần ruột này được anh Hồng mang về, tuốt sạch phân sau đó dùng để nấu ăn vì anh cho rằng, ruột cá rất giòn, ngon.
Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình
 

Thậm chí những hôm ăn lẩu, anh còn xin thêm người bán hàng ruột cá để ăn nhúng. Mới đây, bị đau bụng không rõ nguyên nhân, đi khám bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm giun.
 
Lời bàn: Ruột cá thường được bỏ đi khi chế biến làm thức ăn. Nguyên nhân do ruột cá chứa nhiều giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Vì thế, tốt nhất nên bỏ phần ruột cá. Nếu ăn cần phải làm sạch, xát muối và nấu thật chín để tránh bị nhiễm giun sán. 

Theo Kiến thức

Điểm lại tình hình Vệ sinh an toàn thực phẩm năm (7/2014)

Thông tin mới nhất vụ bột làm thạch có chất gây ung thư

(VTC News) – Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế họp với các bên liên quan thống nhất về cách xử lý với 16 tấn bột sương sáo chứa chất gây ung thư.
 
Ngày 28/7, Bộ Y tế họp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan để cho ý kiến và đề xuất phương án giải quyết về lượng bột sương sáo chứa chất gây ung thư.

Thông tin mới nhất vụ bột làm thạch có chất gây ung thư
Bột sương sáo làm thạch đen.
Trước đó, tháng 6/2014 Công ty TNHH Thương mại sản xuất 3K (Công ty 3K; 53 Bùi Tư Toàn, Phường Âu Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM nhập khẩu lô hàng 16 tấn bột sương sáo đen và trắng.

Ngày 1/7/2014 Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành lấy mẫu tại cảng.

Trung tâm 3 đã cấp Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu cho lô hàng nói trên. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, Đội Chống buôn lậu (Đội 4) của Tổng Cục Hải quan và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã lấy mẫu đối với lô hàng này và gửi Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kiểm tra.

Kết quả cho thấy hàm lượng thủy ngân, asen vi phạm quy định cho phép hơn chục lần.

Cụ thể, sản phẩm bột sương sáo đen có chứa hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn công bố là 1,4 lần; Hàm lượng Asen cao hơn 18,5 lần; Hàm lượng thủy ngân cao hơn 11 lần. Đặc biệt, sản phẩm bột sương sáo trắng có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn gấp 7,4 lần tiêu chuẩn công bố.

Các bên họp và thống nhất hướng giải q uyết: Lô hàng chưa được cơ quan Hải quan làm thủ tục thông quan vì cơ quan Hải quan đang tiến hành điều tra, xác minh thêm thông tin để làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm nếu có. Cơ quan Hải quan sớm đưa ra kết quả xử lý vụ việc và thông báo cho các cơ quan hữu quan.

Trong quá trình cơ quan Hải quan điều tra, xác minh, nếu cần, cơ quan Hải quan có văn bản đề nghị Bộ Y tế chỉ định cơ quan kiểm nghiệm độc lập theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Một chuyên gia cho biết, việc sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn tối đa cho phép sẽ làm suy giảm chỉ số thông minh ở trẻ em, suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, với phụ nữ có thể bị sảy thai.

Ngộ độc chì có thể gây phù não, phá hủy tế bào não, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, sảy thai, phụ nữa có thai sinh non. Người sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng các chất Asen, thủy ngân sẽ gây bệnh ung thư.
 
Nam Anh
 

Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn

(VTC News) – Trực tiếp sử dụng các hóa chất để luộc bắp bán cho người tiêu dùng nhưng ngược lại, người luộc bắp lại không dám dùng bắp mình luộc đi bán để ăn mà phải luộc riêng mới ăn được.
 
Liên quan đến luộc bắp bằng hóa chất và pin, chúng tôi có dịp đi thực tế tại các lò luộc bắp đi bán dạo ở khắp các chợ, trường học bệnh viện tại TP.HCM. Tại đây, chúng tôi được nghe kể lại quy trình luộc bắp làm sao để bắp nhanh chín, thơm, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu.

Điều đặc biệt, chúng tôi được nghe những người từng luộc bắp đi bán cho biết, "người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào".


Luộc bắp bằng hóa chất mới có lãi

Chúng tôi có mặt tại chợ bắp ngã ba Bầu, (ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Tại đây, bắp sống được bán với giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, tùy từng loại và tùy vào chất lượng bắp có ngon hay không.

Bà Tám, người vừa bán bắp sống, vừa luộc bắp để bán tại chỗ cho chúng tôi biết, chợ ngã ba Bầu là nơi cung cấp bắp sống cho toàn thành phố. Hàng ngày, rất nhiều người đến đây mua bắp về luộc đi bán.

Nhìn chúng tôi, bà hỏi: "Tụi bay xuống đây mua bắp về nấu bán lại hay sao? Đừng có dùng mấy thứ hóa chất mà nấu rồi có ngày bị công an 'hỏi thăm' đấy".


Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn
Một lò nấu bắp nằm trên đường Quang Trung, Gò Vấp 
Bà Tám kể lại, vừa rồi, công an họ kiểm tra mấy lò luộc bắp gần ngã tư An Sương thì phát hiện các chủ lò đều dùng hóa chất và pin để luộc nên đã bị xử lý rất nghiêm. Hiện nay, mấy lò ấy không còn hoạt động được nữa.

Chúng tôi hỏi, luộc bắp bằng pin thì luộc làm sao? Bà Tám cho biết, để bắp nhanh chín, khi luộc, người ta cho một hai cục pin vào nấu chung, bắp chín rất nhanh. Nhưng người luộc phải canh chừng, nếu không để quá lửa bắp sẽ bị nhão.

 

Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn Người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào. Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn

Một người bán bắp
 
Bà Tám cũng cho biết luộc như vậy thì mới có lãi, vì thông thường, khi lấy bắp ở chợ đầu mối bắp không còn tươi, bắp để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Hơn nữa, bắp sống lấy về đã có giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, mà khi bán ra cũng chỉ có từ 2.500 đến 5.000 đồng/bắp thì chỉ có cách luộc bằng hóa chất mới giữ được tươi ngon như bắp mới hái từ vườn về.

Cũng liên quan đến việc dùng pin luộc bắp, chúng tôi có mặt tại lò nấu bắp ở hẻm 249, đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Phú. Trước mắt chúng tôi là một khu nhà trọ tồi tàn xung quanh và một nấu bắp khổng lồ. Hàng trăm chiếc xe bán bắp phía trên đề bảng giá bắp 5.000 đồng/2 bắp, 10.000 đồng/3 bắp.

Phát hiện thấy người lạ đến, những người đàn ông liền ra "tiếp đón" chúng tôi. Một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi lớn tiếng đe dọa: "Tụi bay đến đây làm gì? Tụi bay là nhà báo đến đây viết bài phê phán việc làm ăn của ti tao phải không?". Rồi ông ta tuôn những lời nói khó nghe nhằm che giấu việc làm ăn bất chính của mình.

Không dám ăn bắp mình luộc

Mặc dù trực tiếp nấu bắp đi bán khắp nơi, nhưng khi đói bụng, người nấu bắp lại không dám ăn vì…sợ bị ngộ độc và sợ mang bệnh vào người.

Từng có thâm niên 14 năm luộc bắp đi bán nhưng đã "giải nghệ" để đi làm việc khác, bà Ba Ỏn (ở đường Quang Trung, Q.Gò Vấp) cho chúng tôi biết, hiện nay, đa số những người luộc bắp, đi bán đều sử dụng hóa chất để luộc bắp.


Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn
Bắp được bán ở khắp các đường phồ Sài Gòn với giá rất rẻ 

Bà Ba Ỏn cho biết, để nấu bắp ngọt, thơm, tươi và để lâu không bị ôi thiu, khi nấu bắp người ta còn cho thêm hương bắp, đường hóa học, muối diêm. Sau khi ra lò, bắp sẽ rất ngon và tươi như vừa hái ở vườn vào luộc, người ăn khó có thể phát hiện.

Ví dụ luộc 200 quả bắp, người ta cho hương bắp, 2-3 muỗng muối diêm, 2-3 muỗng đường hóa học và cặp pin vào luộc cho nhanh chín. Nhng hóa chất này đều được mua ở chợ Kim Biên.


Cầm bắp ngô chúng tôi mua trên tay, bà Ba Ỏn không dám ăn, khi chúng tôi mời rất nhiệt tình bà mới lấy một hạt cho vào miệng rồi nhanh chóng nhả ra. Bà nói bắp ngô bà cầm trên tay đã bị ngấm hóa chất do người luộc bỏ nên có vị ngọt rất lạ: "Tui từng nấu bắp lâu năm nên biết".

Theo sự chỉ dẫn của bà Ba Ỏn, chúng tôi đến lò nấu bắp của bà N nằm trên đường Quang Trung. Vừa tiếp chúng tôi, bà N vừa loay hoay cho bắp vào luộc để chuẩn bị đi bán. Bà N đã có nhiều năm luộc bắp đi bán, bà lấy bắp ở chợ bắp ngã ba Bàu với giá 3.500 đồng/trái khi luộc chín đi bán giá 5.000 đồng/trái.

Hằng ngày, bà thường chở bắp đi bán ở các chợ Bà Chiểu, Hạnh Thông Tây… và mỗi ngày bà bán khoảng gần 200 bắp.


Như biết được sự tình, bà N rất e dè và tránh trả lời những câu hỏi của chúng tôi, mặc dù chúng tôi có nhã ý sẽ đặt mua bắp dài hạn để về bán lại.

Sắp bắp cho vào nồi luộc, nhưng trước mặt chúng tôi, bà N chỉ cho nước và một ít muối vào nấu. Nhưng tranh thủ lúc chúng tôi không để ý, bà N cho một chất gì đó vào nồi với một động tác rất nhanh và khéo léo.

Hóa chất không rõ xuất xứ, nguồn gốc

Từ những lời thuật lại của những người nấu bắp, chúng tôi có mặt tại chợ Kim Biên. Tại đây, có vô vàn các loại hóa chất. Hỏi loại hóa chất nào cũng có. Nhưng do đã từng bị "hỏi thăm" nên tiếp đãi chúng tôi, người bán rất e dè. Đa số các tiểu thương đều ái ngại khi chúng tôi hỏi mua hàng.

Chúng tôi hỏi mua loại hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, người bán hàng tại cửa hàng K chỉ cho chúng tôi xem một bọc màu trắng, bằng bột, xay nhuyễn, không nhãn mác, không nơi sản xuất và hạn sử dụng có giá 100.000 đồng/kg.

Chị bán hàng chỉ cho chúng tôi, chỉ cần mua loại bột này về, cho vào nồi bắp 200 trái khoảng 2 muỗng cà phê thì bắp sẽ chín rất nhanh mà để lâu sẽ không bị ôi thiu. Nếu bán hôm nay không hết, để hôm sau hấp lại trông quả bắp vẫn tươi ngon như thường. Khi chúng tôi hỏi loại bột này có tên là gì, lưỡng lự một lúc chị bán hàng mới trả lời là…muối diêm.

Khi hỏi mua loại đường dùng cho việc nấu bắp, chị chủ quán cho biết, đó là loại đường hóa học, ngọt so với đường bình thường rất nhiều, có giá từ 80.000 đến 90.000/kg. Khi luộc bắp, chỉ cần cho vào vào khoảng 3 muỗng/200 quả bắp thì bắp sẽ rất ngọt. Loại đường này cũng không có nhãn mác, không biết xuất xứ.

Ngọc Thân
 
 

"Vạch mặt" hóa chất gây ung thư trong ngô luộc bán dạo

(Kiến Thức) - Muốn ngô luộc để cả ngày không bị ôi thiu, những người bán dạo đã cho vào nồi luộc nitrit, một chất diệt khuẩn mạnh nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư.
 
Nitrit là một chất không màu, không mùi, trắng như đường, rất dễ hòa tan trong nước. Nó là một chất khử rất mạnh, vì vậy có khả năng diệt khuẩn rất tốt.

Nitrit chỉ được phép sử dụng trong 1 số sản phẩn nhất định như sản phẩm giàu protein như: thịt, lạp xưởng, sữa... Bộ Y tế cho phép sử dụng nitrit trong việc bảo quản thịt ở một nồng độ cực kỳ nhỏ là 0,1%.

Bản thân nitrit là một chất cực độc. Nếu ăn phải nồng độ cao có thể gây chết người nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng nitrit ở nồng độ cao là không có. Với một lượng nhỏ nitrit 0,1% sẽ giúp cho thịt được tươi lâu, giữ nguyên màu sắc và không bị hỏng. Cũng nhờ công dụng này của nitrit mà bán ngô muốn cho ngô không bị hỏng, không bị thiu, có thể bảo quản được lâu nên đã sử dụng nitrit.


PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
Việc Bộ Y tế cho phép sử dụng nitrit trong thịt bởi trong thịt sản sinh một loại vi khuẩn cực độc có thể gây chết người đối với những trường hợp ăn phải thịt có chứa vi khuẩn này. Vì vậy, sử dụng nitrit với hàm lượng nhỏ có thể bảo quản thịt tránh khỏi các loại vi khuẩn độc hại xâm phạm.

Với ngô, không được phép sử dụng nitrit để bảo quản. Bởi bản thân ngô không có các loại nấm mốc độc hại như nấm mốc trong thịt, không thể gây chết người. Việc người dân lạm dụng tính diệt khuẩn mạnh của nitrit cho vào ngô để bảo quản, trong trường hợp ấy, nitrit tích lũy trong cơ thể phản ứng với các acid amin có trong cơ thể sẽ chuyển thành chất nitrosamine là chất gây ung thư và ăn nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Nitrit kết hợp với các acid amin trong thực phẩm và acid amin trong cơ thể tạo thành chất nitrosamin. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư.

Vì vậy, hạn chế và không nên lạm dụng nitrit trong việc bảo quản thực phẩm. Trong trường hợp sử dụng nitrit để bảo quản thực phẩm thì không nên sử dụng quá nhiều. Khi sử dụng nitrit ở một lượng nhỏ, cơ thể có khả năng đào thải chất độc ra bên ngoài. Vì vậy không gây nhiễm độc.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thực phẩm chứa nitrit trong một thời gian dài. Khiến cơ thể không kịp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, khả năng gây ung thư là rất cao".

Trên thực tế, việc sử dụng nitrit để bảo quản thực phẩm ở một lượng rất nhỏ, người ăn phải nitrit trong trường hợp này sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc trường diễn.

Khác với nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc trường diễn diễn ra trong một thời gian dài. Cơ thể tích lũy một lượng lớn chất nitrit, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải kịp, tích lũy trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Ngoài ra, cơ thể nhiễm nitrit gây hiện tượng thiếu oxi trong máu biểu hiện thường thấy như: khó thở, ngột ngạt.

Tác hại của nitrit đối với trẻ em và bà bầu

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói rõ: "Hiện tượng nhiễm độc nitrit với trẻ em là cực thấp, đặc biết với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi, ở lứa tuổi này, trẻ không có nhu cầu tiếp xúc với các sản phẩm có nguy cơ nhiễm nitrit cao như lạp xưởng, thịt sống hay ngô.

Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ đang cho con bú hay đang trong thời kỳ mang thai mà nhiễm độc nitrit ở nồng độ cao sẽ truyền qua cho con. Gây hiện gây hiện tượng nhiễm nitrit cho trẻ. Đây chính là nguyên nhân những trẻ nhỏ có các biểu hiện bệnh do nhiễm nitrit".

Khuyến cáo đối với người chế biến thực phẩm cần có kiến thức trong việc sử dụng các hóa chất bảo quản thực phẩm. Bởi các hóa chất bảo quản như "con dao hai lưỡi", nếu không biết cách sử dụng hay quá lạm dụng thì vô tình gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng.
 
 

Kinh hãi "chợ độc dược" Hà thành

GiadinhNet - Một nồi ngô luộc chỉ cần cho vài thìa "săm-pết" (còn gọi là muối diêm) là để cả tuần không thiu. Một nồi chè to chỉ vài viên "B1" là ngọt lừ như cho cả cân đường kính…

Chủ hàng khô tại chợ Ngã Tư Sở đang bán đường hóa học cho khách hàng (ảnh chụp chiều 6/11). Ảnh: Nam Hưng

 
Đường hóa học  tràn lan ở chợ!

Trong vai người tìm mua đường hóa học về luộc ngô, chúng tôi tiếp cận khu bán hàng khô của chợ Đồng Xuân – Bắc Qua (quận Hoàn Kiếm).  Tại đây, chúng tôi được người bán hàng giới thiệu loại đường "mía", có giá 55.000 đồng/gói 1 kg.
 
Thông tin trên bao bì gói đường in bằng tiếng Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là "sodium cyclamate". Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Theo lời quảng cáo của người bán, loại đường này được nhiều người ưa chuộng bởi nó ngọt gấp 50 lần đường kính, vì vậy "một nồi ngô to chỉ cần cho khoảng 2 thìa đường là đủ luộc trong cả ngày".
 
Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đường cyclamate thực chất là đường hóa học. Nguy hiểm hơn, đây là chất làm ngọt nhân tạo, không có giá trị về mặt dinh dưỡng và không có trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Tỏ vẻ chưa hài lòng về loại đường nói trên, chúng tôi hỏi về loại đường hóa học viên to bằng hạt đậu thì người bán hàng tại chợ Đồng Xuân khẳng định chắc nịch là có hàng nhưng muốn lấy thì phải chờ. Tất tả chạy đi một lúc, người bán hàng quay lại, mắt trước mắt sau ngó nghiêng dáo dác rồi lôi vội túi đường được phủ trong chiếc khăn tay và phân trần: "Trị an ở đây mà bắt được thì mệt lắm!".
 
Loại đường này cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên gọi Tang Jing, được bán với giá 90.000 đ/gói 500g. Người bán cho biết loại đường này rất ngọt, "một nồi ngô to chỉ cần cho từ 5-6 viên là đủ".

Đường hóa học đựng trong vỏ in hình cây mía được bán nhan nhản ở Hà Nội.


Tiếp tục đi "mua đường" tại chợ Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), chúng tôi được một người bán hàng cho biết ở đây có nhiều loại đường hóa học khác nhau, cả của Việt Nam và của Trung Quốc, giá cả giao động từ 20.000 - 300.000 đ/kg.
 
Chị này cũng tiết lộ thêm, mỗi loại đường chỉ hợp với một kiểu món ăn. Cụ thể, đường "B1" (viên đường có dạng giống viên thuốc B1) thường chỉ dùng cho nước dùng phở hay để pha nước chấm, còn đường "mía" và đường "dải lụa" thường được người mua cho vào chè hay nước luộc ngô vì có độ ngọt cao hơn. Khi PV hỏi mua, chị bán hàng mắt lấm, mày lét đảo một vòng để quan sát rồi mới ghé vào tai chúng tôi nói: "Cứ để lại địa chỉ, chị sẽ cho người mang đến tận nơi".

Khác với hai chợ trên, tại chợ Ngã Tư Sở, đường hóa học được bày bán khá công khai ở các cửa hàng khô. Ngoài các loại đường đã đề cập ở trên như đường "mía", đường Tang Jing hay "B1", một người bán hàng ở đây còn đưa ra một loại khác. Loại này dạng viên giống đường Tang Jing nhưng hạt to hơn, nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc và có giá 150.000 đ/gói 500g. Theo lời người bán, đường này còn ngọt hơn đường "mía" hay đường Tang Jing, vì thế giá cũng cao hơn.
 
Ngô luộc cả tuần không… thiu!

Không như đường hóa học được các chủ hàng khô bày bán công khai, "săm-pết" thuộc loại hàng hiếm và khó mua. Qua lời giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng), chúng tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi chúng tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho ngô luộc, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là "săm-pết", được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000đ/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu.

Theo lời người bán, một nồi ngô luộc chỉ cho từ 1-2 thìa cà phê "săm-pết" là để cả tuần cũng không hỏng. Người này cũng cho biết thêm: "Dạo này nhu cầu chưa cao nên cũng ít người đến mua loại này cho vào ngô. Phần lớn là họ đến mua "săm-pết" để ướp măng hay bảo quản thịt, xúc xích...".
 
Trong lúc chủ hàng đang thao thao về công dụng của loại hóa chất này thì một khách hàng dừng xe, tấp vào quán mua 4 kg "săm-pết". Ông chủ hàng thấy khách quen đon đả: "Tay này lấy "săm-pết" để chuyên ướp măng, không tin chú cứ hỏi chuyện". Tưởng chúng tôi là người mới vào nghề, vị khách mua "săm-pết" về ướp măng thõng thượt buông một câu đầy kẻ cả: "Măng mà thiếu cái này (săm-pết - PV) thì coi như vứt!".
 

Muối diêm có thể gây tử vong cho người sử dụng.


Tại một cửa hàng, hàng khô trong chợ Mỹ Đình (huyện Từ Liêm), người bán đưa ra một túi bột màu trắng, không rõ nhãn mác với giá 15.000đ/100gram và quảng cáo: "Nhiều người đến mua loại này của chị lắm. Người ta ướp cả tấn măng để cả năm cũng không hỏng". Khi được hỏi về tên gọi và xuất xứ, chị này cho biết chẳng rõ tên là gì, chỉ gọi nôm na là "thuốc chống thiu thối", có điều, loại hàng này rất khó mua, nhiều khi phải lên tận biên giới mới có.

Quay trở lại chợ Đồng Xuân, khi chúng tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản ngô luộc sao cho lâu thiu, một chủ hàng khô cho biết là có hàng nhưng phải đặt trước thì mới lấy về. Theo mô tả của người bán, loại thuốc này được đóng trong bao bì in tiếng Việt, có tên gọi "Thuốc chống mốc", dạng bột giống hạt nêm, màu nâu, mùi hăng và giá rất cao, 290.000đ/gói 500g.
 
Người bán cũng cho biết thêm: "Nhiều người không biết công dụng bảo quản thực phẩm của loại này vì nó được dùng trong công nghiệp!". Có đi mới hay, độc dược đang được đưa vào miệng người dân ngay các chợ giữa Thủ đô.
 
Nam Hưng

Những trái cây nhiễm độc, ăn vào dễ ung thư

ione.vnexpress.net - 11:40 AM | 24/6/2014

Chạy theo lợi nhuận về kinh tế, nhiều người trồng và kinh doanh đã sử dụng hóa chất để ép trái cây mau chín và đẹp mắt.

1. Nhãn

Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời, khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.

hoa-qua-1-2382-1403581259.jpg

2. Dưa hấu

Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.

3. Dưa chuột

Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

hoa-qua-2-4494-1403581260.jpg

4. Xoài Trung Quốc

Các loại xoài vàng, xanh bắt mắt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân buôn ủ đất đèn, hóa chất thúc chín, chất chống thối để vận chuyển đi xa.

5. Hồng xiêm

Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.

6. Ổi đào tiên, ổi lê

Đây là ổi thường loại to, được cạo vỏ rồi ngâm một loạt dung dịch hóa chất tổng hợp gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị… để tạo ra một màu sắc mới với tên gọi 'ổi đào tiên' hoặc 'ổi lê' và được bán ở Đà Lạt với giá gấp đôi hoặc gấp ba giá ổi thường.

7. Đào

Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.

hoa-qua-3.jpg

8. Lê

Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.

9. Quả đậu đỗ

Người trồng đậu đỗ thường phải phun thuốc trừ sâu ba ngày một lần. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ bằng dung dịch cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.

10. Sầu riêng

Sầu riêng cũng là loại quả thường xuyên bị các chủ vựa dùng hóa chất để "ép"chín. Những loại hóa chất đó đa phần là có xuất xứ từ Trung Quốc, không nhẵn mác, không có cảnh bảo và không hướng dẫn sử dụng.

hoa-qua-4.jpg

11. Mít

Tại các con phố ở Hà Nội và TP HCM, mít được bán quanh năm ngày tháng. Để có được những quả mít căng tròn và múi mít thơm ngon, không ít "đầu nậu" đã dùng thủ đoạn như tiêm hóa chất vào mít để mít được lâu, nhanh chín và có màu bắt mắt.

12. Chuối

Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Theo VTC News

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn

Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.

10 dấu hiệu bệnh:

1. Nhìn mờ

Mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tiểu đường, triệu chứng là hạn chế tầm nhìn. Nguyên nhân chính là do dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.

2. Đột ngột giảm cân

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   10 dau hieu nguy hiem cho thay ban bi tieu duong15

Bệnh tiểu đường đẩy nhanh quá trình giảm cân vì quá nhiều đường trong máu

Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

3. Nhanh đói

Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

4. Bệnh về da

Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.

5. Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay

Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.

6. Mất tập trung

Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người bị bệnh tiểu đường. Biểu hiện phổ biến như mất khả năng tập trung, hay nhầm lẫn và xử lý chậm chạp.

7. Rối loạn chức năng cương dương (liệt dương)

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   10 dau hieu nguy hiem cho thay ban bi tieu duong25

Thường xuyên bị rối loạn tình dục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Rối loạn cương dương hay còn gọi là "bất lực" là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 35- 75% nam giới nếu mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn trên 50 tuổi và thường xuyên bị rối loạn tình dục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

8. Mệt mỏi

Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

9. Khó chịu

Lượng đường trong máy quản lý kém có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn bằng cách làm thay đổi cách hành vi như dễ bị kích động thậm chí bạn bị kích động khi không có bất cứ một hành động khiêu khích nào. Khó chịu được coi là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

10. Tiểu nhiều, khát nhiều

Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.

Lời khuyên tránh biến chứng bệnh:

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.

Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp…và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   12 loi khuyen tranh cac bien chung benh tieu duong5

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.

Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớmbệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.

Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đườngkhông có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.

Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.

 
 
18-07-2013 10:49:39

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

PNO - Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán xác định khi nồng độ glucose trong máu tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiền tiểu đường có thể đã xảy ra trong một thời gian dài trước đó mà bệnh nhân không hề hay biết.

Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.
Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.
1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin - một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng kháng insulin lặp lại.
Xử trí: Bạn có thể giảm sự quá tải về chuyển hóa glucose theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn: thay vì nằm yên một chỗ xem tivi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén…

Nên ăn trái cây (Ảnh internet)

2.Cảm giác ghiền ăn vặt
Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, sôcôla… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng "tăng đường – tăng insulin" trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn "no đường" thoáng qua, rồi nhanh chóng bị "đói đường" dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.
Xử trí: Bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn ghiền bằng cách thay thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ trái cây, đậu, cà rốt tươi…


Nên tránh xa quà vặt. (ảnh Caring)

3.Thừa cân
Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiều đường là một điều xưa như trái đất, nhưng sự thật là đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.
Xử trí: Khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.
4.Hình dáng cơ thể
Kiểm soát cân nặng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng có lẽ ít người biết sự tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng của cơ thể có sự liên hệ nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Thật vậy, tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ỡ những vùng thấp hơn như đùi và chân. Những người có nhiều mỡ bụng thường có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Xử trí: Ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường, đặc biệt các bài tập ở bụng. Tập thể dục có lợi ích kép là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp, làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.
5.Cao huyết áp
Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về vấn đề tim, mạch máu của họ, nhưng không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng inslulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Xử trí: Người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kì và đặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.

Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên (Ảnh Internet)

NGỌC HẠ (Theo Caring)