Cập nhật lúc 20:05 16/07/2014
Căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn. |
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Để loại bỏ căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả, đó là chữa đau khớp bằng quả sung.
Chữa đau khớp bằng quả sung
Dược liệu tốt. |
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi...
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa...
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da... Theo "Bản thảo cương mục" thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng.
Còn "Giang Tô thực vật chí" cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí...
Lấy quả sung hầm với thịt lợn nạc ăn trị chứng viêm khớp
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét