Trang

Nguyên nhân giun sán lúc nhúc trên người

(VTC News) – Một ca bệnh hy hữu mà TS – BS Nguyễn Thu Hương điều trị là sán lá gan nhỏ 'làm tổ' trong của quý của bệnh nhân.

Trên thành 'của quý' của một bệnh nhân nam, 42 tuổi, ở Hà Nội bỗng xuất hiện khối u nhỏ. Lúc đầu, vợ tưởng chồng bị lậu và rất lo lắng. Người vợ không tránh khỏi những băn khoăn về người chồng 'má ấp tay kề'.

Hai vợ chồng dẫn nhau đến bệnh viện phụ sản TW điều trị thuốc nhưng không khỏi.

Ăn gỏi cá, người đàn ông ở Hà Nội bị sán đóng tổ trong 'của quý'
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Ảnh: Nguyễn Tâm
TS – BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW) cho biết: Bệnh nhân nam phát hiện u nhỏ cộm cứng thành dương vật gần một tháng. Kèm theo không đau, hơi ngứa, đi tiểu bình thường không buốt, không có mủ lỗ tiểu.

Bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư nhân được chẩn đoán u nang và được chỉ định cắt đốt điện. Sau điều trị vẫn thấy ngứa, vướng, thành dương vật nổi cộm cứng dưới da.

Khám dưới da cách bao quy đầu 0,5 cm có một vật dài 2cm, nhỏ mỏng. Chúng tôi chẩn đoán theo dõi ký sinh trùng dưới da. Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm như dịch niệu đạo Chlamydia âm tính, cầu khuẩn gram âm đương tính (++); Test nhanh HIV âm tính, HBsAg âm tính.

Siêu âm gan bình thường. Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt khối u.

Phẫu tích khối u thấy ở trung tâm có một ký sinh trùng dài khoảng 2cm dẹt, đường kính 1mm màu vàng trong, phần đầu cắm chặt vào vật hang. Xung quanh tổ chức xơ và dịch vàng trong.

Mẫu vật được chuyển vào xác định loài tại khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW. Chẩn đoán hình thể ban đầu là con sán dẹt có hình lá, màu hồng nhạt, hơi khô cứng, kích thước 18mm x 1mm x 5mm. Hình thể xác định nghĩ đến sán lá gan nhỏ. Bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen, mẫu vật đã được xác định chính xác là Clonorsis sinensis.

Đây là một loài sán lá gan nhỏ gây bệnh trên người hay gặp tại các cùng người dân có thói quen ăn gói cá sống. Bình thường bệnh hay gặp tổn thương vùng gan và có thể gây ung thư gan.


Dù tận mắt thấy con sán lá gan nhỏ nhưng BS Hương rất cẩn trọng. Đây là ca bệnh cực hy hữu khi sán lá gan nhỏ sống trên dương vật.

BS Hương phải hỏi rất kỹ và yêu cầu gặp cả 2 vợ chồng bệnh nhân để hỏi cho tường tận cũng như giải thích cho 2 vợ chồng rõ. Một chi tiết đáng quan tâm là ông cùng bạn hay đi nhậu có ăn món cá sống. Như vậy, có thể sán lá gan nhỏ đã vào cơ thể ông qua đường tiêu hóa và chu du xuống làm tổ ở 'của quý'.

BS Hương nói: "Để biết chính xác và khoa học đó có phải là sán lá gan nhỏ hay không, mẫu vật được xác định bằng sinh học phân tử và ra kết quả Clonorchis sinensis tại khoa Ký sinh trùng và khoa Sinh học Phân tử của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW.

Phân tích độ tương đồng các nucleotit mẫu nghiên cứu so với mẫu Clonorchis sinensis Nam Định, Việt Nam được lưu giữ trên ngân hàng gen, độ tương đồng là 99,9% và với mẫu Clonorchis sinensis Quảng Đông Trung Quốc độ tương đồng là 98,9%. Sau phẫu thuật cắt bổ khối u, bệnh nhân được điều trị khỏi".

Sán lá gan nhỏ vào cơ thể thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2011), sán truyền qua thức ăn là một nguyên nhân ảnh hưởng đến ít nhất 56 triệu người trên toàn thế giới.

Ăn gỏi cá, người đàn ông ở Hà Nội bị sán đóng tổ trong 'của quý'
Ăn gỏi cá nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ.
Các loài sán lá truyền qua thức ăn gây bệnh cho người phổ biến hiện nay bao gồm Clonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus. Trong đó, sán lá gan nhỏ có ba loài chính gây bệnh trên người là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.

Clonorchis sinensis gây bệnh sán lá gan nhỏ ở người, lần đầu tiên tìm thấy vào năm 1874. Bệnh phổ biến tại các nước có tập quán ăn cá nước ngọt sống hoặc chưa nấu chín.

Theo ước tính của WHO có khoảng 3 triệu người sống tại Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Trung Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini. Hơn 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis.

TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TW cho biết, tại Việt Nam đã xác định bệnh do C. sinensis lưu hành chủ yếu ở miền Bắc với ít nhất 15 tỉnh, tỷ lệ nhiễm trung bình 19%. Trong đó, tỉnh có tỉ lệ nhiễm cao là Ninh Bình, Nam Định có một số điểm có tỉ lệ nhiễm lên tới 35%-37%.

Bệnh có liên quan đến tập quán ăn gỏi cá, tại Nam Định tỉ lệ dân ăn gỏi cá tại một số địa phương đến 80,4%, Ninh Bình 70%, Thanh Hoá 67,9%.

Sán lá gan nhỏ O. viverrini được tìm thấy ở ít nhất 9 tỉnh phía Nam như Phú Yên có nơi có tỷ lệ nhiễm tới 36,9%, Bình Định 11,9%, Đăk Lăk 7,6%, Đà Nẵng 0,3%, Quảng Nam 4,6%, Khánh Hoà 1,4%.

Theo TS. Dương đến năm 2013 các số liệu điều tra trong toàn quốc cho thấy sán lá gan nhỏ vẫn còn đến 32,7% tại Kỳ Sơn Hòa Bình, 27,7% tại Ba Vì-Hà Nội, 17,7% tại Nga Sơn-Thanh Hóa, 34,85%-50,55% tại Nam Định, 9,36% tại Gia Viễn-Ninh Bình, 11,1% Yên Bình-Yên Bái và tại Tuy Hòa-Phú Yên 0,4%.

TS Hương cho biết: Cả hai loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini được xác định như tác nhân gây ung thư.

Con sán lá gan nhỏ là loài lưỡng tính có hình lá, dài 10-25mm chiều dài và 3-5mm chiều rộng, dày 1mm với 2 hớp khẩu (hớp khẩu miệng lớn hơn hớp khẩu bụng) và có tinh hoàn phân nhiều nhánh nhỏ.

Trứng hình hạt vừng, có nắp nhỏ, 27-35µm x 15-17µm, màu vàng hoặc nâu nhạt. Sán trưởng thành đẻ trứng và thải trứng thu tinh ra ngoài theo phân. Khi những quả trứng đó chứa phát triển đầy đủ đến giai đoạn ấu trùng lông miracidia trong nước ngọt vào vật chủ trung gian thứ nhất (ốc).

Trong các mô của ốc các miracidium phát triển và nhân lên thành ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Các ấu trùng này phát triển và xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ hai là cá nước ngọt Cyprinidae và thành ấu trùng nang cercaria.

Người bị nhiễm do ăn cá sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn, hoặc ăn các loài động vật giáp xác và rau thủy sinh nhiễm ấu trùng sán lá.

Ấu trùng này đến ở tá tràng và xâm nhập các ống dẫn mật, phát triển từ sán non đến con trưởng thành trong vòng một tháng. Khép kín chu kỳ vòng đời khoảng ba tháng. Con sán trưởng thành sống khoảng 20-25 năm.

Trên lâm sàng ca bệnh sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu). Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh. Ca bệnh được xác định bằng xét nghiệm tìm thấy trứng sán  trong phân hoặc dịch tá tràng.

Con sán trưởng thành thường ẩn nằm sâu trong ống mật nhỏ của gan, gây viêm đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, xơ hóa các mô lân cận tùy theo mức độ của bệnh.

Nghiêm trọng nhất là gây ung thư biểu mô đường mật đường mật, một thể biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong của bệnh ung thư biểu mô đường mật do sán lá gan nhỏ.

» Cực nguy hiểm sinh vật kí sinh ở người
» Cận cảnh 'quái vật' giun ký sinh chui ra từ cơ thể vật chủ
» Phát hiện sán xơ mít dài 10m nằm trong ruột người
» Cận cảnh giun móc hút máu người
» Kinh dị các phương pháp chữa bệnh 'lấy độc trị độc'

Nguyễn Tâm
 

Cận cảnh giun móc hút máu người

(VTC News) – Những con giun, sán bò lổm ngổm trên  ngực trên môi nạn nhân nhằm hút máu để sống ký sinh.
Giun, sán bò trên ngực, môi người

Cận cảnh giun móc hút máu người


Mới đây, cô Allen bắt đầu để ý tới vết mèo cào lần trước giờ đã mọc lên một vệt đỏ, ngứa không giống như vết nhiễm trùng thông thường. Cô có cảm giác có con gì đó đang ngọ nguậy trên ngực. Vì vậy, cô đã đến bác sỹ để khám.

Cận cảnh giun móc hút máu người
Giun móc bò trên ngực cô Allen.

Khi kiểm tra qua vết cào, bác sỹ hết sức ngạc nhiên khi thấy giun móc đang bò lổm ngổm dưới lớp da của Allen. Sau đó, vị bác sỹ đã phẫu thuật lấy nó ra khỏi cơ thể cô Allen.

Theo bác sỹ, cô đã nhiễm giun móc. Con giun "quái vật" này đã chui vào cơ thể cô qua vết mèo cào trước đó. Do chủ quan, nên cô cũng không điều trị vết thương ngay từ đầu.

Nhà sinh vật học Dan Riskin cho biết, giun móc là loài ký sinh trùng hút máu. Chúng dùng hai chiếc răng to cắm chặt vào da, lần theo những vết thương mở và xâm nhập vào cơ thể con người để sống ký sinh. Giun móc sống bằng cách hút máu trong cơ thể con người.

Vì vậy, khi mắc bệnh giun móc, người bệnh thường có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt. Ở vết thương nơi giun móc xâm nhập thường nổi lên những vệt loằng ngoằng. Đó chính là những con giun móc đã trưởng thành đang bò dưới lớp da của người bệnh.

Cận cảnh giun móc hút máu người
Giun móc trong cơ thể người.


Tháng 10/2013, một vị tiến sỹ bỗng phát hiện con sán đang di chuyển ở niêm mạc môi của mình, nó đã ở đó 3 tháng trước khi được lấy ra.

Tiến sĩ Jonathan Allen, 36 tuổi, là một chuyên gia về động vật không xương sống tại trường Đại học William và Mary, ở Virginia,  Mỹ.  Một lần, anh đang giảng dạy trên lớp thì thấy có vật gì đó cựa quậy ở niêm mạc môi. Anh có thể cảm nhận được con sán đó bằng chính lưỡi của mình mỗi khi nó di chuyển.

Sau đó, anh đã đến khám bác sỹ  phẫu thuật răng miệng nhưng ông ta nói rằng Allen hoàn toàn bình thường.  Thậm chí, ông ta còn cho rằng chỗ nổi lên đó là một rối loạn sắc tố bình thường trong miệng.

Không dừng ở đó, anh quyết định tự giải quyết con sán đó bằng một chiếc kẹp. Và Allen đã lôi được con sán ra ngoài cơ thể, nhốt nó vào một chiếc lọ nhựa.

Theo vị tiến sỹ, con sán này đã tồn tại ở niêm mạc môi, niêm mạc chỗ má của anh ta được khoảng 3 tháng. Và khi ký sinh ở đó, nó không ngừng di chuyển từ môi ra má và ngược lại.

Con sán này được xác định là Gongylonema pulchruma, sinh vật ký sinh trùng chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể gia súc. Đây là trường hợp thứ 13 tại Mỹ, và là trường hợp thứ 60 trên toàn thế giới được báo cáo rằng chúng sống trên người.

Nó thường được tìm thấy ở động vật - đặc biệt là trâu, bò, chó, mèo và thỏ - nhưng có thể được truyền sang người thông qua các điều kiện mất vệ sinh và ăn các côn trùng bị nhiễm bệnh.

Nó cũng có thể bị nhiễm vào người từ các loại thực phẩm bị ô nhiễm trong quá trình lưu trữ không đảm bảo hoặc từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Tại Việt Nam, nhiều trường hợp bị nhiễm giun, sán. Tháng 1/2013, bệnh nhân Lê Lan 41 tuổi (Khương Đình, Hà Nội) bị những con giun bò lổm nhổm dưới da. Theo kết luận của Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đó là loại giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).

Chị Lan mắc giun vì khi tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi mà không đeo găng tay đã khiến ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da.
Còn ông H.V. D. nhà ở Thái Thịnh, Hà Nội nhập viện vì cơ thể suy kiệt do căn bệnh giun lươn. Ông hay đau bụng, đi ngoài, ăn uống không ngon, buồn nôn làm ông sụt cân khoảng 13 kg.

Trên da còn có những vệt loằng ngoằng dài. Lúc đầu ông tưởng bị dị ứng nên đi khám da liễu nhưng không khỏi bệnh.

Sau đó, các sĩ đã tìm ra bệnh của ông là nhiễm ấu trùng giun lươn. Ông được điều trị với thuốc uống  căn bệnh đã ổn.

Ông cho biết: Khi khám bệnh, bác sĩ có hỏi ông làm nghề gì, có tiếp xúc với đất không? Ông có ăn uống gì sống thường xuyên?

Ông D. vốn làm ở quán hải sản. Vì vậy, mỗi khi khách kêu đồ và còn thừa thì món hàu sống, tôm cuốn sống là khoái khẩu của ông, ông đều ăn sạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc ông bị nhiễm giun lươn.

Tránh bị giun tấn công thế nào?


Cận cảnh giun móc hút máu người

Ths – BS Huỳnh Hồng Quang, Viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn phân tích: Giun lươn tồn tại trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng. Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.


Khi ấu trùng xuyên qua da, bệnh nhân có thể thấy biểu hiện viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu cường độ nhiễm cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy 5-7 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp giun lươn lạc chỗ có thể gây các triệu chứng viêm phổi bất thường.

Bệnh giun lươn mãn tính, không biến chứng có thể gặp ở người bình thường, không có suy giảm miễn dịch, đa số không có triệu chứng. Nếu có thường biểu hiện ở da như những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay.

Biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ,....Trường hợp nặng, có biến chứng gặp ở người suy giảm miễn dịch. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết.

Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Khi cơ thể chúng ta bị suy giảm miễn dịch thì chúng bùng lên phát triển rất mạnh, phát tán đến nhiều cơ quan gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Do đó, BS Quang khuyến cáo: Dù là bệnh nhẹ, không có biểu hiện gì nhưng nếu phát hiện có nhiễm giun lươn qua xét nghiệm thì cũng phải điều trị để giảm nguồn lây cho cộng đồng và tránh bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.

Khi có giun lươn trong cơ thể, nếu có biểu hiện thì chỉ có triệu chứng ở đường tiêu hóa và ngoài da, như tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, xuất hiện đường ngoằn ngoèo ở ngang thắt lưng, trên mu bàn tay, bàn chân và quanh hậu môn (do ấu trùng di chuyển).

Để phòng ngừa nhiễm giun lươn và các loại giun, sán nói chung (giun móc, giun mỏ, giun đũa, giun kim, giun tóc...), các chuyên gia ký sinh trùng khuyên không nên tiếp xúc đất mà không có phòng hộ cá nhân, nhất là không cho trẻ nghịch đất, đi chân đất hoặc chơi các trò chơi tiếp xúc với đất vì lý do ấu trùng loại giun này dễ dàng chui qua da rồi đi vào các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, tránh ăn hải sản sống nếu hải sản đó không được nuôi trong vùng được kiểm soát dịch, bệnh.


» Rợn người cô gái bị ấu trùng ruồi ăn thịt đục não
» Đeo kính áp tròng: Ấu trùng làm tổ trong mắt?
» Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình
» Bị ấu trùng sán bám vào não sau khi ăn tiết canh lợn
» Tại sao có giun bò lúc nhúc dưới da?
» Lúc nhúc dưới da phụ nữ ở Hà Nội là giun lươn

Nam Anh
 

Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình

Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường.
 
Anh Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội) có thói quen khi đi chợ mua cá to thường bảo người bán hàng làm thịt nhưng để lại phần ruột. Phần ruột này được anh Hồng mang về, tuốt sạch phân sau đó dùng để nấu ăn vì anh cho rằng, ruột cá rất giòn, ngon.
Mê ăn ruột cá, giun sán đầy mình
 

Thậm chí những hôm ăn lẩu, anh còn xin thêm người bán hàng ruột cá để ăn nhúng. Mới đây, bị đau bụng không rõ nguyên nhân, đi khám bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm giun.
 
Lời bàn: Ruột cá thường được bỏ đi khi chế biến làm thức ăn. Nguyên nhân do ruột cá chứa nhiều giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Vì thế, tốt nhất nên bỏ phần ruột cá. Nếu ăn cần phải làm sạch, xát muối và nấu thật chín để tránh bị nhiễm giun sán. 

Theo Kiến thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét