Trang

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn

Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.

10 dấu hiệu bệnh:

1. Nhìn mờ

Mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tiểu đường, triệu chứng là hạn chế tầm nhìn. Nguyên nhân chính là do dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.

2. Đột ngột giảm cân

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   10 dau hieu nguy hiem cho thay ban bi tieu duong15

Bệnh tiểu đường đẩy nhanh quá trình giảm cân vì quá nhiều đường trong máu

Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

3. Nhanh đói

Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

4. Bệnh về da

Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.

5. Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay

Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.

6. Mất tập trung

Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người bị bệnh tiểu đường. Biểu hiện phổ biến như mất khả năng tập trung, hay nhầm lẫn và xử lý chậm chạp.

7. Rối loạn chức năng cương dương (liệt dương)

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   10 dau hieu nguy hiem cho thay ban bi tieu duong25

Thường xuyên bị rối loạn tình dục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Rối loạn cương dương hay còn gọi là "bất lực" là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 35- 75% nam giới nếu mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn trên 50 tuổi và thường xuyên bị rối loạn tình dục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

8. Mệt mỏi

Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

9. Khó chịu

Lượng đường trong máy quản lý kém có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn bằng cách làm thay đổi cách hành vi như dễ bị kích động thậm chí bạn bị kích động khi không có bất cứ một hành động khiêu khích nào. Khó chịu được coi là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

10. Tiểu nhiều, khát nhiều

Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.

Lời khuyên tránh biến chứng bệnh:

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.

Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp…và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

Bệnh tiểu đường: dấu hiệu và những lời khuyên cho bạn   12 loi khuyen tranh cac bien chung benh tieu duong5

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.

Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớmbệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.

Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đườngkhông có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.

Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.

 
 
18-07-2013 10:49:39

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

PNO - Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán xác định khi nồng độ glucose trong máu tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiền tiểu đường có thể đã xảy ra trong một thời gian dài trước đó mà bệnh nhân không hề hay biết.

Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.
Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.
1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin - một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng kháng insulin lặp lại.
Xử trí: Bạn có thể giảm sự quá tải về chuyển hóa glucose theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn: thay vì nằm yên một chỗ xem tivi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén…

Nên ăn trái cây (Ảnh internet)

2.Cảm giác ghiền ăn vặt
Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, sôcôla… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng "tăng đường – tăng insulin" trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn "no đường" thoáng qua, rồi nhanh chóng bị "đói đường" dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.
Xử trí: Bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn ghiền bằng cách thay thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ trái cây, đậu, cà rốt tươi…


Nên tránh xa quà vặt. (ảnh Caring)

3.Thừa cân
Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiều đường là một điều xưa như trái đất, nhưng sự thật là đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.
Xử trí: Khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.
4.Hình dáng cơ thể
Kiểm soát cân nặng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng có lẽ ít người biết sự tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng của cơ thể có sự liên hệ nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Thật vậy, tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ỡ những vùng thấp hơn như đùi và chân. Những người có nhiều mỡ bụng thường có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Xử trí: Ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường, đặc biệt các bài tập ở bụng. Tập thể dục có lợi ích kép là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp, làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.
5.Cao huyết áp
Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về vấn đề tim, mạch máu của họ, nhưng không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng inslulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Xử trí: Người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kì và đặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.

Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên (Ảnh Internet)

NGỌC HẠ (Theo Caring)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét