Trang

Kinh nghiệm trị u bướu và phì đại tiền liệt tuyến - khoahocphothong.com.vn

khoahocphothong.com.vn - Thứ ba, 09/04/2013, 17:31 GMT+7

  Hơn 7 năm trước, cơ thể tôi đột nhiên xuất hiện nhiều khối u nhỏ ở tay, hai bên sườn và nguy hiểm nhất là đường ruột rất dễ xuất huyết máu tươi kéo dài nhiều ngày nếu uống rượu bia hay ngửi phải mùi thơm gốc hóa chất, sau đó thì cả mùi máy in và máy photocopy. Tôi cứ sợ mình bị ung thư ruột già, nhưng may mà đọc được hai bài viết về vỏ măng cụt trị được ung thư đăng trên Báo Khoa Học Phổ Thông thứ sáu 2 kỳ liên tiếp (khoảng năm 2003 - 2004), tôi dùng liên tục từ đó đến nay trong mỗi mùa măng cụt. Và dùng thêm những loại rau củ quả khác, đến nay thì bệnh tình có thể nói là "khó chết sớm" rồi! Hiện nay nhiều nguồn thông tin là bệnh ung thư phát triển nhiều quá, tôi muốn chia sẻ thêm những kinh nghiệm của mình để mọi người tham khảo…

 

Giữ  vững  tinh  thần,  điều  trị hợp  lý  

Hiện nay tình hình người có mang bướu hay khối u ở nước ta khá nhiều, là do thức ăn, môi trường sống ô nhiễm các chất độc hại, và trong số đó được tây y chẩn đoán là bị ung thư (bệnh K - cancer) ở các cơ phận nào đó không hề nhỏ. Đây là nỗi lo, nỗi đau khổ của nhiều người, nhiều gia đình, vì điều trị bệnh ung thư cực kỳ tốn kém, tỷ lệ kéo dài tuổi thọ và khỏi bệnh không cao. Nhiều gia đình khánh kiệt chỉ vì có người bị bệnh nan y này. Vậy thì người có khối u hay được chẩn đoán là bị bệnh ung thư sẽ phải làm sao, theo tây y hay đông, nam y, hay chịu chờ chết? Xin có vài ý kiến rút ra từ kinh nghiệm bản thân.
Đừng chủ quan xem thường với bất kỳ khối u nào dù lớn, dù nhỏ mọc bất chợt nơi nào trên người. Nhưng cũng không nên quá lo sợ đến mức mất bình tĩnh phải vội vã đi điều trị ngay bằng mọi cách. Bởi nếu điều trị không đúng, bướu lành tính vẫn có thể trở thành ác tính nguy hiểm. Nên nhớ người bệnh không phải chết vì bướu lành hay ác tính mà chết vì quá lo sợ không ăn ngủ được, do di căn của bướu chèn ép, gây tổn thương các cơ quan nội tạng, hay do bướu rút dinh dưỡng cơ thể để phát triển làm cơ thể suy kiệt dần dẫn đến cái chết. Cho dù có bằng chứng các khối u là ác tính và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư bộ phận nào đó thì cũng phải hết sức bình tĩnh, chọn hướng điều trị cho thật đúng, phù hợp từng loại bướu và bước điều trị cần thiết. Và cũng không nên xem thường các phương thuốc đông - nam y tốt, đã có kết quả trong điều trị, nhất là những loại cây cỏ, rau quả có sẵn chung quanh ta.
Điều trị, khống chế ung thư, nhất là dùng thuốc nam riêng hoặc kết hợp đông - tây y thì không phải ngày một ngày hai, mà là thường xuyên, liên tục hàng tháng, thậm chí hàng năm, nên cần phải lấy "cái ăn tích cực" kết hợp với thuốc để vượt qua. Kém ăn hoặc không ăn sẽ sớm đi vào "cửa tử" nên dù có không muốn ăn cũng phải cố mà ăn cho đủ sức!

Bài  thuốc  của  tôi
Các loại rau, củ, quả, cây thuốc có thể tốt cho người có bướu như sau:
Vỏ và ruột trái măng cụt, cây dừa cạn, lá rễ cây hoàn ngọc, tay và lá đu đủ, cúc từ bi (cúc tần), lá trinh nữ hoàng cung, thân lá hoa cây ích mẫu (còn gọi cây nàng hai). Những loại cây lá này nên uống thử liều ít trước cho cơ thể làm quen, tiếp nhận và phản ứng từ từ, nếu thấy cơ thể không bị phản ứng gì khó chịu hãy dùng liều cao tăng dần và dùng trường kỳ, dùng kết hợp hoặc độc vị trong ngày, và hàng ngày nên dùng hai ba loại, không có thứ này thì chọn thứ khác thay thế tùy cái mình hiện có, hay có thể có, tùy theo ý thích hay tình trạng sức khỏe bình thường hay có điều gì kém hăng hái.
Hàng ngày nên ăn thêm sinh tố mãng cầu xiêm, trái bơ, củ cải, cà rốt, cà chua, cà tím, vỏ hạt trái gấc chín, canh khổ qua, rau má, nghệ tươi trộn mật ong… nói chung là rau quả nào mà cơ thể thèm ăn không cần kiêng cữ và nên dùng tươi sống càng tốt. Hãy dùng thêm thuốc nam kết hợp với ăn uống bồi dưỡng hợp lý theo quan điểm "duy trì thể trạng tốt và cái gì kìm hãm, ngăn chặn, chống được ung bướu thì sẵn sàng dùng" nhưng phải giữ nguyên tắc hợp lý an toàn với phương châm  "sạch, cây nhà lá vườn có gì dùng nấy" để duy trì được thể trạng, tinh thần tốt nhất.

NGUYỄN VĂN THƯỚC
 

Cách dùng thuốc trị BPH

khoahocphothong.com.vn - Thứ tư, 04/09/2013, 10:41 GMT+7

 

 LTS: Ngoài ung thư TTL còn bị u xơ.  Hiện nay u xơ TTL được gọi là phì đại lành tính TTL (Benign Prostatic Hyperplasia- BPH). Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số thông tin tư vấn về cách dùng thuốc trị BPH.

Tuyến tiền liệt (TTL) thuộc cơ quan sinh dục nam là khối hình nón, nặng khoảng 20 g, gồm các cơ trơn, mô đàn hồi cùng các ống dẫn và tuyến li ti, bao quanh cổ bàng quang. TTL là nơi sản xuất tinh dịch, dự trữ dịch này và bài xuất vào niệu đạo khi phóng tinh.

Khi bị BPH, TTL sẽ tăng sản đưa đến tăng khối lượng (có thể tăng đến 100 g), nhưng lành tính (khác với ung thư TTL là có sự phát triển tế bào ác tính). TTL phì đại sẽ dẫn đến làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống, đưa đến các triệu chứng của BPH là: tiểu lắt nhắt (tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít), tiểu đêm, tiểu són (tiểu không kiểm soát được), tiểu khó (khó khăn khi bắt đầu tiểu, phải rặn và có cảm giác đau khi tiểu).

Ở các nước phương Tây, có khoảng 80% nam giới trên 50 tuổi mắc BPH, còn ở nước ta, tỷ lệ người cao tuổi bị mắc BPH cũng vào khoảng 60% (theo nghiên cứu của Viện lão khoa).

BPH có thể bị mắc từ nhẹ đến nặng, nếu nặng (thể hiện tiểu đêm quá nhiều lần, bí tiểu) biện pháp triệt để là phẫu thuật. Trong trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc để giúp bớt sự tăng sản của TTL, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh (giúp tiểu tiện tốt hơn).

Có thể chia thuốc trị BPH ra 2 loại:

* Thuốc trị BPH từ dược thảo:

BPH đã được biết từ thời Hippocrate và bấy giờ đã dùng dược thảo để trị liệu. Hiện nay có các thuốc được dùng như sau:

- Permixon: là cao chiết từ cây Serenoa repens. Thử trên súc vật thí nghiệm, Permixon có tác dụng ức chế sự hình thành chất sinh học liên quan đến hormon sinh dục nam gây tăng sinh TTL và kìm hãm sự tăng sinh của các tế bào tuyến này.

Tác dụng phụ (TDP): buồn nôn, đau bụng, đặc biệt trong ít trường hợp có gây chứng vú to ở nam giới nhưng sẽ hết khi ngưng thuốc.

- Tadenan: là cao chiết từ cây Pygeum africanum. Thử trên súc vật thí nghiệm, Tadenan kìm hãm sự tăng sinh của các tế bào TTL nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của hormon sinh dục nam. TDP: nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Trinh nữ hoàng cung: đây là dược thảo đang được dùng ở nước ta, bước đầu cho thấy có cải thiện rối loạn tiểu tiện do BPH.

* Thuốc trị BPH từ hóa dược:

Ta cần biết, sự tăng sinh lành tính TTL cũng như sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của rối loạn tiểu tiện không chỉ liên quan đến thể tích của TTL mà còn liên quan đến sự kích thích thần kinh giao cảm gây tăng trương lực cơ trơn của đường niệu.

Sự kích thích thần kinh giao cảm tùy thuộc vào sự kích thích các thụ thể có tên thụ thể ?1-adrenergic, vì thế người ta dùng các thuốc gọi là thuốc đối kháng chọn lọc thụ thể ?1-adrenergic để trị BPH. Thuốc đối kháng thụ thể ?1-adrenergic làm giãn cơ trơn bàng quang, giãn cơ trơn niệu đạo bị thắt lại bởi sự tăng sinh TTL, do đó cải thiện rối loạn tiểu tiện. Thuốc loại này cũng làm giảm bớt sự tăng sản lành tính của TTL.

Có một số thuốc khác trị BPH theo cơ chế ức chế một enzym có tên 5?-reductase và enzym này có nhiệm vụ chuyển hóa testosteron (hormon sinh dục nam) thành dihydrotestosteron. Chính dihydrotestosteron tăng cao làm tăng sinh lành tính TTL và thuốc ức chế 5?-reductase vì thế được dùng trị BPH.

Các thuốc đang dùng trị BPH hiện nay gồm có:

- Finasterid (Propecia), Dutasterid (Avodart): đây là 2 thuốc trị BPH theo cơ chế ức chế 5?-reductase, riêng finasterid còn được dùng trị bệnh rụng tóc gây hói đầu ở nam giới (androgenenic alopecia). TDP: vú to ở nam giới, đặc biệt có thể gây bất lực, giảm ham muốn tình dục.

- Alfuzosin (Xatral), Tamsulosin (Flonax), Doxazosin (Cardura), Terazosin (Hytrin): các thuốc này trị BPH theo cơ chế đối kháng thụ thể ?1-adrenergic, đặc biệt một số thuốc trong nhóm này còn dùng trị bệnh tăng huyết áp. TDP: hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt, buồn ngủ. 

Lưu ý khi chữa bệnh BPH:

Người nghi ngờ bị BPH nên đi khám ở một cơ sở y tế. Bác sĩ khám xác định bệnh (bằng cách thăm khám trực tràng bằng ngón tay, siêu âm TTL qua trực tràng, nếu cần sẽ làm sinh thiết, tức lấy một mẫu rất nhỏ TTL để xem dưới kính hiển vi). Có thể định lượng PSA trong máu (PSA cao có thể là chỉ điểm của ung thư TTL), đo lưu lượng dòng nước tiểu, thể tích nước tiểu tồn lưu...

Ngoài BPH, TTL to ra có thể do TTL bị viêm (do vi khuẩn hoặc không) hoặc ung thư TTL. Vì vậy, rất cần khám để xác định BPH là bệnh lành tính, nếu là ác tính thì hoàn toàn không được dùng thuốc trị BPH mà phải được chữa trị theo bệnh ung thư. Nếu xác định đúng là BPH, bác sĩ sẽ cho hướng điều trị đúng đắn, nếu cần dùng thuốc sẽ chọn thuốc thích hợp hoặc có thể phải dùng đến phẫu thuật.


Đối với thuốc ức chế 5a-reductase (finasterid, dutasterid) có liên quan đến chuyển hóa hormon sinh dục nam phải rất cẩn thận trong bảo quản, tồn trữ, không để cho phụ nữ có thai tiếp xúc với loại này, thậm chí bột của thuốc viên nén nếu vô tình phụ nữ có thai nuốt phải sẽ ảnh hưởng đến thai. Thậm chí, người chồng đang dùng thuốc ức chế 5a-reductase có lời khuyên không quan hệ tình dục với vợ có khả năng thụ thai (nếu muốn thụ thai bắt buộc phải ngưng dùng thuốc).
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Trường đại học y dược TP.HCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét